Các Văn Bản Pháp Luật Trong Các Lĩnh Vực Cụ Thể Có Quy Định Chế Tài Đối Với Các Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh (Luật Sở Hữu Trí Tuệ, Pháp

và trật tự quản lý kinh tế trong xã hội. Vì vậy, việc xử lý hình sự đối với một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh là rất cần thiết để đảm bảo tính nghiêm khắc của pháp luật.

Nếu hành vi cạnh tranh không lành mạnh có dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi đó, vụ việc sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật. Các cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà định tội danh và áp dụng chế tài hình sự thích hợp.

Hiện tại, Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) của Việt Nam đã có quy định về việc áp dụng chế tài hình sự đối với một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể tại các điều: 156, 157, 158, 162, 168, 171, 181a, 181b, 181c. Các chế tài được ghi nhận tại các quy phạm pháp luật của Bộ luật Hình sự là nguồn pháp luật về chế tài áp dụng đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có cấu thành tội phạm.

2.1.5. Các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực cụ thể có quy định chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Luật Sở hữu trí tuệ, Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh giá, Pháp lệnh quảng cáo…)

Do phạm vi điều chỉnh rộng, các quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong nhiều trường hợp được sử dụng với tính chất bổ trợ cho các lĩnh vực pháp luật khác điều chỉnh hoạt động của nền kinh tế thị trường. Do đó, pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh có quan hệ chặt chẽ với nhiều lĩnh vực pháp luật khác. Mặt khác, tính nguyên tắc và định hướng của Luật Cạnh tranh đã thể hiện thông qua các quy phạm pháp luật mang tính cấm đoán, định tính hơn là định lượng. Do đó, trong thực tiễn áp dụng, cần có vai trò quan trọng của các đạo luật chuyên ngành có liên quan đến việc điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các chế tài tương ứng đối với các hành vi đó, trong những lĩnh vực chuyên ngành khác nhau.

Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh có quan hệ chặt chẽ với pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một trong những xuất phát điểm cơ bản của các quy định cạnh tranh không lành mạnh. Theo Công ước Pari, về bản chất, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được tiến hành với động cơ cạnh tranh không lành mạnh, biểu hiện dưới dạng các hành vi như: cố tình tạo ra sự nhầm lẫn về cơ sở sản xuất, sản phẩm hoặc hoạt động kinh doanh của một đối thủ cạnh tranh; viện dẫn hoặc chỉ dẫn tạo nên sự nhầm lẫn trong suy nghĩ của công chúng về bản chất, cách thức sản xuất, đặc tính, khả năng ứng dụng hoặc số lượng hàng hoá (Khoản 2, Điều 10bis)… Để chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật đã đưa ra các quy định ngăn cấm hành vi xâm phạm các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, xuất xứ hàng hoá… Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh rất gần với việc bảo hộ bí mật trong kinh doanh, bảo hộ tên thương mại và chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Đó là một trong những quyền cơ bản của chủ sở hữu tài sản trí tuệ.

Tuy nhiên, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có mục đích và phạm vi điều chỉnh khác nhau. Do đó, trong quá trình thực thi pháp luật và áp dụng các chế tài đối với hành vi vi phạm, các cơ quan chức năng phải căn cứ thực tế để lựa chọn pháp luật áp dụng. Những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với ý thức chủ quan, nhằm mục đích tư lợi thì áp dụng các chế tài được quy định trong pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Những trường hợp xâm phạm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh thì áp dụng các chế tài của Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn để giải quyết.

Pháp luật chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn có mối liên hệ với pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Chẳng hạn như trong việc kiểm soát các hoạt động quảng cáo, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh hoặc các hành vi mang tính chất cưỡng ép, lừa dối khách hàng… Hành vi quảng cáo so sánh trực tiếp, khuyến mại không đúng sự thật hay chỉ dẫn gây nhầm

lẫn không chỉ là hành vi cạnh tranh không lành mạnh mà còn là vấn đề của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.

Cạnh tranh trên thị trường được hiểu một cách giản đơn là việc giành giật khách hàng thường xuyên trên thị trường giữa các doanh nghiệp. Như vậy, mối quan hệ giữa doanh nghiệp - khách hàng (người tiêu dùng) - đối thủ cạnh tranh có quan hệ ràng buộc không thể tách rời. Việc lôi kéo khách hàng bằng các thủ đoạn bất chính chắc chắn sẽ gây ra những thiệt hại nhất định cho các doanh nghiệp kinh doanh trung thực, lành mạnh. Đồng thời, những thủ đoạn làm mất uy tín của đối thủ cạnh tranh cũng ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng, khiến họ nhầm lẫn và trả tiền cho những hàng hoá, dịch vụ không đúng như mong muốn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, đối tượng bảo vệ của Luật Cạnh tranh và pháp luật bảo vệ người tiêu dùng có sự khác nhau về phạm vi và thời điểm tác động. Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng thể hiện tại các quy định về giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại, có khuynh hướng quan tâm bảo vệ người tiêu dùng trong và sau khi xảy ra giao dịch, xác định cụ thể một hay một nhóm người tiêu dùng bị hành vi vi phạm tác động. Luật Cạnh tranh lại hướng tới bảo vệ đối tượng người tiêu dùng nói chung (khách hàng tiềm năng), trước khi họ tham gia giao dịch.

Như vậy, khi xử lý các hành vi vi phạm, nghiên cứu áp dụng chế tài nào đối với chủ thể vi phạm là hoạt động mang tính thực tiễn sáng tạo của các cơ quan có thẩm quyền. Nếu xác định được đối tượng người tiêu dùng cụ thể do sự tác động của hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã tham gia giao dịch và gánh chịu một thiệt hại, thì cần áp dụng các chế tài được quy định trong pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Các hành vi lừa dối, gây nhầm lẫn của thương nhân được coi là căn cứ để yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Ngược lại, nếu nhận diện được hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại Điều 39 Luật Cạnh tranh, nhưng chưa xác định được đối tượng bị

Chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật Việt Nam - 7

thiệt hại là một hay một nhóm người tiêu dùng cụ thể, thì áp dụng chế tài được quy định trong Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Quy luật vận hành của cơ chế thị trường cho phép các doanh nghiệp có quyền định giá đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng và Nhà nước có chính sách quản lý giá phù hợp. Chính sách quản lý giá được thiết lập theo hướng tạo lập môi trường cạnh tranh ổn định, trật tự về giá và loại trừ các biểu hiện không lành mạnh. Trong suốt thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quản lý giá và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này, trong đó đặc biệt lưu ý Pháp lệnh giá năm 2002.

Trong các hành vi vi phạm pháp luật về giá, có một số hành vi mang bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, như: Bán phá giá hàng hoá, dịch vụ; bịa đặt, loan tin không có căn cứ về việc tăng giá hoặc hạ giá gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước; định giá sai để lừa dối người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân hợp tác sản xuất kinh doanh với mình; tăng hoặc giảm giá giả tạo bằng cách thay đổi số lượng, chất lượng, địa điểm giao nhận hàng hoá, dịch vụ; lợi dụng thiên tai, địch hoạ và diễn biến bất thường khác để đầu cơ tăng giá, ép giá. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm mà chủ thể vi phạm sẽ bị áp dụng chế tài hành chính hoặc hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường dân sự. Như vậy, các chế tài được quy định trong pháp luật về giá cũng đã góp phần điều chỉnh và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, là một trong những nguồn về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật hiện hành.

Quảng cáo là một trong những quyền tự do của doanh nghiệp, là một bộ phận của quyền tự do kinh doanh. Tuy nhiên, trong lĩnh vực quảng cáo, cũng đã xuất hiện các biểu hiện không lành mạnh, như: Quảng cáo làm lộ bí mật của Nhà nước; trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; quảng cáo gian dối; lợi dụng quản cáo

để xúc phạm danh dự, uy tín hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; quảng cáo nói xấu, so sánh hoặc gây nhầm lẫn; quảng cáo sản phẩm, hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép thực hiện tại thời điểm quảng cáo… Đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo, cũng có các chế tài tương ứng theo quy định của Luật Cạnh tranh và Pháp lệnh Quảng cáo.

Trong các văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực chuyên ngành như bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông, hàng không… đều có những quy định liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh và có các chế tài tương ứng áp dụng đối với hành vi vi phạm. Những quy định đó là nguồn quan trọng về chế tài để xử lý các trường hợp vi phạm cụ thể, trong từng lĩnh vực cụ thể mà Luật cạnh tranh không điều chỉnh trực tiếp.


2.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHẾ TÀI ĐỐI VỚI HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TẠI VIỆT NAM

Thực trạng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập liên quan đến hiệu lực của các quy phạm pháp luật và hiệu quả thi hành. Các quy định điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh và chế tài xử lý vi phạm vẫn thiếu đồng bộ và chưa được pháp điển hoá trong một văn bản pháp luật. Hệ thống văn bản dưới luật quy định về vấn đề này còn nhiều, khi áp dụng luật thường phải dẫn chiếu đến các quy định hướng dẫn thi hành. Hiện tượng vi phạm pháp luật cạnh tranh vẫn diễn ra phổ biến, chưa được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh. Ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp chưa cao, người tiêu dùng còn thiếu hiểu biết để tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, cạnh tranh không lành mạnh vẫn diễn ra ở nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau và biểu hiện ở nhiều dạng hành vi khác nhau trong quan hệ kinh doanh, thương mại diễn ra trên thị trường Việt Nam.

2.2.1. Thực tiễn cạnh tranh không lành mạnh và vấn đề xử lý vi phạm ở Việt Nam hiện nay

2.2.1.1. Thực tiễn cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường Việt Nam

* Thực tiễn hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn

Các đối tượng chỉ dẫn mà doanh nghiệp sử dụng để gây nhầm lẫn là các đối tượng thuộc phạm trù "chỉ dẫn thương mại" được quy định tại Nghị định số 54/2000/NĐ-CP và Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Tuy nhiên, chỉ dẫn thương mại được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ có phạm vi rộng và cụ thể hơn so với Luật Cạnh tranh (bao gồm cả chỉ dẫn sai lệch về nhãn hiệu hàng hoá và có những dấu hiệu nhận dạng đối với một số chỉ dẫn về tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bao bì…). Do đó, khi xác định hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn nhằm cạnh tranh không lành mạnh, cần sử dụng phối hợp các quy phạm pháp luật định nghĩa trong Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định 54.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp biểu hiện rất đa dạng và xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây. Một hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp vừa vi phạm pháp luật về cạnh tranh, vừa vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp. Ngoài những biểu hiện giống với hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp còn có những biểu hiện riêng. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh và quyền sở hữu công nghiệp có mối quan hệ nội tại, gắn bó với nhau chặt chẽ. Tuy nhiên, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát độc quyền liên quan tới quyền sở hữu công nghiệp được ghi nhận trong các văn bản pháp luật một cách rời rạc, chưa cụ thể, tính thực thi không cao. Chế tài cũng chưa đủ nghiêm khắc để giáo dục, răn đe đối với những hành vi này. Vì thế, công tác đấu tranh phòng, chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Những hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ được xử lý theo các chế tài hành chính, hình sự và dân sự quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Bên cạnh đó, tại Khoản 3, Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ lại có sự dẫn chiếu đến pháp luật cạnh tranh, với quy định: "Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh" [45]. Như vậy, Luật Cạnh tranh là cơ sở để giải quyết các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tức là khi cá nhân, tổ chức nào đó thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như chỉ dẫn gây nhầm lẫn; xâm phạm bí mật kinh doanh; quảng cáo… nhằm cạnh tranh không lành mạnh mà các hành vi này đồng thời xâm phạm cả quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức khác theo quy định của Luật Cạnh tranh thì chỉ bị xử lý theo pháp luật cạnh tranh. Việc quy định này xuất phát từ một nguyên tắc trong Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, đó là "một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần..." [58].

Tuy nhiên, quy định đó cũng chưa đầy đủ và đồng bộ. Vì hành vi cạnh tranh không lành mạnh không chỉ bị áp dụng các chế tài hành chính, mà còn có thể áp dụng chế tài dân sự hoặc hình sự tùy theo từng trường hợp cụ thể. Mặt khác, đối với các hành vi như sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ của đại diện hoặc đăng ký tên miền nhằm mục đích cạnh tranh, thì văn bản hướng dẫn việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh (Nghị định 120/2005/NĐ-CP) lại không có quy định chế tài đối với hành vi vi phạm. Giữa Khoản 2, Điều 56 Luật Cạnh tranh và Khoản 3, Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ chưa thống nhất trong việc xác định thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi Luật Sở hữu trí tuệ quy định: "Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật cạnh tranh" [45], thì Luật Cạnh tranh lại xác định: "Việc giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh (trong đó có hành vi cạnh tranh không lành mạnh về

sở hữu trí tuệ) thực hiện theo quy định của Luật Cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính" [42]. Như vậy, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 xác định thẩm quyền giải quyết hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ chỉ do cơ quan cạnh tranh giải quyết, nhưng Luật Cạnh tranh 2005 lại xác định thêm vai trò của cơ quan giải quyết hành chính khác theo pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Việc quy định này sẽ tạo ra sự không thống nhất khi áp dụng pháp luật, dẫn đến các hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ có thể được xử lý khác nhau khi căn cứ vào hai đạo luật khác nhau, nhưng lại có giá trị pháp lý như nhau về hiệu lực thực thi.

Qua thực trạng cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp cho thấy, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày một nhiều hơn và thủ đoạn rất tinh vi.

Chỉ dẫn thương mại (tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá, chỉ dẫn địa lý) là đối tượng thường được các đối thủ cạnh tranh quan tâm và cũng là đối tượng được bảo vệ bởi pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Thực tế cho thấy, việc vi phạm sở hữu công nghiệp liên quan đến chỉ dẫn thương mại trong hoạt động cạnh tranh là rất phổ biến. Trong đó, hành vi gây nhầm lẫn về nhãn hiệu hàng hoá, bao bì, kiểu dáng công nghiệp là hành vi vi phạm phổ biến nhất và rất đa dạng. Nước khoáng Lavie được giả mạo với nhiều tên gọi thương mại khác như: Lavile, Lavige, La vise, Leville… Bột giặt OMO có hai tên gọi gần giống nhau với bao bì y hệt cũng xuất hiện trên thị trường Việt Nam là TOMOT và Vĩ Mô. Máy nông nghiệp của Công ty máy nông nghiệp miền Nam (Vikyno) đã bị làm nhái tại một số tỉnh khác rồi bán khắp thị trường với tên gọi Vikjing, Vikno. Xe Wave của hãng Honda được nhiều người ưa chuộng, bị các loại xe Trung Quốc có hình dáng tương tự xuất hiện gây nhiễu với những tên gọi như Wake up, Waver, Weaser. Công ty liên doanh Tân Hoàng Gia sử dụng bao bì sản phẩm nhái hình của Công ty TNHH chế biến nông sản và thực phẩm xuất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/11/2023