Về Chia Di Sản Là Nhà Ở Và Quyền Sử Dụng Đất Ở Trong Trường Hợp Có Người Thừa Kế Mới

người con chung là Trương Thị Bản. Cụ Sứng có người vợ thứ hai là Nguyễn Thị Xuyến và có hai người con chung là ông Trương Gia Hải và bà Trương Thị Nhân. Về di sản, có một ngôi nhà cổ lợp ngói 5 gian gắn liền với quyền sử dụng đất ở là 414,69 mét vuông tại xóm Sở, Mai Dịch, Từ Liêm, Hà Nội. Sau khi cụ Sứng chết, cụ Xuyến và ông Hải quản lý nhà ở và diện tích đất ở nói trên. Năm 1965 cụ Xuyến chết, ông Hải tiếp tục quản lý khối tài sản trên. Vào năm 1968, ông Hải đã bán 1.010 mét vuông. Khi ông Hải bán đất, cụ Chính và cụ Bản có biết nhưng không có ý kiến gì. Còn 5 gian nhà cổ, ông Hải đã phá bỏ vào năm 1998, để xây nhà mái bằng 1 tầng và công trình phụ như hiện nay. Nay bà Bản yêu câu chia hiện vật là ngôi nhà cổ 5 gian gắn với quyền sử dụng đất là 415,69 mét vuông; còn 1.010 mét vuông đất cũng là di sản của bố mẹ bà để lại nhưng ông Hải đã bán từ năm 1968, nên bà không yêu cầu chia. Ông Hải không đồng ý chia thừa kế theo yêu cầu của bà Bản. Vì cho rằng từ năm 1951, cụ Sứng đã mua nhà đất tại thị xã Hà Đông để chung sống với mẹ con bà Bản. Còn nhà đất hiện nay mà ông đang quản lý là của cụ Sứng đã tặng cho mẹ con ông. Năm 1952, cụ Sứng chết. Đội Cải cách ruộng đất đã chia lại nhà và đất trên cho cụ Xuyến (mẹ của ông). Năm 1960, cụ Xuyến đã đứng tên kê khai đất trong bản đồ địa chính xã Mai Dịch. Năm 1986, ông Hải đã kê khai và đứng tên trong bản đồ địa chính xã phần diện tích nhà đất cho đến nay. Ông Hải đề nghị trả lại đơn kiện của nguyên đơn và đình chỉ giải quyết vụ án.

+ Tại Bản án sơ thẩm số 12/DSST ngày 0/6/1996, Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm quyết định: Ngôi nhà 5 gian diện tích 55,5 mét vuông cùng các công trình trên diện tích 423 mét vuông là di sản thừa kế của 3 cụ: Cụ Sứng, cụ Chính và cụ Xuyến. Tính công duy trì tài sản cho ông Hải là 5%. Bác yêu cầu của bà Bản xin nhận thừa kế bằng hiện vật. Bác yêu cầu của ông Hải xin chia khối tài sản tại số 27 Lê Lợi, Hà Đông.

+ Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 223/DSPT ngày 22/8/1996, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định: Ngôi nhà 5 gian, diện tích 55,5 mét vuông là di sản thừa kế của cụ Sứng và cụ Xuyến. Không chia hiện vật cho bà Bản.

+ Tại Quyết định Giám đốc thẩm số 34/DS-GĐT ngày 01/02/1999, Tòa Dân sự Tòa án nhân dân Tối cao đã quyết định: Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 223/DSPT ngày 22/8/1996 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; giao hồ sơ vụ việc cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm lại theo hướng xác định di sản thừa kế là ngôi nhà 5 gian gắn liền với diện tích đất 426 mét vuông, trong đó có công duy trì, tôn tạo của cụ Xuyến và ông Hải.

Sau đó, tại bản án dân sự phúc thẩm số 197/DSPT ngày 4/9/1999, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định: Xác định di sản thừa kế của cụ Sứng và 02 người vợ là cụ Chính và cụ Xuyến gồm 426 mét vuông đất ở cùng ngôi nhà ngói 05 gian trên đất tổng trị giá là 204.220.000 đồng. Trích công sức duy trì tài sản cho cụ Xuyến và ông Hải là 25% với số tiền là 51.055.000 đồng. Chia cho bà Bản 84 mét vuông đất ở, ông Hải 342 mét vuông đất ở và phải chịu trách nhiệm trị giá nguyên vật liệu ngôi nhà 5 gian mà ông Hải đã dở bỏ là 4.000.000 đồng.

+ Sau đó, tại bản án phúc thẩm số 105/DSPT ngày 2/6/2001, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định chia cho bà Bản 55.074.499 đồng (thừa kế của cụ Chính) và 9.179.038 đồng (thừa kế của cụ Xứng), với tổng số tiền là 64.253.582 đồng. Ông Hải được sử dụng toàn bộ 415,69 mét vuông đất và có nghĩa vụ thanh toán cho bà Bản 64.253.582 đồng.

Bà Bản tiếp tục khiếu nại yêu cầu chia thừa kế bằng hiện vật và còn yêu cầu chia thừa kế 1.010 mét vuông đất mà ông Hải đã bán từ năm 1968.

Sau đó, tại bản án dân sự sơ thẩm số 29/DSST ngày 30/9/2003 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định: Trích công sức duy trì tài sản cho cụ

Xuyến và ông Hải 25%; chia cho bà Bản hưởng 728.745.090 đồng và 83,1 mét vuông đất.

Bà Bản tiếp tục có đơn kháng cáo với lý do: Tòa trích công sức duy trì, bảo quản tài sản cho ông Hải 25% trên tổng giá trị di sản thừa kế là quá nhiều. Nhưng tại bản án dân sự phúc thẩm số 209/DSPT ngày 03/12/2004,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định: Trích công sức duy trì tài sản cho cụ Xuyến và ông Hải là 35%.

Cuối cùng bản án lại bị hủy và hậu quả bà Bản không được thừa kế.

Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam - 11

Thông qua tranh chấp về chia di sản thừa kế trên đây, nhận thấy tính phức tạp của tranh chấp về chủ thể hưởng di sản, về di sản không xác định chính xác, về chi phí duy trì, bảo quản di sản. Vụ án xét xử đi, xét xử lại sơ thẩm - phúc thẩm; sơ thẩm - phúc thẩm - giám đốc thẩm trong nhiều năm... Riêng về việc trả thù lao cho người quản lý, duy trì di sản chưa chia pháp luật chưa có định mức cho nên không có tính nhất quán xác định khoản tiền này giữa các cấp Tòa án và giữa các Tòa án. Vì vậy, khi Bộ luật dân sự năm 2005 được sửa đổi, bổ sung thì nên có quy định thật cụ thể mức tiền này chiếm bao nhiêu phần trăm trên giá trị di sản được duy trì, bảo quản và với thời gian là bao nhiêu để xác định khoản tiền này trả công cho người duy trì, bảo quản di sản thừa kế chưa chia.

Kết luận chương 2

Chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở là việc gặp rất nhiều những khó khăn, vướng mắc. Bởi vì, nhà ở và quyền sử dụng đất ở là những tài sản có giá trị lớn, quan trọng không những xét về góc độ kinh tế, mà còn hàm chứa rất nhiều ý nghĩa về đời sống và xã hội. Hơn nữa, kể từ thời điểm mở thừa kế cho đến khi chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở thông thường là một khoảng thời gian nhất định, thậm chí là một khoảng thời gian dài... Sự biến động của di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở cũng thường có những thay đổi do nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra. Việc áp dụng pháp luật hiện hành để giải quyết những tranh chấp trong việc chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dung đất ở cũng còn có những vướng mắc nhất định. Vướng mắc không những do chính quy định của pháp luật, mà còn do ý thức của các chủ thể trong quan hệ thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Tại chương 2 này, học viên đã phân tích việc chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam. Thông qua các vụ tranh chấp điển hình để nhằm làm nổi bật tính đặc thù của việc xác định di sản thừa kế và chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Qua đó có căn cứ đánh giá tổng thể các tranh chấp về thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất ở và chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được giải quyết như thế nào trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHỮNG QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHIA DI SẢN LÀ NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở


Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ luật học: “Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam” và căn cứ vào công tác thực tiễn tại Toà án nhân dân trong hơn hai mươi năm qua, học viên đã nhận thấy những quy định của pháp luật về phân chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, còn những bất cập sau đây:

1) Bất cập về việc chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người thừa kế mới;

2) Bất cập về việc chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng;

3) Bất cập của những quy định về di chúc chung của vợ chồng;

4) Những bất cập trong những quy định của pháp luật hiện hành về từ chối nhận di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Học viên đã mạnh dạn đề xuất những phương hướng hoàn thiện pháp luật về thừa kế nói chung và chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở nói riêng, để pháp luật ngày càng phù hợp hơn với đời sống xã hội. Hơn nữa, khi pháp luật quy định về chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở nhằm điều chỉnh có hiệu quả việc phân chia di sản thừa kế nói chung và phân chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở nói riêng, giúp cho các cơ quan xét xử và thi hành pháp luật được khách quan và không để lại hậu quả khó giải quyết. Công tác thi hành án sẽ bớt khó khăn, phức tạp hơn cho cả cơ quan thi hành án và người phải chấp hành bản án trong việc phân chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

3.1. Về chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở trong trường hợp có người thừa kế mới

Khoản 1 Điều 687 BLDS năm 2005 quy định:

Trong trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác [23, Điều 687, khoản 1].

Quy định trên không phù hợp với đời sống thực tế, bởi vì nếu di sản thừa kế là động sản thì quy định này có thể phù hợp, nhưng nếu di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở lại bất cập ở những điểm sau đây:

Nhà ở và quyền sử dụng đất ở là những tài sản có giá trị không những về mặt kinh tế, mà còn có ý nghĩa nhiều về mặt xã hội. Nhưng người thừa kế mới chỉ được nhận “một khoản tiền tương ứng” với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản mà người thừa kế khác đã nhận. Quy định này chỉ tính đến việc chia đều về giá trị, mà không tính đến giá trị của phần nhà ở và phần đất ở được chia. Hơn nữa, không tính đế khả năng trượt giá. Nếu chỉ nhận được khoản tiền tương ứng với giá trị là phần nhà ở và phần đất ở được chia cho người thừa kế đã nhận, thì người thừa kế mới dùng khoản tiền „„tương ứng” đó sẽ không thể mua nổi một phần nhà, phần đất ở mà người này đáng được hưởng. Do vậy, pháp luật về thừa kế nên phân biệt tính chất của di sản thừa kế để quy định cụ thể trong trường hợp nào thì người thừa kế mới được nhận giá trị “tương ứng” và trường hợp di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở thì vẫn được nhận phần nhà ở và phần đất ở được hưởng. Không nên cầu toàn trong trường hợp di sản đã chia rồi, thì không chia lại nữa mà được tính giá trị để chia sẽ không phù hợp với từng hoàn cảnh của người

thừa kế mới. Thậm chí, người thừa kế mới trong nhiều trường hợp lại có nhu cầu cấp thiết về nhà ở và quyền sử dụng đất ở hơn cả người đã nhận di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở trước khi có người thừa kế mới xuất hiện. Vì vậy, theo học viên đối với di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở thì khi có người thừa kế mới, người này vẫn được nhận hiện vật là nhà ở và diện tích đất ở, trừ trường hợp người thừa kế mới thoả thuận với người thừa kế đã nhận di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở là nhận giá trị qui đổi bằng tiền. Còn đối với di sản thừa kế là những tài sản khác và động sản thì tính giá trị tương ứng với phần người thừa kế mới được hưởng và thời điểm chia di sản. Nhà ở và đất ở còn liên quan đến kỷ niệm, thuận tiện hay không thuận tiện trong giao thông, liên quan đến địa điểm thương mại, bệnh viện, trường học, dân trí, an ninh trật tự và nơi làm việc của người thừa kế được hưởng. Chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở không đơn gian là chia đều về tài sản, mà còn phải tính đến ý nghĩa xã hội nhiều mặt.

3.2. Về chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo di chúc chung của vợ, chồng

Nhà ở và quyền sử dụng đất ở là tài sản của cá nhân khi sống có quyền sở hữu, và các tài sản này là di sản để chia thừa kế sau khi cá nhân này chết. Theo qui định tại các Điều 663, Điều 664 và Điều 668 Bộ luật dân sự qui định về quyền lập di chúc của vợ chồng. Tại Điều 663 BLDS qui định: “Vợ chồng có thể lập chung di chúc để định đoạt tài sản của mình” [23, Điều 663]. Theo qui định này, trong trường hợp vợ chồng lập chung di chúc định đoạt tài sản chung là nhà ở và quyền sử dụng đất ở, nhưng hiệu lực di chúc chung của vợ chồng, được pháp luật qui định tại Điều 668 BLDS như sau: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết” [23, Điều 668]. Theo qui định này, trong trường hợp vợ chồng lập chung di chúc định đoạt nhà ở và

quyền sử dụng đất ở là tài sản chung hợp nhất của vợ, chồng nhưng di chúc này chỉ có hiệu lực thi hành từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ chồng cùng chết. Nếu tuân thủ tuyệt đối theo qui định tại Điều 668 BLDS, thì sẽ nảy sinh một số vấn đề cần bàn.

3.2.1. Nếu xét về hiệu lực của di chúc, theo qui định tại Điều 668 BLDS, các nhà làm luật chỉ quan tâm đến thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng, mà không chú ý đến giá trị hiện thực của tài sản chung là nhà ở và quyền sử dụng đất ở của vợ chồng được định đoạt trong di chúc chung của vợ chồng. Vì trên thực tế, đối với một cặp vợ chồng cụ thể cùng lập di chúc chung, nhưng sau đó hoặc là người chồng chết trước hoặc là người vợ chết trước (tình trạng này rất phổ biến trong cuộc sống) thì việc chia di sản của người chết là nhà ở và quyền sử dụng đất ở là do những người có quyền thừa kế yêu cầu. Trong trường hợp họ đã không thể thỏa thuận được với nhau và về mặt tâm lý thì những người được chỉ định là người thừa kế phần nhà ở và diện tích đất ở cũng không thể đợi chờ lâu hơn, do việc hưởng di sản thôi thúc họ. Theo học viên thì qui định về hiệu lực di chúc chung của vợ, chồng tại Điều 668 BLDS là một qui định không phù hợp với đời sống thực tế. Trên thực tế, những người thừa kế theo di chúc nhà ở và quyền sử dụng đất ở luôn quan tâm đến việc mình được hưởng bao nhiêu và khi nào nhà ở và diện tích đất ở là di sản của người chết để lại được chia thừa kế theo di chúc? Qui định tại Điều 668 BLDS đã gián tiếp tạo ra những điều kiện cho sự bất ổn trong quan hệ giữa những người thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở và người vợ hoặc người chồng còn sống đang quản lí các loại di sản đó.

3.2.2. Về di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở chưa chia: Do hiệu lực di chúc chung của vợ, chồng được xác định từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết. Vì vậy, người vợ hoặc người chồng còn sống vẫn là người quản lý, sử dụng nhà ở và quyền sử dụng

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 21/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí