Đánh Giá Của Khách Du Lịch Về Nguồn Nhân Lực Du Lịch

Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến du lịch của TP. Cần Thơ cũng còn một số hạn chế nhất định. Thành phố đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá về du lịch của địa phương nhưng các hoạt động đó vẫn chỉ diễn ra ở phạm vi hẹp, công nghệ chưa cao, chưa đáp ứng được so với yêu cầu đặt ra, hiệu quả kinh tế đem lại còn thấp, chưa tạo được những sản phẩm du lịch hấp dẫn, có chất lượng để thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được lợi ích của công tác xúc tiến du lịch, các hình thức, nội dung quảng cáo và chương trình khuyến mãi vẫn chưa thật sự hấp dẫn.

Nguồn nhân lực du lịch

Theo Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch thành phố Cần Thơ (2020), tính đến thời điểm năm 2020, lao động ngành du lịch là 5.695 người, tăng gấp 2,95 lần năm 2004. Sự gia tăng về lực lượng lao động cho thấy ngành du lịch đang phát triển và cần nhiều lao động du lịch. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu chung của ngành.

Bảng 4.13: Đánh giá của khách du lịch về nguồn nhân lực du lịch

Các tiêu chí

Điểm TB

Mức độ đánh giá

Nhân viên được đào tạo có đủ kiến thức chuyên môn và hiểu biết về ngành du lịch

3,30

Trung bình

Nhân viên đảm bảo tốt các kỹ năng cho hoạt động du lịch

3,35

Trung bình

Nhân viên quan tâm và đáp ứng kịp thời những yêu cầu của khách du lịch với thái độ niềm nở, chân thành

3,48

Khá

Ngoại hình và trang phục của nhân viên gọn gàng, lịch sự

3,49

Khá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Chiến lược marketing địa phương nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thành phố Cần Thơ - 14

Nguồn: Kết quả phân tích từ 800 phiếu phỏng vấn khách du lịch, 2020.

Theo kết quả phân tích Bảng 4.13, khách du lịch đánh giá kiến thức và kỹ năng của nhân viên chỉ ở mức trung bình và đều thấp hơn so với các tiêu chí khác. Thực tế cho thấy, đa phần các nhân viên làm việc trong lĩnh vực du lịch thường là nhân viên hợp đồng làm việc theo thời vụ, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực cả về lượng và chất đang là vấn đề cấp bách của ngành du lịch. Đây là nhiệm vụ quan trọng và là thách thức đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch của thành phố.

Quy trình cung cấp dịch vụ

Hiện nay, các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn TP. Cần Thơ ngày càng chú trọng hoàn thiện quy trình cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Khách du lịch có thể đăng ký tour trực tiếp tại văn phòng của doanh nghiệp, qua email, điện thoại hoặc website của doanh nghiệp. Quá trình tư

vấn, giới thiệu về các địa điểm du lịch, chương trình, lịch trình rõ ràng, chính xác và nhanh gọn giúp khách du lịch lựa chọn được tour phù hợp. Bảng 4.14 cho thấy, tiêu chí Thủ tục đăng ký tour được khách du lịch đánh giá ở mức khá, trong khi các tiêu chí còn lại chỉ ở mức trung bình.

Bảng 4.14: Đánh giá của khách du lịch về quy trình cung cấp dịch vụ


Các tiêu chí

Điểm TB

Mức độ đánh giá

Thủ tục đăng ký tour nhanh, gọn

3,54

Khá

Tour tuyến, lịch trình tour được sắp xếp chu đáo

3,25

Trung bình

Phân phối các dịch vụ trong tour hợp lý

3,35

Trung bình

Thực hiện dịch vụ đúng cam kết

3,30

Trung bình

Nguồn: Kết quả phân tích từ 800 phiếu phỏng vấn khách du lịch, 2020.

Thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp lữ hành bán tour không đúng như cam kết; thu hút khách bằng việc giảm giá nhưng cắt bớt dịch vụ, làm giảm giá trị chương trình du lịch, nhiều tour giá quá rẻ thường dẫn đến lừa đảo, nhận tiền đặt cọc, mua tour của khách hàng nhưng không tổ chức tour. Điều này đã ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh du lịch Việt Nam nói chung cũng như du lịch TP. Cần Thơ. Chính vì vậy, ngành du lịch cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng các dịch vụ du lịch trên địa bàn và có biện pháp xử lý nghiêm các vi phạm nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách du lịch.

Cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch

Kết quả phân tích Bảng 4.15 cho thấy, khách du lịch đánh giá các tiêu chí liên quan đến cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, như: hệ thống các điểm tham quan du lịch; cơ sở phục vụ lưu trú và ăn uống; khu vui chơi giải trí, thể thao thương mại chỉ ở mức trung bình. Hiện tại, TP. Cần Thơ chưa có những khu, điểm du lịch, khu vui chơi giải trí lớn được đầu tư bài bản mà hầu hết còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, khả năng cạnh tranh chưa cao so với nhiều điểm đến tương đồng trong vùng, trong nước và quốc tế.

Bảng 4.15: Đánh giá của khách du lịch về cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch


Các tiêu chí

Điểm TB

Mức độ đánh giá

Hệ thống các điểm tham quan du lịch hấp dẫn

3,35

Trung bình

Cơ sở phục vụ lưu trú và ăn uống đa dạng, đủ đáp ứng

3,37

Trung bình

Khu vui chơi giải trí, thể thao, thương mại đáp ứng yêu cầu

3,27

Trung bình

Hệ thống thông tin liên lạc hiện đại hiện đại

3,49

Khá

Hệ thống giao thông thuận tiện

3,50

Khá

Nguồn: Kết quả phân tích từ 800 phiếu phỏng vấn khách du lịch, 2020.

Về các tiêu chí liên quan đến cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, như: hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống giao thông được khách du lịch đánh giá ở mức khá. Thành phố Cần Thơ có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại và hệ thống đường bộ, đường sông, đường biển, đường hàng không phát triển giúp kết nối TP. Cần Thơ với các địa phương khác trong vùng, cả nước và quốc tế; đồng thời đây cũng là lợi thế phát triển du lịch TP. Cần Thơ. Tuy nhiên, chính quyền địa phương cũng cần quan tâm nâng cấp hơn nữa hệ thống giao thông, nhất là các tuyến đường trọng điểm, các tuyến lộ đến các điểm du lịch. Thực tế cho thấy, một số điểm vườn du lịch nằm cách xa trung tâm thành phố và hệ thống giao thông tại các nơi này còn kém, đường giao thông nông thôn nhỏ hẹp, hay ùn tắc, ngập lụt vào mùa mưa đã làm hạn chế khả năng tiếp cận của khách du lịch.

Chính quyền địa phương

Thành phố Cần Thơ, với vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, còn giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng ĐBSCL và cả nước. Nghị quyết 59-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã khẳng định: “Xây dựng thành phố Cần Thơ trở thành địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, ổn định”. Dưới sự quản lý, điều hành của chính quyền TP. Cần Thơ thời gian qua, quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Trong khi đó, những bất ổn về chính trị, xung đột tôn giáo, khủng bố trên thế giới có xu hướng gia tăng. Đây là lợi thế của Việt Nam nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng trong thu hút khách du lịch quốc tế.

Bảng 4.16: Đánh giá của khách du lịch về chính quyền địa phương


Các tiêu chí

Điểm TB

Mức độ đánh giá

Chính quyền địa phương quan tâm đầu tư phát triển du lịch hiệu quả

3,70

Khá

Phối hợp các chủ thể địa phương thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm tham gia vào hoạt động marketing địa phương

3,66

Khá

Quản lý an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo

3,69

Khá

Quản lý vệ sinh môi trường, cảnh quan: Xanh - Sạch - Đẹp

3,29

Trung bình

Quản lý an toàn thực phẩm được kiểm tra, giám sát tốt

3,30

Trung bình

Nguồn: Kết quả phân tích từ 800 phiếu phỏng vấn khách du lịch, 2020.

Kết quả phân tích Bảng 4.16 ghi nhận, đánh giá chung của khách du lịch về chính quyền địa phương ở mức khá (3,53/5,0). Công tác quản lý nhà nước về du

lịch của chính quyền địa phương thời gian qua đã có bước phát triển tích cực. Khách du lịch đánh giá khá tốt vai trò của chính quyền địa phương trong việc quan tâm đầu tư và phối hợp các chủ thể địa phương tham gia phát triển du lịch; đặc biệt công tác quản lý an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên, các tiêu chí về quản lý an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường được khách du lịch đánh giá chỉ ở mức trung bình. Thực tế, vẫn còn hiện tượng các quầy bán thức ăn, quán ăn vỉa hè chế biến không đảm bảo vệ sinh và tình trạng ô nhiễm môi trường đã làm cho khách du lịch cảm thấy không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, TP. Cần Thơ mong muốn thu hút được nhiều khách du lịch cần chú trọng công tác quản lý an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường tại các điểm đến; đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền về ý thức giữ gìn và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho mọi đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch.

Cộng đồng dân cư địa phương

(i) Mức độ tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch

Kết quả đánh giá mức độ tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch tại thành phố Cần Thơ theo thang đo của Pretty (1995), gồm 7 bậc từ thấp nhất - Thụ động đến cao nhất - Chủ động, được trình bày ở Hình 4.7, như sau:

Mức độ tham gia

Chủ động Tương tác Chức năng Khuyến khích

Tư vấn Thông tin

Thụ động


4,7


6,7


8,0


10,7


13,3


27,3


29,3

0 5 10 15 20 25 30 Tỷ lệ (%)

Nguồn: Kết quả phân tích từ 150 phiếu phỏng vấn người dân địa phương, 2020.

Hình 4.7: Mức độ tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch

Hình 4.7 cho thấy, người dân địa phương tham gia nhiều nhất ở bậc Khuyến khích với 29,3%. Theo đó, người dân nhận thấy được lợi ích của phát triển du lịch đem đến cho họ cơ hội việc làm tốt hơn sinh kế truyền thống, giúp gia tăng thu nhập và cải thiện các công trình phúc lợi xã hội nên đã thu hút nhiều người tham gia. Hình thức biểu hiện của sự tham gia này là người dân cung cấp dịch vụ du lịch một cách tự phát hoặc tham gia làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; cung cấp hàng hóa, thực phẩm cho các doanh nghiệp.

Bậc Chức năng có 27,3% người dân địa phương tham gia, gồm tham gia vào các nhóm chức năng du lịch như: nhóm văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật dân gian, ẩm thực, hướng dẫn, sản xuất đặc sản địa phương dưới sự giám sát của chính quyền. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tính thời vụ du lịch tại địa phương nên mức độ ổn định về thu nhập của nhóm đối tượng này chưa cao.

Tiếp đến, người dân địa phương tham gia ở mức Thụ động chiếm 13,3%. Theo đó, người dân được thông báo về các hoạt động du lịch diễn ra tại địa phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thông tin thường chỉ tập trung ở một số đại diện của cộng đồng nên người dân hầu như thiếu thông tin về hoạt động du lịch. Điều này đã phần nào làm hạn chế khả năng tham gia của họ. Bên cạnh đó, người dân tham gia ở mức độ Thông tin và Tư vấn chiếm tỷ lệ lần lượt là 10,7% và 8,0%. Hình thức biểu hiện của những sự tham gia này là người dân cung cấp thông tin, trả lời các phiếu phỏng vấn và tham gia các buổi họp của cộng đồng, đóng góp ý kiến về các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch tại địa phương.

Hai mức độ cao nhất trong sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch là Tương tác và Chủ động lại chiếm tỷ lệ thấp nhất, lần lượt 6,7% và 4,7%. Ở bậc Tương tác, người dân địa phương có trình độ học vấn cao, giữ chức vụ trong chính quyền các cấp và tham gia vào quá trình phân tích, lập kế hoạch, hoạch định chiến lược, góp phần trong việc ra quyết định liên quan đến phát triển du lịch tại địa phương. Ở bậc Chủ động, người dân tự đưa ra sáng kiến và chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ bên ngoài, cũng như giữ quyền quyết định đầu tư hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

(ii) Những khó khăn của người dân khi tham gia hoạt động du lịch


Những khó khăn Xung đột lợi ích giữa các bên liên quan Thu nhập từ hoạt động du lịch còn thấp


3,5


4,2

Tính thời vụ trong hoạt động du lịch

Thiếu thông tin về thị trường, SPDL Nguồn lực của gia đình còn hạn chế

3,8


4,3


4,5


0 1 2 3 4 5

Điểm TB

Nguồn: Kết quả phân tích từ 150 phiếu phỏng vấn người dân địa phương, 2020.

Hình 4.8: Những khó khăn của người dân khi tham gia hoạt động du lịch tại TPCT

Kết quả phân tích ở Hình 4.8 cho thấy, các điều kiện hạn chế về nguồn lực gia đình như: vốn, kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ và thiếu thông tin về thị trường, sản phẩm du lịch là những khó khăn rất lớn của người dân khi tham gia hoạt động

du lịch. Bên cạnh đó, đặc điểm của hoạt động du lịch mang tính thời vụ, vào mùa thấp điểm nhu cầu du lịch giảm mạnh kéo theo nhu cầu lao động và các dịch vụ du lịch giảm rất nhanh, dẫn đến thu nhập từ ngành du lịch chưa cao. Ngoài ra, xung đột lợi ích giữa các bên liên quan đã ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch tại địa phương. Những xung đột này phát sinh cả trong cộng đồng dân cư địa phương cùng tham gia thực hiện du lịch; giữa dân cư địa phương và nhà đầu tư; giữa dân cư địa phương và cơ quan quản lý du lịch. Do đó, địa phương cần có các giải pháp khả thi thu hút khách du lịch mang lại nguồn thu nhập, đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân; đồng thời quan tâm phát huy vai trò và đảm bảo lợi ích của các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch. Thông qua phát triển du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Người dân được hưởng lợi ích, từ đó họ có trách nhiệm hơn trong việc tham gia giữ gìn tài nguyên, bản sắc văn hóa; giữ gìn an ninh, trật tự xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.

(iii) Mong muốn của người dân địa phương khi tham gia hoạt động du lịch


4,3


4,0


4,2


4,5


4,4


3,6


3,5


3,8

Mong muốn của người dân địa phương

Tôi mong muốn khách du lịch đến

Cần Thơ nhiều hơn nữa

Tôi sẵn sàng tham gia tích cực vào

hoạt động du lịch

Tôi ủng hộ việc phát triển du lịch tại địa phương

Địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động marketing

Được hỗ trợ về vốn, trang thiết bị, kỹ thuật

Được tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ

du lịch

Được cung cấp tài liệu hướng dẫn

kinh doanh du lịch

Được địa phương phổ biến đầy đủ thông tin về hoạt động du lịch

0 1 2 3 4 5

Điểm TB


Nguồn: Kết quả phân tích từ 150 phiếu phỏng vấn người dân địa phương, 2020.

Hình 4.9: Mong muốn của người dân khi tham gia hoạt động du lịch tại TPCT

Kết quả phân tích ở Hình 4.9 cho thấy, người dân đều ủng hộ và sẵn sàng tham gia tích cực vào phát triển du lịch của địa phương. Người dân mong muốn được chính quyền địa phương, các tổ chức bên ngoài và doanh nghiệp kinh doanh du lịch hỗ trợ cung cấp thông tin, tài liệu hướng dẫn kinh doanh du lịch; tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ du lịch; hỗ trợ về vốn, trang thiết bị và kỹ thuật để họ có sự chuẩn bị chu đáo các kế hoạch, phương án cụ thể khi tham gia hoạt động du lịch tại địa phương. Đồng thời, địa phương cũng cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động marketing để đáp ứng nhu cầu khách du lịch, đem lại lợi ích cho mọi đối tượng khi tham gia vào hoạt động du lịch.

(iv) Kết quả đánh giá của khách du lịch về dân cư địa phương

Bảng 4.17: Đánh giá của khách du lịch về dân cư địa phương


Các tiêu chí

Điểm

TB

Mức độ đánh giá

Người dân địa phương thân thiện và mến khách

3,58

Khá

Người dân quan tâm bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch

3,35

Trung bình

Người dân tích cực tham gia giữ gìn an ninh, trật tự xã hội

3,56

Khá

Những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của người dân địa phương hấp dẫn khách du lịch

3,65

Khá

Nguồn: Kết quả phân tích từ 800 phiếu phỏng vấn khách du lịch, 2020.

Bảng 4.17 cho thấy, đánh giá chung của khách du lịch về Dân cư địa phương ở mức khá (3,54/5,0). Du lịch Cần Thơ không chỉ hấp dẫn bởi sở hữu nhiều thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp đậm chất miền Tây sông nước mà còn để lại ấn tượng sâu sắc nơi lòng khách du lịch bởi những nét văn hóa truyền thống đặc trưng cùng sự hiền hòa, dung dị của người dân địa phương mến khách, nhiệt tình và chân thành, luôn tạo cho khách thập phương nhiều cảm xúc khó tả. Tuy nhiên, người dân địa phương vẫn chưa thấy rõ những lợi ích lâu dài từ hoạt động du lịch nên ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên, cảnh quan và các giá trị văn hóa truyền thống còn hạn chế; vẫn còn tình trạng vứt rác bừa bãi xuống sông gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường.

Doanh nghiệp du lịch

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp du lịch đã mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng quy mô, tham gia chương trình kích cầu du lịch, tăng cường kết nối với các tỉnh, thành trong cả nước xây dựng tour, tuyến du lịch mới, từng bước phát triển, khẳng định vai trò đóng góp quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương. Bảng 4.18 cho thấy, giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng doanh nghiệp lữ hành đạt 13,7%/năm, điểm vườn du lịch 20,1%/năm, cơ sở homestay 15,5%/năm. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tình hình hoạt động khó khăn, có 29 cơ sở lưu trú ngừng hoạt động nên tăng trưởng bình quân về cơ sở lưu trú trong giai đoạn này chỉ đạt 1,0%/năm.

Bảng 4.18: Số lượng doanh nghiệp du lịch tại thành phố Cần Thơ


Stt

Chỉ tiêu

ĐVT



Năm



2016

2017

2018

2019

2020

1

Doanh nghiệp lữ hành

Đơn vị

40

57

59

66

64

2

Điểm vườn du lịch

Cơ sở

17

27

32

33

33

3

Cơ sở homestay

Cơ sở

12

15

19

21

21

4

Cơ sở lưu trú

Cơ sở

244

270

275

280

251

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch thành phố Cần Thơ, 2016-2020.

Tuy đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng các doanh nghiệp du lịch vẫn tồn tại một số hạn chế chủ yếu về nguồn nhân lực, quy mô doanh nghiệp, liên kết giữa các doanh nghiệp và năng lực marketing.

Về nguồn nhân lực, ở các điểm du lịch, hầu hết lao động là người trong gia đình tự quản lý, nhân viên chủ yếu là lao động phổ thông và đa phần chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch. Ở các doanh nghiệp lữ hành đều thiếu nhân lực có bằng cấp chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch, vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp hoạt động chỉ có một người làm chủ, còn lại thuê nhân viên bên ngoài, hướng dẫn viên theo thời vụ. Đối với các cơ sở lưu trú, các khách sạn từ 3 đến 5 sao đều có chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên nên nguồn nhân lực ổn định và có trình độ, năng lực tương xứng; các khách sạn từ 2 sao trở xuống, trình độ của nhân viên còn hạn chế, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ đã gây khó khăn trong trao đổi với khách nước ngoài về các dịch vụ cung cấp.

Về quy mô doanh nghiệp, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng đa phần đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc kinh doanh còn mang tính manh mún, phân tán, sức cạnh tranh yếu và gặp nhiều khó khăn trong khai thác bổ sung các dịch vụ. Khi số lượng khách du lịch tăng lên, những doanh nghiệp này sẽ bị hạn chế về khả năng phục vụ các đoàn khách du lịch lớn và áp dụng những công nghệ quản lý tiên tiến hiện đại.

Về liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, đòi hỏi tính liên ngành, liên vùng, liên doanh nghiệp và xã hội hóa cao. Tuy nhiên, việc phát triển các hình thức kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố thời gian qua vẫn còn mang tính tự phát, thiếu sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp thành một chuỗi các dịch vụ cung cấp đồng bộ cho khách du lịch.

Về năng lực marketing, kết quả phân tích Bảng 4.19 cho thấy, đánh giá chung của khách du lịch về năng lực marketing của doanh nghiệp du lịch chỉ ở mức trung bình (3,27/5,0).

Bảng 4.19: Đánh giá của khách du lịch về năng lực marketing của DNDL

Các tiêu chí

Điểm TB

Mức độ đánh giá

Doanh nghiệp quan tâm nắm bắt và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch

3,21

Trung bình

Doanh nghiệp đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm

3,28

Trung bình

Doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi của khách du lịch

3,30

Trung bình

Doanh nghiệp có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

3,29

Trung bình

Nguồn: Kết quả phân tích từ 800 phiếu phỏng vấn khách du lịch, 2020.

Thực trạng hoạt động marketing của các doanh nghiệp du lịch TP. Cần Thơ về tìm hiểu thị trường du lịch, nhu cầu khách du lịch và khả năng đáp ứng nhu cầu

Xem tất cả 264 trang.

Ngày đăng: 29/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí