Không Làm Chấm Dứt Quan Hệ Hôn Nhân Trước Pháp Luật

sản trong phần tài sản yêu cầu chia. Tuy nhiên, trên thực tế để tạo điều kiện cho vợ hoặc chồng thực hiện một nghĩa vụ riêng hoặc một dự án kinh doanh riêng, có rất nhiều trường hợp các cặp vợ chồng thỏa thuận về việc dành cho người cần có tài sản riêng phần lớn tài sản nhằm đáp ứng đến mức có thể được nhu cầu huy động tài sản để trả nợ hoặc kinh doanh của người này, mà họ không cần quan tâm đến công sức đóng góp của bản thân vào việc tạo lập, phát triển khối tài sản chung đó. Trong trường hợp này, việc xác định phần quyền của vợ, chồng trong khối tài sản chung được phân chia thường chỉ để được thực hiện sau khi đã chia xong khối tài sản chung. Do đó, khối tài sản riêng của mỗi người được phân chia từ tài sản chung là không đồng đều nhau.

Vì vậy, việc phân chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại được phân chia theo một cơ chế đặc biệt, có thể không cần dựa vào việc xác định công sức đóng góp của từng người vào việc tạo lập và phát triển khối tài sản chung. Cơ chế này hoàn toàn khác hẳn với việc phân chia tài sản chung khi ly hôn hay khi một bên vợ hoặc chồng chết trước. Đây cũng chính là ưu điểm của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tạo thời cơ cho vợ hoặc chồng nhanh chóng có được tài sản để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng đồng thời nó cũng có một điểm hạn chế khi vợ hoặc chồng có thể lợi dụng để trốn tránh việc thực hiện các nghĩa vụ sau khi chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại. Do đó, luật cần dự liệu hậu quả pháp lý đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, đặc biệt đối với việc thực hiện nghĩa vụ chung trong gia đình.

1.2.2 Không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật

Theo luật HN&GĐ hiện hành quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng được thực hiện trong ba trường hợp khi vợ chồng ly hôn, khi một trong hai bên vợ hoặc chồng chết trước và khi hôn nhân đang tồn tại. Trong ba trường hợp này chỉ có trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật.

Kết hôn và ly hôn là hai mặt của quan hệ hôn nhân, kết hôn được xem là hiện tượng bình thường thì ly hôn là một hiện tượng bất bình thường, là mặt trái của hôn nhân nhưng không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự đổ vỡ. Trong trường hợp này, ly hôn là hậu quả tất yếu đồng thời là một giải pháp tối ưu nhằm làm cho gia đình thoát khỏi những xung đột, mâu thuẫn, bế tắc trong cuộc sống; đảm bảo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện và tiến bộ; bảo đảm quyền tự do hôn nhân bao gồm quyền tự do kết hôn của nam, nữ và quyền tự do ly hôn của vợ chồng. Khi bản án hoặc quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt. Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp này được chia theo thỏa thuận của vợ chồng hoặc theo quyết định của Tòa án.

Nếu kết hôn là sự kiện bình thường, là thời điểm đầu tiên của quan hệ hôn nhân thì khi vợ hoặc (chồng) chết trước là thời điểm cuối cùng tất yếu của hôn nhân. Việc một trong hai vợ chồng chết trước, hoặc bị Tòa án tuyên bố đã chết sẽ đương nhiên chấm dứt quan hệ vợ chồng. Lúc này tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia theo yêu cầu của người còn sống hoặc người thừa kế của vợ chồng đã chết.

Trường hợp vợ chồng có yêu cầu chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo thỏa thuận của vợ chồng hay do Tòa án quyết định thì giữa họ vẫn còn tồn tại quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với con cái và các thành viên trong gia đình theo quy định tại Chương III và Chương IV Luật HN&GĐ năm 2000. Đây chính là một điểm khác biệt so với hai trường hợp chia tài sản chung khi vợ hoặc chồng chết trước và khi vợ chồng ly hôn. Vì vậy, trái với hai trường hợp trên, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ nhân thân của vợ chồng trước pháp luật.

1.2.3 Làm thay đổi căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một biện pháp giúp vợ, chồng chuyển các tài sản chung đã được tạo ra và hiện hữu trong khối tài sản chung của vợ chồng thành tài sản riêng theo thỏa thuận của vợ, chồng hoặc do Tòa án quyết định theo yêu cầu của hai vợ chồng. Khác với trường hợp chia tài sản chung khi ly hôn và khi một bên vợ hoặc chồng chết trước làm chấm dứt quan hệ hôn nhân, đồng thời chấm dứt chế độ tài sản chung của vợ chồng, chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại không làm chấm dứt chế độ tài sản chung mà chỉ làm thay đổi căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng của mỗi người.

Pháp luật hiện hành cho phép vợ chồng có thể yêu cầu chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì phần tài sản chung đã chia cũng như hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng này trở thành tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng, phần tài sản còn lại không chia và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Điều này không làm chấm dứt chế độ sở hữu chung ngay trong trường hợp chia toàn bộ cũng không làm chấm dứt vì vợ chồng vẫn có thể được thừa kế chung, tặng cho chung sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Việc chia này chỉ làm thay đổi khối lượng tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng. Chẳng hạn, vợ chồng có thể thỏa thuận tiền lương, những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của mỗi người mặc dù trước đó tài sản này là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng. Như vậy, việc chia tài sản chung đã làm thay đổi căn cứ xác định nguồn gốc tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Vì vậy, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm

chấm dứt hoàn toàn chế độ sở hữu chung của vợ chồng vì việc chia tài sản chung này không chỉ đơn thuần như việc chia tài sản chung thuộc các hình thức sở hữu chung như quy định của BLDS. Khối tài sản chung vẫn có thể tồn tại trong trường hợp không chia hết tài sản hoặc sau khi chia lại được thừa kế chung, tặng cho chung hay vợ chồng thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung, nên chỉ làm thay đổi căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng.

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam - 4

1.3 Ý nghĩa của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Pháp luật về HN&GĐ của Nhà nước ta từ khi ra đời đến nay, vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chỉ mới được ghi nhận tại Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986. Luật HN&GĐ năm 1959 chưa quy định nội dung này. Trên cơ sở nội dung quy định tại Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 tiếp tục kế thừa và phát triển quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, thể hiện cụ thể tại Điều 19 và Điều 20. Quy định này khi áp dụng vào thực tiễn đã thể hiện sự phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có ý nghĩa sau:

Thứ nhất, việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là một giải pháp để loại bỏ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất những mâu thuẫn giữa vợ chồng trong quản lí, sử dụng, định đoạt tài sản chung hợp nhất, đặc biệt trong thời điểm nền kinh tế đất nước vận hành mạnh mẽ theo cơ chế thị trường. Bản chất của cơ chế thị trường là sự tự do cạnh tranh, do đó luôn chứa đựng những cơ hội để mọi người có thể kiếm được lợi nhuận khi tiến hành một hoạt động kinh doanh nào đó, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những rủi ro bất ngờ không kịp trở tay có thể dẫn đến tình trạng “khuynh gia bại sản”. Chính vì bản chất đó và do tính chất công việc, nghề nghiệp của vợ chồng cần sự tự chủ trong hoạt động đầu tư kinh doanh, nên nếu sử dụng tài sản chung của vợ chồng để kinh doanh thì có thể ảnh hưởng đến lợi ích chung của gia đình trong trường hợp có rủi ro xảy ra.

Thứ hai, đời sống chung hàng ngày của vợ chồng khó tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến vợ chồng không còn tình cảm, nhưng vì lý do nào đó như: sợ ảnh hưởng tới hòa khí trong gia đình, ảnh hưởng tới con cái, hàng xóm chê cười, tới danh dự, uy tín của nhau… mà vợ chồng không yêu cầu ly hôn, chỉ yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng. Chính vì vậy, việc chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại trở thành một nhu cầu tất yếu, bảo vệ quyền và lợi ích chung của gia đình cũng như tôn trọng quyền tự định đoạt tài sản của cá nhân, quyền tự do kinh doanh được pháp luật công nhận.

Thứ ba, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp vợ chồng phải thực hiện các nghĩa vụ dân sự riêng với người thứ ba, chẳng hạn như các khoản nợ mà vợ hoặc chồng đã vay từ trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân mà sử dụng vào mục đích riêng của bản thân, … Trong trường hợp này nếu tài sản riêng không có hoặc không đủ để thực hiện nghĩa vụ dân sự, đồng thời vợ chồng không thể thỏa thuận được về việc lấy tài sản chung để trả nợ riêng cho một bên thì vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, để người có nghĩa vụ với người thứ ba có thể lấy phần tài sản riêng trong khối tài sản chung của vợ chồng thanh toán nghĩa vụ riêng với người thứ ba có liên quan.

Thứ tư, quy định về việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân đã đánh dấu sự chuyển mình theo thời đại của các quy định pháp luật về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng. Việt Nam trong một thời gian dài tồn tại dựa vào nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu nên tư duy của con người khó lòng thoát khỏi nguyên tắc của xã hội trồng lúa nước. Chính vì thế mà người dân thường lạ lẫm với việc rạch ròi về tài sản, nhất lại là tài sản của vợ chồng, nếu như cặp

vợ chồng nào có sự độc lập về tài chính hay sự phân định tài sản “của vợ, của chồng” thì thường bị người khác chê cười hoặc cho rằng giữa vợ chồng đang có mâu thuẫn với nhau. Bước sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế của thời đại mới với sự phát triển của công nghệ thông tin, của sự toàn cầu hóa nên sự độc lập của mỗi cá nhân cần được đề cao nên không thể bị bó buộc trong quan niệm về tài sản vợ chồng trong lối tư duy cũ đó nữa. Cá nhân thực sự cần sự độc lập hơn về tài chính để có thể tồn tại trong xã hội hiện đại. Việc chia tài sản trong chung trong thời kì hôn nhân như một giải pháp để dung hòa giữa truyền thống xưa và tư duy của ngày nay, đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn và cuộc sống.

Vì vậy, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là một quy định hợp lý, đề cao quyền tự định đoạt của vợ chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, giải quyết nhanh chóng những vấn đề có liên quan đến tài sản chung và đáp ứng nhu cầu của vợ, chồng; đồng thời hạn chế tình trạng giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tại Tòa án.

1.4 Pháp luật của một số nước về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Mỗi một quốc gia, một khu vực trên thế giới có sự không đồng nhất về các điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa; truyền thống, phong tục, tập quán,… Sự không đồng nhất này là một trong những yếu tố hình thành nên sự đa dạng của hệ thống pháp luật các nước. Bên cạnh những nét tương đồng thì pháp luật các nước cũng có những khác biệt cơ bản phù hợp với điều kiện của từng quốc gia, trong đó có vấn đề về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Sau đây luận văn xin giới thiệu pháp luật của một số quốc gia về một số hình thức được xem là chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Qua đó có thể thấy được những ưu điểm của pháp luật các nước để vận dụng linh hoạt vào điều kiện tình hình của Việt Nam.

1.4.1 Pháp luật Dân sự Pháp

Ngay sau khi cuộc cánh mạng Pháp thành công, BLDS Pháp đã được ban hành dưới sự chỉ đạo của Napoléon Bonaparte - một nhà quân sự và chính trị kiệt xuất trên thế giới vào năm 1804. BLDS Pháp hay còn gọi là Bộ luật Napoléon được nhiều học giả trong lĩnh vực lập pháp xem như là bản "Hiến pháp dân sự" hoặc được ví như "một đài kỷ niệm". Với nhận định này đã cho chúng ta thấy sự trường tồn cũng như tầm quan trọng của nó đối với pháp luật dân sự trên thế giới. Với hơn hai trăm năm tồn tại và áp dụng, qua nhiều lần bổ sung và sửa đổi, cho đến nay trong số 2.285 điều khoản hiện đang có hiệu lực có gần một nửa các điều luật vẫn giữ nguyên được cấu trúc và không làm thay đổi trật tự.

Từ khi có hiệu lực vào năm 1804 cho đến năm 2000, BLDS Pháp được chia thành ba quyển, trong đó dành riêng Thiên V quyển thứ ba để quy định về khế ước hôn nhân và các chế độ tài sản của vợ chồng trong hôn nhân. Với quy định này, chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm chế độ tài sản pháp định và chế độ tài sản ước định. Theo đó, vợ chồng có quyền lựa chọn một chế độ tài sản phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình. Chế độ tài sản pháp định là một giải pháp mang tích chất thay thế trong trường hợp vợ chồng không có thỏa thuận bằng hôn ước, hoặc với mục đích để vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản áp dụng cho họ. Điều 1400 BLDS Pháp quy định: "Chế độ tài sản chung được xác lập khi không có khế ước hôn nhân hoặc khi vợ chồng lựa chọn kết hôn theo chế độ tài sản chung" [27]. Chế độ tài sản chung này bao gồm hai khối tài sản là khối tài sản có và khối tài sản nợ. Tài sản chung của vợ chồng được xác định như sau:

- Tài sản mà vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân;

- Tài sản mà vợ chồng có được từ công việc của họ;

- Tài sản là những khoản tiết kiệm có được do hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của vợ, chồng;

- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung hoặc được di tặng chung;

- Tài sản không chứng minh được là tài sản riêng.

Điều 1401 BLDS Pháp cũng quy định: Tài sản cộng đồng “gồm những thu nhập chung của hai vợ chồng hoặc thu nhập riêng của từng người trong thời kỳ hôn nhân và có nguồn gốc từ công việc làm ăn của họ, cũng như từ những khoản tiết kiệm có được do hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của họ” [27]. Trừ những tài sản riêng do bản chất của nó theo quy định của Điều 1404 BLDS Cộng hòa Pháp. Bên cạnh đó, Bộ luật này còn quy định trong trường hợp không chứng minh được đó là tài sản riêng của vợ hoặc chồng theo quy định của pháp luật thì mọi tài sản dù là động sản hay bất động sản đều được coi là thu nhập chung của hai vợ chồng.

Những tài sản chung của vợ chồng chỉ được chấm dứt khi có những căn cứ làm chấm dứt theo quy định của BLDS Pháp, trong đó có việc tách riêng tài sản chung giữa vợ và chồng. Điều 1443 BLDS Pháp quy định về việc tách riêng (chia) tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như sau:

Nếu do sự xáo trộn trong công việc làm ăn của vợ hoặc chồng, do vợ hoặc chồng quản lý kém hoặc thiếu đạo đức, mà việc duy trì chế độ tài sản chung gây phương hại đến lợi ích của người kia, thì người có lợi ích bị phương hại có thể yêu cầu Tòa án cho tách riêng tài sản. Mọi trường hợp tự tách riêng tài sản đều vô hiệu [27].

Với quy định này các nhà làm luật Pháp đã dự liệu hai trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân: Một là, trường hợp công việc làm ăn của vợ chồng có sự xáo trộn, có thể theo chiều hướng có lợi hoặc bất lợi trong công việc làm ăn. Luật HN&GĐ hiện hành ở nước ta cũng có quy định tương tự như trường hợp thứ nhất này là trường hợp chia tài sản chung để vợ chồng thực hiện việc đầu tư kinh doanh riêng. Hai là, do vợ chồng quản lý kém hoặc

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí