Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG CỦA TNCs VÀ KHÁI QUÁT VỀ TNCs NHẬT BẢN
Với đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là các chiến lươc hoạt động của TNCs Nhật Bản, nên người viết không có tham vọng đi vào phân tích sâu xa tiến trình hình thành và phát triển của TNCs trên thế giới cũng như TNCs Nhật Bản, trong chương này, người viết chỉ nêu khái quát những nét chung nhất về TNCs và TNCs Nhật Bản; khái quát một số khái niệm xoay quanh chiến lược hoạt động kinh doanh quốc tế của TNCs và một số lý thuyết liên quan tới mục tiêu làm căn cứ lý luận, cơ sở đánh giá các chiến lược hoạt động cụ thể của TNCs Nhật Bản trong chương 2.
I. Tổng quan về các công ty xuyên quốc gia
1. Khái quát chung về các công ty công ty xuyên quốc gia (TNCs)
Có thể bạn quan tâm!
- Chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản và một số gợi ý đối sách cho Việt Nam - 1
- Sự Hình Thành Và Đặc Trưng Của Tncs Nhật Bản
- Những Nhân Tố Tác Động Đến Chiến Lược Hoạt Động Của Tncs Nhật Bản
- Các Chiến Lược Hoạt Động Chủ Yếu Của Tncs Nhật Bản Từ Những Năm 90 Trở Lại Đây
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
1.1. Khái niệm về TNCs
Sự phát triển về quy mô, cơ cấu tổ chức, phương thức sở hữu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay đã làm nảy sinh rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về công ty xuyên quốc gia. Mặc dù đều thừa nhận rằng các công ty xuyên quốc gia phải là những công ty độc quyền lớn, hoạt động trên phạm vi quốc tế và có thể được gọi là công ty đa quốc gia hay xuyên quốc gia, tuỳ theo tiến trình phát triển nhận thức chung về loại hình công ty này, nhưng cơ bản là có hai loại quan niệm chính như sau:
Thứ nhất, quan niệm về công ty quốc tế (International Corporation) trong đó bao gồm cả công ty toàn cầu, công ty xuyên quốc gia, công ty siêu quốc gia. Những người theo quan điểm này không quan tâm đến nguồn gốc tư bản sở hữu, cũng như tính quốc tịch của công ty, không chú ý đến bản chất quan hệ sản xuất của quốc gia có công ty đó hay các chi nhánh của nó. Họ chỉ quan tâm đến mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, đầu tư quốc tế của công ty xuyên quốc gia.
Thứ hai, quan niệm về công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation - TNC) là công ty tư bản độc quyền có tư bản thuộc về chủ tư bản của một nước nhất định nào đó. Khía cạnh được quan tâm chính là tính chất sở hữu và quốc tịch của tư bản, vốn đầu tư kinh doanh là của ai, ở đâu. Chủ tư bản ở một nước cụ thể nào đó có công ty mẹ đóng tại nước đó và thực hiện kinh doanh trong và ngoài nước, bằng cách lập các công ty con ở nước ngoài là hình thức điển hình của loại hình này.
Dựa trên tiêu thức sở hữu để xác định loại hình công ty, còn có khái niệm công ty đa quốc gia (Mutilnational Corporation - MNC) cũng là công ty tư bản độc quyền thực hiện thiết lập các chi nhánh ở nước ngoài để tiến hành các họat động kinh doanh quốc tế, nhưng khác với công ty xuyên quốc gia ở chỗ tư bản thuộc sở hữu của công ty mẹ là của hai hay nhiều nước. Vì thuộc sở hữu của hai nước, nên chúng còn được gọi là công ty đa quốc gia hay những công ty liên quốc gia. Như vậy, khái niệm này có sự phân định rõ ràng hai loại hình công ty đang hoạt động trên phạm vi quốc tế. Đó là công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia. Sự phân định này chủ yếu căn cứ vào vốn của công ty thuộc sở hữu của tư bản một nước hay nhiều nước, từ đó liên quan đến trình độ quản lý lao động.
Thực tế cho thấy, trong số 500 công ty hàng đầu thế giới hiện nay, chỉ có 3 công ty Unilever, Royal Dutch và Shell Group là thuộc sở hữu của hai nước, số còn lại thuộc sở hữu của một nước, không công ty nào thuộc sở hữu của 3 nước trở lên1. Như vậy tính chất đa quốc gia của công ty mẹ là rất thấp, vì vậy hiện nay sử dụng chủ yếu thuật ngữ “công ty xuyên quốc gia”.
Tóm lại, hai quan niệm trên khác nhau ở chỗ xem xét công ty xuyên quốc gia hoặc từ giác độ hoạt động kinh doanh quốc tế, hoặc từ giác độ sở hữu. Các quan niệm này được hình thành từ lịch sử phát triển của các công ty hoạt động vượt ra khỏi biên giới quốc gia và hoạt động trên phạm vi quốc tế. Sự phát triển đó là một quá trình, do đó, ngay từ thời kỳ đầu chưa thể có những định nghĩa thống nhất về nó.
1 Nguồn: Đỗ Đức Bình, (2005), Đàu tư của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam, nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
Trong khuôn khổ bài khoá luận này, xin được hiểu công ty xuyên quốc gia như khái niệm được các chuyên gia của Liên Hợp Quốc đưa ra năm 1988 trong Báo cáo đầu tư thế giới như sau:
“Công ty xuyên quốc gia là một tổ chức kinh doanh gồm nhiều thực thể nằm ở hai hay nhiều nước, không xét đến hình thức pháp lý và lĩnh vực hoat động, miễn là các thực thể này vận hành theo một hệ thống ra quyết định, một chế độ sở hữu, chúng ảnh hưởng đến hoạt động của nhau. Đặc biệt chúng có chung một nguồn tri thức, nguồn vốn và trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu cuối cùng.”
Như vậy định nghĩa này nhấn manh đến sự liên kết giữa các thực thể, hay có thể hiểu TNCs bao gồm “công ty mẹ” nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của toàn bộ TNCs về mặt tài chính, chiến lược phát triển và các “công ty con” của chúng ở các nước trên toàn thế giới.
1.2. Kết cấu của TNC
Kết cấu của một TNC bao gồm công ty mẹ và chi nhánh ở nước ngoài:
Công ty mẹ (Parent Enterprise): là công ty cư trú ở một số nước nhất định, với các chủ sở hữu ở một quốc gia nhất định. Công ty đó tiến hành đầu tư, hoạt động thương mại ở nước ngoài, có thể trực tiếp hoặc thông qua hệ thống các chi nhánh nước ngoài.
Công ty nước ngoài (Foreign Affilicate) cũng được gọi là công ty con, là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn, trong đó chủ đầu tư là người sống ở nước khác, có mức góp vốn cho phép có được lợi ích lâu dài trong việc quản lý công ty đó (mức góp cổ phần bao gồm là 10% với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc tương đương với công ty trách nhiệm vô hạn)
Công ty con sở hữu đa số (Subsidiary Enterprise) là công ty trách nhiệm hữu hạn ở nước chủ nhà, trong đó các thực thể kinh tế có quyền sở hữu trên một nửa quyền biểu quyết của các cổ đông và có quyền chỉ định hay bãi miễn phần lớn thành viên của Ban Giám đốc, Ban quản lý hay Ban thanh tra.
Công ty con sở hữu thiểu số (Associate Enterprise) là công ty trách nhiệm hữu hạn ở nước chủ nhà, trong đó các nhà đầu tư có sở hữu ít nhất là 10% nhưng không lớn hơn một nửa quyền biểu quyết của các cổ đông.
Công ty chi nhánh (Branch Enterprise) là công ty trách nhiệm hữu hạn, có toàn bộ hoặc góp vốn ở nước chủ nhà với một trong những hình thức sau: (1) được thành lập lâu dài hoặc là văn phòng của nhà đầu tư nước ngoài (2) công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty liên doanh giữa nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài với một hoặc nhiều thành viên (3) đất, các kết cấu cấu trúc (trừ các kết cấu kiến trúc thuộc sở hữu của các thực thể kinh tế nhà nước) và / hoặc thiết bị bất động sản và các đối tượng sở hữu trực tiếp của nước ngoài (4) thiết bị động cơ, như tàu biển, máy bay, thiết bị khoan dầu khí, được vận hành với nước khác nước chủ đầu tư nước ngoài ít nhất là một năm.
2. Chiến lược hoạt động của TNCs
2.1. Khái niệm chung về chiến lược hoạt động của công ty
Chiến lược (strategos) bắt nguồn từ ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại, có nghĩa là “sự sắp xếp và điều chỉnh hợp lý”, nó chỉ nghệ thuật điều chỉnh binh lược trong chiến tranh. Định nghĩa này được sử dụng như thuật ngữ quân sự và đến nay vẫn còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Như vậy có thể thấy chiến lược hoạt động của công ty (còn có thể gọi là Chiến lược doanh nghiệp hay chiến lược kinh doanh) là phương châm và biện pháp có tính chất toàn cục, được vận dụng trong suốt quá trình kinh doanh nhằm thực hiện mục đích kinh tế nhất định. Chiến lược công ty là chiến lược chung cho toàn doanh nghiệp, những vấn đề đặt ra với chiến lược ở cấp độ này chính là những định hướng chiến lược dài hạn với câu hỏi: Doanh nghiệp sẽ như thế nào trong tương lai? Những thị trường, khu vực hay sản phẩm, dịch vụ nào doanh nghiệp sẽ tiến hành kinh doanh trên đó, kinh doanh như thế nào?
Chiến lược theo nghĩa chung nhất, được hiểu như là một “chuỗi mục tiêu”, “chuỗi biện pháp”, liên kết với nhau như một “chuỗi nhân quả” để đạt tới đích của
sự phát triển. Chiến lược được dùng để quy cho cả các dự định chiến lược và chiến lược được triển khai trong thực tế, vì vậy cần phân biệt giữa chiến lược dự định và chiến lược triển khai (hay chiến lược thực hiện). Trên thực tế, rất khó có thể triển khai một cách hoàn hảo các chiến lược dự định vì vậy các chiến lược thực hiện luôn có độ dung sai so với chiến lược dự định. Ở đây, người viết đề cập đến chiến lược là chiến lược thực hiện hay còn gọi là chiến lược hoạt động trong thực tế.
2.2. Các chiến lược hoạt động chủ yếu của các công ty xuyên quốc gia
Các TNCs với đặc trưng cơ bản là quy mô lớn và phạm vi hoạt động rộng nên luôn phải nghiên cứu và tiến hành các chiến lược hoạt động phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro khi tham gia vào thị trường thế giới đa dạng, đồng thời tìm mọi phương thức đạt được lợi nhuận tối đa. Những chiến lược chủ yếu mà TNCs thường áp dụng có thể kể đến như sau:
2.2.1. Chiến lược toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh
Toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh là việc tiến hành quản lý hoạt động rải rác tại các địa phương ở phạm vi quốc tế. Vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên TNCs luôn đối đầu với áp lực giảm giá thành sản xuất, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của TNCs trên thị trường thế giới. Điều này đối với những công ty kinh doanh trong nước thường khó đạt được vì môi trường kinh doanh và giá của các yếu tố đầu vào chênh lệch giữa các doanh nghiệp là không lớn. Nhưng đối với TNCs khi tham gia kinh doanh trên phạm vi toàn cầu, thì chính yếu tố toàn cầu đã mang lại cho TNCs những lợi thế để đạt đến hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Với chiến lược toàn cầu hóa, TNCs có thể xây dựng các nhà máy sản xuất tại những quốc gia có giá nhân công rẻ (chủ yếu là những nước đang phát triển) như Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc. Sau đó sản phẩm sẽ được chuyển đến các thị trường Bắc Mỹ hay EU thông qua mạng lưới vận chuyển và lắp đặt rộng khắp. Các nhà máy của công ty Cannon, hay các xưởng chế tạo của IBM, Toyota có mặt trên khắp thế giới là những minh chứng điển hình. Trong mọi trường hợp, mục tiêu toàn cầu hóa vẫn là tận dụng ưu thế giá thành sản xuất thấp, nguồn nhân công rẻ, nguyên liệu nhiều và đa dạng…
2.2.2 Chiến lược mạng lưới hoá
Mạng lưới hóa thực chất là triển khai chiến lược toàn cầu hóa hoạt động bằng cách xây dựng thêm các công ty chi nhánh, thực hiện cắm nhánh, bủa vây thế lực ra các nước trên toàn cầu, nhằm mục tiêu tạo nên hệ thống các chân rết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho tập đoàn trên trường quốc tế.
Trong chiến lược này, các công ty mẹ giữ vai trò quyết định, các công ty con được phân công theo hướng chuyên môn hóa và có quyền tự chủ cao hơn, gần như nhận được mệnh lệnh trực tiếp từ công ty mẹ. Hướng liên kết này cũng giúp công ty mẹ dễ dàng nắm bắt được thông tin nhanh, triển khai hoạt động có hiệu quả.
2.2.3 Chiến lược hợp nhất
Lựa chọn hình thức đầu tư trong chiến lược mở rộng sản xuất ra ngoài cũng được TNCs rất chú trọng. TNCs thực hiện chiến lược mở rộng phạm vi hoạt động chủ yếu theo hướng sáp nhập và mua lại các công ty hiện có ở nước sở tại. Với chiến lược này, TNCs có được mạng lưới phân phối sẵn có ở thị trường mới, trong đó đặc biệt là dễ tiếp cận vào thị trường độc quyền và giảm đối thủ cạnh tranh gay gắt. Trong nhiều năm gần đây, xu hướng M&A tăng rất nhanh và đã trở thành đặc điểm nổi bật trong chiến lược phát triển của TNCs từ những năm 90.
Sáp nhập (Merger) là hoạt động trong đó tài sản và hoạt động của 2 công ty kết hợp lại để thành lập nên thực thể mới
Mua lại (Accquisition) là giao dịch trong đó quyền sở hữu và kiểm soát tài sản và hoạt động chuyển từ công ty bị mua sang công ty đi mua.
Các TNCs khi tham gia vào các lĩnh vực đã tiến hành phương thức M&A như một mô hình thực tế và nhanh chóng để thâm nhập vào thị trường các nước nhận đầu tư, hay là một công cụ để tái cơ cấu khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, trong một vài ngành dịch vụ, chiến lược của TNCs khi gia nhập vào thị trưòng mới chính là bằng hình thức M&A hơn là GI. Ví dụ, trong ngành ngân hàng, thông thường các TNCs không mở hệ thống các chi nhánh nước ngoài ở nước ngoài ở nước sở tại mà chủ yếu mua lại hệ thống đang hoạt động nếu được phép. Hay trong thông tin liên
lạc cơ bản, điện nước thì hoạt động M&A rất thường xuyên xảy ra. Kể từ những năm 90 các hoạt động M&A đã được TNCs sử dụng rộng rãi ở tất cả các lĩnh vực.
2.2.4. Chiến lược địa phương hóa hoạt động kinh doanh
Địa phương hóa cơ sở sản xuất là việc doanh nghiệp tiến hành những biện pháp làm mờ nhạt “màu sắc bản quốc” của của xí nghiệp, chú trọng đào tạo những người kinh doanh toàn cầu, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về kinh tế và văn hóa của công ty với nước chủ nhà. Việc địa phương hóa cơ sở sản xuất nhắm tới các tất cả các đối tượng như: sản phẩm phải thích ứng với nhu cầu tiêu dùng của địa phương, sản xuất cần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nước chủ nhà, thực hiện tái đầu tư đối với lợi nhuận của địa phương hay là tổ chức tuyển dụng cán bộ nhân viên không phân biệt quốc tịch….
2.2.5. Chiến lược đa đạng hóa hoạt động kinh doanh
Chiến lược đa dạng hóa hoạt động kinh doanh được coi là chiến lược hoạt động cơ bản nhất, nó được hầu hết các TNCs trên thế giới áp dụng nhằm phân tán rủi ro. Trong tiến trình đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, thường mỗi TNC căn cứ vào ưu thế của mình để xây dựng một mặt hàng chủ lực làm trụ cột rồi sau đó mở rộng dần sang các lĩnh vực khác.
Mỗi TNCs có thể chọn cho mình những biện pháp khác nhau để tiến hành chiến lược đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, có thể kể đến các cách sau:
Thứ nhất, đa dạng hóa thông qua sự phát triển từ bên trong doanh nghiệp. Thực hiện phương thức này, các doanh nghiệp sẽ dựa trên những điều kiện có sẵn của mình để phát triển hoạt động kinh doanh mới. Chẳng hạn như doanh nghiệp đầu tư tài chính và trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh mới; hay doanh nghiệp tài trợ, hậu thuẫn cho ý tưởng kinh doanh mới rồi chuyển giao công nghệ; hoặc cũng có thể khuyến khích cho các bộ phận trong doanh nghiệp phát triển ý tưởng kinh doanh của họ.
Lợi thế của phương thức này là doanh nghiệp có thể theo sát quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh, đồng thời quản lý được các hoạt động kinh doanh sau khi đã đa dạng hóa. Tuy nhiên, muốn thực hiện chiến lược này thành công đòi hỏi doanh nghiệp cần bỏ ra nhiều thời gian, chi phí và cần có năng lực nghiên cứu đạt trình độ cao.
Thứ hai, sáp nhập hay kết hợp để trở thành doanh nghiệp lớn hơn. Từ lĩnh vực kinh doanh vốn có, sau khi sáp nhập hay kết hợp, sẽ tạo ra một doanh nghiệp mới lớn hơn trong đó loại hình kinh doanh cũ là một bộ phận của hệ thống hoạt động kinh doanh mới.
Phương thức này thường giúp TNCs nhanh chóng chiếm lĩnh được những sản phẩm mới, thị trường mới đồng thời vẫn nắm bắt được hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực mới nhờ hệ thống quản lý cũng như các báo cáo của doanh nghiệp được sáp nhập hay liên kết.
Thứ ba, hợp tác – liên minh chiến lược. Hai hay nhiều TNCs cùng liên minh với nhau để tạo ra một đơn vị kinh doanh mới, có tổ chức độc lập hoặc tương đối độc lập. Đơn vị kinh doanh mới này sẽ tận dụng được lợi thế có sẵn của các bên đối tác, nhanh chóng thâm nhập vào những thị trường mà các bên đã tham gia. Đồng thời với việc liên minh chiến lược, các bên có thể trao đổi các công nghệ, kỹ thuật và các lợi thế khác giữa các bên trong liên minh.
3. Một số lý thuyết liên quan đến chiến lược hoạt đông của TNCs
Vào những năm 1960, việc mở rộng ồ ạt các công ty chi nhánh của TNCs ra nước ngoài đã trở thành hiện tượng nổi bật của nền kinh tế thế giới lúc bấy giờ. Nhiều học giả đã giải thích và dự đoán hiện tượng này bằng các luận điểm hoặc mô hình lý thuyết khác nhau. Trong phần này, người viết chỉ xin được đề cập đến một số lý thuyết có liên quan và có thể lý giải các chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản, những lý thuyết đó là: Lý thuyết vòng đời sản phẩm, lý thuyết nội vi hóa, lý thuyết hàng rào thương mại, lý thuyết nguồn lao động và một số lý thuyết khác.
3.1. Lý thuyết vòng đời sản phẩm