Quy Mô Và Năng Lực Sản Xuất Ngành Dệt May



yếu tố môi trường và hoàn cảnh nội bộ để có thể xác định và xếp loại thứ bậc quan trọng của những cơ hội, đe dọa từ môi trường, cùng những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, đặc biệt là làm rò những yếu tố có thể coi là năng lực lòi của doanh nghiệp, những rào cản xâm nhập và rút lui mà doanh nghiệp có thể dựng lên trước các đối thủ và ngược lại. Nói cách khác là thông qua phân tích môi trường và hoàn cảnh nội bộ, doanh nghiệp phải là người “biết địch, biết ta”.

3) Coi trọng vấn đề xây dựng và phát triển sứ mạng, sản phẩm, dịch vụ như là yếu tố sống còn của doanh nghiệp để có sự đầu tư thích đáng cho việc xây dựng triết lý, định hướng kinh doanh, dự báo nhu cầu, khách hàng, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch cụ sẽ cung ứng và công nghệ được sử dụng cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

4) Mục tiêu đề ra phải đảm bảo tính tiên tiến nhưng hiện thực, có hệ thống nhưng linh hoạt, cụ thể và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để một mặt mang tính thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực phấn đấu, nhưng mặt khác lại kích thích họ hoàn thành và giảm thiểu những tổn thất vô ích trong quá trình thực hiện.

5) Sử dụng các kỹ thuật khác nhau để hình thành các phương án chiến lược. Việc lựa chọn phải dựa trên những tiêu chuẩn nhất định và được xem xét ở nhiều phương diện: nguồn lực của doanh nghiệp, mục tiêu cần đạt, hiệu quả kinh tế…, trên cơ sở phát triển các năng lực lòi – yếu tố quyết định tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

6) Bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ giữa các chiến lược, giữa chiến lược cấp công ty với chiến lược các đơn vị kinh doanh và chiến lược chức năng, giữa chiến lược với các chính sách triển khai thực thi chiến lược.

7) Có chiến lược dự phòng để phản ứng kịp thời trước những rủi ro do biến động của thị trường trong quá trình thực hiện.


TÓM TẮT CHƯƠNG I

Chương này đã cho ta thấy một cái nhìn tổng quan về chiến lược, quản trị chiến lược, các lọai hình chiến lược và cách xây dựng một chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

Việc áp dụng quản trị chiến lược ở các tổ chức là hết sức cần thiết. Không chỉ đơn thuần các tổ chức kinh doanh lớn mới cần xây dựng chiến lược hoạt động mà ngay cả các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần xây dựng cho mình một chiến lược. Chiến lược kinh doanh có thể được coi như là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của tổ chức, góp phần vào sự thành công đặc biệt trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay.


CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 28 QUẢNG NGÃI

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

2.1.1 Quy mô và năng lực sản xuất ngành dệt may


Theo thống kê của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, đến tháng 12/2010, ngành dệt may Việt Nam có khoảng 2.200 doanh nghiệp, trong đó: doanh nghiệp trong nước chiếm 75,8%, phần lớn có quy mô vừa và nhỏ và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 24,2%. Số doanh nghiệp Dệt may Việt Nam có vốn điều lệ dưới 5 tỉ đồng chiếm 75,1%. Số lượng các doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 5 tỉ đồng chiếm khoảng 24,9%. Theo tiêu chí sử dụng lao động, số các doanh nghiệp sử dụng dưới 1.000 lao động chiếm 86,9% tổng số doanh nghiệp ngành dệt may. Trong khi đó, những doanh nghiệp lớn của các nước như Trung Quốc và Ấn Độ sử dụng tới

hơn 10.000 lao động9.

Hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chỉ tập trung phát triển sản xuất gia công, tức là thực hiện công đoạn lắp ráp. Tỷ lệ các sản phẩm dệt may chiếm tỷ lệ rất cao 64,8% trong khi các sản phẩm phụ trợ và phụ liệu chỉ chiếm tỷ lệ 1,6%, sợi 4,3% và nhuộm 17,4%10.

Bảng 2.1: Cơ cấu sản phẩm Dệt may Việt Nam


Stt

Quy mô

Tỷ lệ

1

Dệt may

64,8%

2

Dệt nhuộm

17,4%

3

Phụ trợ & phụ liệu

1,6%

4

Sợi

4,3%

5

Sản phẩm khác

11,9%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Nguồn: Tập đoàn Dệt May Việt Nam (2010) [15]


9 Tập đoàn Dệt may Việt Nam (2010) [15]

10 Tập đoàn Dệt may Việt Nam (2010) [15]



Doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay bị phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu với giá trị nguyên phụ liệu nhập khẩu thường chiếm 70- 80% so với giá trị kim ngạch xuất khẩu. Do đó, giá trị gia tăng của các sản phẩm may mặc Việt Nam thấp, dẫn đến lợi nhuận thu về chưa tương xứng với khả năng cũng như giá trị xuất khẩu cao trong những năm qua.

2.1.2 Nguồn nhân lực ngành dệt may

Đến tháng 5/2010 toàn ngành dệt may đã sử dụng hơn 2,5 triệu lao động (hơn 400 ngàn lao động so với năm 2005), trong đó tỷ lệ nữ chiếm gần 80%. Lao động Việt Nam chủ yếu tự học, đào tạo theo phương thức kèm cặp trong các nhà máy, xí nghiệp là chủ yếu. Lực lượng cán bộ kỹ thuật ngành dệt may ngày càng thiếu và giảm đi do sức hấp dẫn về lương của các ngành khác, các trường đào tạo

kỹ sư ngành dệt may không hấp dẫn người theo học11. Chính vì vậy, ngành dệt may

vẫn thiếu hụt một lượng kỹ sư nghiên cứu phát triển và thiết kế giỏi trong ngành dệt may hiện tại và tương lai.

2.1.3 Thị trường và kim ngạch xuất khẩu

Từ năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam luôn đóng vai trò quan trọng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may đã tăng liên tục từ mức 1,15 tỷ Usd vào năm 1996 lên gần 2 tỷ Usd vào năm 2001 và tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu dệt may có bước chuyển biến mạnh vào năm 2002, tăng 38,3% so với năm 2001 và tiếp tục tăng trong các năm sau. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 7,75 tỷ Usd, tăng 32,3% so với 2006. Kim ngạch năm 2008 đạt 9,13 tỷ Usd, tăng 17,8% so với năm 2007. Trong năm 2009, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng kim ngạch xuất khẩu của ngành vẫn đạt 9,2 tỷ Usd, tăng 1% so với năm 2008 trong điều kiện giá cả hàng hoá thế giới giảm mạnh (từ 10-15%). Chính vì vậy, Việt Nam được coi là một trong số ít các nước duy trì được kim ngạch xuất khẩu khá trong năm 2009. Năm 2010, Việt Nam vẫn duy trì được


11 Hiệp hội Dệt may Việt Nam – Vitas [15]



mức tăng trưởng xuất khẩu cao, đạt kim ngạch 11,2 tỷ Usd, tăng 21,7% so với cùng kỳ 2009.

Hình 2 1 Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu 2006 2010 23 Về thị trường nội 1

Hình 2.1: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu (2006-2010) [23]


Về thị trường nội địa, trong những năm gần đây, dệt may Việt Nam phát triển nhanh chóng với dân số trên 86 triệu dân và thu nhập từng bước được nâng cao. Hiện nay nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc của thị trường trong nước tương đương trên 400 ngàn tấn sản phẩm dệt/năm, và trong những năm tới nhu cầu hàng may mặc của thị trường nội địa ngày một tăng cao cùng với sự tăng trưởng đều đặn của thu nhập và mức sống dân cư (khoảng 5%/năm). Mặc dù mức tiêu dùng còn khiêm tốn nhưng xét về tương quan, thì quy mô thị trường nội địa không quá nhỏ bé so với thị trường xuất khẩu. Năm 2009, tiêu thụ hàng dệt may trong nước đạt mức 3,2 tỷ Usd (quy đổi); và năm 2010 là 4,5 tỷ Usd. Trong chiến lược phát triển ngành dệt may tới năm 2015, ngành dệt may đặt chỉ tiêu tiêu thụ tại thị trường nội địa đạt

trên 8,6 tỷ Usd, bằng 1/3 mục tiêu xuất khẩu là 18 tỷ Usd12.

2.1.4 Công nghiệp phụ trợ dệt may

Đến nay công nghiệp phụ trợ ngành dệt may chưa phát triển mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong nhiều năm qua. Đến cuối năm 2010 ngành vẫn phải nhập khẩu tới 80% bông, gần 100% các loại xơ sợi tổng hợp, hóa chất thuốc nhuộm, máy móc,


12 Tập Đoàn Dệt may Việt Nam (2010) [15]



thiết bị và phụ tùng, 70% vải và 50% đến 70% các loại phụ liệu cho may xuất khẩu13. Các doanh nghiệp may vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ cung ứng, giá nguyên phụ liệu của các nhà cung cấp nước ngoài. Tính đến thời điểm này, tại Việt Nam mới chỉ có các cơ sở sản xuất một số chủng loại phụ liệu chính như: chỉ

may, cúc nhựa, khóa kéo, băng chun, nhãn mác, bao bì và chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của thị trường.

2.2 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN 28 QUẢNG NGÃI

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần 28 Quảng Ngãi tiền thân là Xí nghiệp may 27/7 – Quân khu 5, được thành lập từ năm 1979 với nhiệm vụ chủ yếu là may các sản phẩm quân trang cho Quân khu 5. Năm 1999, Xí nghiệp may 27/7 chính thức sáp nhập vào Công ty 28 – Tổng cục Hậu cần bằng quyết định số 637/1999/QĐ-BQP.

Năm 2000, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định số 503/200/QĐ-BQP ngày 10/04/2000 về việc thành lập Chi nhánh Công ty 28 tại Quảng Ngãi.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp Quân đội sang mô hình công ty cổ phần, Chi nhánh được Bộ Quốc phòng phê duyệt chuyển thành Công ty cổ phần theo quyết định số 2430/QĐ-BQP ngày 21/9/2006, Chi nhánh Quảng Ngãi đã chính thức được đổi tên thành Công ty Cổ phần 28 Quảng Ngãi.

Hiện nay, Công ty CP 28 Quảng Ngãi có cơ sở vật chất tốt, đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên. Công ty có hơn 850 lao động với trình độ chuyên môn tay nghề khá, và luôn được củng cố đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công ty có khoảng 550 máy may các loại và các máy móc thiết bị chuyên dùng như: máy trải vải tự động, hệ thống giác sơ đồ trên máy vi tính, các máy chuyên dùng cho sản xuất áo jacket, áo khoác nữ, quần bảo hộ lao động cao cấp. Nhiều năm nay công ty chủ yếu thực hiện hàng quân trang, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và nhận gia công cho các công ty lớn tại Việt Nam. Cuối năm 2010, Công ty chuẩn bị những điều kiện thuận lợi và đến đầu năm 2011, Công ty mới bắt đầu thực hiện xuất khẩu


13 Hiệp hội Dệt may Việt Nam – Vitas [15]



sản phẩm. Sản phẩm của Công ty được xuất đi đến các nước EU thông qua nhà công nghiệp, các hãng thời trang nổi tiếng như: Marubeni, AMW, Snickers… Năm 2006, Công ty đã được tổ chức BM TRADA cấp giấy chứng nhận “Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001–2000”.

2.2.2 Thông tin cơ bản của doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi

Tên giao dịch đối ngoại: 28 Quang Ngai Join Stock Company (28 Quang Ngai JSC Co.)

Trụ sở: 121 Lê Trung Đình, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Điện thoại: (055) 3822647 – Fax (055) 3828507

Email: agtexqng@dng.vnn.vn

Vốn điều lệ : 10.742.865.000 đồng

Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm dệt, may, nguyên phụ liệu bao bì phục vụ sản xuất hàng may mặc...

2.2.3 Cơ cấu tổ chức

Công ty Cổ phần 28 Quảng Ngãi được tổ chức theo mô hình “trực tuyến- chức năng”, gồm có: Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các Phòng ban chức năng (Phòng Kỹ thuật, Phòng Kế hoạch, Phòng Kế toán, Phòng Tổ chức Hành chính), phân xưởng cắt và 2 phân xưởng sản xuất.


Chutich HĐQT


ng Giamƒ Đôƒc

Phong Kêƒ Toaƒn

Phong TCHC


Phân Xưng 01


P.Xưởng Cătƒ


Phân Xưởng 02




Phoƒ ng Giamƒ Đôƒc

Phong Kêƒ Hoach

Phong KyThuât

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức Công ty 28 Quảng Ngãi Nguồn: Công ty cổ phần 28 Quảng Ngãi (2010) [13]

2.2.4 Phạm vi hoạt động của Công ty

Hoạt động chủ yếu của Công ty hiên nay là sản xuất kinh doanh sản phẩm may mặc với sản phẩm thế mạnh là áo jacket, áo khoác, quần bảo hộ lao động cao cấp… Năng lực sản xuất khoảng trên 1,5 triệu sản phẩm/năm, thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước EU.

Hiện tại doanh thu xuất khẩu của Công ty chiếm tỷ trọng rất thấp (chưa đến 10% tổng doanh thu thực hiện). Hoạt động xuất khẩu của Công ty được thực hiện theo đơn đặt hàng nước ngoài với hình thức bán thành phẩm (FOB) và gia công (CM). Với hình thức bán FOB, Công ty nhận đơn đặt hàng khách hàng nước ngoài, thiết kế mẫu mã sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và mua nguyên phụ liệu của các nhà cung cấp do khách hàng chỉ định, sản xuất thành phẩm và bán cho khách hàng. Hình thức CM là hình thức mà Công ty nhận đơn đặt hàng của khách hàng, bao gồm mẫu mã đã được thiết kế, một phần hoặc tất cả nguyên phụ liệu, sản xuất và giao cho khách hàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/07/2022