Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi Đến Năm 2020 - 8



phần Dệt May Hòa Thọ có 3.175 điểm, Công ty CP 28 Quảng Ngãi có số điểm trên mức trung bình (2.731) nhích hơn Công ty Trường Giang và Công ty CP May Bình Định với điểm số là 2.581 và 2.504.

Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của Công ty CP 28 Quảng Ngãi

Qua phân tích, đánh giá các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên, năng lực cạnh tranh của Công ty CP 28 Quảng Ngãi tuy có cao hơn một vài công ty vẫn còn thấp so với các công ty lớn ở khu vực miền Trung về quy mô sản xuất, hình ảnh thương hiệu, thị phần, mạng lưới phân phối và đặc biệt là khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu đa dạng của thị trường. Một đặc điểm dễ nhận thấy là hầu như các đối thủ cạnh trên của Công ty CP 28 Quảng Ngãi đều tập trung vào phân khúc thị trường áo jacket với kết cấu, kiểu dáng sản phẩm không phức tạp, ít thay đổi. Trong khi đó, thị trường áo khoác chưa được đầu tư khai thác, hoặc có thì cũng chưa sâu do đây là một thị trường tương đối khó tính, đòi hỏi nhiều yêu cầu kỹ thuật khắt khe. Nhằm hạn chế những mặt mạnh của các đối thủ cạnh tranh, hoàn thiện khắc phục những điểm yếu của mình, Công ty cần tập trung vào các công cụ cạnh tranh chủ yếu đang có như:

Sản phẩm cao cấp

Với quy mô và năng lực sản xuất hiện tại, đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật, công nhân sản xuất đã có kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai sản xuất các đơn hàng có yêu cầu kỹ thuật cao, có kết cấu sản phẩm phức tạp, đặc biệt là sản phẩm áo khoác thời trang nữ và quần áo bảo hộ lao động cao cấp nên Công ty có thể khai thác phân khúc thị trường này, đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ, EU, Nhật...

Sản xuất chi phí thấp

Khi cổ phần, Công ty CP 28 Quảng Ngãi được Bộ quốc phòng giao quản lý và sử dụng hơn 10.600 m2 đất thông qua hợp đồng thuê đất quốc phòng có thời hạn 49 năm với giá thuê ưu đãi. Khu đất trên hiện nằm ở trung tâm thành phố Quảng Ngãi, gần quốc lộ 1A. Với giao thông thuận lợi: gần cảng Dung Quất, cảng Đà

Nẵng, sân bay Chu Lai, sân bay Đà Nẵng, sẽ là một lợi thế lớn cho Công ty trong



việc khai thác kinh doanh bất động sản sau này, đem lại nguồn thu đáng kể bù đắp chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm của Công ty. Đặc biệt, giá nhân công tại Quảng Ngãi rẻ hơn nhiều so với các thành phố lớn. Bên cạnh đó, Công ty còn được sự hỗ trợ tối đa của Tổng Công ty 28 về nhân lực và vật lực. Với nguồn lực tài chính mạnh, nguồn nhân lực dồi dào, Tổng Công ty 28 đang hỗ trợ mạnh mẽ các đơn vị thành viên về đổi mới công nghệ sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển... nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong toàn hệ thống Tổng Công ty trên thị trường.

Khả năng đáp ứng đơn hàng

Với sự hỗ trợ của Tổng Công ty 28 và các đơn vị trong toàn Tổng Công ty, Công ty CP 28 Quảng Ngãi có được những mối quan hệ đối tác rộng với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, có điều kiện tiếp xúc với hệ thống thông tin thị trường đa dạng, có nhiều kinh nghiệm trong triển khai sản xuất ... Vì thế, Công ty có khả năng đáp ứng những đơn hàng từ nhỏ đến lớn, kiểu dáng, kết cấu sản phẩm phức tạp, tính thời trang, vụ mùa cao, thời gian sản xuất và giao hàng ngắn... và đã có uy tín với khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, việc đảm bảo thời hạn giao hàng, thời điểm đưa sản phẩm ra thị trường (đặc biệt là xu thế thời trang hiện nay thay đổi rất nhanh), cũng là một công cụ cạnh tranh quan trọng giúp cho Công ty có thể phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong thời gian tới.

Đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao, nguồn lao động ổn định

Hiện nay, với các doanh nghiệp ngành may ở các tỉnh thành phố lớn trong nước, nguồn lao động đang là vấn đề nan giải, thì tại Công ty CP 28 Quảng Ngãi, nguồn lao động rất ổn định, trình độ công nhân có tay nghề cao. Với việc làm ổn định, gần nhà, có điều kiện chăm sóc gia đình, chi phí sinh hoạt thấp so với các thành phố lớn, hầu hết các công nhân đều chọn làm việc tại quê nhà. Một số công nhân sau một thời gian làm việc tại các thành phố lớn cũng chọn phương án quay trở về làm việc tại quê hương. Và hầu hết số công nhân này đã có nhiều kinh



nghiệm. Đây chính là một thuận lợi lớn của Công ty CP 28 Quảng Ngãi, giúp giảm thiểu chi phí đào tạo và đào tạo lại

2.3.2.2 Khách hàng

Mặc dầu, những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam có mức tăng trưởng cao (trên 20% năm), nhưng hầu hết sản phẩm dệt may Việt Nam đều phải thông qua hệ thống phân phối, các công ty trung gian mới đến được các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU... Công ty CP 28 Quảng Ngãi cũng vậy, từ đầu năm 2011 mới chính thức xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài với thương hiệu Snickers, AMW. Do vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu của Công ty phụ thuộc hoàn toàn vào các đơn đặt hàng của khách hàng. Với lợi thế này, khách hàng luôn tìm cách ép giá, yêu cầu phát triển, sản xuất mẫu mã để phục vụ cho hoạt động chào hàng của họ. Các khách hàng cũng chỉ định nhà cung cấp nguyên, phụ liệu chính trong và ngoài nước (70-80% nguyên phụ liệu Công ty phải nhập khẩu theo chỉ định của khách hàng). Các điều khoản thanh toán thường là bất lợi cho Công ty (mua nguyên phụ liệu trả tiền truớc, bán thành phẩm trả tiền sau). Những khi không tiêu thụ được sản phẩm, hoặc tiêu thụ chậm... khách hàng thường lấy các lý do về chất lượng để trì hoãn việc thanh toán tiền hàng.

Để phát triển, Công ty tập trung nghiên cứu thị trường, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lựợng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Từ đó, xây dựng hình ảnh, uy tín, thiết lập các quan hệ trực tiếp với các nhà bán lẻ có thương hiệu, hệ thống phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng. Giảm chi phí qua các kênh phân phối, các công ty thương mại trung gian, tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường.

2.3.2.3 Nhà cung cấp

Nguyên phụ liệu là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Vải là nguyên liệu chính trong sản xuất (thường chiếm 70% giá thành xuất xưởng của sản phẩm) và thường được nhập khẩu từ các nước như Hồng Kông, Trung Quốc, Thái Lan. Do chất lượng nguyên phụ liệu trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, cũng như nguồn nguyên phụ liệu đầu vào đều do phía



nước ngoài chỉ định (kể cả một số phụ liệu mua trong nước như chỉ, nút...), nên mặc dù hiện nay Công ty có số lượng các nhà cung ứng nguyên phụ liệu nhiều nhưng nguyên phụ liệu chính mua trong nước hầu như không có (100% vải và keo là nhập khẩu), chỉ có một số ít phụ liệu đóng gói (bao nilon, thùng carton...) Công ty được chủ động chọn nhà cung cấp trong nước (giá trị khoảng 2-3% giá thành xuất xưởng của sản phẩm). Do không có lợi thế đàm phán với các nhà cung cấp, nên Công ty chịu rất nhiều sức ép từ họ từ giá cả, tiến độ giao hàng (thường phải đặt hàng trước 2 tháng so với ngày bắt đầu đưa vào sản xuất), điều kiện thanh toán (hầu như phải thanh toán trả trước khi nhà cung cấp giao hàng lên tàu, sẽ dẫn đến tồn đọng vốn và sẽ rất bất lợi cho Công ty khi có tranh chấp, rủi ro xảy ra). Công ty rất bị thụ động trong việc bố trí sắp xếp kế hoạch sản xuất do phụ thuộc hoàn toàn vào tiến độ giao hàng của các nhà cung cấp.

Trong những năm tới Công ty cần chủ động hơn trong việc phát triển nguồn nguyên phụ liệu đặc biệt là nguồn nguyên phụ liệu trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hoá nguyên phụ liệu trong kết cấu sản phẩm của mình nhằm giảm chi phí trong sản xuất và bớt tính bị động trong việc chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho sản xuất.

2.3.2.4 Sản phẩm, dịch vụ thay thế

Hàng may mặc thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu đáp ứng nhu cầu mặc hàng ngày của người tiêu dùng. Cho nên, trong tương lai khó có sản phẩm nào có thể thay thế sản phẩm may mặc. Tuy nhiên, 2 sản phẩm chiến lược của Công ty: (1) là áo khoác thời trang thuộc nhóm sản phẩm có tính thời trang cao nên kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm sẽ liên tục thay đổi đáp ứng kịp thời thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng và (2) là quần áo bảo hộ lao động cao cấp thuộc nhóm sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật rất cao, kiểu dáng phức tạp. Do đó, các nhà sản xuất nói chung và Công ty CP 28 Quảng Ngãi nói riêng, muốn tồn tại và phát triển trong ngành này, phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu thị trường, đầu tư cải tiến mẫu mã sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu luôn thay đổi của thị trường.

2.3.2.5 Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn



Theo chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020 của Chính phủ, thì dệt may là ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực, tạo nhiều việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội. Trong giai đoạn 2011 đến 2020, tăng trưởng sản xuất từ 12-14%; xuất khẩu 15%. Trong đó, sản phẩm may có mục tiêu đến 2015 đạt 2.850 triệu sản phẩm và 2020 là 4.000 triệu sản phẩm. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ sẽ tập trung ưu tiên phát triển ngành dệt may theo hướng đẩy nhanh việc hiện đại hoá, đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Nhà nước sẽ có những chính sách thuận lợi cho các doanh nghiệp mới thuộc các thành phần kinh tế gia nhập ngành dệt may, các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Đây là một thuận lợi cho Công ty trong thời gian tới, tuy nhiên bên cạnh đó là những khó khăn khi Công ty sẽ phài đối mặt với những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn - cũng là đối thủ tiềm ẩn của các doanh nghiệp ngành may trong nước. Đó là các doanh nghiệp dệt may Châu Phi với giá nhân công rẻ, chi phí sản xuất rất thấp, giá cả cạnh tranh. Với lợi thế này các doanh nghiệp dệt may Châu Phi sẽ tạo rất nhiều áp lực lên thị trường xuất khẩu.

Phân tích môi trường ngành đã chỉ ra các áp lực cạnh tranh trong ngành của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong đó có Công ty CP 28 Quảng Ngãi thông qua các yếu tố chủ yếu sau:

- Đối thủ cạnh tranh quốc tế có ưu thế về vốn, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, sản phẩm đa dạng, giá thành rẻ. Trong nước, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong ngành. Khả năng cạnh tranh của Công ty CP 28 Quảng Ngãi thấp, công cụ cạnh tranh chủ yếu của Công ty là chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất thấp, đội ngũ công nhân có tay nghề cao, ổn định và khả năng tổ chức sản xuất, tập trung vào phân khúc thị trường áo khoác nữ thời trang và quần áo bảo hộ lao động cao cấp.

- Thị trường xuất khẩu khó tiếp cận với khách hàng chính, các công ty dệt may chủ yếu thâm nhập thị trường quốc tế qua các khách hàng trung gian.

- Công nghiệp phụ trợ ngành dệt may còn yếu, không đáp ứng được yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chủ yếu bị phụ thuộc và các nhà cung ứng nguyên phụ liệu nước ngoài.



- Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong nước và quốc tế ngày một phát triển. Trong đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có quy mô lớn trong nước, các doanh nghiệp dệt may Châu Phi là các đối thủ cạnh tranh tiềm năng chính trong tương lai.

- Các sản phẩm thay thế với chất liệu, kiểu dáng thời trang đa dạng và phong phú phát triển mạnh. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu thị trường, đầu tư cải tiến mẫu mã sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của thị trường.

2.3.3 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)

Ma trận EFE của Công ty CP 28 Quảng Ngãi được xây dựng trên cở sở:

(1) Quy trình xây dựng ma trận EFE.

(2) Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các giám đốc điều hành doanh nghiệp trong ngành dệt may về tầm quan trọng của sự tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam: Tập hợp 12 yếu tố chính của môi trường bên ngoài được cấu trúc thành các biến quan sát (Scale items) từ a1 đến a12 nhằm lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia về các biến quan sát, thang đo được sử dụng là thang đo khoảng 5 bậc (Interval scale). (Phụ lục 01; 02)

(3) Những phân tích đánh giá về môi trường bên ngoài.

(4) Điểm phân loại các yếu tố do tác giả chấm sau khi tham khảo ý kíến của cán bộ, đồng nghiệp Công ty CP 28 Quảng Ngãi và Tổng Công Ty 28.


Bảng 2.5: Ma trận EFE của Công ty CP 28 Quảng Ngãi



Biến


Các yếu tố bên ngoài

Mức độ quan

trọng


Phân loại

Số điểm quan trọng

a1

Sự ổn định về chính trị xã hội

0.084

3

0.252

a2

Tốc độ tăng trưởng GDP cao, thu nhập khả dụng của nguời dân tăng cao


0.083


2


0.165

a3

Tỷ lệ lạm phát cao và có nhiều diễn biến phức tạp khó kiểm soát


0.095


3


0.285

a4

Tỷ gía ngoại tệ dần ổn định

0.081

2

0.162

a5

Khủng hoảng tài chính, suy thoái toàn cầu

0.089

2

0.178

a6

Các chính sách của chính phủ Mỹ về việc ngăn chặn sản phẩm may mặc VN nhập khẩu vào Mỹ


0.078


2


0.157

a7

Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển cho ngành dệt may về thuế, vốn, lãi suất, lao động


0.084


2


0.169

a8

Sự phát triển của khoa học công nghệ

0.082

3

0.245

a9

Đối thủ cạnh tranh quốc tế đang gia tăng áp lực cạnh tranh lên ngành dệt may VN


0.095


2


0.190


a10

Thị trường xuất khẩu khó tiếp cận với khách hàng chính, chủ yếu thâm nhập thị trường quốc tế qua các khách hàng trung gian


0.081


1


0.081


a11

Công nghiệp phụ trợ ngành dệt may còn yếu, các doanh nghiệp dệt may chủ yếu phụ thuộc vào các nhà cung ứng nguyên phụ liệu nước ngoài


0.090


1


0.090

a12

Các đối cạnh tranh thủ tiền năng trong nước và quốc tế ngày một phát triển


0.059


1


0.059


Tổng cộng

1.000


2.031

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi Đến Năm 2020 - 8


Qua ma trận EFE của Công ty CP 28 Quảng Ngãi (Bảng 2.5), số điểm quan trọng tổng cộng là 2.031 thấp hơn nhiều mức trung bình cho thấy khả năng phản ứng của Công ty là ở mức dưới trung bình đối với các cơ hội và đe dọa từ môi trường bên ngoài. Hơn nữa, các yếu tố như lạm phát cao, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, cạnh tranh từ trong nước và quốc tế, ngành công nghiệp phụ trợ ngành dệt may còn yếu… là những yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng đến sự thành công của Công ty. Vì vậy, chiến lược phát triển của Công ty phải nâng cao



khả năng phản ứng với các yếu tố trên. Đồng thời, tận dụng tốt các cơ hội như tăng trưởng của nền kinh tế, nguồn lao động, thị trường trong nước phát triển, sự hỗ trợ của nhà nước, khoa học công nghệ phát triển… để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu.

Phân tích môi trường bên ngoài của Công ty CP 28 Quảng Ngãi, nhận diện được những cơ hội và nguy sau:

Cơ hội (Opportunities)

O1: Sự ổn định về chính trị xã hội, hệ thống pháp luật ngày một hoàn thiện sẽ góp phần thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam.

O2: Dệt may là một trong những ngành được ưu tiên phát triển hàng đầu, Chính phủ có các chính sách hỗ trợ đẩy mạnh đầu tư, phát triển ngành.

O3: Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nền kinh tế ngày một phát triển, mức sống và thu nhập của người dân ngày càng tăng lên sẽ khiến cho nhu cầu đối với các sản phẩm may mặc tăng, đặc biệt là các sản phẩm trung và cao cấp.

O4: Hàng may mặc của Việt Nam ngày càng nhận được sự tín nhiệm của các nước nhập khẩu (Mỹ, EU, Nhật Bản…) do chất lượng sản phẩm cao nên sẽ có thể mở rộng hơn thị phần xuất khẩu cũng như tăng giá trị xuất khẩu.

O5: Khoa học, công nghệ và kỹ thuật trong ngành dệt may ngày càng tiến bộ, sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may có điều kiện ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, thay thế lao động thủ công, tạo ra những sản phẩm với chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng các nhu cầu đa dạng ngày càng cao của thị trường.

Nguy cơ (Threats)

T1: Suy thoái kinh tế trong nước và thế giới, tranh chấp về lãnh thổ ngày càng diễn biến phức tạp là nhân tố gây mất ổn định về kinh tế - chính trị trong khu vực sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 28/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí