Đối Với Chính Quyền Và Các Cơ Quan Địa Phương

bao gồm: Xu hướng toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế thúc đẩy phát triển du lịch; Chính trị Việt Nam ổn định, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; Chính phủ quan tâm phát triển ngành du lịch, trong đó TP. Cần Thơ được xác định là trung tâm dịch vụ và du lịch lớn của ĐBSCL; Thu nhập của người dân ngày càng cao, họ có xu hướng tìm hiểu, khám phá thiên nhiên, văn hóa đặc trưng của vùng; Kinh tế Việt Nam phát triển, nhu cầu tham quan, triển lãm thương mại, hội nghị có xu hướng tăng; Sự phát triển của khoa học và công nghệ có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động du lịch. Tuy nhiên, ngành du lịch TP. Cần Thơ cũng phải đối mặt với những nguy cơ: Cạnh tranh từ các quốc gia lân cận phát triển mạnh về du lịch; Cạnh tranh giữa các địa phương trong nước với những sản phẩm du lịch tương tự hoặc độc đáo hơn; Yêu cầu của khách du lịch ngày càng cao; Các tệ nạn xã hội: ăn xin, móc túi, đeo bám chèo kéo trong mua bán tạo ấn tượng xấu đối với khách du lịch; Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến ngành du lịch; Biến đổi khí hậu tác động to lớn đến phát triển du lịch; Sự phát triển của ngành du lịch có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên và nền văn hóa truyền thống của địa phương.

Ba là, đề tài đã lựa chọn được chiến lược marketing địa phương chủ yếu và chiến lược marketing địa phương hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thành phố Cần Thơ. Chiến lược marketing địa phương chủ yếu, với việc phối hợp các thành phần: sản phẩm du lịch, chính sách giá, phân phối, xúc tiến du lịch, nguồn nhân lực du lịch, quy trình cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch, chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư địa phương. Chiến lược marketing địa phương hỗ trợ, theo đó phối hợp thực hiện chiến lược marketing hình tượng địa phương, marketing đặc trưng địa phương, marketing cơ sở hạ tầng địa phương và marketing con người của địa phương.

Bốn là, đề tài đã đề xuất được các giải pháp thực hiện chiến lược marketing địa phương nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thành phố Cần Thơ, bao gồm: Tăng cường vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước về du lịch; Tăng cường vai trò của cộng đồng dân cư địa phương; Cải thiện hoạt động của các doanh nghiệp du lịch; Hoàn thiện các thành phần marketing dịch vụ.

Như vậy, so với các nghiên cứu trước đây, đề tài này mở rộng sử dụng 10Ps của marketing hỗn hợp, với việc kết hợp 7Ps marketing dịch vụ của Booms and Bitner (1981): Product - Sản phẩm, Price - Giá cả, Place - Phân phối, Promotion - Xúc tiến, People - Con người, Process - Quy trình, Physical evidence - Điều kiện vật chất và 3Ps chủ thể thực hiện marketing địa phương của Kotler et al. (2002): Power - Chính quyền, Public - Người dân, Prosperous area - Doanh nghiệp để xây dựng chiến lược marketing địa phương đối với lĩnh vực phát triển du lịch, trường hợp cụ thể tại TP. Cần Thơ. Đây cũng chính là điểm mới của đề tài so với các công trình nghiên cứu đã công bố trước đây.

5.2 KIẾN NGHỊ

5.2.1 Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương

TP. Cần Thơ có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của vùng ĐBSCL. Do vậy, Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần thiết ưu tiên nguồn vốn ngân sách đầu tư phát triển hạ tầng du lịch TP. Cần Thơ và đưa các dự án phát triển du lịch TP. Cần Thơ vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước.

Tổng cục Du lịch hỗ trợ kêu gọi đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực và tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch TP. Cần Thơ; đồng thời, hỗ trợ điều phối các địa phương hợp tác triển khai thực hiện chương trình du lịch cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các hoạt động marketing địa phương nhằm phát triển du lịch TP. Cần Thơ.

5.2.2 Đối với Chính quyền và các cơ quan địa phương

Ủy ban nhân dân thành phố cần quan tâm thúc đẩy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông qua các chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư vào TP. Cần Thơ. Bên cạnh đó, tăng cường nguồn vốn đầu tư hỗ trợ phát triển du lịch, đặc biệt là hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng, xúc tiến du lịch, xây dựng sản phẩm và thương hiệu du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch TP. Cần Thơ cần tăng cường vai trò chỉ đạo và định hướng các vấn đề mang tính liên ngành, liên vùng (quận, huyện), tạo sự thống nhất, phối hợp mọi nỗ lực của các ngành, các cấp trong triển khai thực hiện chiến lược marketing địa phương nhằm thúc đẩy phát triển du lịch TP. Cần Thơ.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ cần tăng cường phối hợp hành động với các cơ quan, ban, ngành liên quan trong quá trình thực hiện các hoạt động marketing địa phương, như: phát triển sản phẩm du lịch, mở văn phòng đại diện du lịch TP. Cần Thơ ở nước ngoài, xúc tiến du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch, đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, ứng phó với dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Chiến lược marketing địa phương nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thành phố Cần Thơ - 22

Sở Giao thông vận tải TP. Cần Thơ rà soát, đề xuất UBND thành phố đầu tư nâng cấp, phát triển các tuyến giao thông đến các điểm, khu du lịch nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch tiếp cận các điểm tham quan trên địa bàn được thuận lợi hơn.

Các Sở, Ban, Ngành và UBND quận, huyện: căn cứ vào quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của đơn vị để rà soát, xác định các hoạt động có liên quan và phối hợp với cơ quan chủ trì để triển khai thực hiện chiến lược marketing địa phương nhằm phát triển du lịch TP. Cần Thơ được đồng bộ, hiệu quả.

5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

5.3.1 Hạn chế của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã có những đóng góp tích cực về khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên, đề tài vẫn còn một số hạn chế nhất định:

(i) Đề tài đã xây dựng được hệ thống thang đo gồm 10 thành phần marketing địa phương: Cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch, Chính quyền địa phương, Sản phẩm du lịch, Nguồn nhân lực du lịch, Xúc tiến du lịch, Quy trình cung cấp dịch vụ, Năng lực marketing của doanh nghiệp du lịch, Giá cả, Cộng đồng dân cư địa phương, Phân phối, để đo lường ảnh hưởng của các thành phần marketing địa phương đến phát triển du lịch và được kiểm định cho trường hợp cụ thể tại thành phố Cần Thơ. Do đó, kết quả nghiên cứu này chỉ mang tính đặc thù cho thành phố Cần Thơ.

(ii) Đề tài chỉ kiểm định các thành phần của ma trận bên trong ảnh hưởng đến phát triển du lịch, chưa kiểm định các nhân tố có được từ phân tích môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến phát triển du lịch để đưa vào ma trận các yếu tố bên ngoài.

(iii) Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về chiến lược marketing địa phương nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo

Từ những hạn chế đã nêu trên, một số vấn đề cần tiếp tục thực hiện trong nghiên cứu tiếp theo, đó là:

(i) Nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng thêm các thành phần marketing địa phương để đánh giá toàn diện hơn ảnh hưởng của các thành phần marketing địa phương đến phát triển du lịch và vận dụng cho địa phương khác;

(ii) Nghiên cứu tiếp theo cần thực hiện kiểm định cho cả các thành phần của ma trận bên trong và ma trận bên ngoài ảnh hưởng đến phát triển du lịch;

(iii) Nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu về chiến lược marketing địa phương nhằm thúc đẩy phát triển du lịch của vùng hoặc quốc gia.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ


1. Nguyễn Huỳnh Phước Thiện và Hồ Đức Hùng (2020). Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút du khách của điểm đến thành phố Cần Thơ. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 12, trang 39-42.

2. Nguyễn Huỳnh Phước Thiện và Hồ Đức Hùng (2020). Sự hài lòng của du khách với marketing du lịch tại thành phố Cần Thơ. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 21, trang 48-51.

3. Nguyễn Huỳnh Phước Thiện, Hồ Đức Hùng và Võ Hùng Dũng (2020). Ảnh hưởng của các thành phần marketing địa phương đối với sự hài lòng của du khách đến thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 56 (4D), trang 190-197.

4. Nguyễn Huỳnh Phước Thiện, Hồ Đức Hùng và Võ Hùng Dũng (2020). Chiến lược marketing địa phương nhằm phát triển du lịch thành phố Cần Thơ. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 24, trang 29-32.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Danh mục tài liệu tiếng Việt

Ban chấp hành Trung ương, 2020. Nghị quyết của Bộ Chính trị số 59-NQ/TW, ngày 05/8/2020 về “Xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Bộ Chính trị, 2005. Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 17/02/2005 về “Xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Đinh Phi Hổ, 2012. Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển - nông nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông.

Hà Nam Khánh Giao và cộng sự, 2013. Marketing địa phương tỉnh Bến Tre. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, Đại học Tài chính -Marketing.

Hoàng Thị Thu Huyền, 2009. Du lịch Phú Thọ - Lời giải cho bài toán marketing địa phương. Tạp chí Khoa học Xã hội, số 10(134), trang 71-78.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.

Hoàng Văn Hoan và cộng sự, 2007. Vận dụng các nguyên lý marketing hiện đại trong xây dựng chiến lược phát triển kinh tế địa phương. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Hồ Đức Hùng và cộng sự, 2005. Marketing địa phương của thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn.

Hồ Đức Hùng và cộng sự, 2005. Thực trạng và giải pháp marketing du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

Hồ Đức Hùng, 2018. Marketing địa phương. Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ, 2018. Nghị quyết số 07/2018/NQ-HĐND, ngày 07/12/2018 về “Quy định chính sách hỗ trợ đầu tư các dự án ngoài ngân sách nhà nước và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

Lê Ngọc Nương và Nguyễn Hải Khanh, 2014. Giải pháp marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến Sơn La. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 125(11), trang 141-148.

Lưu Thanh Đức Hải và Võ Thị Thanh Lộc, 2000. Nghiên cứu Marketing ứng dụng trong kinh doanh. Cần Thơ: Nhà xuất bản Thống kê.

Ngô Thị Diệu An và Nguyễn Thị Oanh Kiều, 2014. Giáo trình Tổng quan Du lịch.

Đà Nẵng: Nhà xuất bản Đà Nẵng.

Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. Hà Nội.

Nguyễn Ngọc Thương, 2018. Bài học kinh nghiệm du lịch Đồng Tháp.

<http://baodulich.net.vn/bai hoc kinh nghiem Du lich Dong Thap 2402- 13901.html> [Ngày truy cập: 11 tháng 3 năm 2018].

Nguyễn Thị Thống nhất, 2010. Chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 5(40), trang 215-224.

Nguyễn Văn Hiến và cộng sự , 2015. Chiến lược marketing địa phương tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, Đại học Tài chính - Marketing.

Quốc hội, 2017. Luật số 09/2017/QH14, ngày 19/6/2017 về việc “Quốc hội ban hành Luật du lịch”.

Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Thành phố Cần Thơ, 2015. Báo cáo số 324/BC- SVHTTDL, ngày 18/01/2015 về việc “Tổng kết hoạt động du lịch năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2015”.

Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Thành phố Cần Thơ, 2016. Báo cáo số 464/BC- SVHTTDL, ngày 03/02/2016 về việc “Tổng kết hoạt động du lịch năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2016”.

Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Thành phố Cần Thơ, 2017. Báo cáo số 104/BC- SVHTTDL, ngày 10/01/2017 về việc “Tổng kết hoạt động du lịch năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2017”.

Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Thành phố Cần Thơ, 2018. Báo cáo số 293/BC- SVHTTDL, ngày 19/01/2018 về việc “Tổng kết hoạt động du lịch năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2018”.

Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Thành phố Cần Thơ, 2019. Báo cáo số 314/BC- SVHTTDL, ngày 23/01/2019 về việc “Kết quả hoạt động du lịch năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019”.

Thùy Dương và Trương Minh, 2006. Tiếp thị địa phương từ bài học vùng Ruhr.

<http://www. http://www.duhocduc.de/dat-nuoc-duc/du-lich-duc/525-tiep-thi- dia-phuong-tu-bai-hoc-vung-ruhr.html> [Ngày truy cập: 10 tháng 3 năm 2018].

Trần Thị Kim Oanh, 2016. Phát triển du lịch gắn với chiến lược marketing địa phương tại tỉnh Tuyên Quang. Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, số 4, trang 118-126.

Trần Thị Thúy Lan và Nguyễn Đình Quang, 2005. Giáo trình Tổng quan Du lịch.

Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội.

Thủ tướng Chính phủ, 2013. Quyết định số 1533/QĐ-TTg, ngày 30/8/2013 về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, 2006. Quyết định số 67/2006/QĐ-UBND, ngày 17/8/2006 về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, 2014. Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND, ngày 05/9/2014 về việc hỗ trợ đầu tư.

Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, 2015. Quyết định số 1358/QĐ-UBND, ngày 12/5/2015 về việc phê duyệt “Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến 2030”.

Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, 2015. Quyết định số 2676/QĐ-UBND, ngày 18/9/2015 về việc phê duyệt “Đề án nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI) thành phố Cần Thơ thời kỳ đến năm 2020”.

Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, 2016. Kế hoạch số 35/KH-UBND, ngày 22/3/2016 về việc thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ trướng Chính phủ về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch.

Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, 2016. Kế hoạch số 72/KH-UBND, ngày 03/6/2016 về việc “Xây dựng người Cần Thơ: Trí tuệ - Năng động - Nhân ái - Hào hiệp - Thanh lịch theo tinh thần nghị quyết số 45-NQ/TW giai đoạn 2016- 2020.

Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, 2016. Kế hoạch số 111/KH-UBND, ngày 19/9/2016 về việc thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU, ngày 01/8/2016 của Thành ủy Cần Thơ về đẩy mạnh phát triển du lịch.

Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, 2017. Kế hoạch số 110/KH-UBND, ngày 21/7/2017 về việc thực hiện Chương trình số 21-Ctr/TU ngày 12/5/2017 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, 2017. Chương trình số 16/CTr-UBND, ngày 22/12/2017 về Quảng bá, xúc tiến du lịch thành phố Cần Thơ giai đoạn 2018- 2020, định hướng đến năm 2030.

Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, 2018. Kế hoạch số 117/KH-UBND, ngày 16/7/2018 về bảo tồn và phát huy di tích lịch sử, di tích văn hóa phi vật thể, làng nghề, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch.

Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, 2018. Quyết định số 2403/QĐ-UBND, ngày 24/09/2018 về việc phê duyệt đề án: “Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù thành phố Cần Thơ giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn 2030”.

Việt Hà, 2013. Malaysia chia sẻ kinh nghiệm thu hút khách du lịch.

<http://www.vietnamplus.vn/malaysia chia se kinh nghiem thu hut khach du lich/198292.vnp> [Ngày truy cập: 10 tháng 3 năm 2018].

Võ Minh Cảnh, 2020. Xây dựng chiến lược tiếp thị địa phương của thành phố Cần Thơ định hướng đến năm 2030. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố, Viện Kinh tế - Xã hội thành phố Cần Thơ.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

Armstrong, M. and Taylor, S., 2014. Human Resource Management Practice. UK: Kogan Page Limited.

Ashworth, G. J. and Goodall, B., 2012. Marketing Tourism Places. London: Routledge. London.

Ashworth, G. J. and Voogd, H., 1990. Selling the city. London: Behaven Press. Batra, A., 2006. Tourism Marketing for sustainable development. ABAC Journal,

26(1): 59-65.

Booms, B. H. and Bitner, M. J., 1981. Marketing strategies and organization structures for service firms. Chicago: American Marketing Association.

Buhalis, D., 2000. Marketing the Competitive Destination of the Future. Tourism Management, 21(1): 97-116.

Camelis, C. and Maunier, C., 2013. Toward an identification of elements contributing to satisfaction with the tourism experience. Journal of Vacation Marketing, 19(1): 19-39.

Chi, C.G-Q. and Qu, H., 2008. Examining the structural relationships of destination image, tourist satisfaction and destination loyalty: An integrated approach. Tourism Management, 29(4): 624- 636.

Chye, K.T. and Yeo, L., 2015. Planning for tourism: Creating a vibrant Singapore.

Singapore: Centre for Liveable Cities.

Coltman, M. M.,1989. Tourism Marketing. New York: Van Nostrand Reinhold. Crawford, M. and Benedetto, A.D., 2010. New Products Management, Tenth

Edition. New York: McGraw-Hill.

David, F. R., 2010. Khái luận về quản trị chiến lược. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Trương Công Minh, Trần Tuấn Thạc và Trần Thị Tường Như, 2012. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao Động.

Dwyer, L. and Kim, C., 2003. Destination Competitiveness: Determinants and Indicators. Current Issues in Tourism, 6(5):369-414.

Font, X. and Carey, B., 2005. Marketing sustainable tourism products. Tuscany: United nations Environment Programme.

Fretter, A. D., 1993. Place marketing: A local authority perspective. Oxford: Pergamon Press.

Gilaninia, S. and Mohammadi, M.S.O., 2015. Examination of Marketing Mix on Tourism Development: Tourism Industry in Guilan province. Universal Journal of Management and Social Sciences, 5(1): 1-7.

Hair, Jr.J.F., Black, W.C, Babin, B.J. and Anderson, R.E., 2014. Multivariate data analysis, Seventh Edition. London: Pearson Education Limited.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2023