đất ở của vợ chồng. Theo qui định tại Điều 668 BLDS, di sản chỉ được chia sau khi người vợ hoặc người chồng là người sau cùng chết hoặc cả hai vợ chồng cùng chết vào một thời điểm; trong thời gian người vợ hoặc người chồng còn sống đã sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở chưa chia của người chồng hoặc người vợ chết trước để cho thuê hoặc không sử dụng hết thì khoản thu nhập mới phát sinh này có được coi là khối tài sản chung của vợ chồng hay không? Trong khi đó những người thừa kế theo di chúc nhà ở và quyền sử dụng đất ở lại đang có nhu cầu thật cần thiết sở hữu và sử dụng các loại tài sản đó nhưng chưa được chia, do người vợ hoặc người chồng của người để lại di chúc chung đó chưa chết?.
3.2.3. Lợi ích của chủ nợ sẽ bị xâm phạm: Theo qui định tại Điều 683 BLDS, các nghĩa vụ về tài sản và các khoản chi phí liên quan đến di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở được thanh toán trước khi chia di sản theo thứ tự ưu tiên. Giả thiết, khi còn sống, người chồng hoặc người vợ chết trước có nghĩa vụ về tài sản đối với người khác, thì quyền tài sản của các chủ nợ đó được giải quyết như thế nào, khi mà những người thừa kế chưa được hưởng di sản? Các khoản nợ của người chết để lại chỉ được thanh toán từ di sản của người đó được xác định theo nguyên tắc nào, mà thời hiệu khởi kiện của các chủ nợ yêu cầu người thừa kế thanh toán nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại chỉ trong thời hạn 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế (Điều 645 BLDS). Với những bất cập trên đây, học viên có đề xuất nên sửa đổi Điều 668 BLDS năm 2005, theo như đã được qui định về cùng một sự kiện? Theo học viên, về vấn đề hiệu lực di chúc vợ chồng lập chung ta nên được sửa đổi theo qui định tại Điều 671 BLDS năm 1995 sẽ hợp lý hơn. Thay đổi điều luật theo phương án này, sẽ giải quyết có hiệu quả những tranh chấp về di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở; giúp các cấp Tòa án ở Việt Nam giải quyết kịp thời và triệt để nhất những tranh chấp về
di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở, là những loại tài sản có giá trị không những về mặt kinh tế, mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội.
Với tư cách là đồng sở hữu chung hợp nhất đối với tài sản, vợ và chồng có quyền định đoạt tài sản của mình bằng nhiều phương thức, trong đó có quyền định đoạt tài sản của vợ chồng bằng cách lập di chúc.
Hiện nay, về di chúc chung của vợ chồng lại tiếp tục được quy tại Điều 646 Dự thảo Bộ luật dân sự năm 2005 (sửa đổi), xét về hình thức và nội dung hoàn toàn không có điều gì khác biệt so với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các đồng sở hữu chủ đối với tài sản chung được BLDS quy định. Là đồng sở hữu chủ đối với tài sản, vợ và chồng có quyền định đoạt tài sản chung bằng cách lập di chúc, quy định đó không cần bàn luận thêm. Vấn đề chúng tôi quan tâm là quy định về hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng qui định tại Điều 651 Dự thảo:
Trong trường hợp vợ, chồng lập di chúc chung mà có một người chết trước, thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật; nếu vợ, chồng có thoả thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết, thì di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ được phân chia từ thời điểm đó [2, Điều 651].
Về hình thức của điều luật không có gì đáng bàn nhưng nội dung của điều luật được áp dụng như thế nào trong thực tế của đời sống xã hội thì còn nhiều vấn đề cần được bàn luận. Những vấn đề cần được bàn luận là căn cứ vào nội dung của Điều 668 BLDS:
1) Xét về hiệu lực của di chúc: Di chúc chỉ thi hành được kể từ thời điểm mở thừa kế, đó là thời điểm người để lại di sản chết hoặc được xác định là đã chết theo một bản án tuyên bố người đó chết có hiệu lực pháp luật. Theo
quy định tại Điều 651 Dự thảo Bộ luật dân sự năm 2005 (sửa đổi), dường như các nhà làm luật chỉ chú tâm vào thời điểm có hiệu lực của di chúc chung đó mà không quan tâm đến tính hiện thực và nguyên tắc pháp luật thừa kế đồng thời không có sự cá biệt hoá từng chủ thể là vợ hoặc chồng đã cùng lập di chúc chung.
Đoạn đầu Điều 651 (Dự thảo) nhắc lại qui định tại Điều 671 Bộ luật dân sự năm 1995 là:
Có thể bạn quan tâm!
- Chia Di Sản Là Nhà Ở Và Quyền Sử Dụng Đất Ở Có Người Thừa Kế Mới Hoặc Người Bị Bác Bỏ Quyền Thừa Kế Và Thừa Kế Thế Vị
- Chia Di Sản Là Nhà Ở Và Quyền Sử Dụng Đất Ở Cho Người Thừa Kế Thế Vị
- Về Chia Di Sản Là Nhà Ở Và Quyền Sử Dụng Đất Ở Trong Trường Hợp Có Người Thừa Kế Mới
- Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Trong trường hợp vợ, chồng lập chung di chúc mà có một người chết trước, thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật; nếu vợ, chồng có thoả thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết, thì di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ được phân chia từ thời điểm đó [20, Điều 671].
Nếu căn cứ vào đoạn đầu qui định tại Điều 651 (Dự thảo), thì việc lập di chúc chung của vợ, chồng chẳng có nghĩa gì trong việc vợ, chồng định đoạt tài sản chung theo di chúc! Nhưng nếu theo qui định tại đoạn hai của điều luật thì lại trái với nguyên tắc xác định thời điểm mở thừa kế là thời điểm có hiệu lực của di chúc, cho dù có thoả thuận hay không thoả thuận thì hiệu lực của di chúc vẫn phát sinh.
Theo quy định tại đoạn hai Điều 651 (Dự thảo) thì di chúc do vợ chồng lập chung chỉ có hiệu lực thi hành từ thời điểm người sau cùng chết, nếu vợ chồng thoả thuận trong di chúc.
Như vậy, việc qui định di chúc chung của vợ, chồng trong Dự thảo Bộ luật dân sự năm 2005 (sửa đổi) cũng không có ý nghĩa nhiều về mặt pháp lý.
Theo học viên, khi BLDS năm 2005, được sửa đổi, bổ sung thì nên bỏ quy định về di chúc chung của vợ, chồng.
3.3. Về người từ chối quyền hưởng di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở
Điều 642 BLDS năm 2005 quy định về từ chối nhận di sản: Về vấn đề này, trước năm 1945 ở nước ta, theo Điều 376 Dân luật Bắc Kì và Điều 308 Dân luật Trung Kì, những người thừa kế thuộc diện là con, cháu, vợ hay chồng của người quá cố không có quyền khước từ di sản. Dân luật Trung Kì chỉ bó buộc vợ hay chồng và con, cháu trai phải nhận di sản. Ở miền Nam, theo án lệ đã định, con không có quyền khước từ di sản của người cha để lại. Con, cháu của người khước từ không được hưởng di sản do cha, mẹ của mình đã khước từ. Hình thức khước từ phải thực hiện ở phòng lục sự Toà sơ thẩm tại địa điểm mở thừa kế có di sản trong hạn 1 năm từ ngày người thừa kế biết thời điểm mở thừa kế của người chết. Hiện nay, sự từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế đã được quy định tại Điều 642 BLDS [30]. Điều luật nói trên quy định thời hạn có hiệu lực của sự khước từ, hình thức và thủ tục khước từ quyền hưởng và trường hợp không có quyền từ chối quyền hưởng.
Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác... Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản, người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, công chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản, thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng kể từ ngày mở thừa kế [23; Điều 642].
Biết rằng, Điều 642 BLDS không quy định cụ thể trong trường hợp từ chối hưởng di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở, nhưng nhà ở và đất ở là di sản thừa kế thì người thừa kế cũng có quyền từ chối hưởng những loại tài sản này. Vì vậy, học viên cũng mạnh dạn nêu ra những bất cập của quy định tại Điều 642 BLDS năm 2005 để nhằm hoàn thiện quy định về từ chối nhận di sản nói chung và từ chối nhận di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở nói riêng.
Quyền từ chối nhận di sản thừa kế được pháp luật cho phép nếu phù hợp với điều kiện, nguyên tắc, thời hạn theo quy định trên. Nhưng nếu người được thừa kế từ chối hưởng di sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ về tài sản của bản thân cá nhân họ với người khác thì pháp luật không chấp nhận. Điều kiện kinh tế của người có quyền hưởng thừa kế trước khi nhận di sản là không thoả mãn cho việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người đó với người khác nhưng do muốn trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản đó mà đã thể hiện quyền tự do ý chí của mình bằng việc không nhận di sản thì không được pháp luật thừa nhận, người thừa kế này buộc phải nhận di sản để thực hiện nghĩa vụ tài sản với người có quyền.
Từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc cũng là sự thể hiện ý chí của người được chỉ định thừa kế theo di chúc đã không nhận thừa kế theo sự định đoạt của người để lại di sản.
Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc đồng thời là người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật được hưởng di sản thì việc thể hiện ý chí của người đó có thể xảy ra các trường hợp sau (những trường hợp này xảy ra sẽ không tránh khỏi rắc rối cho việc áp dụng pháp luật vào thực tế):
- Chỉ từ chối hưởng thừa kế theo di chúc mà không từ chối quyền hưởng thừa kế theo pháp luật, nếu di sản chia theo pháp luật, người này vẫn thể hiện ý chí nhận kỉ phần di sản được thừa kế theo pháp luật;
- Chỉ từ chối hưởng thừa kế theo pháp luật mà không từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc;
- Từ chối cả quyền hưởng thừa kế theo di chúc và từ chối quyền hưởng thừa kế theo pháp luật.
Với những điểm bất cập trên, khi Bộ luật dân sự năm 2005 được sửa đổi, bổ sung thì nên quy định rõ việc từ chối hưởng di sản được hiểu là từ chối hưởng quyền thừa kế và là từ chối không nhận di sản thừa kế cả theo di
chúc và theo pháp luật. Có quy định như vậy, thì việc áp dụng pháp luật mới rõ ràng, cụ thể và tránh rắc rối, hiểu lầm. Về từ chối nhận di sản phải quy định thật rõ để tránh những tranh chấp xảy ra, giữ sự bình ổn trong quan hệ xã hội nói chung và quan hệ chia di sản thừa kế nói riêng. Vì vậy, Điều 642 BLDS năm 2005, cần phải sửa đổi theo giải pháp mà học viên đã mạnh dạn đề xuất.
3.4. Về di sản dùng vào việc thờ cúng lên quan đến di sản thừa kế là nhà ở, quyền sử dụng đất ở
Dưới chế độ XHCN, việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ của công dân được pháp luật thừa nhận và có những qui định bảo vệ. Trước khi Thông tư số 81-TANDTC ngày 24 tháng 7 năm 1981 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế, thì dưới chế độ mới đã không có qui định nào về di sản dùng vào việc thờ cúng. Thông tư số 81-TANDTC chỉ hướng dẫn về hướng giải quyết tranh chấp về nhà thờ họ. Khi Pháp lệnh thừa kế được ban hành, di sản dùng vào việc thờ cúng được qui định tại Điều 21: “Nếu người lập di chúc có để lại di sản dùng vào việc thờ cúng thì di sản đó được coi như di sản chưa chia” [31; Điều 21].
. Nhưng về di sản dùng vào việc thờ cúng theo qui định tại Điều 673 Bộ Luật dân sự năm 1995 và hiện nay qui định tại Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 thì:
Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc chỉ định quản lí để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lí di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lí di sản thờ cúng.
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản đùng để thờ cúng thuộc người đang quản lí hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
Theo qui định trên, những vấn đề pháp lí có liên quan đến di sản dùng vào thờ cúng cần phải được xác định như thế nào khi mà di sản đó là nhà ở và quyền sử dụng đất ở? Điều 670 BLDS không định tính di sản dùng vào việc thờ cúng, mà chỉ định lượng di sản đó. Di sản dùng vào việc thờ cúng được hiểu là tài sản được dùng vào mục đích thờ cúng. Như vậy di sản dùng vào việc thờ cúng trước hết là tài sản, tài sản này xét về giá trị phục vụ cho mục đích thờ cúng. Vì vậy, nhà ở và quyền sử dụng đất ở là tài sản có thể là di sản dùng vào việc thờ cúng trong trường hợp người lập di chúc định đoạt nhà ở, một phần diện tích nhà ở, một phần diện tích đất ở dùng vào việc thờ cúng và chỉ định người quản lí loại di sản này dùng vào việc thờ cúng? Theo qui định tại Điều 670, di sản dùng vào việc thờ cúng không thuộc quyền sở hữu của người quản lí, và cũng không thuộc quyền sở hữu của một ai? Quy định không rõ ràng này thật khó giải quyết khi có hành vi xâm phạm di sản dùng vào việc thờ cúng thì ai sẽ là người khởi kiện và khởi kiện với tư cách gì, luật không quy định rõ. Như vậy, diện tích nhà ở và đất ở dùng vào việc thờ cúng không thuộc quyền sở hữu của cá nhân người quản lí, do vậy việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở và đất ở đã được xác định là di sản dùng vào việc thờ cúng không thể xác định được là cấp cho ai? Cấp như thế nào? Và loại Giấy chứng nhận đó có tên gọi như thế nào? Hơn nữa, đất đai thuộc sở hữu toàn dân và người sử dụng đất ở tuy rằng được quyền sử dụng lâu dài, do vậy di sản dùng vào việc thờ cúng không trường tồn, có thể bị triệt tiêu khi đất ở bị giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án lớn của Nhà nước. Di sản dùng vào việc thờ cúng là nhà ở và quyền sử dụng đất ở được hiểu là toàn bộ diện tích nhà ở và đất ở dùng vào việc thờ cúng hay chỉ được để lại một phần, trong trường hợp người lập di chúc định đoạt toàn bộ nhà ở
và quyền sử dụng đất ở dùng vào việc thờ cúng? Nếu hiểu một phần thì phần đó được xác định như thế nào? Hiện chưa có qui định về vấn đề này cho nên, theo học viên thì pháp luật cần phải bổ sung về di sản dùng vào việc thờ cúng tại Điều 670 BLDS và kết hợp chặt chẽ với Luật nhà ở và Luật Đất đai để có sự thống nhất trong việc điều chỉnh loại quan hệ này.
Kết luận chương 3
Với những bất cập của pháp luật quy định về phân chia di sản thừa kế nói chung và chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở nói riêng, trên thực tế còn tồn tại những vướng mắc không nhỏ khi áp dụng những quy định chưa rõ ràng để giải quyết những tranh chấp trong việc chia di sản thừa kế nói chung và chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại các cấp Toà án ở Việt Nam. Vì vậy, những bất cập của pháp luật cần được xác định để có những giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định về những yếu tố ảnh hưởng đến việc chia di sản thừa kế nói chung và chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở nói riêng. Những bất cập này cần được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật dân sự năm 2005, là những chuẩn mực pháp lý điều chỉnh hữu hiệu những tranh chấp trong việc chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Những tranh chấp này diễn ra phổ biến trong đời sống xã hội, chỉ được giải quyết có hiệu quả và kịp thời khi pháp luật có những quy định phù hợp với đời sống xã hội.