Kinh Nghiệm Pháp Luật Các Nước Về Chế Tài Xử Lý Hạn Chế Cạnh Tranh Pháp Luật Chống Hạn Chế Cạnh Tranh Của Các Nước Đều Có Mục Đích Bảo Vệ Tự

cạnh tranh còn áp dụng chế tài dân sự đối với các vi phạm, trong đó chủ yếu là yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

Các chủ thể kinh doanh tham gia vào thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận và trong cuộc đua tranh đó, tất nhiên doanh nghiệp nào cũng muốn mình giữ ưu thế. Bất cứ lý do nào làm cho doanh thu bị giảm sút, lợi nhuận mất đi, uy tín và vị thế trên thương trường không giữ vững… cũng làm cho doanh nghiệp không đạt được mục đích hoạt động. Những thiệt hại mà doanh nghiệp phải gánh chịu luôn là vấn đề cần có sự tác động điều chỉnh của pháp luật. Chức năng chủ yếu của bồi thường thiệt hại là khôi phục, đền bù, nhằm bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần mà bên mang quyền phải gánh chịu do hành vi vi phạm các quy tắc trong kinh doanh của bên kia gây ra. Vì vậy, pháp luật cạnh tranh của nước nào cũng quy định chế tài này. Theo đó, các doanh nghiệp bị thiệt hại từ hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh có thể sử dụng các quy định của pháp luật dân sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Luật mẫu về cạnh tranh đã quy định tại Chương XIII về việc bồi thường thiệt hại để cho phép một người, hay một quốc gia nhân danh người hay doanh nghiệp bị thiệt hại hay thua lỗ vì hành vi hay tắc trách của doanh nghiệp hay của cá nhân trái quy định của luật, được quyền hưởng bồi thường thiệt hại (gồm cả chi phí và lãi suất) thông qua việc khởi kiện tại cơ quan tư pháp có thẩm quyền. Những hành vi dân sự như thế thường sẽ được tiến hành thông qua các cơ quan tư pháp có thẩm quyền, như tại Cộng đồng châu Âu, trừ khi các quốc gia trao quyền cụ thể cho cơ quan quản lý cạnh tranh về vấn đề này. Khách hàng sử dụng một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể bị thiệt hại vì hành vi hạn chế cạnh tranh có quyền thực hiện hành vi chống lại các doanh nghiệp. Ví dụ về quy định này nằm trong luật của Canada, Pháp và Mỹ [7, tr.106]. Tại Mỹ, các bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm luật chống độc quyền có quyền được khởi kiện để yêu cầu đòi bồi thường tổn thất. Bồi thường này có thể lên đến 3 lần số tiền thiệt hại thực tế cộng với các chi phí kiện và phí luật sư hợp lý. Điều này nhằm mục đích khuyến khích người bị thiệt hại tiến hành các vụ kiện góp phần vào công cuộc phát hiện, và xử lý các hành vi hạn chế

cạnh tranh để xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh. Theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam, khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thì phải dẫn chiếu đến pháp luật dân sự. Vấn đề khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi cạnh tranh sẽ được áp dụng theo các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tại Chương XXI của Bộ luật Dân sự năm 2005 và pháp luật có liên quan.

Yêu cầu bồi thường thiệt hại là một quyền mặc định được pháp luật thừa nhận, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể kinh doanh. Vì vậy, chế tài bồi thường thiệt hại có thể áp dụng đồng thời với các chế tài khác.

1.2.3.4. Mối quan hệ giữa các hình thức chế tài

Các chế tài có bản chất, nội dung, hậu quả trái ngược nhau thì không thể áp dụng đồng thời. Các chế tài đối với hành vi hạn chế cạnh tranh có tính độc lập nhất định, trừ một số biện pháp bổ sung, khắc phục hậu quả trong các chế tài hành chính. Tuy nhiên, việc áp dụng chế tài phải căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi và các quy định của pháp luật trong từng trường hợp cụ thể.

Những chế tài mang tính trách nhiệm vật chất thường có thể áp dụng đồng thời với các chế tài khác. Điều 117 Luật Cạnh tranh Việt Nam quy định: “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật” [37]. Vì vậy, khi doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh gây ra thiệt hại cho chủ thể khác thì tất yếu phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự. Nghĩa là, chế tài bồi thường thiệt hại có thể áp dụng đồng thời với chế tài hành chính hoặc chế tài hình sự.

Pháp luật của các nước cũng có quy định tương tự. Tại Hàn Quốc, pháp luật cạnh tranh cũng đưa ra chế tài phạt 2% mức doanh thu hoặc phạt không quá 500 triệu won đối với vi phạm về cạnh tranh [8, Điều 24]. Bên cạnh đó, pháp luật cũng không hạn chế quyền đòi bồi thường của người vi phạm, Điều 56 Luật Thương mại lành mạnh và những quy định về độc quyền của Hàn Quốc có quy định: “Một doanh nghiệp hay Hiệp hội thương mại mà vi phạm đạo luật này và do đó, gây tổn hại tới một phía nào đó sẽ chịu trách nhiệm bồi hoàn cho người bị hại” [8].

Điều 51 Luật Cạnh tranh thương mại của Thái Lan quy định: Người nào vi phạm quy định Điều 29 “… tiến hành các hoạt động cạnh tranh không tự do và không bình đẳng, tiến hành các hoạt động gây thiệt hại, cản trở hoặc hạn chế hoạt động của thương nhân khác…” [5] thì bị áp dụng chế tài hình sự (tù có thời hạn không quá 3 năm hoặc phạt tiền không quá 6 triệu baht hoặc cả hai). Nhưng vẫn không hạn chế quyền đòi bồi thường thiệt hại của bên bị thiệt hại: “người bị thiệt hại do những vi phạm vào Điều 29 có quyền đệ trình đơn kiện đòi bồi thường thiệt hại từ người vi phạm. Ban bảo vệ người tiêu dùng có quyền trình đơn khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại thay cho khách hàng hoặc các thành viên của hiệp hội” [5].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Có thể thấy, theo pháp luật các quốc gia thì việc áp chế tài dân sự có tính độc lập tương đối với các chế tài hành chính, hình sự.

1.3. Kinh nghiệm pháp luật các nước về chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh Pháp luật chống hạn chế cạnh tranh của các nước đều có mục đích bảo vệ tự

Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - 5

do cạnh tranh cũng như bảo vệ cơ cấu và tương quan thị trường. Các chế tài được áp dụng để xử lý những hành vi vi phạm mang tính đặc thù của các biện pháp hành chính kinh tế, có thể ở những dạng như: Đình chỉ hành vi, tuyên bố thỏa thuận vô hiệu, tái cấu trúc công ty, phạt tiền… Tuy nhiên, tùy thuộc vào chính sách cạnh tranh của mỗi quốc gia mà việc quy định chế tài áp dụng đối với các vi phạm về hạn chế cạnh tranh có sự khác nhau.

1.3.1. Kinh nghiệm các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU)

Vi phạm các quy định cạnh tranh của EU có thể phải chịu trách nhiệm thông qua áp đặt phạt tiền tương đối nặng. Chế tài đối với cá nhân được quy định tại Quy chế 17 ban hành ngày 6/2/1962 của Hội đồng kinh tế châu Âu quy định thi hành Điều 85 và 86 của Hiệp ước Rome và Quy chế 1/2003 ban hành ngày 16/12/2002 quy định thi hành Điều 81 và 82 của Hiệp ước Rome. Theo Điều 15 của Quy chế 17, phạt tiền được xem là chế tài hành chính, Luật Cạnh tranh châu Âu không quy định về chế tài hình sự. Chế tài chủ yếu mà Ủy ban châu Âu áp dụng đối với các vi phạm cạnh tranh của EU là các biện pháp phạt tiền hoặc biện pháp hành vi. Chế tài này được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 83 Hiệp ước Rome, theo đó: “Bảo đảm sự

tôn trọng các điều khoản cấm được quy định tại Điều 81, khoản 1 và Điều 82 bằng các chế tài phạt tiền hoặc hạn chế” [50, tr.214]. Ủy ban châu Âu, tự mình hoặc theo đề nghị của một quốc gia thành viên, phối hợp với các cơ quan công quyền của các quốc gia thành viên có đề nghị Ủy ban hỗ trợ để hướng dẫn việc áp dụng các chế tài dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm các nguyên tắc nêu trên. Nếu Ủy ban phát hiện thấy có vi phạm, Ủy ban sẽ đề nghị áp dụng các biện pháp để chấm dứt các vi phạm đó. Nếu các vi phạm đó vẫn không chấm dứt, Ủy ban sẽ xử lý vi phạm đó bằng một quyết định. Ủy ban có thể công bố quyết định đó và cho phép các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp cần thiết mà Ủy ban xác định các điều kiện và phương thức áp dụng để xử lý tình huống đó (Điều 85, Hiệp ước Rome) [50, tr.215]. Theo khoản 2 Điều 15 của Quy chế 17 thì những vi phạm Điều 81 hoặc 82 của Hiệp ước Rome cũng như vi phạm các nghĩa vụ đối với các miễn trừ cá nhân thì có thể bị phạt từ 1000 Euro tới 1 triệu Euro, hoặc phạt tiền không quá 10% doanh thu trong năm kinh doanh mà có vi phạm [60]. Việc áp đặt phạt tiền không được chấp nhận nếu những thỏa thuận liên quan tới quy định của Ủy ban có mục đích miễn trừ cá nhân [60, Điều 15, khoản 5, điểm a]. Thêm vào đó, các biện pháp phạt tiền được áp đặt đối với hành vi cố ý hoặc vô ý. Để quyết định mức phạt, thời gian và tính chất nghiêm trọng của vi phạm được đưa ra xem xét.

* Ở Cộng hòa Pháp

Luật Cạnh tranh của Pháp quy định cả chế tài hình sự, dân sự, hành chính. Hội đồng cạnh tranh có thể ban hành các lệnh mang tính quy định, khi nào cần thiết áp dụng trong các trường hợp nghiêm trọng, ngay lập tức của nền kinh tế hoặc của một khu vực kinh tế liên quan, lợi ích của người tiêu dùng hoặc người khiếu nại (Điều 464-1 Luật Thương mại của Pháp). Có thể áp dụng đồng thời chế tài hình sự và chế tài hành chính.

Bộ luật Hình sự năm 1810 của Pháp quy định hai tội danh: Tội cạnh tranh bất hợp pháp và tội lạm dụng thế mạnh để cạnh tranh. Hình phạt tù là hãn hữu và thời gian cũng rất ngắn. Hình phạt chủ yếu là phạt tiền ở mức rất nặng nhằm vào hai đối tượng: doanh nghiệp và người lãnh đạo doanh nghiệp. Theo các quy định của

pháp luật về cạnh tranh thì không những người lãnh đạo công ty bị phạt, mà công ty với tư cách là một pháp nhân (bị xử lý là đồng phạm) cũng phải chịu những hình phạt như phạt tiền... Đây là một ngoại lệ vì pháp luật hình sự của Pháp có nguyên tắc bao giờ cũng phải cá thể hóa trách nhiệm hình sự. Theo Điều L420-6 Luật Thương mại Pháp, hình phạt có thể là phạt tù tới 4 năm hoặc phạt tiền tới 75000 Euro. Ngoài ra, Hội đồng Cạnh tranh cũng có thể áp đặt biện pháp phạt tiền (Điều L.464-2 Luật Thương mại Pháp). Khi Hội đồng Cạnh tranh cũng có thẩm quyền áp dụng Điều 81 và 82 của Hiệp ước Rome trong việc thực thi các quy định cạnh tranh của quốc gia, nó cũng có thể áp dung chế tài đối với các vi phạm luật cạnh tranh của Châu Âu (Điều L.470-6 Luật Thương mại Pháp). Liên quan đến việc xác định mức phạt, Hội đồng cạnh tranh đã có thông báo về tính chất nguy hiểm của hành vi vi phạm và thiệt hại do hành vi đó gây ra đối với nền kinh tế thông qua thực tiễn hạn chế cạnh tranh. Mức phạt tối đa có thể được giảm một nửa nếu những thỏa thuận không liên quan tới vi phạm bị cáo buộc và có cam kết chấm dứt hành vi vi phạm. [57, tr.39] Một đặc điểm nữa của Luật Cạnh tranh Pháp đó là các chương trình khoan hồng, Điều L.464-2 IV Luật Thương mại Pháp quy định:

Có thể miễn trừ toàn bộ hay một phần các chế tài phạt tiền đối với doanh nghiệp hay tổ chức đã cùng với doanh nghiệp hay tổ chức khác thực hiện hành vi bị cấm theo quy định tại Điều L.420-1, nếu doanh nghiệp hay tổ chức đó đã góp phần vào việc xác minh các hành vi bị cấm và xác định người đã thực hiện hành vi, bằng cách cung cấp các thông tin mà hội đồng hay Tổng cục chưa nắm được… nếu các điều kiện quy định trong văn bản thông báo về chính sách khoan hồng được đáp ứng, Hội đồng có thể áp dụng một mức miễn giảm phạt tiền tương ứng với đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức đó trong việc xác minh hành vi vi phạm [56].

Chế tài dân sự đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh tại Pháp được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự của Pháp (Code civil – 1804), Điều 1382 và 1383 quy định về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng [45, tr. 776]. Từ đó, những trách nhiệm phát sinh cho các thương nhân trong cạnh tranh được án lệ của nước Pháp coi là một loại hình mới của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

* Ở Cộng hòa Liên bang Đức

Luật Chống hạn chế cạnh tranh Đức ra đời năm 1957 và đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần (sửa đổi lần cuối năm 2013). Pháp luật cạnh tranh Đức quy định áp dụng phạt tiền đối với vi phạm các quy định về hình thức và nội dung, trong đó bao gồm cả hành vi cố ý hoặc vô ý [58, Điều 81]. Chế tài được xây dựng như những vi phạm hành chính, và do đó áp dụng các quy định của Luật vi phạm hành chính để xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh.

Trên cơ sở quy định mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm cụ thể, hành vi chống cạnh tranh có thể được chia thành vi phạm nghiêm trọng và ít nghiêm trọng, trong đó vi phạm nghiêm trọng có thể bị phạt tiền lên tới 1.000.000 Euro, và mức phạt này có thể cao hơn nhưng không được quá 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm có phán quyết của cơ quan có thẩm quyền. Các vi phạm khác có thể bị phạt tới 100.000 Euro, trong khi xử lý cần xem xét tới cả mức độ và thời gian vi phạm [58, Điều 81]. Ngoài ra, Văn phòng độc quyền Liên bang đã ban hành chương trình khoan hồng. Theo đó, các doanh nghiệp tiết lộ các hành vi độc quyền bị cấm có thể sẽ không bị áp đặt phạt tiền hoặc được giảm mức phạt. Điều 298 Luật Hình sự quy định về áp dụng hình phạt tù tới 5 năm hoặc phạt tiền đối với hành vi thông thầu. Tuy nhiên, chế tài hình sự chỉ áp dụng đối với cá nhân bởi Luật hình sự Đức không cho phép áp dụng chế tài hình sự đối với pháp nhân [57, tr.43].

1.3.2. Kinh nghiệm của Canada và Mỹ

* Ở Canada

Các hành vi vi phạm quy định về hạn chế cạnh tranh ở Canada cũng bị áp dụng nhiều biện pháp xử lý như phạt tiền, hành chính và thậm chí chịu trách nhiệm hình sự, đặc biệt trách chế tài hình sự còn được quy định trực tiếp trong Luật Cạnh tranh. Điều 45 Luật Cạnh tranh Canada năm 1985 có quy định:

Tất cả những người thông đồng, liên kết hoặc thỏa thuận với người khác… nhằm gây hạn chế hoặc thiệt hại quá mức khác tới cạnh tranh, đều là hành vi vi phạm có thể bị truy tố và kết án tù với thời hạn không

quá 5 năm hoặc chịu phạt tiền không quá 10 triệu đô la hoặc cả 2 hình phạt [10, tr. 165,166].

Các hình phạt do vi phạm luật cạnh tranh còn được quy định cụ thể trong các trường hợp vi phạm thuộc các lĩnh vực khác nhau như: Đấu thầu, tài chính, hoạt động kinh doanh… “Người là một bên đấu thầu thông đồng bị coi là vi phạm và phải chịu phạt tiền theo quyết định của tòa án hoặc phạt tù có thời hạn không quá 5 năm hoặc cả hai hình phạt” [10, Điều 47]. Hoặc hành vi của tổ chức tài chính liên bang thỏa thuận với tổ chức tài chính liên bang khác về lãi suất tiền gửi, lãi suất hoặc chi phí tiền vay; trị giá và loại chi phí của một dịch vụ được cung cấp cho khách hàng, trị giá và loại tiền cho khách hàng vay… thì tất cả các giám đốc, nhân viên hoặc người làm công của tổ chức tài chính liên bang mà có biết về thỏa thuận này thay mặt cho tổ chức tài chính liên bang này bị coi là hành vi vi phạm và phải chịu phạt tiền không quá 10.000.000 đôla hoặc phải chịu phạt tù không quá 5 năm hoặc cả hai hình phạt [10, Điều 49]. Phạt tiền là hình thức xử lý vi phạm chủ yếu trong hầu hết pháp luật các nước, ngay cả EU chỉ áp dụng chế tài phạt tiền và một số hình phạt bổ sung, việc áp dụng chế tài hình sự là rất hạn chế. Tuy nhiên, đa số các điều luật trong xử lý vi phạm cạnh tranh của Canada đều đề cập đến chế tài hình sự, thậm chí có vi phạm chỉ quy định về phạt tù mà không áp dụng chế tài dân sự. Như hành vi thực hiện một chính sách bán hàng với mức giá thấp hơn một cách bất hợp lý, có ảnh hưởng hoặc có xu hướng làm giảm đáng kể cạnh tranh hoặc loại bỏ một đối thủ cạnh tranh, hoặc được thiết kế nhằm đạt mục tiêu này sẽ bị coi là vi phạm và phải chịu phạt tù với thời hạn không quá hai năm [10, Điều 50]. Điều 183 Luật Hình sự Canada còn quy định về 3 hành vi vi phạm thuộc Luật Cạnh tranh bao gồm: Âm mưu ấn định giá, hoặc thị phần, thông đồng trong đấu thầu và các hành vi bán hàng qua điện thoại mang tính lừa dối [10, tr. 25].

Mặc dù trách nhiệm cơ bản đối với việc thi hành Luật Cạnh tranh thuộc về cơ quan Nhà nước, nhưng Điều 36 Luật Cạnh tranh Canada cũng quy định về quyền của các tổ chức, cá nhân ở mức hạn chế. Theo đó, trong trường hợp một người phải chịu thiệt hại gây ra do hành vi mang tính hình sự theo Luật này hay do vi phạm

mệnh lệnh của tòa án hay Tòa Cạnh tranh, người bị thiệt hại có thể thực hiện một hành động dân sự đối với người có hành vi vi phạm để đòi bồi thường thiệt hại.

* Ở Mỹ

Hiện nay, hệ thống pháp luật cạnh tranh của Mỹ bao gồm: Đạo luật Sherman năm 1890 (nội dung chủ yếu là cấm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh), Đạo luật Clayton năm 1914 (bổ sung Luật Sherman thêm bốn hành vi: Cấm phân biệt đối xử về giá, cấm ký kết hợp đồng mang tính độc quyền hoặc có nội dung ràng buộc; cấm việc chiếm vốn giữa các công ty; cấm kiêm nhiệm chức vụ), Đạo luật về Uỷ ban Thương mại Liên bang - thành lập Cơ quan cạnh tranh tại Mỹ năm 1914 (trước đây, các vụ cạnh tranh ở Mỹ do Cục Chống độc quyền thuộc Bộ Tư pháp thực hiện. Sau khi thành lập Uỷ ban Thương mại Liên bang, Uỷ ban này giám sát việc thực thi luật cạnh tranh thuộc mảng dân sự và bổ sung thêm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như làm hàng giả, quảng cáo gian dối), Đạo luật Robinson-Patman (bổ sung Luật Clayton về hành vi bán phá giá hàng hoá trong nước - predatory pricing chứ không phải là anti - dumping), Đạo luật Wheeler-Lea (bổ sung những hành vi cạnh tranh không lành mạnh), Đạo luật Celler-Kefauver (quy định việc kiểm soát sáp nhập, mua lại).

Tại Mỹ, việc áp dụng các biện pháp thích hợp đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh như thỏa thuận cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyền… được đặc biệt coi trọng. Các nhà lập pháp Mỹ đã nhấn mạnh vai trò của chế tài một cách ấn tượng rằng: “Nếu không có một biện pháp chế tài thích hợp, thì thắng một phán quyết đối với hành vi vi phạm như thắng một trận đánh và thua cả cuộc chiến” [54]. Mục đích áp dụng chế tài gồm ba mục tiêu trọng tâm quy định tại Mục 2 Đạo luật Sherman, đó là: (i) Chấm dứt hành vi sai trái của người vi phạm;

(ii) Ngăn ngừa vi phạm; và (iii) Tái lập các cơ hội cạnh tranh trên thị trường. Ngoài các chế tài do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng, thì bồi thường thiệt hại cũng được coi là một trong những công cụ quan trọng. Các biện pháp chế tài áp dụng đối với hành vi hạn chế cạnh tranh ở Mỹ có thể được phân loại thành chế tài hành vi và chế tài cấu trúc, chế tài phạt tiền và phạt tù.

- Biện pháp hành vi và biện pháp cấu trúc

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/12/2022