Chia Di Sản Là Nhà Ở Và Quyền Sử Dụng Đất Ở Cho Người Thừa Kế Thế Vị

Trong trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Quy định trên là quy định trong trường hợp di sản thừa kế đã chia và người thừa kế đã nhận phần di sản mình được hưởng.

Trường hợp người được hưởng di sản lại không phải là người có quyền hưởng di sản và bị bác bỏ quyền thừa kế theo một bản án có hiệu lực pháp luật. Người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế là người đã nhận di sản chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật. Người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế không được hưởng phần nhà ở và phần đất ở, và người này phải chuyển giao phần nhà và diện tích đất ở cho những người thừa kế khác có quyền hưởng để họ chia theo pháp luật hoặc người này có nghĩa vụ thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở nhận được tại thời điểm phân chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thoả thuận khác [23, Điều 687].

Phần di sản mà người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế hoàn trả sẽ được đem chia cho những người thừa kế theo pháp luật trong hàng thừa kế có quyền hưởng di sản.

2.5.3. Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người thừa kế thế vị

Theo nguyên tắc chung, người thừa kế là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế nhưng nhằm bảo vệ quyền thế vị của các cháu nội, ngoại, các chắt nội ngoại của người để lại di sản, Điều 677 BLDS năm 2005 quy định thừa kế thế vị:

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại

di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống [23, Điều 677].

Như vậy, thừa kế thế vị là việc các con (cháu, chắt) được thay vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của ông, bà (hoặc cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) chết trước hoặc chết cùng ông, bà (hoặc cụ). Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố, mẹ mình (hoặc ông, bà) đáng lẽ được hưởng nếu còn sống, được chia đều di sản với những người thừa kế khác.

Thừa kế thế vị chỉ xuất hiện trong quan hệ thừa kế theo pháp luật. Điều này cũng dễ hiểu vì trong thừa kế theo di chúc khi mà người được hưởng thừa kế di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì phần di chúc liên quan đến người đó sẽ không còn hiệu lực. Quy định về trường hợp thừa kế thế vị nhằm bảo vệ quyền lợi của các cháu, chắt khi cha, mẹ của họ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà; những người có quan hệ huyết thống trực hệ trong phạm vi gần gũi cho đến đời thứ ba. Những người thừa kế cùng hưởng thế vị từ một người thì phải chia đều nhau phần di sản mà người cha hoặc mẹ, ông hoặc bà của họ nếu còn sống sẽ được hưởng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Mặt khác, pháp luật cũng quy định:

Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Ðiều 676 và Ðiều 677 của Bộ luật này [23, Điều 678].

Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam - 10

Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Ðiều 676 và Ðiều 677 của Bộ luật này [23, Điều 677].

Đây là quy định cho thấy sự bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử giữa con riêng của vợ và con riêng của chồng với các con chung của họ, sự

phân biệt giữa mẹ kế, cha dượng với mẹ đẻ, cha đẻ. Nếu họ đã tự nguyện coi nhau như những người thân trong gia đình thể hiện ở việc quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng con riêng chồng, vợ cũ với cha dượng, mẹ kế; mẹ kế, cha dượng coi con riêng như con đẻ của mình thì cũng là căn cứ để xác định người thừa kế thế vị.

2.6. Hạn chế phân chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở

Việc chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở được thực hiện kể từ khi xác định được khối di sản này của người chết hiện vẫn còn để chia và có người hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tuy nhiên, khi đã xác định được các yếu tố trong quan hệ pháp luật thừa kế là chủ thể có quyền hưởng, di sản còn để chia thừa kế và người thừa kế không từ chối quyền hưởng nhưng việc chia di sản chưa được thực hiện vì các lí do theo quy định tại Điều 686 BLDS. Điều 686 BLDS quy định về hạn chế phân chia di sản: “Trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia...” [23, Điều 686]. Theo quy định trên, việc hạn chế phân chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở xảy ra trong trường hợp:

- Theo định đoạt của người lập di chúc đã được thể hiện rõ di sản chỉ được chia sau một sự kiện hoặc sau thời hạn một năm, hai năm kể từ ngày người để lại di sản chết.

- Theo thoả thuận của tất cả những người có quyền hưởng di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Theo quy định trên, nếu có một hoặc một số người có quyền thừa kế không thoả thuận được với những người thừa kế khác trong việc xác định thời hạn phân chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở thì không thể hạn chế phân chia.

Ngoài hai trường hợp trên, hạn chế phân chia di sản là nhà ở và quyền

sử dụng đất ở còn được xác định trong trường hợp nếu loại di sản này được chia ngay sau khi đã hội tụ đủ các yếu tố trong quan hệ thừa kế, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì theo yêu cầu của người còn sống là vợ hoặc chồng của người để lại di sản, Toà án xác định phần di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia các loại di sản này trong một thời hạn nhất định. Thời hạn hạn chế phân chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở không quá ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế, cũng tương tự như chia các loại di sản khác [23, Điều 686].

Trường hợp pháp luật quy định có thể có trong cuộc sống, nếu di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở được chia ngay sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người vợ hoặc người chồng còn sống và gia đình. Trong trường hợp ngôi nhà ở là di sản thừa kế, người vợ hoặc người chồng còn sống cùng các thành viên khác trong gia đình còn cần sử dụng vào việc ở, có kèm theo kinh doanh, làm dịch vụ nhỏ để có thu nhập bảo đảm cuộc sống; nếu chia ngay ngôi nhà đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của các thành viên trong gia đình và người chồng hoặc người vợ còn sống của người để lại di sản đó; vì họ chưa có điều kiện về thời gian để tạo lập nơi ở khác. Tuy nhiên, phần thừa kế của mỗi người được hưởng từ ngôi nhà đó đã được toà án xác định và người vợ hoặc người chồng của người để lại ngôi nhà là di sản thừa kế đó vẫn do người vợ hoặc người chồng còn sống quản lí với tư cách người quản lí di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở chưa chia. Người quản lí di sản này có các quyền và nghĩa vụ của người quản lí di sản thừa kế chưa chia theo quy định tại các Điều 638, Điều 639 và Điều 640 BLDS.

Sự hạn chế phân chia di sản nói chung và di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở nói riêng bị chấm dứt trong trường hợp hết thời hạn hạn chế phân chia di sản mà Toà án đã xác định hoặc bên còn sống là vợ hoặc chồng của

người để lại di sản đã kết hôn với người khác, thì những người thừa kế có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế.

2.7. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế

Thời hiệu khởi kiện về thừa kế được quy định tại Điều 645 BLDS. Thời hiệu này được áp dụng đối với thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Đồng thời, các chủ nợ của người để lại di sản có quyền yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Pháp luật không phân biệt thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với loại tài sản gì. Như vậy, thời hiệu khởi kiện về thừa kế di sản là nhà ở và đất ở cũng áp dụng quy định tại Điều 645 BLDS.

Theo Điều 161 BLDS năm 2005 thì thời gian không tính vào thời kiệu khởi kiện là sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan; chưa có người đại diện nếu người có quyền khởi kiện chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; hay chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chừa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản là ba năm, đây là thời hạn được bổ sung tại BLDS năm 2005, trong BLDS năm 1995 không quy định thời hạn này. Điều này không những gây khó khăn cho việc xác minh, thu thập chứng cứ của toà án, mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế (nếu để quá lâu việc lưu giữ chứng từ thực hiện nghĩa vụ không đảm bảo). Tuy nhiên, khi quy định thời hiệu khởi kiện là ba năm cũng gây ra những bất cập nhất định: Một là, thời hiệu khởi kiện thực hiện nghĩa vụ chung đã hết nhưng khi con nợ chết, thời hiệu khởi kiện lại

được tính thêm ba năm (vì được tính từ thời điểm mở thừa kế) tức là thời hiệu khởi kiện thực hiện nghĩa vụ được kéo dài thêm; Hai là, trong trường hợp khi chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ nhưng con nợ chết thì thời hiệu sẽ được tính từ khi hết hạn thực hiện nghĩa vụ hay từ khi mở thừa kế. Do đó, cần phải có quy định rõ ràng hơn để tạo thuận lợi cho Toà án, người có quyền lợi liên quan dễ xử lý.

Theo Nghị quyết 02/2004 thì việc áp dụng các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện liên quan đến thừa kế được quy định như sau:

Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 1/7/1996, thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao “hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế”:

Thời hiệu khởi kiện là mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế;

+ Đối với trường hợp thừa kế đã mở trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10/9/1990 (sau ngày 10/9/2000 hết thời hiệu).

Khi xác định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 1/7/1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 1/7/1996 đến ngày 1/1/1999 (ngày Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 có hiệu lực thi hành) không tính vào thời hiệu khởi kiện.

Khoản 2 Điều 39 Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 27/7/2006 về Giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia có quy định:

Thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 1996 đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực (01/9/2006) không tính vào thời hiệu trong thủ tục giải quyết các vụ

án dân sự đối với giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.

- Đối với trường hợp thừa kế mở từ ngày 1/7/1996 thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 648 của Bộ luật Dân sự năm 1995: “Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế” [20, Điều 648].

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản.

- Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 01/7/1996 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao:

+ Thời hiệu khởi kiện là ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

+ Đối với trường hợp thừa kế đã mở trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10/9/1990 (sau ngày 10/9/1993 hết hiệu lực).

Nếu nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản được phát sinh trước ngày 01/7/1991 có liên quan đến nhà ở thì thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/01/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện.

Đối với giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia thì thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 1996 đến ngày 01/9/2006 không tính vào thời hiệu trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đối với giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia (theo Nghị quyết 1037/2006/NQ-UNTVQH11 ngày 27/7/2006).

- Đối với trường hợp thừa kế mở từ ngày 01/7/1996 (ngày BLDS năm 1995 có hiệu lực) thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện

nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

- Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế (Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao). Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.

- Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... Thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.

Khi thực hiện đề tài luận văn chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam, nhận thấy khoản 9 Điều 683 BLDS năm 2005 quy định về: “Chi phí cho việc bảo quản di sản”, không thật rõ ràng, cho nên trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về khoản chi phí này, Tòa án rất khó quyết định vì thiếu quy định của pháp luật. Sau đây là một minh chứng.

Bản án số 29/2011/DS-ST, ngày 27/7/2011: Nguyên đơn bà Trương Thị Bản, sinh năm 1926. Cư trú tại 27 phố Lê Lợi, thị xã Hà Đông (Bà Bản ủy quyền cho con ruột là ông Nguyễn Tiến Hỷ tham gia phiên tòa).

Bị đơn ông Trương Gia Hải, sinh năm 1943, cư trú tại số ngõ số 20 Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội.

Vợ chồng cụ Trương Gia Sứng và cụ Kim Thị Chính (vợ cả) có một

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 21/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí