Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


PHẠM HỒNG MINH HOÀNG


CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Chuyên ngành: Luật dân sự

Mã số: 60 38 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Phương Lan


HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Phạm Hồng Minh Hoàng

MỤC LỤC


Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục

Danh mục từ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6

6. Những điểm mới của luận văn 7

7. Kết cấu của luận văn 7

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN 8

1.1 Cơ sở lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời

kỳ hôn nhân8

1.1.1 Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 8

1.1.2 Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 11

1.2 Đặc điểm của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 18

1.2.1 Cách phân chia đặc biệt 18

1.2.2 Không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật 19

1.2.3 Làm thay đổi căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ

chồng trong thời kỳ hôn nhân 21

1.3 Ý nghĩa của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 22

1.4 Pháp luật của một số nước về chia tài sản chung của vợ

chồng trong thời kỳ hôn nhân 24

1.4.1 Pháp luật Dân sự Pháp 25

1.4.2 Pháp luật dân sự và thương mại Thái Lan 30

Chương 2: CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

HIỆN HÀNH 35

2.1 Quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời

kỳ hôn nhân 35

2.2 Các lý do chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ

hôn nhân 37

2.3 Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong

thời kỳ hôn nhân 43

2.3.1 Vợ chồng thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 43

2.3.2 Vợ chồng yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 49

2.4 Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời

kỳ hôn nhân 52

2.4.1 Chia một phần tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 52

2.4.2 Chia toàn bộ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 54

2.5 Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ

hôn nhân 55

2.5.1 Về nhân thân 55

2.5.2 Về tài sản 62

2.6 Khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng sau khi chia

tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 70

2.6.1 Hình thức và nội dung của thoả thuận khôi phục chế độ tài sản

chung của vợ chồng 71

2.6.2 Thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung 72

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI

KỲ HÔN NHÂN 75

3.1 Những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về chia tài

sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 75

3.1.1 Những vướng mắc trong quy định của pháp luật 75

3.1.2 Những vướng mắc từ thực tiễn cần pháp luật điều chỉnh 84

3.1.3 Một số vấn đề tồn tại cần giải quyết trong việc công chứng văn

bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 92

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và đảm bảo hiệu quả của

việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 97

3.2.1 Hoàn thiện pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong

thời kỳ hôn nhân 97

3.2.2 Những điều cần chú ý khi giải quyết việc chia tài chung của vợ

chồng trong thời kỳ hôn nhân 103

3.2.3 Một số biện pháp nhằm đảm bảo hiệu quả việc chia tài chung trong thời kỳ hôn nhân 105

KẾT LUẬN 108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BLDS

Bộ luật Dân sự

HĐTP

Hội đồng Thẩm phán

HN&GĐ

Hôn nhân và Gia đình

TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Nghị định số 70/2001/NĐ-CP

Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình

năm 2000

Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP

Nghị quyết số 02/2000/ NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật

Hôn nhân và Gia đình năm 2000

Nghị quyết số 35/2000/QH10

Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc thi hành

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam - 1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Gia đình có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đó là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng để giáo dục và hình thành nhân cách của mỗi cá nhân. Sự phát triển và ổn định lâu dài của gia đình góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng và vị trí của gia đình tới đời sống kinh tế xã hội, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa các thành viên trong gia đình nhằm mục đích xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc và phát triển bền vững.

Bên cạnh yếu tố tình cảm, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau giữa vợ chồng thì điều kiện vật chất cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự bền vững của quan hệ hôn nhân. Khi hôn nhân được xác lập đòi hỏi phải có một khối tài sản chung để đảm bảo nhu cầu của gia đình. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể thực hiện quyền định đoạt tài sản của mình, pháp luật HN&GĐ cho phép vợ chồng có thể chia tài sản chung trong khi hôn nhân còn tồn tại. Vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được áp dụng từ khi Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực. Luật HN&GĐ năm 2000 tiếp tục kế thừa và phát triển nội dung này trên cơ sở có những thay đổi mới, hoàn thiện và áp dụng linh hoạt hơn trong thực tiễn. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại là một yêu cầu tất yếu, thể hiện quyền tự do của vợ chồng đối với tài sản chung, đồng thời tạo điều kiện cho vợ chồng có thể thực hiện được các yêu cầu về nghề nghiệp, đầu tư kinh doanh, và các nghĩa vụ riêng của mình một cách độc lập mà không ảnh hưởng đến đời sống chung của gia đình. Từ thực tiễn cho thấy, khi hôn nhân còn tồn tại vợ chồng có thể xác lập rất nhiều giao dịch liên quan đến

tài sản và sẽ không thể tránh khỏi những rủi ro như một bên kinh doanh thua lỗ, dẫn đến phá sản,… Việc giải quyết hậu quả của những rủi ro này trong nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của cả gia đình, ảnh hưởng đến các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, ảnh hưởng đến lợi ích của những người khác có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Do vậy, quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ góp phần ổn định các quan hệ hôn nhân gia đình, tạo cơ sở pháp lý thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng. Bên cạnh những kết quả đạt được, một số quy định và việc áp dụng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân còn khá nhiều bất cập và vướng mắc cần phải giải quyết.

Từ thực tiễn nêu trên, đề tài của Luận văn đề cập đến "Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam".

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Gia đình có vị trí và vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội nên các vấn đề liên quan đến HN&GĐ luôn được nhiều độc giả cũng như các nhà lập pháp quan tâm. Do đó đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các quy định của Luật HN&GĐ nói chung và việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nói riêng. Tuy nhiên, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân chỉ được nghiên cứu chung trong các các công trình nghiên cứu về chia tài sản chung của vợ chồng hoặc một vài nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu một vài khía cạnh cụ thể của vấn đề này.

Một số luận văn, luận án đã có nghiên cứu một phần về vấn đề này, tiêu biểu như “Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Văn Cừ (2005). Luận án này đã nghiên cứu một cách toàn diện tất cả các vấn đề lý luận chung về chế độ tài sản của vợ chồng, trong đó có cả trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên đây là công trình nghiên cứu tổng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2022