Triệu Người 17 . Số Liệu Trên Cho Thấy Tiềm Năng Về Nguồn Lao Động Rất Dồi Dào.



Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu, Công ty còn tham gia vào hoạt động khai thác thị trường nội địa với sản lượng sản phẩm đưa ra thị trường hàng năm khoảng 500 ngàn bộ quần áo bảo hộ lao động và dân quân tự vệ, chiếm 32% năng lực sản xuất. Phần lớn doanh thu còn lại (gần 60%) từ gia công xuất khẩu).

Bên cạnh đó, Công ty còn có nhiệm vụ sản xuất quân trang cho bộ đội (quân phục sỹ quan, chiến sỹ) khi có chỉ lệnh của cơ quan cấp trên.

2.2.5 Mục tiêu hiện tại của Công ty

“Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực, ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, nhằm mục đích tối đa hoá giá trị doanh nghiệp, tạo việc làm và thu nhập ổn định

cho người lao động, xây dựng Công ty ngày càng phát triển bền vững góp phần vào sự phát triển chung của Tổng Công ty 28”14 .


2.3 CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

2.3.1 Các yếu tố vĩ mô

2.3.1.1 Các yếu tố về kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 2000-2010 rất tốt và ổn định (Bảng 2.2). Tuy năm 2008 và 2009 có phần giảm sút do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng đã tiếp tục gia tăng trong năm 2010 và thuộc nhóm có mức tăng trưởng khá cao trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, Chính phủ đã và đang huy động và duy trì mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế, kéo theo nhu cầu và thúc đẩy thị trừờng hàng hoá trong đó có thị trường sản phẩm dệt may.

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2000-2010


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

GDP(%)

6.79

6.84

7.04

7.24

7.84

8.04

8.24

8.5

6.2

4.7

6.78

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi Đến Năm 2020 - 7

Nguồn: Ngân hàng Phát Triển Châu Á (ADB) [14]



14 Nguồn: Báo cáo đại hội Chi bộ Công ty CP 28 Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2010-2015 [13]



Theo Tổng cục Thống kê, nếu so với năm 1997, hiện nay có 55.75% số hộ gia đình trong cả nước có mức sống khá hơn. Mức thu nhập bình quân đầu người cũng có khuynh hướng tăng lên (Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 của Việt Nam là 1.160 Usd/người/năm). Lúc này, bên cạnh các nhu cầu thiết yếu hàng ngày, người tiêu dùng sẽ hướng đến những nhu cầu cao hơn, một trong những nhu cầu đó là nhu cầu làm đẹp bằng các sản phẩm may mặc, thời trang. Đây là một lợi thế rất lớn đối với các doanh nghệp dệt may Việt Nam trong đó có Công ty CP 28 Quảng Ngãi.

Lạm phát cao sẽ gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong năm 2007, 2008 là rất cao đặc biệt là cuối năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6.2011 tăng 1,09% so với tháng 5, nâng tổng mức lạm phát 6 tháng đầu năm 2011 lên 13,29%, dự báo cho 6 tháng cuối năm, ngay cả trong trường hợp tốt nhất, CPI theo năm của tháng 12-2011 cũng khó có thể thấp hơn 15%, còn CPI trung bình trong năm cũng sẽ không dưới 17%15. Khu vực sản

xuất kinh doanh đã và đang chịu ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất cao làm chi phí đầu vào tăng cao tác động đến sản xuất kinh doanh. Trong 6 tháng đầu năm 2011, lãi suất huy động vốn bình quân tăng khoảng 3% so với cuối năm 2010 (năm 2010 bình quân khoảng 12%/năm), chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay khá lớn (khoảng 3-4%); việc vay vốn tín dụng của một bộ phận doanh nghiệp còn khó khăn; tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng. Lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp sụt giảm, một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh.

Với việc điều chỉnh biên độ tỷ giá trong thời gian vừa qua của Chính phủ đã có những tác động tích cực đối với nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Tỷ giá đã phản ánh sát với thực tế cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế hơn, hỗ trợ tốt cho xuất khẩu.

2.3.1.2 Các yếu tố chính trị và luật pháp

(a) Về chính trị:

Môi trường chính trị ổn định có một ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, giải quyết


15 Tổng cục Thống kê (26/4/2011).



được việc làm cho người lao động, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, có tác động mạnh đến tăng nhu cầu tiêu dùng xã hội. Quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng, tham gia vào nhiều các tổ chức kinh tế quốc tế, củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Chính phủ đã và đang thực hiện một cách mạnh mẽ những cam kết cải cách hành chính, cải cách toàn diện nền kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh năng động và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, mặc dù Việt Nam có tình hình chính trị ổn định nhưng thủ tục hành chính còn rườm rà, nạn tham nhũng của một số cán bộ, công chức vẫn còn tồn tại… Trong quan hệ quốc tế, bên cạnh những yếu tố tích cực vẫn còn tồn tại một số những bất ổn, tranh chấp về biển Đông liên quan đến nhiều nước sẽ còn diễn biến phức tạp, chủ quyền quốc gia vẫn còn tiền ẩn những nguy cơ bị đe doạ, các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước vẫn tiếp tục chống phá cách mạng nước ta. Do đó, bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế chúng ta tiếp tục phải xây dựng

quân đội chính quy, hiện đại nhằm giữ vững chủ quyền lãnh thổ và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta 16. Các yếu tố trên sẽ tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp trong việc đầu tư, mở rộng phát triển kinh doanh trong thời gian tới.

(b) Về luật pháp:

Trong xu hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, Quốc hội đã ban hành và tiếp tục hoàn chỉnh các bộ luật kinh tế như: Luật đầu tư trong nước; Luật đầu tư nước ngoài; Luật thương mại; Luật doanh nghiệp; Luật thuế thu nhập doanh nghiệp… để đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiều chính sách kinh tế thông thoáng nhằm khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế cũng được thông qua đã góp phần tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh và ổn định cho toàn bộ nền kinh tế.

Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều bất cập trong việc triển khai và chấp hành luật định, nội dung các điều luật chưa thật rò ràng và hợp lý, thiếu sự nhất quán và


16 Báo cáo tại hội nghị triển khai nhiệm vụ 2011 Tổng cục Hậu cần – Bộ quốc phòng (12/2010).



đồng bộ giữa các điều khoản, các quy định gây ra nhiều tranh cãi giữa doanh nghiệp và các cơ quan áp dụng, cũng như giữa các cơ quan thi hành luật với nhau… Những hạn chế này đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và phát triển.

2.3.1.3 Yếu tố xã hội

Dân số Việt Nam đến 0h ngày 01/04/2010 trên 86 triệu người, trong đó khu vực nông thôn chiếm 77% tổng dân số. Dự báo đến năm 2015 dân số Việt Nam lên đến

89.2 triệu người17. Số liệu trên cho thấy tiềm năng về nguồn lao động rất dồi dào.

Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp được đánh giá khá cao đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Lực lượng lao động trong độ tuổi của nước ta năm 2010 khoảng 46,21 triệu người, tăng 2,12% so với năm 2009. Ttỷ lệ thất nghiệp năm 2010 là 2,88%. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị năm 2010 là 4,43%, giảm 0,17%. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn là 2,27%, tăng 0,02% so với năm 2009. Tỷ lệ dân số cả nước từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động tăng từ 76,5%

lên 77,3% năm 201018. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp cao lại tạo điều kiện cho Công

ty CP 28 Quảng Ngãi trong việc mở rộng và phát triển sản xuất với chi phí lao động thấp, đặc biệt trong ngành may mặc là ngành thâm dụng lao động cao.

Bảng 2.3: Tình hình dân số Việt Nam qua các năm (1995-2010)

Đơn vị: triệu người

Năm

1995

1997

1999

2001

2003

2005

2006

2010

Tổng dân số

72.0

73.8

76.6

78.7

80.1

83.1

84.2

86.0

Dân số thành thị

14.9

16.4

18.08

19.5

20.9

22.4

23.17

26.4

Dân số nông thôn

57.06

57.50

58.5

59.2

60.03

60.15

60.3

59.6

Nguồn: Niên giám thống kê qua các năm [18]


2.3.1.4 Yếu tố kỹ thuật công nghệ

Thị trường lao động ngoài nước cũng được mở rộng, lao động Việt Nam có cơ hội tham gia tích cực vào quá trình phân công lao động quốc tế, có cơ hội tiếp


17 Tổng cục thống kê (7/2010)

18 Tổng cục Thống kê (8/2011)



cận với khoa học kỹ thuật sản xuất tiên tiến, tiếp cận những tri thức và công nghệ mới 19. Xu hướng nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ hoá, tự động hoá trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong hoạt động nghiên cứu, quản trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tạo cơ

hội cho Công ty CP 28 Quảng Ngãi có thể tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ quản lý tiên tiến, công nghệ thiết kế,… đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh và công nhân kỹ thuật lành nghề.

2.3.2 Môi trường ngành

Theo Michael Porter, môi trường vi mô (môi trường ngành) của doanh nghiệp gồm có các yếu tố chủ yếu: (1) các đối thủ cạnh tranh trong ngành; (2) khách hàng; (3) nhà cung cấp; (4) các đối thủ tiền ẩn; (5) các sản phẩm thay thế. Các yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp, trong đó có Công ty CP 28 Quảng Ngãi.

2.3.2.1 Các đối thủ cạnh tranh

Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Công ty CP 28 Quảng Ngãi

Trước đây Viêt Nam vẫn được coi là có lợi thế về giá nhân công rẻ, nhưng hiện nay chi phí lao động dệt may Việt Nam vẫn cao hơn một số vùng nông thôn của Trung Quốc và một số nước trong khu vực. Ngành dệt may Việt Nam cũng đang phụ thuộc khá lớn vào nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc với khoảng 70% nguyên liệu phải nhập khẩu. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, trong đó có Công ty CP 28 Quảng Ngãi, đang phải chịu nhiều áp lực rất lớn về chi phí đầu vào tăng cao, không chủ động được kế hoạch sản xuất và nguồn sản xuất để phục vụ cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Chính vì vậy, trên bình diện quốc tế, Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất, có sức ảnh hưởng lớn trực tiếp đến thị trường dệt may thế giới và khu vực. Bên cạnh đó, một số quốc gia cũng có khả năng cạnh tranh cao trong lĩnh vực dệt may như: Ấn Độ, Indonexia, Bangladesh...



19 Tạp chí kinh tế dự báo số 9 (2007)



Trong nước, số lượng các doanh nghiệp trong ngành dệt may cũng rất lớn, đến tháng 12/2010, ngành dệt may Việt Nam có khoảng 2.200 doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp trong nước chiếm 75,8%, phần lớn có quy mô vừa và nhỏ với các sản phẩm may mặc phổ biến là quần dài, quần short, áo jacket, áo sơ mi, áo vest, áo thun… chiếm 70% sản phẩm may toàn ngành 20. Công ty CP 28 Quảng Ngãi là doanh nghiệp nằm trong nhóm các công ty có quy mô lớn, mặc dù đã có bề dày kinh nghiệm

trong ngành may từ khi được thành lập (xí nghiệp may 27/7 – Quân khu 5 - năm 1979), nhưng trong suốt quá trình hình thành và phát triển cho đến nay, hoạt động sản xuất của Công ty chủ yếu theo kế hoạch trên giao với nhiệm vụ chính là sản xuất quân trang cho bộ đội. Việc chuyển sang hạch toán độc lập, hoạt động theo cơ chế thị trường từ năm 2006 và tham gia thị trường xuất khẩu mới được thực hiện từ đầu năm 2011. Cũng chính vì vậy, năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường còn rất nhiều hạn chế, Công ty chưa tạo được uy tín, hình ảnh riêng của mình trên thương trường, mà chủ yếu được biết đến nhờ vào hình ảnh của Tổng Công ty 28.

Với quy mô lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu tập trung vào phân khúc thị trường áo jacket, áo khoác nữ thời trang, quần áo bảo hộ lao động với các đơn hàng dài, yêu cầu kỹ thuật, chất lượng cao. Do đó, tuy đối thủ cạnh tranh rất nhiều, nhưng đối thủ cạnh tranh chính của Công ty là các doanh nghiệp có quy mô, sản xuất cùng loại sản phẩm, phục vụ cho cùng một phân khúc thị trường. Điển hình là các công ty sau:

Công ty TNHH một thành viên May Vinatex Quảng Ngãi có trụ sở tại Lô C6 – KCN Tịnh Phong – Sơn Tịnh - Quảng Ngãi với diện tích khoảng 49.000m2, chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu với quy mô gần 3 triệu áo jacket/năm, giải quyết việc làm cho 3.400 lao động tại Khu công nghiệp Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh. Công ty này được Vinatex mua lại từ Công ty Cổ phần may Đại Cát Tường và trở thành một trong những đối thủ cạnh tranh lớn của các doanh nghiệp ngành may ở khu vực Miền Trung.


20 Hiệp hội dệt may Việt Nam – Vitas [15].



Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hoà Thọ được thành lập từ năm 1962, là một thành viên của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam, có trụ sở chính đặt tại số 36 Ông Ích Đường - Quận Cẩm Lệ - Thành Phố Đà Nẵng. Sản phẩm của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hoà Thọ đã có mặt ở hầu hết các thị trường trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Đông, Nam Mỹ,… thông qua các nhà nhập khẩu lớn tại nhiều nước. Với gần 7.000 lao động là cán bộ quản lý, các nhà thiết kế, kỹ thuật và công nhân may có tay nghề cao, năng lực sản xuất 10 triệu sản phẩm/năm, Dệt May Hoà Thọ là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành Dệt May Việt Nam. Công ty Cổ phần May Trường Giang có trụ sở tại 239 Huỳnh Thúc Kháng, TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, được thành lập năm 1979. Là một trong những Công ty có bề dày hoạt động trong lĩnh vực may mặc Việt Nam, trên nền tảng đó, Công ty đã từng bước khẳng định vị thế của mình trong và ngoài nước. Công ty đã đầu tư phát triển công nghệ phục vụ cho sản xuất được khách hàng đánh giá cao. Hiện nay, công ty đã đầu tư đổi mới công nghệ, trang bị trên 950 thiết bị

may tiên tiến, hiện đại của Nhật Bản, với trên 10.000m2 nhà xưởng, năng lực sản

xuất áo jacket trên 1 triệu sản phẩm/năm. Sản phẩm xuất khẩu của công ty được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới như EU, Hoa Kỳ, Đài Loan, Hàn Quốc, … đã tạo được uy tín trên thị trường.

Công ty CP May Bình Định có trụ sở chính tại 105 Trần Hưng Đạo, TP Quy Nhơn, được thành lập năm 2006. Hiện nay tổng số lao động của Công ty CP May Bình Định đã trên 6.000 người với năng lực sản xuất gần 2.7 triệu áo jacket/năm. Điểm mạnh của Công ty này là tập trung đầu tư vào công tác nghiên cứu thị trường, thị hiếu thời trang, công tác thiết kế, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm rất được chú trọng, Công ty thường xuyên có hàng trăm mẫu mã khác nhau phục vụ khách hàng thuộc phân khúc của mình. Sản phẩm xuất khẩu của công ty được xuất khẩu đến EU, Hoa Kỳ, Nhật…

Năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần 28 Quảng Ngãi so với các đối thủ cạnh tranh chính trên được thể hiện ở ma trận hình ảnh cạnh tranh (bảng 2.4).



Tập hợp 12 yếu tố chính được cho là có tác động quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các yếu tố này được cấu trúc thành các biến quan sát (Scale items) từ c1 đến c12 nhằm xem xét mức độ quan trọng của chúng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thang đo được sử dụng là thang đo khoảng 5 bậc (Interval scale) nhằm lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia về các biến quan sát (Phụ lục 01-04). Điểm phân loại các yếu tố do tác giả chấm sau khi tham khảo ý kiến của cán bộ, đồng nghiệp Công ty CP 28 Quảng Ngãi và Tổng Công ty 28.

Bảng 2.4: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Công ty CP 28 Quảng Ngãi



Biến


Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp


Mức độ quan trọng


Công ty CP 28 Quảng Ngãi


Công ty Vinatex Quảng Ngãi


Công ty Hoà Thọ


Công ty Trường Giang


Công ty Bình Định


Phân loại


Điểm quan trọng


Phân loại


Điểm quan trọng


Phân loại


Điểm quan trọng


Phâ n loại


Điểm quan trọng


Phân loại


Điểm quan trọng

c1

Thương hiệu nổi tiếng

0.090

2

0.179

3

0.269

3

0.269

3

0.269

2

0.179

c2

Hệ thống phân phối mạnh

0.086

2

0.172

3

0.258

4

0.344

2

0.172

2

0.172

c3

Thị phần lớn

0.094

2

0.187

4

0.374

3

0.281

2

0.187

2

0.187


c4

Năng lực hoạt động nghiên cứu và phát triển


0.092


3


0.275


3


0.275


3


0.275


3


0.275


3


0.275


c5

Khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật cao


0.075


3


0.226


4


0.301


3


0.226


3


0.226


3


0.226


c6

Mẫu mã sản phẩm đa dang, phong phú


0.074


3


0.223


4


0.297


3


0.223


2


0.148


2


0.148

c7

Chất lượng sản phẩm cao

0.090

3

0.269

3

0.269

4

0.358

3

0.269

2

0.179

c8

Năng lực cạnh tranh về giá

0.082

3

0.247

3

0.247

3

0.247

3

0.247

3

0.247


c9

Năng lực quản trị, điều hành doanh nghiệp


0.093


3


0.279


4


0.372


3


0.279


2


0.186


3


0.279

c10

Chất lượng nguồn nhân lực

0.089

3

0.267

3

0.267

3

0.267

3

0.267

3

0.267

c11

Năng lực tài chính

0.073

3

0.219

3

0.219

3

0.219

2

0.146

3

0.219

c12

Lợi thế về vị trí

0.063

3

0.189

3

0.189

3

0.189

3

0.189

2

0.126


Tổng cộng

1.000


2.731


3.336


3.175


2.580


2.504

Ma trận hình ảnh cạnh tranh cho thấy với số điểm quan trọng tổng cộng là 3,336 (cao nhất) Công ty Vinatex Quảng Ngãi đang dẫn đầu trong khả năng cạnh tranh sản phẩm áo jacket, áo khoác ở thị trường xuất khẩu, tiếp đến là Công ty cổ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/07/2022