Chia Di Sản Là Nhà Ở Và Quyền Sử Dụng Đất Ở Trong Trường Hợp

chúc định đoạt là nhà ở và quyền sử dụng đất ở thuộc quyền sở hữu của người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng. Vì vậy, trong việc giải quyết tranh chấp về di sản dùng vào việc thờ cúng là nhà ở và quyền sử dụng đất ở Toà án các cấp gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Sau đây là một tranh chấp về di sản dùng vào việc thờ cúng.

Ông Nguyễn Quang Vinh có hai vợ là bà Phạm Thị Mai và cụ Nguyễn Thị Muôn đều cư trú tại thành Phố H. Ông Vinh chết năm 1997, bà Mai chết năm 1999 và bà Muôn chết năm 1999. Ông Vinh và bà Mai có bốn người con là: ông Hưng, ông Minh, bà Linh và ông Ngọc. Ông Vinh và bà Muôn có một người con chung là bà Hà. Tài sản mà ba cụ để lại có nhà, đất với tổng diện tích 1055m2. Năm 1990, ông Vinh lập di chúc để lại tài sản hương hỏa, giao cho con trai ông Vinh là ông Hưng toàn bộ số tài sản trên để ở và thờ cúng tổ tiên. Nhưng sau khi ông Vinh mất, ông Hưng đã đem bán một phần nhà ở và quyền

sử dụng đất ở cho người khác. Nhà thờ cũng bị phá bỏ. Sau khi ông Hưng qua đời, con trai ông Hưng đã phá bỏ nhà cũ và tự phân chia diện tích đất cho anh em mình, thậm chí còn bán một phần đất cho người khác và không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thờ cúng. Tháng 10/2007, các đồng thừa kế gồm: bà Hà, bà Linh, ông Ngọc và ông Minh làm đơn yêu cầu chia thừa kế di sản.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 30/2007/DSST ngày 30/9/2007 của Tòa án nhân dân thành phố H quyết định:

1. Bác yêu cầu chia di sản thừa kế của bà Hà, bà Linh, ông Ngọc và ông Minh.

2. Giao cho ông Hưng tiếp tục quản lý toàn bộ số tài sản trên để ở và thờ phụng tổ tiên.

Sau khi nghiên cứu bản án dân sự sơ thẩm số 30/2007/DSST ngày 30/9/2007 của Tòa án nhân dân thành phố H. học viên hoàn toàn nhất trí với quyết định của Toà án thành phố H, với các lý do:

Về di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định tại Điều 670 BLDS năm 2005. Nhưng điều luật lại không quy định nghĩa vụ thờ cúng được thực hiện như thế nào? Điều 670 Bộ luật Dân sự năm 2005 chỉ quy định: ...di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế [23, Điều 670].

Theo tranh chấp này, ông Hưng và con trai của ông đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng, mà còn phá bỏ nhà thờ, tự ý chia di sản cho những người khác. Mục đích của loại di sản này là dùng vào việc thờ cúng người đã khuất nếu những người nhận di sản không thực hiện được nghĩa vụ này thì nên cho phép những người thừa kế khác có quyền yêu cầu chia di sản và di sản đó có thể được đem phân chia lại hoặc giao cho người khác quản lý thực hiện nghĩa vụ thờ cúng theo đúng ý nguyện của người lập di chúc. Nội dung Điều 770 BLDS quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng rất “lấp lửng” vì không xác định ai sẽ là chủ sở hữu của loại tài sản là nhà ở và đất ở khi được người lập di chúc chỉ định làm di sản dùng vào việc thờ cúng? Trong trường hợp tất cả người thừa kế theo di chúc đều đã chết, và người đang trực tiếp quản lý di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở dùng vào việc thờ cúng không đồng thời là người thừa kế theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 BLDS? Hơn nữa, di sản của người chết là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của người này khi còn sống bao gồm nhưng tài sản theo quy định tại Điều 163 năm BLDS năm 2005 (có nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Nhưng đất ở thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, có thể được sử dụng làm di sản dùng vào việc thờ cúng không? Về sự bất cập này, học viên sẽ có kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng khi BLDS năm 2005 được sửa đổi, bổ sung.

2.2.2. Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở trong trường hợp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

có di tăng

Về di tặng được quy định tại Điều 671 BLDS, tại khoản 1 quy định: “Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác...” [23, Điều 671]. Như vậy, di tặng là một phần tài sản trong khối di sản thừa kế được trích ra để dành cho người được di tặng theo ý nguyện của người lập di chúc. Người được di tặng có thể là bất cứ ai cá nhân, tổ chức. Theo quy định của pháp luật di tặng phải được ghi rõ trong di chúc nếu không sẽ được hiểu là di sản thừa kế theo di chúc. Chỉ trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản thì phần di tặng sẽ được dùng để thanh toán phần nghĩa vụ còn lại. Đây là điểm khác nhau giữa người được hưởng di tặng và người hưởng thừa kế theo di chúc [30].

Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam - 8

Di tặng là nhà ở và quyền sử dụng đất ở, thì về nguyên tắc cũng được dùng để thanh toán các khoản nợ của người chết để lại, phần thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc cho những người được thừa kế theo quy định tại Điều 669 BLDS, còn lại để cho người được hưởng di tặng. Tuy nhiên, do Điều 61 không định tính di sản dùng để di tặng, cho nên người lập di chúc có quyền định đoạt nhà ở và quyền sử dụng đất ở thuộc quyền sở hữu của mình cho người được chỉ định trong di chúc hưởng di tặng. Về bản chất của di tặng chỉ có nghĩa là hàm ơn, dùng để làm kỷ niệm... Nhưng Điều 671 BLDS năm 2005 đã quy định về di tặng không nằm trong bản chất truyền thống này. Vì vậy, khi chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất liên quan đến di tặng, Toà án các cấp gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Về di tặng nói chung và di tặng là nhà ở và quyền sử dụng đất ở nói riêng, học viên sẽ có kiến nghị nhằm hoàn thiện Điều 671 BLDS năm 2005, khi được sửa đổi, bổ sung.

2.3. Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Về phân chia di sản thừa kế ở Việt Nam trước khi có Pháp lệnh thừa kế năm 1990, đã có hướng dẫn tại Thông tư số 81-HĐTP Toà án nhân dân tối cao ngày 24 tháng 7 năm 1981 quy định về việc bảo vệ quyền hưởng di sản của những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Phần di sản dành cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc lần đầu tiên được quy định trong Thông tư số 81 của Tòa án nhân dân tối cao, tiếp đến là Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và Bộ luật Dân sự năm 1995, BLDS năm 2005. Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:

- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

- Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

Những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đều là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản. Họ không được người để lại di sản cho hưởng hoặc chỉ định bị truất quyền hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng một phần di sản ít hơn hai phần ba suất của người thừa kế theo pháp luật. Nếu họ là những người không được quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Ðiều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005, mà họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Ðiều 642 Bộ luật Dân sự năm 2005 hoặc họ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản mà không có người thừa kế thế vị thì họ không được tính vào nhân suất những người thừa kế theo luật để xác định người được hưởng di sản “không phụ thuộc vào nội dung di chúc”.

Theo quy định tại Điều 669 BLDS thì cách tính 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nhà ở và quyền sử dụng đất ở có thể được áp dụng như sau đây.

Thứ nhất, lấy tổng di sản gốc hoặc giá trị di sản gốc là nhà ở và quyền sử dụng đất ở (phần di sản còn lại) để chia thừa kế sau khi đã thanh toán toàn bộ nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại theo thứ tự ưu tiên thanh toán được quy định tại Điều 683 BLDS gồm mai táng phí cho người đó, các khoản cấp dưỡng còn thiếu, các khoản bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác, các khoản nợ của Nhà nước, của các chủ thể khác; chi phí quản lí, bảo quản di sản… Phần di sản còn lại được hiểu là di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở để chia thừa kế và là phần di sản gốc đem chia cho những người thừa kế gốc tại hàng thừa kế thứ nhất có quyền hưởng, được bao nhiêu nhân với 2/3 của suất đó và người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được hưởng phần đã được xác định theo cách tính này.

Thứ hai, những người thừa kế gốc tại hàng thừa kế thứ nhất được hiểu là người thừa kế có tên trong hàng đó và có quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Người thừa kế gốc tại hàng thừa kế thứ nhất là những người thừa kế có quyền hưởng di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Nếu người có tên trong hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 676 BLDS nhưng đã từ chối quyền hưởng di sản hoặc không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 643 BLDS thì bị loại khỏi hàng thừa kế. Những người bị loại khỏi hàng thừa kế thứ nhất không phải là tham số để xác định một suất thừa kế chia theo pháp luật [30]; [33]; [34].

Mục đích của quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của cha, mẹ, vợ, chồng, con của người để lại di sản trước những quyết định bất lợi đối với họ. Trong gia đình cha mẹ có bổn phận chăm sóc, nuôi dưỡng con cái ngược lại các con phải kính trọng, nuôi dưỡng cha mẹ; vợ chồng phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau đó là truyền thống tốt đẹp từ lâu đời của dân tộc ta. Bổn phận đối với những con người ấy không chỉ được thực hiện khi người để lại di sản còn sống, mà ngay cả khi họ chết đi thì bổn phận đó được thực hiện bằng việc

người để lại di sản để lại một phần tài sản của mình cho cha, mẹ vợ chồng con cái của họ. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 643 BLDS, thì những người này sẽ không có quyền hưởng di sản nếu họ có hành vi theo quy định tại các điểm a, b, c và d (khoản 1 Điều 643).

Điều 669 BLDS thể hiện vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Đối với di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở càng quan trọng hơn đối với những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Nếu di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở trong trường hợp chia được bằng hiện vật, thì họ có được diện tích nhà, diện tích đất ở giúp cho họ đỡ khó khăn hơn và trong nhiều trường hợp giải quyết được tính cấp bách về nơi ở cho họ. Ngoài ra, nếu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trong trường hợp không thể chia bằng hiện vật (do quá nhỏ), thì phần thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc mà họ được hưởng quy ra giá trị (nhận tiền) cũng giúp họ giảm được phần nào khó khăn trong cuộc sống.

2.4. Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật

Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật, căn cứ vào Điều 685 BLDS. Việc phân chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dựng đất ở theo pháp luật trong trường hợp người có tài sản khi chết mà không để lại di chúc, hoặc có để lại di chúc nhưng di chúc không đảm bảo để có hiệu lực pháp luật cho việc thực hiện thừa kế theo di chúc, do đó pháp luật đã quy định một hình thức thừa kế khác là thừa kế theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật đều là những người có ít nhất một trong các mối quan hệ về hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với người để lại di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Vì vậy: “Nếu thừa kế theo di chúc là nhằm chuyển tài sản của người để lại di sản cho người thừa kế theo sự định đoạt ý chí của người lập di chúc thì thừa kế theo pháp luật là việc phân chia di sản cho người thừa kế theo ý chí của Nhà nước” [30].

Theo qui định tại Điều 674 BLDS năm 2005 thì:

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Vậy, chia di sản thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật là việc dịch chuyển nhà ở và chuyển quyền sử dụng đất từ người chết sang cho người thừa kế được hưởng theo những điều kiện và trình tự hàng thừa kế do pháp luật qui định [23, Điều 674].

Chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật cũng phải tuân theo quy định chung về thừa kế theo pháp luật, các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất trong BLDS từ Điều 733 đến Điều 735. Ngoài ra, hình thức thừa kế này còn phải tuân theo những quy định về đất đai liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất.

Những trường hợp thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở cũng tuân theo những qui định chung tại Điều 675 BLDS. Những trường hợp này cũng được áp dụng đối với thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật.

Chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật, trước hết xác định diện và hàng những người thừa kế theo pháp luật. Diện thừa kế theo pháp luật nói chung và diện thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở nói riêng được hiểu là “phạm vi những người có thể được hưởng di sản do người chết để lại được xác định theo một trong ba quan hệ: Quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản” [35].

Hàng thừa kế:

Trên cơ sở diện thừa kế, pháp luật đã quy định ra các hàng thừa kế, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Thứ tự hàng thừa kế được sắp xếp theo nguyên tắc ưu tiên theo quy định tại Điều 676 BLDS:

+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Quan hệ vợ, chồng phải là quan hệ hôn nhân hợp pháp theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Tuy nhiên, quan hệ vợ chồng trong những trường hợp sau cũng được công nhận là vợ chồng và được thừa kế di sản của nhau: Một là, quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 có hiệu lực pháp luật) mà chưa đăng ký kết hôn; hai là, nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 (ngày Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có hiệu lực pháp luật), có đủ điều kiện nhưng chưa đăng ký kết hôn (nhưng sau ngày 01/01/2003 mà không đăng ký kết hôn thì không được công nhận là vợ chồng).

Vợ (chồng) của người chết vẫn được thừa kế tài sản ở hàng thừa kế thứ nhất trong các trường hợp: khi còn sống họ đã chia tài sản chung; họ đã xin ly hôn nhưng bản án hoặc quyết định của Toà án chưa có hiệu lực pháp luật; sau khi một người chết thì đi kết hôn với người khác; nhiều vợ (nhiều chồng) được pháp luật thừa nhận thì những người vợ (chồng) của người này đều được thừa kế ở hàng thứ nhất và ngược lại [28].

Việc nhận nuôi con nuôi được pháp luật thừa nhận thì cha mẹ nuôi và con nuôi được thừa kế di sản của nhau. Theo quy định của pháp luật hiện hành, con nuôi vừa được thừa kế theo pháp luật của cha mẹ nuôi vừa được thừa kế theo pháp luật của cha mẹ đẻ. Cần lưu ý là con nuôi cha mẹ đẻ và con đẻ của cha mẹ nuôi không có quan hệ thừa kế theo hàng.

Con riêng và bố dượng, mẹ kế không thuộc hàng thừa kế nào nhưng theo quy định tại Điều 679 BLDS 2005 nếu họ có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau ở hàng thừa kế thứ nhất và trường hợp này được áp dụng thừa kế thế vị đối với con đẻ của con nuôi. Ở đây có một vấn đề là hiểu thế nào là “có quan hệ chăm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/12/2022