các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
- Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện cùng lúc nhiều hành vi vi phạm, trong đó có vi phạm về sở hữu công nghiệp thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
- Trường hợp khi xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền quy định tại Nghị định này phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự cùng cấp giải quyết.
- Nghiêm cấm áp dụng XPVPHC đối với hành vi có dấu hiệu tội phạm về SHCN.
Việc xâm phạm quyền SHCN không chỉ gây tổn hại cho chủ thể quyền SHCN (giảm lợi nhuận, giảm thị phần) mà còn làm suy giảm lòng tin của khách hàng đối với các đối tượng SHCN, là hành vi lừa dối, gây nhầm lẫn cho khách hàng, thậm trí gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng khi sử dụng phải hàng giả. Cùng với sự phát triển của xã hội của tiến bộ khoa học thì việc sản xuất các sản phẩm xâm phạm quyền SHCN cũng trở lên tinh vi phức tạp và có thể được tiến hành với quy mô lớn, hàng hoá xâm phạm được lưu thông trên phạm vi rộng, cũng đồng nghĩa rằng số người bị ảnh hưởng hoặc bị tổn hại cũng ngày càng tăng. Cho nên có thể nói các hành vi xâm phạm quyền SHCN thuộc loại hành vi chống lại lợi ích của xã hội và các hành vi đó nếu gây tổn thất cho xã hội đều bị coi là vi phạm pháp luật và phải bị xử lý hành chính, người thực hiện hành vi xâm phạm phải bị trừng phạt.
Mặc dù người thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHCN bị xã hội lên án và cần bị xử lý, tuy nhiên mỗi hành vi xâm phạm đó chỉ phải bị xử lý hành chính một lần có nghĩa là không xử lý trùng lặp. Theo nguyên tắc này, nếu một hành vi xâm phạm thuộc quyền xử lý của nhiều cơ quan khác nhau thì chỉ một trong số các cơ quan đó ra quyết định xử lý. Cũng theo nguyên tắc này, hành vi xâm phạm được hiểu là diễn ra tại một nơi thuộc thẩm quyền quản lý hành chính của một cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Nếu một người thực hiện nhiều hành vi xâm phạm thì người đó bị xử lý theo từng hành vi xâm phạm. Ngược lại, nếu một hành vi xâm phạm được nhiều người thực hiện thì mỗi người xâm phạm đều bị xử lý theo mức độ xâm phạm tương ứng.
Mọi hành vi xâm phạm quyền SHCN cần được phát hiện, xử lý theo quy định của pháp luật, mục tiêu của việc xử phạt hành chính các hành vi xâm phạm quyền SHCN không chỉ nhằm mục đích trừng phạt mà còn có ý nghĩa răn đe, giáo dục và phòng ngừa hành vi xâm phạm SHCN. Trong trường hợp tái phạm thì hành vi đó không những bị coi là một tình tiết tăng nặng khi xử lý hành chính mà còn bị coi là điều kiện dẫn đến việc xử lý hình sự.
2.1.3. Hình thức, thẩm quyền và thủ tục xử phạt hành chính
Có thể bạn quan tâm!
- Biện Pháp Kiểm Soát Hàng Hóa Xuất Khẩu, Nhập Khẩu Liên Quan Đến Sở Hữu Công Nghiệp
- Các Quy Định Của Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Bằng Biện Pháp Hành Chính
- Nguyên Tắc Xử Phạt Hành Vi Vi Phạm Hành Chính
- Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính, hình sự và kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp - 8
- Các Quy Định Của Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Bằng Biện Pháp Hình Sự
- Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính, hình sự và kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp - 10
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
a) Hình thức xử phạt
Tại Điều 3 của Nghị định 106 quy định các hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả, theo đó có hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
- Phạt cảnh cáo: áp dụng đối với trường hợp vô ý vi phạm; vi phạm nhỏ, lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.
- Phạt tiền: căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, người có thẩm quyền quyết định mức phạt tiền trong khung phạt đã quy định.
Trong phạm vi khung phạt, trong trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức tối đa.
Trong trường hợp hành vi vi phạm có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng theo quy định tại Nghị định này thì mức tiền phạt có thể giảm xuống hoặc tăng
lên, nhưng không được giảm dưới mức tối thiểu hoặc không được tăng trên mức tối đa của khung tiền phạt đã quy định.
Bên cạnh đó người thực hiện hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 4 Điều này như sau:
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; tịch thu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý;
- Tịch thu văn bằng bảo hộ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu công nghiệp bị sửa chữa, tẩy xóa;
- Tịch thu giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc giả mạo;
- Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
- Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn Thẻ giám định viên;
- Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ vi phạm. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung nêu trên, tại khoản 5
Điều này quy định cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hóa, phương tiện kinh doanh;
- Phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, hàng hóa có gía trị sử dụng, yếu tố xâm phạm đã được loại bỏ, người được phân phối, tiếp nhận sử dụng không phải là khách hàng tiềm năng của chủ thể quyền SHTT;
- Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường;
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng quá cảnh vi phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc buộc tái xuất hàng hóa vi phạm, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hóa;
- Buộc bổ sung chỉ dẫn về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
- Buộc cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các hành vi chỉ dẫn sai về quyền sở hữu công nghiệp;
- Buộc thu hồi tang vật, phương tiện bị tẩu tán.
Phù hợp với quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Điều 5 của Nghị định 106 quy định về thời hiệu xử phạt như sau:
- Thời hiệu XPVPHC về SHCN là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện. Nếu quá thời hạn nói trên thì cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi vi phạm không bị xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định này;
- Đối với cá nhân đã bị khởi tố, bị truy tố hoặc đã có quyết định đưa vụ án vi phạm pháp luật ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính thì bị xử phạt hành chính; trong trường hợp này, thời hiệu XPVPHC là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ việc vi phạm;
- Trong thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm mới về SHCN hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Thời hiệu XPVPHC được tính từ thời điểm thực hiện vi phạm mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt;
- Cá nhân, tổ chức bị XPVPHC về SHCN nếu quá một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị XPVPHC về SHCN.
Khác với quyền sở hữu tài sản thông thường, quyền SHTT nói chung và SHCN nói riêng có đặc điểm là đối tượng quyền thường tồn tại chủ yếu dưới dạng thông tin, do đó có khả năng lan truyền rộng lớn và có khả năng được vật chất hoá, trở thành thực tế tác động, ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người cũng như của cả xã hội. Một hành vi xâm phạm quyền SHCN, không chỉ gây thiệt hại cho người nắm giữ quyền đó mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người khác cũng như của xã hội. Với biện pháp dân sự chỉ mới điều chỉnh quan hệ giữa chủ sở hữu và người xâm phạm. Việc đền bù thiệt hại mới chỉ khắc phục hậu quả của hành vi xâm phạm gây ra cho người nắm giữ quyền mà không đền bù thiệt hại cho người thứ ba và xã hội. Mặt khác, trình tự dân sự không thể đưa ra các biện pháp có tính chất trừng phạt của nhà nước đối với người xâm phạm. Các biện pháp xử lý do trình tự dân sự đưa ra về căn bản chỉ lập lại thế cân bằng lợi ích cho người có quyền bị xâm phạm, nói chung các biện pháp trên ít có tác dụng phòng ngừa mà chủ yếu chỉ đạt mục tiêu ngăn chặn mà thôi.
Khiếm khuyết này được khắc phục đáng kể nhờ trình tự hành chính. Bản chất của các biện pháp hành chính là sử dụng sức mạnh của cơ quan hành chính và các quyết định hành chính để xử lý các hành vi xâm phạm quyền, vi phạm pháp luật SHCN, trong đó nêu cao ý nghĩa trừng phạt của các biện pháp xử lý. Mục tiêu của trình tự hành chính cũng là bảo vệ quyền của chủ SHCN - tức là bảo vệ pháp luật SHCN nhưng quan trọng hơn, đó là bảo vệ lợi ích và trật tự của xã hội.
Đặc điểm của trình tự này là không bắt buộc phải có người đứng đơn (bên nguyên) khiếu nại. Một vụ việc xâm phạm quyền SHCN nếu được dư luận phát hiện hoặc do chính cơ quan có thẩm quyền biết được đều có thể dẫn tới việc áp dụng các biện pháp hành chính.
Từ Điều 12 đến Điều 15 của Nghị định 106 quy định hình thức và mức phạt đối với các hành vi xâm phạm quyền SHCN, cụ thể:
Hành vi xâm phạm đối với sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí (Điều 12); Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại (Điều 13); Hành vi sản xuất, vận chuyển, nhập khẩu, buôn bán vật mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý vi phạm (Điều 14); Hành vi sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý (Điều 15).
Trước đây theo Nghị định 12/1999/NĐ-CP ngày 06/03/1999 về XPVPHC trong lĩnh vực SHCN (Nghị định 12) tuỳ theo mức độ, tính chất xâm phạm quyền SHCN mà có thể có các hình thức: Cảnh cáo (đối với xâm phạm nhỏ, không gây tác hại, do vô tình chứ không phải cố ý); Phạt tiền đến 100 triệu đồng; bắt buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh; bắt buộc phải bồi thường thiệt hại; bắt buộc tiêu huỷ vật phẩm xâm phạm và các hình phạt bổ sung (tước quyền kinh doanh từ một tháng đến một năm; tịch thu tang vật, phương tiện xâm phạm).
Với sự ra đời của Nghị định 106 (thay cho Nghị định 12) và Nghị định 105 đã có nhiều thay đổi trong quy định về xử phạt có thể nhận thấy các biện pháp và chế tài hành chính được điều chỉnh theo khung xử lý mới. Theo Điều 214 của Luật SHTT và cụ thể hoá trong Nghị định 106 thì mức phạt tiền có thể từ 1 tới 5 lần giá trị hàng hoá xâm phạm bị phát hiện, đây là một điểm mới so với các quy định trước đây, điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tế vì tính chất nghiêm trọng của hành vi xâm phạm quyền SHCN và có tác dụng răn đe, trừng phạt mạnh hơn đối với các hành vi xâm phạm này. Tại Điều 28 Nghị định 105 thì giá trị hàng hóa vi phạm phát hiện được được xác định theo thứ tư ưu tiên sau:
- Giá niêm yết của hàng hóa xâm phạm;
- Giá thực bán của hàng hóa xâm phạm;
- Giá thành của hàng hóa xâm phạm (nếu chưa được xuất bán);
- Giá thị trường của hàng hóa tương đương có cùng chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng.
Giá ở đây được xác định cho bộ phận, chi tiết của sản phẩm xâm phạm (nếu có thể xác định được) hoặc theo giá trị của toàn bộ sản phẩm xâm phạm (nếu không xác định được).
Cũng theo Nghị định 106 việc áp dụng bồi thường thiệt hại lên tới 1 triệu đồng theo các thủ tục hành chính đã được bãi bỏ, hiện nay, bồi thường thiệt hại chỉ được tiến hành theo các thủ tục dân sự.
b) Thẩm quyền xử phạt
Trước đây theo Nghị định 12, các cơ quan sau đây có quyền xử phạt các xâm phạm quyền SHCN: Uỷ ban nhân dân các cấp; Thanh tra chuyên ngành SHCN; Công an (từ Trưởng công an cấp huyện trở lên, Trưởng phòng cảnh sát kinh tế thuộc công an cấp tỉnh trở lên); Hải quan (Đội trưởng Hải quan cửa khẩu, Giám đốc Hải quan cấp tỉnh) và Quản lý thị trường (Chi cục trưởng, Cục trưởng).
Như vậy, thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền SHCN được phân công cho nhiều cơ quan, nhiều cấp khác nhau, trong đó có một số cấp và cơ quan có thẩm quyền trùng nhau (cùng có thẩm quyền xử lý một loại hành vi và có quyền ra quyết định về cùng một mức phạt).
Hiện nay, chúng ta không có cơ quan chuyên trách thực thi quyền SHTT cho nên việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT nói chung và SHCN nói riêng thuộc rất nhiều cơ quan khác nhau, theo khoản 3 Điều 200 của Luật SHTT và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2008 và tại Điều 17 của Nghị định 106, các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng là cơ quan Quản lý thị trường trong lĩnh vực thương mại (Cục Quản lý thị trường và các Chi cục Quản lý thị trường, Đội quản lý thị trường); cơ quan Hải quan (Cục Hải quan, các chi cục Hải quan, các Đội hải quản); cơ quan Thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và
Công nghệ; Uỷ ban nhân dân cấp huyện và tỉnh, và cơ quan Cảnh sát kinh tế (Phòng cảnh sát, Cục cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế). Luật SHTT giới hạn việc xử lý hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền SHTT trong phạm vi giả mạo nhãn hiệu, sao chép lậu, cố ý xâm phạm và các hành vi xâm phạm có tác động xã hội đáng kể (Điều 211).
Thanh tra Khoa học và Công nghệ xử lý đối với hành vi xâm phạm quyền SHCN trong phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ và Sở Khoa học và Công nghệ, cụ thể được quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 18 của Nghị định 106.
Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền xử lý đối với hành vi xâm phạm quyền SHCN diễn ra trên lãnh thổ thuộc quyền quản lý của mình, quy định tại khoản 4, 5 Điều 18 Nghị định 106.
Cơ quan Hải quan có quyền áp dụng các chế tài hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền SHCN trong hoạt động xuất nhập khẩu. Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Chi Cục trưởng Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm về SHCN đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 34 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Theo quy định thì cơ quan Quản lý thị trường có thể áp dụng các chế tài hành chính và các biện pháp khác đối với hành vi xâm phạm quyền SHCN theo quy định tại khoản 7 Điều 18 Nghị định 106:
Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về SHCN đối với hoạt động lưu thông hàng hóa và kinh doanh thương mại trên thị trường theo thẩm quyền quy định tại các khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 37 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Cơ quan công an có trách nhiệm xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN trong sản xuất và thương mại như được quy định taị khoản 8 Điều 18 Nghị định 106.