Tổng Kết Kinh Nghiệm Quốc Tế Và Trong Nước

hoạt người dân miệt vườn, tham gia trồng lúa, thu hoạch trái cây, tắm sông, kéo lưới, đi xe đạp trên làng quê, ngủ võng nhà sàn, thả diều, câu cá, nghe đờn ca tài tử. Ngành du lịch Vĩnh Long cũng đã thiết kế chương trình du lịch sinh thái với nhiều tên gọi, như: đi trong màu xanh đồng bằng, du lịch sinh thái miệt vườn, đặc biệt loại hình khách ngủ nhà vườn ngày càng phát triển và được khách du lịch đánh giá cao. Đây được xem là bước đột phá thành công của ngành du lịch Vĩnh Long. Ngoài ra, Vĩnh Long còn chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung ở Long Hồ, Trà Ôn, Bình Minh, Vũng Liêm và các sản phẩm du lịch miệt vườn. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long cũng đã thực hiện nhiều chương trình giới thiệu điểm đến, tạo ấn tượng tốt với các công ty lữ hành và khách du lịch. Chính sự quan tâm phát triển ngành du lịch của chính quyền địa phương, mở rộng đầu tư và từng bước nâng cao chất lượng phục vụ nên lượng khách du lịch đến Vĩnh Long tham quan du lịch tăng dần mỗi năm.

Kinh nghiệm học hỏi

- Phát triển du lịch dựa trên thế mạnh về tài nguyên du lịch sẵn có.

- Đa dạng các loại hình du lịch.

- Nâng cao chất lượng phục vụ.

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến du lịch.

Đồng Tháp

Kinh nghiệm phát triển du lịch

Nguyễn Ngọc Thương (2018) đã chỉ ra những kinh nghiệm bước đầu đem đến thành công trong phát triển du lịch Đồng Tháp. Một là, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng doanh nghiệp, người dân cùng tham gia khai thác tiềm năng, phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của khách du lịch. Hai là, liên kết, hợp tác với các địa phương khác để cùng phát triển. Đồng Tháp tham gia vào cụm liên kết phát triển du lịch phía Đông ĐBSCL, gồm: Bến tre, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Trà Vinh; đồng thời ký kết hợp tác phát triển du lịch với nhiều địa phương khác trong nước và các quốc gia lân cận. Ba là, xây dựng hình ảnh địa phương gắn với các hoạt động truyền thông, quảng bá nhằm tạo sức cuốn hút cho du lịch tỉnh. Xây dựng hình ảnh chính quyền thân thiện “Hiểu dân để đồng hành - Gần dân để chia sẻ - Nghe dân để hành động”. Xây dựng Đồng Tháp trở thành nơi đáng sống của cộng đồng dân cư, niềm tự hào “Tôi - Người Đồng Tháp. Hình ảnh con người Đồng Tháp “Đất sen hồng” hiền hòa mến khách. Hình ảnh du lịch Đồng Tháp gắn với những đặc trưng

vốn có của địa phương. Biểu tượng búp sen cách điệu hình chim sếu với nét vẽ thanh thoát, phóng khoáng. Màu hồng của sen làm chủ đạo được đặt trên nền của màu xanh thiên nhiên trong lành cùng màu vàng của văn hóa tâm linh thuần khiết; truyền tải thông điệp quảng bá du lịch của địa phương “Đồng Tháp - Thuần khiết như hồn sen”. Hình ảnh cộng đồng doanh nghiệp năng động, sáng tạo, sản xuất sạch, ứng dụng công nghệ cao, có trách nhiệm với khách hàng và cộng đồng xã hội. Hình ảnh môi trường đầu tư “Tiềm năng của chúng tôi - Cơ hội của bạn”. Theo đó, Đồng Tháp là môi trường đầu tư hấp dẫn cho các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch, nông nghiệp, công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp. Hình ảnh một nền nông nghiệp Đồng Tháp sản xuất sạch, an toàn, phát triển bền vững “Giá trị xanh từ những tiềm năng xanh”. Bốn là, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương. Đồng Tháp có tài nguyên thiên nhiên phong phú, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hệ thống sông ngòi chằng chịt, các vườn cây trái sum sê, nhiều di tích lịch sử văn hóa và lễ hội dân gian truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc phù hợp để phát triển sản phẩm du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng, thân thiện với môi trường. Năm là, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực trọng yếu, như: khách sạn, khu nghỉ dưỡng, mua sắm, khu vui chơi giải trí. Sáu là, phát triển nguồn nhân lực. Ngành du lịch Đồng Tháp chú trọng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch, bao gồm cả nhân lực quản lý, nhân lực trực tiếp lao động tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch và hộ gia đình làm du lịch cộng đồng.

Kinh nghiệm học hỏi

- Phối hợp các chủ thể địa phương cùng tham gia phát triển du lịch.

- Thực hiện liên kết, hợp tác với các địa phương khác để phát triển du lịch.

- Xây dựng hình ảnh địa phương.

- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.

- Phát triển du lịch dựa trên thế mạnh tài nguyên du lịch sẵn có.

- Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương.

- Phát triển nguồn nhân lực du lịch.

2.2.3 Tổng kết kinh nghiệm quốc tế và trong nước

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy phát triển du lịch phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Chiến lược ưu tiên phát triển du lịch phải thông qua một hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ nhằm huy động mọi nguồn lực để thực hiện, đưa du lịch phát triển với tốc độ cao và vững chắc. Chính quyền địa phương hỗ trợ tích cực và phối hợp đồng bộ các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã

hội, cộng đồng doanh nghiệp và dân cư, điển hình, như: Chương trình marketing địa phương của thủ đô Helsinki - Phần Lan hay của Singapore, Thái Lan.

Sự thay đổi kịp thời trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng hình tượng của địa phương phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Chẳng hạn, Ruhr từ một vùng sản xuất than lớn nhất nhì nước Đức, chuyển đổi thành một điểm sáng về văn hóa, giải trí, du lịch của Châu Âu. Về marketing địa phương, các nhà hoạch định chính sách vùng Ruhr đã lựa chọn xây dựng môi trường sống trong sạch, thân thiện với thiên nhiên, tạo ra kiểu mẫu đô thị hiện đại nhưng nhiều tính văn hóa, đáp ứng được nguyện vọng của người dân.

Địa phương chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch. Hệ thống đường giao thông và các phương tiện giao thông, thông tin liên lạc phải rất hiện đại. Phát triển và nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí, các khu du lịch và các quần thể du lịch.

Thực hiện chiến lược sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng tốt, giá thành hạ, gắn với phát triển mạng lưới các đại lý và văn phòng du lịch để nâng cao sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh. Chiến lược sản phẩm như vậy phụ thuộc vào công tác quản lý hệ thống doanh nghiệp, đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến du lịch nhằm giới thiệu hình ảnh đất nước, con người và các sản phẩm du lịch đến với khách du lịch.

Ở Việt Nam, Marketing địa phương mặc dù là khái niệm còn rất mới nhưng các địa phương từ trước đến nay đã áp dụng những phương thức khác nhau góp phần thực hiện hoạt động marketing địa phương, thường sử dụng nhất là phương thức marketing hình tượng. Chẳng hạn, Hà Nội “Thành phố nghìn năm tuổi”, “Thành phố vì hòa bình”; Thành phố Hồ Chí Minh “Thành phố trẻ, năng động, trình độ cao”. Tận dụng thế mạnh của địa phương để phát triển các sản phẩm du lịch, xây dựng và quảng bá để đến được với khách hàng mục tiêu là cách thức marketing khá hiệu quả mà các địa phương đang áp dụng. Đồng thời, thực hiện liên kết với các vùng, các tỉnh lân cận nhằm phối hợp những lợi thế của địa phương về du lịch. Bên cạnh đó, phối hợp các chủ thể tham gia thực hiện marketing địa phương, gồm: chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư địa phương giữ vai trò rất quan trọng, quyết định phát triển du lịch của địa phương đó.

2.3 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU LƯỢC KHẢO

Qua lược khảo các công trình nghiên cứu có liên quan, tác giả tổng hợp các kết quả nghiên cứu, kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây và phát triển các điểm mới của đề tài, như sau:

Bảng 2.3: Đánh giá các tài liệu lược khảo


Nội dung và kết quả lược khảo

Kế thừa kết quả nghiên cứu

Điểm mới của đề tài

1. Các thành phần marketing địa phương ảnh hưởng đến phát triển du lịch

Kết quả tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước được tóm lược ở Bảng 2.1 đã xác định được 09 thành phần marketing địa phương ảnh hưởng đến phát triển du lịch, gồm: sản phẩm du lịch, giá cả, phân phối, xúc tiến du lịch, nguồn nhân lực du lịch, quy trình cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư địa phương.


Đề tài kế thừa 09 thành phần marketing địa phương ảnh hưởng đến phát triển du lịch từ các nghiên cứu trước đây.


Thông qua nghiên cứu sơ bộ, định tính và định lượng, đề tài bổ sung thêm 01 thành phần marketing địa phương, đó là: Năng lực marketing của doanh nghiệp du lịch. Như vậy, trong nghiên cứu này, đề tài sử dụng 10 thành phần marketing địa phương.

2. Kỹ thuật, công cụ phân tích và đo lường



Kết quả tổng hợp ở Bảng 2.2 cho thấy, các nghiên cứu trước đây đã sử dụng những kỹ thuật, công cụ phân tích và đo lường để thực hiện nghiên cứu về marketing địa phương với phát triển du lịch, gồm: so sánh, thống kê mô tả, phân tích SWOT, phỏng vấn chuyên gia, phân tích tổng hợp, phân tích EFA, phân tích hồi quy bội, công cụ ma trận IFE, EFE, QSPM, công cụ chiến lược marketing địa phương, công cụ marketing hỗn hợp (4Ps, 7Ps), thang đo Likert 5 mức độ.

Đề tài kế thừa các kỹ thuật, công cụ phân tích và đo lường từ các công trình nghiên cứu trước đây được liệt kê ở mục 2 của bảng này.

Riêng đối với công cụ marketing hỗn hợp, đề tài mở rộng sử dụng 10Ps (10 thành phần marketing địa phương).

3. Nội dung nghiên cứu

- Phân tích thực trạng thực hiện marketing địa phương đối với lĩnh vực phát triển du lịch: các nghiên cứu trước đây chỉ vận dụng 4Ps, 7Ps.

- Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài địa phương.

- Đề xuất chiến lược marketing địa phương nhằm phát triển du lịch: các nghiên cứu trước đây chỉ vận dụng 4Ps, 7Ps hoặc sử dụng các công cụ chiến lược marketing địa phương, gồm: marketing hình ảnh địa phương, marketing đặc trưng địa phương, marketing cơ sở hạ tầng địa phương, marketing con người của địa phương.

- Đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược marketing địa phương nhằm phát triển du lịch: các nghiên cứu trước đây chỉ vận dụng 4Ps, 7Ps.


Đề tài kế thừa các nội dung nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu trước đây được liệt kê ở mục 3 của bảng này.


- Tuy nhiên, đề tài mở rộng sử dụng 10Ps để phân tích thực trạng thực hiện marketing địa phương đối với lĩnh vực phát triển du lịch.

- Đề tài phối hợp sử dụng cả 10Ps và các công cụ chiến lược marketing địa phương để đề xuất chiến lược marketing địa phương nhằm phát triển DL.

- Đề tài mở rộng sử dụng 10Ps để đề xuất giải pháp thực hiến chiến lược marketing địa phương nhằm phát triển du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Chiến lược marketing địa phương nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thành phố Cần Thơ - 6

Nguồn: Tổng hợp từ các tài liệu lược khảo, 2020.

2.4 KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu trước đây đã vận dụng các công cụ marketing hỗn hợp, 4Ps truyền thống của McCarthy (1960) hay 7Ps của Booms and Bitner (1981) để thực hiện các nghiên cứu về marketing địa phương đối với phát triển du lịch. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đánh giá được tổng thể các thành phần marketing địa phương ảnh hưởng đến phát triển du lịch. Theo Kotler et al. (2002) hoạt động marketing địa phương còn có sự tham gia của các chủ thể thực hiện marketing địa phương, 3Ps: Power - Chính quyền, Public - Người dân, Prosperous area - Doanh nghiệp/Doanh nhân/Khu vực kinh tế tư nhân (sau đây gọi chung là Doanh nghiệp). Đây thực sự là một gợi ý quan trọng, mở ra một hướng nghiên cứu mới cho luận án trong việc kế thừa và mở rộng các thành phần marketing địa phương khi thực hiện nghiên cứu về marketing địa phương với phát triển du lịch.

Các nghiên cứu trước đây chỉ vận dụng 4Ps, 7Ps của marketing hỗn hợp để phân tích thực trạng thực hiện marketing địa phương và đề xuất chiến lược marketing địa phương nhằm phát triển du lịch; hoặc đề xuất chiến lược marketing địa phương thông qua sử dụng các công cụ chiến lược marketing địa phương, gồm: chiến lược marketing hình ảnh địa phương, chiến lược marketing đặc trưng địa phương, chiến lược marketing cơ sở hạ tầng địa phương và chiến lược marketing con người của địa phương. Do đó, chưa thể hiện được đầy đủ các thành phần marketing địa phương cũng như tổng thể chiến lược marketing địa phương.

2.5 ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

(i) Về các thành phần marketing địa phương ảnh hưởng đến phát triển DL

Thông qua nghiên cứu sơ bộ, định tính và định lượng, đề tài đã xây dựng được hệ thống thang đo gồm 10 thành phần marketing địa phương, đó là: sản phẩm du lịch, giá cả, phân phối, xúc tiến du lịch, nguồn nhân lực du lịch, quy trình cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư địa phương và năng lực marketing của doanh nghiệp du lịch để đánh giá toàn diện hơn ảnh hưởng của các thành phần marketing địa phương đến phát triển du lịch.

(ii) Về kỹ thuật, công cụ phân tích

Đề tài kết hợp sử dụng đa dạng các kỹ thuật, công cụ phân tích. Riêng đối đối công cụ marketing hỗn hợp, đề tài mở rộng sử dụng 10Ps, trong khi các nghiên cứu trước đây chỉ sử dụng 4Ps, 7Ps.

(iii) Về nội dung nghiên cứu

Đề tài mở rộng sử dụng 10Ps để phân tích thực trạng thực hiện marketing địa phương của du lịch thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó, đề tài phối hợp sử dụng cả 10Ps và 04 công cụ chiến lược marketing địa phương (marketing hình ảnh địa phương, marketing đặc trưng địa phương, marketing cơ sở hạ tầng địa phương và marketing con người của địa phương) để đề xuất chiến lược marketing địa phương nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng 10Ps để đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược marketing địa phương.

(iv) Về lý thuyết

Đề tài đã bổ sung về mặt lý thuyết, phát triển thành 10Ps của marketing hỗn hợp và vận dụng trong nghiên cứu xây dựng chiến lược marketing địa phương đối với lĩnh vực phát triển du lịch. Theo đó, kết hợp 7Ps marketing dịch vụ của Booms and Bitner (1981): Product - Sản phẩm, Price - Giá cả, Place - Phân phối, Promotion

- Xúc tiến, People - Con người, Process - Quy trình, Physical evidence - Điều kiện vật chất và 3Ps chủ thể thực hiện marketing địa phương của Kotler et al. (2002): Power - Chính quyền, Public - Người dân, Prosperous area - Doanh nghiệp.

2.6 TÓM TẮT CHƯƠNG

Chương 2 tập trung lược khảo và đánh giá các công trình nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu; từ đó xác định khoảng trống nghiên cứu và điểm mới của đề tài. Kết quả lược khảo, đề tài kế thừa 09 thành phần marketing địa phương ảnh hưởng đến phát triển du lịch từ các nghiên cứu trước đây và đồng thời thông qua nghiên cứu sơ bộ, định tính và định lượng đã bổ sung thêm thành phần: Năng lực marketing của doanh nghiệp du lịch. Như vậy, trong nghiên cứu này, đề tài mở rộng sử dụng 10 thành phần marketing địa phương (10Ps) để xây dựng chiến lược marketing địa phương đối với lĩnh vực phát triển du lịch tại địa bàn thành phố Cần Thơ.

Ngoài ra, chương 2 đã tổng kết kinh nghiệm quốc tế và trong nước về vận dụng marketing địa phương để phát triển du lịch. Kết quả cho thấy, chiến lược phát triển du lịch phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chính quyền địa phương hỗ trợ và phối hợp đồng bộ các cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp và dân cư địa phương cùng tham gia thực hiện marketing địa phương có ý nghĩa quyết định đến phát triển du lịch của địa phương đó. Bên cạnh đó, địa phương chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, chính sách giá phù hợp, phát triển mạng lưới các đại lý, văn phòng du lịch, tăng cường các hoạt động xúc tiến du lịch và phối hợp các cách thức marketing địa phương để đến được với khách hàng mục tiêu.

CHƯƠNG 3

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.1.1 Lý thuyết về phát triển kinh tế địa phương

3.1.1.1 Khái niệm phát triển kinh tế địa phương

Thập niên 1960 và 1970, phát triển kinh tế địa phương đã trở nên phổ biến do chính quyền địa phương nhận thấy nền kinh tế địa phương đang rơi vào nguy cơ suy giảm. Lúc bấy giờ, phát triển kinh tế địa phương chủ yếu là đầu tư từ nhà nước thông qua các đầu tư về cơ sở hạ tầng hoặc giảm thuế, giá đất đai, mức phí dịch vụ, thưởng tài chính trực tiếp cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả tại địa phương nhằm thu hút đầu tư, phát triển hoạt động kinh doanh để tạo công ăn việc làm và thu thuế. Tuy nhiên, cách làm này theo hướng “từ trên xuống”, được triển khai ở một số ít đối tượng kinh tế nên thường không đáp ứng được các ưu tiên của địa phương. Đến thập niên 1980 và 1990, khái niệm phát triển kinh tế địa phương đã được mở rộng, địa phương tập trung thu hút đầu tư từ các lĩnh vực cụ thể và kết nối mọi người liên quan với nhau nhằm tạo ra môi trường để phát triển.

Theo Ngân hàng Thế giới (2002), “Phát triển kinh tế địa phương là quá trình trong đó các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh doanh và các tổ chức phi Chính phủ cùng nhau phối hợp để tạo điều kiện tốt hơn cho quá trình tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm”. Tổ chức Di trú quốc tế (2004) đã định nghĩa: “Phát triển kinh tế địa phương là một quá trình có sự tham gia mà ở đó người dân địa phương từ mọi ban ngành cùng nhau thúc đẩy hoạt động thương mại của địa phương nhằm hướng đến một nền kinh tế phục hồi nhanh và bền vững. Đây là một công cụ góp phần tạo ra việc làm tốt và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người, trong đó có người nghèo và người sống bên lề xã hội”. Bên cạnh đó, Trung tâm Phát triển và Hội nhập của Việt Nam (2007) cũng đã đưa ra khái niệm: “Phát triển kinh tế địa phương là một quá trình có sự tham gia của mọi thành viên trên mọi lĩnh vực hoạt động nhằm tạo ra sự phát triển một cách có hiệu quả trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội của địa phương”.

Như vậy, quá trình phát triển kinh tế địa phương theo nội dung trên đòi hỏi có sự nỗ lực tổng hợp của mọi thành viên và là một quá trình mang tính lâu dài nhằm hướng đến các mục tiêu: Cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân; Khuyến khích các khu vực nhà nước, tư nhân và xã hội thiết lập mối quan hệ hợp tác và cùng phối hợp giữa các thành phần này để tìm ra giải pháp phát triển kinh tế địa phương có hiệu quả nhất; Sử dụng hiệu quả các nguồn lực của địa phương để thực hiện được các ưu tiên của chính địa phương đó.

3.1.1.2 Các quan điểm phát triển kinh tế địa phương

Quan điểm của John Maynard Keynes

John Maynard Keynes (1883-1946) là nhà kinh tế học người Anh và có ảnh hưởng rất lớn đối với kinh tế học phương Tây hiện đại và chính sách kinh tế của các chính phủ nhằm duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vào những năm 1930 của thế kỷ XX, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng tại các nước Phương Tây. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 chứng tỏ rằng học thuyết “tự điều tiết” kinh tế của trường phái cổ điển và tân cổ điển không còn phù hợp nữa. Trong bối cảnh đó, Keynes đã cho xuất bản tác phẩm “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” vào năm 1936.

Theo Keynes, nền kinh tế không phải lúc nào cũng đạt đến mức sản lượng tiềm năng nhờ cơ chế tự điều chỉnh như quan điểm của trường phái cổ điển và tân cổ điển, mà thông thường sản lượng thực tế đạt được ở mức cân bằng nhỏ hơn mức sản lượng tiềm năng, nơi dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người.

Keynes đánh giá cao vai trò của tiêu dùng trong việc xác định sản lượng. Theo ông, khi mức thu nhập thấp hơn mức tiêu dùng cần thiết thì có thể xuất hiện tình trạng chi tiêu vượt quá thu nhập. Nhưng khi mức thu nhập tuyệt đối được nâng cao thì sẽ có khuynh hướng nới rộng sự chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng. Đặc biệt, khi người ta đạt đến sự tiện nghi nào đó, họ sẽ trích từ phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng ít hơn, còn cho tiết kiệm nhiều hơn. Nói cách khác, tiết kiệm có khuynh hướng gia tăng nhanh hơn. Việc giảm tương đối cầu tiêu dùng là xu hướng của mọi xã hội tiên tiến và đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự trì trệ trong hoạt động kinh tế. Vì vậy, ông khuyên nên phát triển nhiều hình thức hoạt động kinh tế để nâng cao tổng cầu và việc làm trong xã hội.

Ông cho rằng Nhà nước phải thực hiện điều tiết bằng các chính sách kinh tế để làm dịu khủng hoảng và thất nghiệp, đồng thời nâng cao khả năng tiêu dùng của xã hội. Trước hết, ông đề nghị sử dụng ngân sách Nhà nước để kích thích đầu tư thông qua đơn đặt hàng của Nhà nước và trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp. Để kích thích đầu tư có hiệu quả phải giảm lãi suất và tăng lợi nhuận, đồng thời thực hiện lạm phát có mức độ. Ông đánh giá cao vai trò của hệ thống thuế khóa, công trái Nhà nước, qua đó để bổ sung cho ngân sách. Ông tán thành đầu tư của Chính phủ vào các công trình công cộng và các biện pháp khác như một loại bơm trợ lực khi đầu tư tư nhân giảm.

Quan điểm của Robert Merton Solow

Robert Merton Solow là một nhà kinh tế lỗi lạc người Mỹ. Năm 1987, ông được tặng giải Nobel Kinh tế về những đóng góp xuất sắc trong lý thuyết tăng trưởng mà đỉnh cao là mô hình tăng trưởng ngoại sinh và được đặt tên theo tên của ông vào năm 1956.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2023