thành phẩm và các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ cho tới nơi tiêu thụ nhằm mục đích thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng".
Trong cuốn “An Intergrated Approach to Logistics Management” của Viện kĩ thuật công nghệ Florida - Mỹ, thì Logistics là việc quản lý sự vận động và lưu trữ của nguyên vật liệu vào trong doanh nghiệp, của hàng hoá trong lúc sản xuất tại doanh nghiệp và hàng thành phẩm đi ra khỏi doanh nghiệp.
Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, thì Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế (theo Logistics and Supply Chain Management, tác giả Ma Shuo, tài liệu giảng dạy của World Maritime University, 1999).
Theo quan điểm “5 right” thì : Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm đến đúng vị trí vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm.
Qua các khái niệm trên, chúng ta thấy dù có sự khác nhau về cách diễn đạt nhưng nội dung đều cho thấy rằng Logistics là quá trình tối ưu hoá về địa điểm và thời điểm, tối ưu hoá việc lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ đầu vào nguyên thủy cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí thích hợp, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.
Logistics không chỉ bị hạn chế trong vận hành sản xuất, logistics liên quan đến mọi tổ chức bao gồm chính phủ, bệnh viện, trường học, cửa hàng bán lẻ, ngân hàng, và các cơ quan cung cấp dịch vụ tài chính khác. Việc quản trị logistics sẽ thiết lập một khung làm việc cho các hoạt động logistics trong suốt quá trình lập kế hoạch, thực hiện và quản lý. Đầu ra của hệ thống logistics chính là lợi thế cạnh tranh, các lợi ích về thời gian, địa điểm, các
chuyển động hiệu quả về hướng khách hàng, và đầu ra của logistics cung cấp dịch vụ logistics hỗn hợp, trở thành một tài sản độc quyền của công ty.
2. Phân loại hệ thống logistics
2.1. Theo hình thức tổ chức hoạt động logistics
Có thể bạn quan tâm!
- Chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ Logistics của công ty cổ phần vận tải và thuê tàu Vietfracht trong quá trình hội nhập - 1
- Dịch Vụ Logistics Là Sự Phát Triển Tất Yếu Của Dịch Vụ Vận Tải Giao Nhận
- Tổng Quan Về Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Logistics Bên Thứ Ba - 3Pl
- Tổng Quan Về Thị Trường Dịch Vụ Logistics Việt Nam
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Logistics bên thứ nhất (1PL - Frist Party Logistics): người chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân.
Logistics bên thứ hai (2PL - Second Party Logistics): người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ của logistics (vận tải, kho bãi, thanh toán,.. ) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa có tích hợp hoạt động logistics.
Logistics bên thứ ba (3PL - Third Party Logistics): là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics, do đó 3PL tích hợp các dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin, trong dây chuyền cung ứng.
Logistics bên thứ tư (4PL - Fourth Party Logistics): là người tích hợp (Integrator), chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải, 4PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng.
Logistics bên thứ năm (5PL - Fifth Party Logistics): 5PL phát triển nhằm phục vụ cho thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ 5PL là các
3PL và 4PL đứng ra quản lý toàn chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử.
2.2. Theo toàn bộ quá trình logistics
Logistics đầu vào (Inbound Logistics) là các hoạt động đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn,..) một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất.
Logistics đầu ra (Outbound Logistics) là các hoạt động đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Logistics ngược (Reverse Logistics) là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý.
2.3. Theo đối tượng hàng hóa
Logistics hàng tiêu dùng nhanh (FMCG Logistics) là quá trình logistics cho ngành tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn như quần áo, giầy dép, thực phẩm.
Logistics ngành ôtô (Automotive Logistics): là quá trình logistics phục vụ ngành ô tô.
Logistics ngành hóa chất (Chemical Logistics): là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hóa chất, bao gồm cả hàng độc hại, nguy hiểm,...
Logistics hàng điện tử (Electronic Logistics).
Logistics ngành dầu khí (Petroleum Logistics).
3. Vai trò của logistics
3.1. Đối với nền kinh tế
Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Ở góc độ tổng thể, logistics là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối
hàng hóa. Mỗi hoạt động trong chuỗi đều có một vị trí và chiếm một khoản chi phí nhất định. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, chỉ riêng họat động logistics đã chiếm từ 10 đến 15% GDP của hầu hết các nước Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương. Vì vậy nếu nâng cao hiệu quả hoạt động logistics thì sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.
Logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi dây chuyền logistics hoạt động liên tục, nhịp nhàng.
Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn ra trong chuỗi logistics, theo đó các nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản phẩm và điều quan trọng là giá trị được tăng lên cho cả khách hàng lẫn người sản xuất, giúp cho thỏa mãn nhu cầu của mỗi người.
Hiệu quả hoạt động logistics tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập của nền kinh tế. Thị trường các doanh nghiệp hướng tới không còn nằm trong phạm vi biên giới các quốc gia mà đã lan rộng ra khắp toàn cầu. Vì thế, logistics càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu dịch vụ.
Hoạt động logistics hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia trên trường quốc tế. Theo nghiên cứu của Limao và Venables (2001) cho thấy sự khác biệt trong kết cấu cơ sở hạ tầng chiếm 40% trong sự chênh lệch chi phí đối với các nước tiếp giáp biển và 60% đối với các nước không tiếp giáp biển. Hơn nữa, trình độ phát triển và chi phí logistics của một quốc gia còn được xem là một căn cứ quan trọng trong chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia. Quốc gia nào có hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo, hệ thống cảng biển tốt,.. sẽ thu hút được đầu tư từ các công ty hay tập đoàn lớn trên thế giới. Sự phát triển vượt bậc của Singapore, Hồng Kông và gần đây là Trung Quốc là một minh chứng sống động cho việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng
trưởng xuất khẩu, tăng GDP thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics.
3.2. Đối với các doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, logistics có vai trò rất to lớn. Logistics giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ,.. logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Để tìm được vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty đã và đang nỗ lực tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm được nguồn nguyên liệu, nhân công, vốn, môi trường kinh doanh, tốt nhất và thế là logistics toàn cầu hình thành và phát triển.
Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được chủ động trong việc chọn nguồn cung cấp nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất, quản lý hàng tồn kho và giao hàng theo đúng thời gian với tổng chi phí thấp nhất.
Logistics còn góp phần giảm chi phí thông qua việc tiêu chuẩn hóa chứng từ. Thông qua dịch vụ logistics, các công ty logistics sẽ đứng ra đảm nhiệm việc kí hợp đồng duy nhất sử dụng chung cho mọi loại hình vận tải để đưa hàng từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng cuối cùng.
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm gia tăng sự hài lòng và giá trị cung cấp cho khách hàng của dịch vụ logistics. Đứng ở góc độ này, logistics được xem là công cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài về sự khác biệt hóa và tập trung.
Ngoài ra logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt là marketing hỗn hợp. Chính logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp. Sản phẩm/dịch
vụ chỉ có thể làm thỏa mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng thời gian và địa điểm quy định.
4. Các yếu tố cơ bản của logistics
Hệ thống cung ứng, phân phối vật chất hay còn gọi là “logistics” là nghệ thuật quản lý sự vận động của nguyên vật liệu và thành phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng. Nói cách khác, logistics là nghệ thuật quản lý dòng lưu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá kể từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối cho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng. Từ quan niệm về logistics như trên cho thấy, logistics bao gồm rất nhiều yếu tố, các yếu tố này tạo thành chuỗi cung ứng (supply chain). Sau đây là những yếu tố cơ bản của logistics.
4.1. Yếu tố vận tải
Trong các yếu tố cấu thành chuỗi logistics thì vận tải giao nhận là khâu quan trọng nhất. Chi phí vận tải giao nhận thường chiếm hơn 1/3 tổng chi phí logistics. Muốn giảm chi phí của logistics phải giảm chi phí khâu giao nhận vận tải từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ khác nhau trên thị trường. Muốn vậy phải đảm bảo thời gian giao hàng, phải đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất kịp thời, đúng lúc. Từ đó giảm đến mức thấp nhất chi phí, thiệt hại do lưu kho, tồn đọng sản phẩm (inventory costs) để giảm chi phí logistics nói chung.
Trong sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp khó có thể tự mình thoả mãn nhu cầu về vận tải giao nhận. Nhu cầu này trên thực tế phổ biến do người vận tải giao nhận đáp ứng. Người cung cấp dịch vụ vận tải giao nhận hoạt động hoàn toàn độc lập đáp ứng nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu vào doanh nghiệp hay thành phẩm ra khỏi doanh nghiệp. Chính vì vậy họ cũng độc lập trong việc thu lợi nhuận từ việc cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của doanh nghiệp. Người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận chuyên cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp được gọi là nhà trung gian chuyên nghiệp.
Một kênh logistics có thể được tạo bởi một số nhà trung gian chuyên nghiệp như người giao nhận (Freight Forwarder), người kinh doanh vận tải công cộng không có tàu (Non Vessel Operating Common Carrier - NVOCC), các công ty quản lý xuất khẩu (Export Management Companies - EMCs), các công ty thương mại xuất khẩu (Export Trading Companies - ETCs) hay người đóng gói hàng xuất khẩu hoặc môi giới hải quan… Sự thành bại của mỗi nhà trung gian chuyên nghiệp được quyết định bởi sự thành bại của toàn bộ kênh logistics.
4.2. Yếu tố marketing
Giống như yếu tố vận tải, yếu tố marketing cũng là một yếu tố cơ bản của logistics. Theo như phần khái niệm đã trình bày, có thể thấy điều quan trọng trong khái niệm về logistics là tất cả các hoạt động cuối cùng đều tập trung vào khách hàng. Vì vậy trong logistics, điểm được nhấn mạnh nằm ở dịch vụ hiệu quả dành cho khách hàng. Phương thức kinh doanh hướng tới thị trường đã tạo nên những thử thách mới đối với các nhà quản lý, đòi hỏi các nhà quản lý phải biết đâu là thị trường của doanh nghiệp, tạo ra tư duy về dịch vụ khách hàng hiệu quả, giúp việc đưa đúng sản phẩm tới đúng nơi cần thiết vào thời điểm thích hợp với mức giá phải chăng, thiết lập nhu cầu phải có kênh phân phối để tối đa hoá lượng hàng bán ra với mức giá hợp lý cũng như sự hỗ trợ đối với sản phẩm sau khi chuyển giao quyền sở hữu. Từ đây có thể thấy vai trò của marketing trong chuỗi dây chuyền logistics. Lúc đầu logistics chỉ được coi là yếu tố “địa điểm - place” - đảm bảo hàng đến đúng địa điểm kịp thời trong điều kiện tốt nhưng thực tế hiện nay logistics còn có liên hệ mật thiết với 3P còn lại của marketing-mix.
4.3. Yếu tố phân phối
Phân phối là một khái niệm phản ánh sự di chuyển hàng hoá của một doanh nghiệp (người sản xuất, người kinh doanh hay bất kỳ một người có hàng hoá nào khác). Nó bao gồm sự di chuyển của hàng hoá giữa các phương
tiện khác nhau qua biên giới của một hay nhiều nước, qua nhiều địa điểm khác nhau. Trong đó sự phối hợp các hoạt động và các chức năng khác nhau được nhấn mạnh nhằm mục đích loại bỏ các gián đoạn trong hành trình liên tục của hàng hoá từ giai đoạn sản xuất đến khi hàng hoá đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Logistics sẽ phối hợp toàn bộ quá trình cung ứng, sản xuất, phân phối thành một dòng chảy nhịp nhàng.
Trước đây các kênh phân phối thường đề cao vai trò của vị trí nhà xưởng, nơi sản xuất hay kho hàng… Một doanh nghiệp nên chọn vị trí nơi gần nguồn nguyên liệu hoặc nơi có đường giao thông thuận lợi, xuyên suốt. Ngược lại, khả năng sẵn sàng vận chuyển nguyên liệu tới doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp có thể lựa chọn thay thế và xây dựng nhà xưởng, kho hàng gần nên vấn đề thời gian trong hệ thống logistics đã bị bỏ qua, xao nhãng. Để có thể tối ưu hoá dòng lưu chuyển hàng hoá, không nên tập trung ở vị trí hay địa điểm, mà kênh phân phối phải biết liên kết chặt chẽ giữa địa điểm với thời gian. Cách tiếp cận này đã đưa ra một cách nhìn tổng quát hơn về logistics trong sự kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, các yếu tố trong toàn bộ quá trình trung chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá qua các kênh.
4.4. Yếu tố quản trị
Trong hệ thống logistics, quản trị có vai trò hết sức quan trọng. Hoạt động logistics nếu không có yếu tố kiểm tra, giám sát sẽ không đạt được mục đích đặt ra. Vấn đề quản trị trong logistics được thể hiện qua hoạt động của nhà quản trị logistics, họ là những người vừa có chuyên môn sâu, vừa có sự hiểu biết rộng. Xét về khía cạnh chuyên môn, nhà quản trị logistics phải hiểu biết về các loại hình vận tải, cước phí vận tải, tình hình kho bãi, vấn đề lưu kho lưu bãi, tình hình cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, quá trình tiến độ sản xuất sản phẩm đưa vào lưu thông, phân phối, các kênh phân phối và thị trường,... Xét về khía cạnh hiểu biết rộng, nhà quản trị phải nắm rõ quan hệ giữa tất cả các chức năng của logistics, đồng thời phải liên kết, phối hợp