Chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản và một số gợi ý đối sách cho Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

----- -----


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA NHẬT BẢN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý ĐỐI SÁCH CHO VIỆT NAM


Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Hà

Lớp : Nhật 6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Khóa 44

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phạm Thị Mai Khanh

Chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản và một số gợi ý đối sách cho Việt Nam - 1


Hà Nội - 2009


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG CỦA TNCs VÀ KHÁI QUÁT VỀ TNCs NHẬT BẢN 4

I. Tổng quan về các công ty xuyên quốc gia 4

1. Khái quát chung về các công ty công ty xuyên quốc gia (TNCs) 4

1.1. Khái niệm về TNCs 4

1.2. Kết cấu của TNC 6

2. Chiến lược hoạt động của TNCs 7

2.1. Khái niệm chung về chiến lược hoạt động của công ty 7

2.2. Các chiến lược hoạt động chủ yếu của các công ty xuyên quốc gia 8

3. Một số lý thuyết liên quan đến chiến lược hoạt đông của TNCs 11

3.1. Lý thuyết vòng đời sản phẩm 11

3.2. Lý thuyết nội vi hóa 12

3.3. Lý thuyết hàng rào thương mại 13

3.4. Lý thuyết nguồn lao động 14

3.5. Một số lý thuyết khác 15

II. Sự hình thành và đặc điểm của TNCs Nhật Bản 17

1. Sự hình thành của TNCs Nhật Bản 17

2. Đặc điểm của TNCs Nhật Bản 20

Chương 2 CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA NHẬT BẢN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY 25

I. Những nhân tố tác động đến chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản 25

1. Những nhân tố bên trong 25

1.1. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt 25

1.2. Đồng Yên tăng giá và chi phí sản xuất ở Nhật cao 26

1.3. Xung đột thương mại với Mỹ và Tây Âu 28

1.4. Chính sách của chính phủ Nhật Bản 29

2. Những nhân tố bên ngoài 30

2.1. Sự gia tăng của xu thế toàn cầu hóa 30

2.2. Tác động của cách mạng khoa học công nghệ 31

II. Các chiến lược hoạt động chủ yếu của TNCs Nhật Bản từ những năm 90 trở lại đây 32

1. Chiến lược mạng lưới hóa 32

1.1. Mục đích thực hiện 32

1.2. Nội dung 33

2. Chiến lược đa dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh 38

2.1. Mục đích thực hiện 38

2.2. Nội dung 38

3. Chiến lược tăng cường sáp nhập 44

3.1. Mục đích thực hiện 44

3.2. Nội dung 44

4. Chiến lược địa phương hóa cơ sở sản xuất 48

4.1. Mục đích thực hiện: 48

4.2. Nội dung 49

Chương 3 CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TNC NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT VÀI GỢI Ý ĐỐI SÁCH CHO VIỆT NAM NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI TỪ TNCs NHẬT BẢN 55

I. Tổng quan hoạt động của TNCs Nhật Bản tại Việt Nam 55

1. Khái quát về hoạt động FDI của Nhật Bản tại Việt Nam 55

2. Những tác động từ hoạt động của TNCs Nhật Bản tới Việt Nam 62

2.1. Cung cấp nguồn vốn quan trọng cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 62

2.2. Giải quyết công ăn việc làm và phát triển nguồn lao động 63

2.3. Góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển khoa học công nghệ .64

2.4. Bước đầu thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các ngành công nghiệp phụ trợ 65

2.5. Góp phần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài khác tới Việt Nam 67

2.6. Đi đầu trong các đóng góp xã hội 68

2.7. Một số tác động khác 70

II. Một số gợi ý đối sách đối với Việt Nam nhằm tăng cường thu hút đầu tư của TNCs Nhật Bản 72

1. Cải thiện môi trường và chính sách đầu tư 72

1.1. Đảm bảo sự ổn định vững chắc về kinh tế và chính trị 72

1.2. Đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng 72

1.3. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về FDI 73

1.4. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư 74

2. Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước 75

3. Tạo lập đối tác đầu tư trong nước và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ 77

4. Phát triển nguồn nhân lực 80

KẾT LUẬN 82


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 1. Biến động tỷ giá đồng Yên và USD (quý I năm 2009) 27

Hình 2. Biến động tỷ giá đồng Yên và EURO (quý I năm 2009) 27

Hình 3. Con đường thành lập chi nhánh mới tại nước ngoài của TNCs Nhật Bản 34

Hình 4. Số lượng chi nhánh TNCs Nhật Bản trên toàn thế giới (1990-2000) 36

Hình 5. Tỷ lệ số chi nhánh nước ngoài của TNCs Hoa Kỳ và TNCs Nhật Bản phân theo ngành (1990 - 2002) 41

Hình 6. Số lượng TNCs Nhật Bản tham gia M&A (1990 - 2004) 46

Hình 7. Vốn FDI Nhật Bản vào Việt Nam (1991 - 2007) 56

Hình 8. Cơ cấu vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam theo ngành (1994-2007) 57

Hình 9. Cơ cấu FDI của Nhật Bản vào Việt Nam theo hình thức đầu tư 58


Bảng 1. Số lượng chi nhánh TNCs Nhật Bản xếp theo khu vực đầu tư nước ngoài (1990-2002) 35

Bảng 2. TNCs của Nhật trong top 100 TNCs đứng đầu xếp theo lượng tài sản tại nước ngoài năm 2006 37

Bảng 3. Số lượng chi nhánh nước ngoài của TNCs Nhật Bản phân theo ngành nghề hoạt động (1988 - 2002) 40

Bảng 4. Các ngành nghề kinh doanh của tập đoàn Mitsubishi 43

Bảng 5. Giá trị các vụ M&A trên thế giới (1990-2005) 45

Bảng 6. Chi phí M&A so với tổng FDI đầu ra của một số nước (1990 - 2004) 47

Bảng 7.700 TNCs chi cho hoạt động R&D nhiều nhất thế giới 50

Bảng 8. Top 20 TNCs chi cho hoạt động R&D nhiều nhất thế giới (2002) 51

Bảng 9. Chi phí cho hoạt động R&D của TNCs Nhật Bản tại nước ngoài phân theo

khu vực địa lý (1995-2002) 53

Bảng 10. Cơ cấu FDI của Nhật Bản vào Việt Nam phân theo địa phương 59


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài


Nhật Bản là quốc gia phát triển nhất Châu Á và là một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới. Đồng thời, Nhật Bản cũng là nước dẫn đầu về đầu tư quốc tế. Theo số liệu của UNCTAD, chỉ tính riêng trong năm 2007 tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản đã lên đến 73.549 triệu USD. Do đó, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation – TNC) đang trở thành mối quan tâm của các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển. Đầu tư trực tiếp của TNCs Nhật Bản không chỉ cung cấp nguồn vốn lớn để phát triển kinh tế quốc gia, mà còn đem tới lợi ích về chuyển giao công nghệ cũng như cơ hội học tập kinh nghiệm kinh doanh, kinh nghiệm quản lý…

Sau hơn 20 năm thực hiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đến nay Việt Nam cũng đã dần trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Nhận thức được tầm quan trọng của vốn đầu tư trực tiếp đối với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, nước ta đã không ngừng cải thiện mội trường đầu tư và tìm nhiều biện pháp để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là các TNC có tiềm năng đầu tư lớn của các nước phát triển như TNCs Nhật Bản. Theo Cục đầu tư nước ngoài, tính tới hết năm 2007, tổng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam đạt trên 9 tỷ USD với số vốn thực hiện đạt gần 5 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện Nhật Bản vẫn chỉ là quốc gia đứng thứ 4 xếp theo lượng vốn đầu tư vào Việt Nam, sau Hàn Quốc, Singapo và Đài Loan, một kết quả chưa thật sự tương xứng với tiềm năng đầu tư của 2 nước. Vì vậy, yêu cầu đặt ra hiện nay là cần tìm các biện pháp hữu hiệu để tăng cường thu hút hơn nữa đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp Nhật Bản và nhất là từ các TNC Nhật Bản.

Chính từ những lý do trên, em xin lựa chọn đề tài: “Chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản và một vài gợi ý đối sách cho Việt Nam ” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.


2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Một là hệ thống hóa các vấn đề lý luận về công ty xuyên quốc gia và chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia.

Hai là phân tích sự hình thành và các chiến lược hoạt động chủ yếu của các TNC Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay.

Ba là đề xuất một số gợi ý nhằm giúp Việt Nam tăng cường thu hút FDI từ TNCs Nhật Bản trên cơ sở những kết quả và hạn chế của hoạt động FDI Nhật Bản hiện tại.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản (chỉ chú trọng vào chiến lược đầu tư quốc tế) trên phạm vi thế giới và Việt Nam trong phạm vi từ năm 1990 trở lại đây.


4. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong khóa luận là phương pháp duy vật biện chứng, thu thập tài liệu và tổng hợp – phân tích; phương pháp diễn giải – quy nạp, phương pháp mô tả khái quát; phương pháp logic, thống kê, so sánh.


5. Kết cấu khóa luận


Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về chiến lược hoạt động của TNCs và khái quát về TNCs Nhật Bản

Chương 2. Chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản từ những năm 1990 đến

nay

Chương 3 Chiến lược hoạt động của các TNCs Nhật Bản tại Việt Nam và một

vài gợi ý đối sách đối với Việt Nam nhằm tăng cường thu hút FDI của TNCs Nhật Bản.


Do sự hiểu biết và thời gian có giới hạn, nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Để hoàn thành khóa luận, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn, thạc sỹ Phạm Thị Mai Khanh. Cô là người đã hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ rất tận tình cho em trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài này.

Sinh viên thực hiện Vũ Thị Hà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022