Sự Hình Thành Và Đặc Trưng Của Tncs Nhật Bản


Lý thuyết vòng đời sản phẩm được Raymond Vernon xây dựng năm 1966. Theo ông, đầu tư ra nước ngoài của một TNC nào đó chỉ được thực hiện tại một giai đoạn nhất định trong chu kỳ của sản phẩm. Ông cũng giả định có sự lưu chuyển các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia và sự đổi mới công nghệ dẫn tới các sản phẩm mới. Các sản phẩm này mang lại lợi nhuận cao nếu được sản xuất hàng loạt với tay nghề giỏi. Vernon chia vòng đời của một sản phẩm thành các giai đoạn: đổi mới (sản xuất sản phẩm mới, sản xuất quy mô nhỏ), tăng trưởng (sản xuất hàng loạt), bão hòa và giai đoạn suy thoái.

Theo tác giả, giai đoạn đổi mới chỉ diễn ra ở những nước phát triển như Mỹ, vì ở đó mới có điều kiện cho nghiên cứu và triển khai và có khả năng thực hiện sản xuất với khối lượng lớn. Đồng thời, cũng chỉ ở những nước này thì kỹ thuật sản xuất tiên tiến với đặc trưng sử dụng nhiều vốn mới phát huy được hiệu quả sử dụng. Nhờ có lợi thế này, sản phẩm được sản xuất ra hàng loạt với giá thành hạ, nhưng cũng nhanh chóng đạt tới mức bão hòa.

Để tránh lâm vào suy thoái và tiếp tục khai thác hiệu quả sản xuất theo quy mô, công ty phải mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài, nhưng các hoạt động xuất khẩu đã gặp trở ngại bởi hàng rào thuế quan và các hạn chế thương mại của chính phủ. Do đó, công ty đã di chuyển sản xuất ra nước ngoài để vượt qua những trở ngại và quá trình này đã hình thành nên TNCs.

3.2. Lý thuyết nội vi hóa


Vào những năm 1970, lý thuyết nội vi hóa của Bukley và Casson (1976) đã được sử dụng như là lý thuyết chính thống lúc bấy giờ để giải thích sự hình thành và phát triển của TNCs. Giả định cơ bản của lý thuyết này là có sự không hoàn hảo của thị trường.

Theo lý thuyết này, thì tính không hoàn hảo của thị trường là điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển TNCs. Chính tính không hoàn hảo của thị trường đã thúc đẩy TNCs khai thác những lợi thế của chúng tại các khu vực thị trường khác


nhau và tạo ra không ít bất lợi cho TNCs trong việc quản lý các chi nhánh tại thị trường nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Sự khuyết tật của thị trường như độc quyền bán, độc quyền mua, sự can thiệp của chính phủ… đã tạo ra cơ hội cho các công ty có quy mô lớn khai thác lợi thế về hiệu quả cao để định giá và kiểm soát giá tại các thị trường. Việc khai thác lợi thế này thúc đẩy các công ty mở rộng đầu tư ra nước ngoài (đặc biệt là vào các nước đang phát triển), nhờ đó hình thành TNCs.

Các học giả cũng nhấn mạnh tới đặc tính khó kiểm soát của các yếu tố sản xuất như công nghệ, kỹ năng quản lý, kiến thức marketing…Các yếu tố này có thể bị bắt chước, đánh cắp bản quyền và mất bí mật công nghệ nếu chuyển giao cho các công ty, đặc biệt là đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài. Để khắc phục hiện trạng này, một trong những biện pháp phổ biến đó là các công ty mở rộng quy mô ra nước ngoài và chuyển trực tiếp bí quyết công nghệ cho chi nhánh của chúng. Khi đó, chúng ta có sự ra đời của các TNC.

Chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản và một số gợi ý đối sách cho Việt Nam - 3

3.3. Lý thuyết hàng rào thương mại


Tự do hóa thương mại là đích đến của các chính sách cũng như hiệp định thương mại quốc tế. Tuy nhiên, hiện tại hầu hết các quốc gia vẫn sử dụng thuế quan, hạn ngạch và các hình thức phi thuế quan nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước, tăng thu ngân sách cũng như thực hiện các mục tiêu kinh tế chính trị của riêng mình. Để có thể tồn tại và phát triển kinh doanh tại nhiều quốc gia, TNCs cần tính tới thay xuất khẩu hàng hóa bằng cách xây dựng một dây chuyền sản xuất ở nước ngoài nhằm lẩn tránh các hàng rào thương mại.

Hàng rào thương mại là một trong những yếu tố chính thúc đẩy FDI của TNCs sang các quốc gia khác. Điển hình là trường hợp của Honda với thị trường Mỹ những năm 1990. Vào thời điểm đó, Nhật Bản là đối tác lớn nhất xuất ô tô sang Mỹ, hàng năm lượng xuất khẩu đạt khoảng 5 triệu chiếc. Điều này đe dọa nghiêm trọng tới ngành sản xuất ô tô của Mỹ, đã khiến chính phủ Mỹ phải thông qua nghị định hạn chế xuất khẩu tự nguyện đối với sản phẩm ô tô Nhật xuất sang Mỹ. Đây là một


điều bất lợi lớn đối với Honda. Và để đối phó lại chính sách này, Honda đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ô tô lớn tại bang Ohio. Quyết định của Honda được sự ủng hộ nhiệt liệt của chính quyền địa phương vì đã giúp giải quyết được lượng lao động lớn. Đồng thời, bang Ohio còn hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xung quanh nhà máy và xây dựng khu thương mại đặc biệt mà tại đó Honda có thể nhập khẩu các linh phụ kiện từ Nhât Bản với mức thuế quan ưu đãi2. Có thể thấy, việc thâm nhập vào thị trường Mỹ thông qua xây dựng nhà máy sản xuất là một việc làm khôn ngoan, giúp Honda vừa tránh được hàng rào thương mại, lại vừa tận dụng được những chính sách ưu đãi của chính phủ.

Ngoài thuế quan và hạn ngạch, chi phí vận tải cũng là môt bộ phận cấu thành hàng rào thương mại. Các loại sản phẩm như khoáng sản, xi măng, vật liệu xây dựng… có hàm lượng giá trị tương đối thấp lại cồng kềnh, nên chi phí vận chuyển chúng đã thực sự làm giảm lợi nhuận biên của nhà sản xuất và là trở ngại cho việc xuất khẩu. Trong các trường hợp như vậy, các TNC thay vì xuất khẩu hàng hóa, họ xuất khẩu tư bản hay còn gọi là thực hiện FDI để giảm chi phí vận chuyển nhằm tối đa hóa lợi nhuận của mình.

3.4. Lý thuyết nguồn lao động


Khi tiến hành gia tăng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp đã tạo nên một lượng cầu lớn đối với các yêu tố đầu vào là nguyên liệu và nguồn lao động. Để đảm bảo được lợi nhuận biên, các doanh nghiệp phải tìm cách hạ thấp giá đơn vị của các yếu tố đầu vào này, hoặc ít nhất cũng duy trì được mức giá ban đầu trước khi mở rộng sản xuất.

Trong hai nguồn yếu tố, thì nguồn nguyên liệu có thị trường cạnh tranh tương đối hoàn hảo trên toàn thế giới. Chúng có thể được tự do vận chuyển, mua bán giữa các quốc gia mà không trở ngại đáng kể. Sự tăng lên về cầu của một hãng, thậm chí toàn ngành cũng không tác động nhiều tới giá của những hàng hóa này.


2 http://world.honda.com/history/challenge/index.html#1990s


Tuy nhiên, đối với hàng hóa sức lao động thì do chính sách quản lý nhập cư của mỗi quốc gia, nên việc di chuyển sức lao động là tương đối khó khăn. Những công nhân có mức lương thấp không được tự ý di chuyển tới nơi có mức lương cao, tạo ra sự chênh lệch lớn về giá cả sức lao động giữa các quốc gia, đặc biệt là giữa quốc gia phát triển và những quốc gia đang phát triển. Có thể nói, thị trường lao động là thị trường không có cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu.

Để ứng phó với thực trạng này, các TNC cần tự đi tìm nguồn lao động cho mình tại những nước nhân công rẻ. Đây chính là một trong những lý do chính để giải thích việc TNCs tiến hành đầu tư FDI vào những quốc gia kém phát triển như Mehicô, Ấn Độ, ASEAN… nơi mà mức lương rất thấp trong sự so sánh với năng suất lao động.

3.5. Một số lý thuyết khác


3.5.1. Mô hình đàn nhạn bay của Akamatsu


Mô hình đàn nhạn bay là thuật ngữ chỉ một đặc trưng phát triển công nghiệp thường thấy ở các nước Đông Á. Về mặt từ nguyên, Akamatsu Kaname - một học giả kinh tế người Nhật - là người đã đưa ra tên gọi 雁行形態 (romaji: ganko keitai,

phiên âm Hán-Việt: nhạn hành hình thái) từ thập niên 1930 và làm cho nó phổ biến từ thập niên 1960.

Akamatsu quan sát sự phát triển của ngành sản xuất sợi bông ở Nhật Bản từ nửa cuối thế kỷ 19 đến thập niên 1930 và phát hiện thấy một hiện tượng là đầu tiên Nhật Bản phải nhập khẩu sợi bông, sau đó sản xuất sợi bông trong nước phát triển, và tiếp theo đó là nhập khẩu sợi bông giảm và xuất khẩu sợi bông bắt đầu gia tăng, để rồi cuối cùng xuất khẩu lẫn sản xuất sợi bông trong nước đều suy thoái. Nếu biểu diễn nhập khẩu, sản xuất và xuất khẩu sợi bông của Nhật Bản trên một trục tọa độ với trục hoành là thời gian và trục tung là sản lượng sẽ thấy 3 đường cong hình chữ V ngược. Akamatsu tưởng tượng những đường cong đó giống như một đàn nhạn đang bay với con nhạn đầu đàn ở điểm đổi chiều của chữ V ngược và các con nhạn khác bay phía sau ở hai phía. Từ đó, ông đưa ra ý tưởng rằng sự phát triển của một


ngành công nghiệp nào đó ở một nước nhất định có thể xảy ra theo hình đàn nhạn bay này. Những nước đang phát triển có thể công nghiệp hóa theo đường lối bắt đầu từ phát triển những ngành sơ khai mà lúc đầu có thể phải tích lũy tư bản bằng kinh doanh nhập khẩu rồi tiến tới tự sản xuất và sau đó xuất khẩu.

Đối với hoạt động FDI, quá trình cũng diễn ra tương tự như vậy. Lúc đầu, nước ngoài đầu tư vào và quá trình sản xuất được hình thành, phát triển cùng với sự tăng lên của FDI. Đến một giai đoạn nhất định, FDI vào giảm dần, bắt đầu xuất hiện FDI ra nước ngoài. Các quá trình đó xuất hiện, phát triển và suy thoái cũng tạo ra mô hình sóng.

3.5.2. Lý thuyết của Kojima


Tiếp tục ý tưởng của Akamatsu, Kojima đã dựa trên lý luận Heckscher-Ohlin và lý luận Ricardo nhằm đưa ra cách giải thích cụ thể hơn về mô hình đàn nhạn bay hay còn được biết đến như lý thuyết về lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế (1978). Thông qua nghiên cứu quá trình phát triển của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Kojima đã nhận thấy sự thay đổi về lợi thế so sánh giữa Nhật Bản và các nước Châu Á. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, và những ngành công nghiệp có hàm lượng lao động cao dần trở nên chiếm ưu thế. Trong khi đó, Nhật Bản lại thiếu nhiều lao động, dẫn đến lương công nhân tăng, đội chi phí sản xuất lên cao. Vì vậy, các ngành công nghiệp có hàm lượng lao động cao trở thành những ngành mà Nhật Bản không có được lợi thế so sánh. Và tất yếu, để có thể duy trì được thế mạnh, Nhật Bản đã dần chuyển những ngành công nghiệp này sang các nước đang phát triển ở Châu Á thông qua chiến lược hoạt động của TNCs, nơi đang tồn tại nguồn lao động và nguyên liệu giá rẻ.

3.5.3. Lý thuyết của Ozawa


Theo Ozama thì Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên nên để đảm bảo cho sự phát triển cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước, TNCs Nhật cần đẩy mạnh FDI vào các ngành khai thác tài nguyên và chế biến tại các quốc


gia khác. Quá trình tăng trưởng kinh tế của Nhật sẽ ổn định nếu như các TNC này đủ lớn để có thể kiểm soát giá cũng như số lượng các yếu tố đầu vào từ thị trường cung cấp trên khắp toàn cầu. Từ đó, ông cũng đề nghị Chính phủ Nhật cần có sự quan tâm tới xúc tiến đầu tư FDI ra nước ngoài của các doanh nghiệp, chẳng hạn như các chính sách khuyến khích, viện trợ kỹ thuật hay cải tạo cơ sở hạ tầng…‌

Như vậy, lý thuyết của Kojima thì chú trọng vào giải thích lợi thế của FDI của các TNCs Nhật vào các ngành có hàm lượng lao động cao, còn lý thuyết của Ozawa lại chú trọng đến việc thực hiện FDI để giải quyết nhu cầu nguyên liệu từ nước ngoài. Các lý thuyết trên đã phần nào giải thích được dòng vốn FDI của TNCs Nhật Bản vào các nước Châu Á cũng như ASEAN trong những năm cuối thế kỷ XX.

II. Sự hình thành và đặc trưng của TNCs Nhật Bản


1. Sự hình thành của TNCs Nhật Bản


Mô hình kinh tế Nhật Bản được hình thành trong giai đoạn sau chiến tranh, và được mô tả như là “hệ thống mẫu mực của phát triển đuổi kịp”- nổi bật trước hết bởi hiệu quả cao của việc Nhà nước can thiệp vào kinh tế cả ở tầm vi mô và vĩ mô. Có thể nói đây là mô hình thật sự tối ưu trong giai đoạn xã hội công nghiệp. Ở Nhật Bản, nền kinh tế phát triển mang sắc thái triết lý phương Đông với cơ chế nhiều tầng bảo vệ. Người Nhật Bản cho rằng hệ thống kinh tế của họ là một sự cân bằng giữa tự do kinh tế và sự can thiệp của Nhà nước, hay gọi là hệ thống kiểu phát triển đuổi kịp, với hệ thống này, chúng ta thấy rõ sự can thiệp sâu vào kinh tế của Nhà nước và có hình thức tổ chức hoạt động kinh tế rất đặc thù. Thể chế kinh tế này đã mang lại nhiều thành công, đưa tới sự thần kỳ Nhật Bản những thập kỷ qua.

Sở hữu tư nhân đã được đề cao và khuyến khích phát triển trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản ngay từ thời Minh Trị. Đối với Nhật Bản, sự ra đời của hình thức liên minh các doanh nghiệp gọi là Zaibatsu Nhật Bản và hình thức đặc thù châu Á, nhằm bảo vệ lợi ích của mình trước nguy cơ đe dọa, cạnh tranh của TNCs nước ngoài và mong muốn xây dựng sức mạnh cạnh tranh quốc tế. Mỗi liên minh khoảng từ 20-30 doanh nghiệp lớn, bao quanh chúng là một ngân hàng chung. Các


hãng lớn này đại diện cho các ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế và chính các công ty của Nhật Bản thực sự đóng vai trò to lớn đối với các quá trình khôi phục và phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới. Các Zaibatsu là những doanh nghiệp lớn, chiếm tỷ lệ lớn cổ phần của các công ty Nhật Bản; năm 1937, Mitsui sở hữu 9,5%, Mitsubishi 8,3%, Sumitomo 5,1% và Yasuda 17%3. Như vậy chỉ 4 công ty này đã nắm đến 24,6% tổng cổ phần Nhật Bản. Giữa các Zaibatsu và Chính phủ có mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Chính phủ bằng sức mạnh của mình đã tạo điều kiện thuận lợi cho các Zaibatsu thâm nhập thị trường mới.

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nền kinh tế của Nhật Bản tồn tại trên đống tro tàn và đặt ra những yêu cầu cải cách mới.Trong đó việc phải giảm thiểu vai trò độc tôn của các Zaibatsu đã dẫn tới sự tất yếu phải giải thể những tập đoàn này.

Kết quả của việc giải thể các Zaibatsu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, là sự xuất hiện một lớp doanh nhân và quản lý mới và sự chuyển nhượng quyền làm ra các quyết định cho họ. Lớp doanh nhân và các nhà quản lý này có khả năng đưa ra một tầm nhìn rộng về sự phát triển của công nghiệp. Trên cơ sở tiếp thu tư tưởng của phương Tây về tầm quan trọng của cơ chế thị trường, việc giải tán các Zaibatsu đã tạo ra một hệ thống thị trường cạnh tranh cho Nhật Bản. Tuy vậy, các quan hệ ràng buộc trong các Zaibatsu, giữa các công ty có liên quan với nhau, cùng với các nguyên tắc tổ chức bắt rễ sâu vào truyền thống dân tộc và sự hình thành mạng lưới giữa mọi người, về thực chất, vẫn còn nguyên vẹn.

Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Triều Tiên và hoàn cảnh quốc tế thuận lợi của thập kỷ 50 đã trở thành cơ may, góp phần đẩy nhanh sự phát triển của TNCs Nhật Bản. Các TNCs Nhật Bản không chỉ đơn thuần góp phần cung cấp lương thực, thực phẩm, quân trang, quân dụng cho quân đội Mỹ nữa, mà còn trên cơ sở điều kiện thuận lợi này đã mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm và phục hồi các quan hệ vốn có của các TNCs vốn là những công ty được thành lập do sự giải thể của các



3 Lưu Ngọc Trịnh, (2004), Suy thoái kéo dài, cải cách nửa vời, tương lai nào cho nền kinh tế Nhật Bản,

NXB Thế giới


Zaibatsu chủ chốt. Các quan hệ này được phát sinh trong sản xuất kinh doanh và vươn tới các ngân hàng, nơi mà từ trước họ đã có các mối quan hệ tài chính, kết hợp với nhau lập xí nghiệp liên doanh. Các quan hệ đó là điểm khởi đầu để các TNCs Nhật Bản lũng đoạn các công ty “chính sách quốc gia” do chính phủ lập ra và tham gia vào các hoạch định cũng như thi hành các chính sách kinh tế của chính phủ sau này.

Quá trình hồi phục và phát triển của TNCs Nhật Bản, có thể nói chính thức được bắt đầu kể từ nửa cuối những năm 50. Trong thời kỳ này đã diến ra hàng loạt các quốc sáp nhập của các công ty con để tạo ra một công ty lớn hơn có khả năng sản xuất, kinh doanh, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Vào năm 1954, ba công ty con của Mitsubishi đã sáp nhập thành một công ty lớn hơn; năm 1955 Mitsui đã sáp nhập vào Mitsui Bussan;… Về thực chất, đây là quá trình tập trung hóa, độc quyền hóa, là khởi điểm hình thành các Trust, Syndicat, Concern và Conglomerate. Quá trình đó được diễn ra dưới sự bảo trợ về chính sách của chính phủ, đánh dấu bước khởi đầu sự bành trướng kinh tế của Nhật Bản trong khu vực và trên thị trường thế giới.

Theo những thay đổi về cơ cấu ngày càng thuận lợi cho nền kinh tế Nhật Bản, quá trình quốc tế hóa của TNCs Nhật Bản được thúc đẩy mạnh mẽ. Ví dụ, Mitsubishi có hàng loạt các công ty kinh doanh trong lĩnh vực dầu mỏ, hóa chất, cơ khí, điện tử, bất động sản và ngân hàng, với một hệ thống các chi nhánh ở khắp các châu lục.

Có thể thấy rằng, có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của TNCs Nhật Bản. Thứ nhất, bối cảnh quốc tế và khu vực thuận lợi cho sự phát triển bình yên của Nhật Bản. Cuộc chạy đua vũ trang giữa Đông và Tây, việc phân cực thế giới có sự tham gia của Trung Quốc với tư cách là lực lượng đối trọng Đông – Tây vào những năm 60; chiến tranh Việt Nam kéo dài và các cuộc xung đột có tính khu vực ở Trung cận Đông đã thu hút không nhỏ sức người và sức của tại các nước trong khối NATO và VARSAVA với nhu cầu ngày càng tăng về quân trang, quân dụng cùng với hàng tiêu dùng dã kích thích quá trình mở rộng sản xuất của các

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí