Pháp Luật Điều Chỉnh Các Hành Vi Hạn Chế Cạnh Tranh

hành vi hạn chế cạnh tranh, là làm giảm, sai lệch và cản trở cạnh tranh trên thị trường. Sự thống nhất ý chí đã liên kết các doanh nghiệp độc lập với nhau nhằm tạo nên sức mạnh chung trong quan hệ với khách hàng hoặc trong quan hệ cạnh tranh với những doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận. Thế nên hậu quả của thỏa thuận gây ra cho thị trường là xoá bỏ cạnh tranh giữa những doanh nghiệp tham gia. Khi nội dung thỏa thuận được hình thành, tạo ra những tiêu chuẩn chung về giá, về kỹ thuật, về công nghệ, về điều kiện giao kết hợp đồng… các doanh nghiệp đang từ đối thủ cạnh tranh của nhau sẽ không còn cạnh tranh với nhau nữa. Bằng sức mạnh chung (nếu sự liên kết tạo nên sức mạnh thị trường) và bằng việc thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, các doanh nghiệp tham gia có thể gây thiệt hại cho khách hàng khi đặt ra các điều kiện giao dịch bất lợi cho họ hoặc gây thiệt hại cho các doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận.

Hiện nay, thông thường các thỏa thuận này thường thể hiện dưới dạng các thỏa thuận ngầm hoặc cùng hành động để tránh bị phát hiện và xử lý. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể được hình thành theo chiều ngang hoặc chiều dọc của quá trình kinh doanh. Thỏa thuận ngang là thỏa thuận diễn ra giữa các doanh nghiệp ở cùng một ngành hàng nhằm hạn chế hoặc thủ tiêu cạnh tranh giữa họ với nhau hoặc trên toàn bộ thị trường. Chẳng hạn như các thỏa thuận ấn định giá, thỏa thuận thông đồng để một bên thắng thầu, thỏa thuận phân chia thị trường hay khách hàng, thỏa thuận tẩy chay hoặc cùng từ chối giao dịch mang tính tập thể. Thỏa thuận chiều dọc là thỏa thuận nhằm hạn chế hoặc thủ tiêu cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ở các khâu khác nhau của quá trình sản xuất cho đến tiêu thụ. Thỏa thuận này thường liên quan đến các điều kiện, theo đó các bên mua, bán hay bán lại một số hàng hóa hoặc dịch vụ đối với bên thứ ba. Do đó thỏa thuận theo chiều dọc còn được gọi là thỏa thuận cung cấp - phân phối sản phẩm. Biểu hiện của những thỏa thuận này có thể là thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận, thỏa thuận duy trì giá bán lại, thỏa thuận ràng buộc…

* Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền

Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền những hành vi

do doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện nhằm củng cố vị trí thống lĩnh, duy trì vị trí độc quyền bằng cách loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường; ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác không cho gia nhập thị trường, phát triển kinh doanh hoặc nhằm thu lợi nhuận độc quyền bằng cách bóc lột khách hàng [52, tr.104].

Pháp luật của các nước đều thống nhất rằng nhóm hành vi này có: (i) Chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc doanh nghiệp có vị trí độc quyền trên thị trường liên quan; (ii) Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, doanh nghiệp độc quyền đã hoặc đang thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh được quy định trong Luật Cạnh tranh; (iii) Hậu quả của hành vi lạm dụng là làm sai lệch, cản trở hoặc giảm cạnh tranh trên thị trường liên quan.

Việc xác định vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền được thực hiện qua hai bước cơ bản: Xác định thị trường liên quan và xác định mức độ thống lĩnh hoặc độc quyền của doanh nghiệp trên thị trường. Điều 11 và Điều 12 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định về các căn cứ xác định vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền của doanh nghiệp, theo đó: Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể; nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau: Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan, ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan, bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan; doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.

Luật Cạnh tranh năm 2004 không đưa ra định nghĩa mà liệt cụ thể các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh. Theo đó, chỉ khi doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện những hành vi được quy định tại

Điều 13 và Điều 14 Luật Cạnh tranh mới bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh.

* Tập trung kinh tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Khái niệm hành vi tập trung kinh tế được bình luận ở nhiều góc độ khác nhau trong kinh tế học và trong khoa học pháp lý. Tập trung kinh tế được hiểu:

Là các thỏa thuận tài chính theo đó hai hay nhiều doanh nghiệp độc lập quyết định kết hợp sức mạnh kinh tế của họ với nhau thành một tổ chức duy nhất thông qua phương thức mua lại, sáp nhập hoặc liên doanh làm ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc của thị trường, hay để tạo lập, củng cố vị trí thống lĩnh thị trường gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể [30, tr.7].

Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - 3

Dưới góc độ pháp lý, theo Điều L430-1, Bộ luật Thương mại Pháp, tập trung kinh tế là “một hoặc nhiều người đã nắm quyền kiểm soát ít nhất một doanh nghiệp hoặc nhiều doanh nghiệp có được quyền kiểm soát đối với toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng cách góp vốn mua cổ phần, giao kết hợp đồng hoặc mọi hình thức khác” [26, tr.20]. Luật Cạnh tranh Việt Nam năm 2004 không đưa ra khái niệm cụ thể mà quy định theo cách liệt kê các hành vi được coi là tập trung kinh tế. Theo đó, khoản 3 Điều 3 khẳng định tập trung kinh tế là hành vi hạn chế cạnh tranh, Điều 16 quy định tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp; liên doanh giữa các doanh nghiệp; các hành vi tập trung khác theo quy định của pháp luật [37]. Từ đó, hành vi tập trung kinh tế có những đặc trưng: chủ thể của tập trung kinh tế là các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường; sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh giữa các doanh nghiệp; hậu quả của tập trung kinh tế là việc hình thành các tập đoàn kinh tế, thay đổi cấu trúc thị trường và tương quan cạnh tranh trên thị trường.

Quá trình tập trung kinh tế có thể được diễn ra theo những cách sau:

+ Liên kết ngang là hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề, cùng lĩnh vực kinh doanh;

+ Liên kết dọc là hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp theo các khâu, các công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh;

+ Liên kết thành một khối là hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau hợp thành một tổ chức để duy trì lợi ích chung.

Thực chất của tập trung kinh tế là việc hình thành những liên minh, tập đoàn kinh tế nhằm khai thác những lợi thế kinh tế, qua đó chi phối các vấn đề như: thị trường, số lượng, giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Mục đích của việc kiểm soát hành vi tập trung kinh tế không phải để ngăn cấm hành vi này, cũng không phải để khuyến khích nó, mà nhằm ngăn chặn hậu quả làm ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình cạnh tranh do hành vi tập trung kinh tế có nguy cơ gây ra cho thị trường. Những tiêu chí để đánh giá các vụ tập trung kinh tế bị cấm là thị phần, tổng doanh thu hàng năm, số lượng nhân viên, quy mô kinh doanh…

1.1.2. Pháp luật điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh

1.1.2.1. Khái quát chung

Pháp luật cạnh tranh được xây dựng và ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ cạnh tranh phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giữ cho thị trường được vận hành theo hướng đúng đắn, lành mạnh, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển. Pháp luật cạnh tranh thuộc loại pháp luật “ngăn cản”, mang tính can thiệp.

Cơ cấu pháp luật cạnh tranh chủ yếu bao gồm: pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống hạn chế cạnh tranh. Nguyên nhân có sự phân chia hai lĩnh vực pháp luật khác nhau như vậy, một mặt bởi mức độ khác nhau về tính chất, mức độ của hành vi và theo đó là mức độ nguy hại của chúng đối với thị trường. Do đó, phương thức, tính cương quyết trong sự trừng phạt của pháp luật đối với hai nhóm hành vi này là khác nhau, mặc dù nếu xét đến cùng chúng đều xâm hại đến sự vận hành bình thường của thị trường. Cùng với các quy định về nội dung để xác định hành vi vi phạm, pháp luật cạnh tranh còn bao gồm cả các quy định về trình tự, thủ tục tố tụng xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Pháp luật chống hạn chế cạnh tranh ra đời điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh trên thị trường với tên gọi phổ biến là Luật Cartel (tại Hoa Kỳ và một số

nước, sử dụng phổ biến thuật ngữ Anti-trust hoặc Anti-monopoly). Pháp luật chống hạn chế cạnh tranh hướng tới điều chỉnh các hành vi của các chủ thể thị trường nhằm thủ tiêu sức ép cạnh tranh, độc quyền hóa hoặc tạo dựng quyền lực thị trường một cách bất chính, cũng như lạm dụng quyền lực thị trường để độc quyền hóa và xâm hại tới người tiêu dùng. Mục đích lớn nhất của pháp luật chống hạn chế cạnh tranh là bảo vệ tự do cạnh tranh cũng như bảo vệ cơ cấu và tương quan thị trường. Do đó, nó mang nhiều đặc điểm của pháp luật hành chính.

1.1.2.2. Đặc điểm và nội dung của pháp luật điều chỉnh hạn chế cạnh tranh Pháp luật điều chỉnh hạn chế cạnh tranh là một bộ phận quan trọng của pháp

luật cạnh tranh. Chế định pháp luật này gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh trên thị trường. Pháp luật về hạn chế cạnh tranh thể hiện sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước nhằm kiểm soát, giới hạn hoặc cấm đoán tất cả các thỏa thuận, liên kết dẫn đến sự hạn chế hoặc triệt tiêu sự cạnh tranh; giám sát các chủ thể đang nắm giữ vị trí thống lĩnh thị trường để kìm chế, ngăn cản không cho các chủ thể này lạm dụng vị thế quyền lực thị trường hạn chế sự cạnh tranh; giới hạn và điều hòa lợi ích của các chủ thể có vị thế độc quyền thị trường (bất kể là độc quyền tự nhiên hay độc quyền hành chính, độc quyền nhóm hay độc quyền hoàn toàn) trong một tương quan hợp lý với lợi ích chung của toàn xã hội. Mục đích lớn nhất của pháp luật chống hạn chế cạnh tranh và kiểm soát độc quyền là bảo vệ cơ cấu và tương quan thị trường, bảo vệ cơ chế cạnh tranh và môi trường cạnh tranh lành mạnh [27, tr.66]. Pháp luật kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm quy định về: các hành vi hạn chế cạnh tranh, chế tài đối với các vi phạm về hạn chế cạnh tranh, trình tự, thủ tục thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về hạn chế cạnh tranh.

Xét về mức độ phức tạp và nguy hại cho thị trường thì hành vi hạn chế cạnh tranh ở mức độ cao hơn và nguy hiểm hơn so với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đơn thuần. Cơ chế kiểm soát chặt chẽ hơn, bởi trách nhiệm kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trước hết thuộc về các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước mà không cần sự khiếu kiện hay cáo giác từ phía các đương sự. Do hành vi hạn chế cạnh tranh nguy hại về mức độ cũng như trên phạm vi rộng lớn hơn cho

thị trường nói chung so với hành vi hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nên pháp luật chống hạn chế cạnh tranh thường có cách xử lý nghiêm khắc hơn và kịp thời hơn bằng những biện pháp có tính đặc thù hơn – biện pháp hành chính kinh tế.

Các chế tài được áp dụng để xử lý những hành vi vi phạm có thể ở dạng như: đình chỉ hành vi, tuyên bố thỏa thuận vô hiệu, tái cấu trúc công ty, phạt tiền… Mọi thủ đoạn gian dối có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự (nếu cấu thành tội phạm) chứ không chỉ dừng ở mức xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, pháp luật điều chỉnh hạn chế cạnh tranh có đặc trưng là rất mềm dẻo, nó không áp dụng cho mọi trường hợp hạn chế cạnh tranh mà chỉ khi nào hành vi đó có khả năng định tính hoặc định lượng ở một giới hạn nhất định hoặc có dấu hiệu bất hợp lý thì mới bị xử lý. Ngoài ra, có rất nhiều trường hợp ngoại lệ về hạn chế cạnh tranh có thể được miễn trừ khi có những lý do kinh tế chính đáng. Vì đây là pháp luật bảo vệ tự do cạnh tranh cũng như bảo vệ cơ cấu và tương quan thị trường, nên một việc cần thiết là phải cân nhắc, chú ý đến quyền lợi của nhiều bên trong quan hệ cạnh tranh.

Nhìn chung, pháp luật chống hạn chế cạnh tranh có những đặc điểm như: vừa mang tính chất của luật kinh tế công trong việc kiểm soát, giám sát các hoạt động cạnh tranh, vừa mang tính chất của luật tư dưới góc độ tiếp cận liên quan đến bảo vệ quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng của các chủ thể; tiếp cận từ mặt trái của thị trường; và việc áp dụng pháp luật mang tính mềm dẻo…[50, tr.16]

1.2. Khái niệm và nội dung chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh

1.2.1. Khái niệm chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh

1.2.1.1. Khái niệm

Chế tài theo quan niệm chung là: “Cách thức áp đặt đối với một người, mà tại đó một quyền được thi hành hoặc được làm thỏa mãn bởi tòa án khi ai đó bị thiệt hại hay tổn thương mà xã hội thừa nhận đó là một hành vi sai trái” [25]. Hiểu một cách đơn giản, pháp luật điều tiết các quan hệ xã hội bằng cách đặt ra các quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể khi tham gia các quan hệ xã hội nhất định. Theo khoa học pháp lý, chế tài là một bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật, xác định các hình thức trách nhiệm pháp lý khi có hành vi trái ngược với những quy tắc xử sự đã được ghi trong phần quy định và giả định.

Tóm lại, chế tài là hậu quả pháp lý bất lợi mà người có hành vi vi phạm phải gánh chịu. Nó biểu hiện thái độ của Nhà nước và của người bị vi phạm đối với người vi phạm và là điều kiện đảm bảo cần thiết cho việc tuân thủ pháp luật, tuân thủ hợp đồng. Đây là những biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm các yêu cầu của bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.

Theo tính chất của sự phản ứng pháp lý đối với vi phạm, chế tài bao gồm: (i) Chế tài hình phạt là sự phản ứng gay gắt nhất của Nhà nước đối với các hành vi vi phạm pháp luật như chế tài hình sự, chế tài hành chính…; (ii) Chế tài khôi phục pháp luật hướng tới biện pháp xử phạt đến việc khôi phục trạng thái trước đây, phục hồi lại trật tự pháp luật đã bị xâm hại; (iii) Chế tài phủ nhận pháp luật là sự phản ứng tiêu cực của nhà nước đối với việc thực hiện không đúng các quy định pháp luật [49, tr.387]. Chế tài này thể hiện sự không thừa nhận tính chất pháp lý của các quan hệ xã hội mới phát sinh.

Căn cứ vào tính chất của các nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, chế tài được phân chia thành nhiều loại: Chế tài hình sự, chế tài dân sự, chế tài hành chính...

Đối với các vi phạm về hạn chế cạnh tranh, pháp luật các nước đều quy định trách nhiệm pháp lý mà chủ thể vi phạm phải chịu, bao gồm: Đình chỉ hành vi, công bố công khai về hành vi vi phạm, phạt tiền, bồi thường thiệt hại hoặc phạt tù… Tại Hàn Quốc, nếu một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường có hành vi lạm dụng vị trí của mình sẽ bị phạt tiền không quá 3% doanh thu theo Nghị định của Tổng thống [8, Điều 6]. Hay phạt tù không quá 3 năm hoặc phạt không quá 5 triệu Yên đối với vi phạm quy định cấm độc quyền tư nhân, các hoạt động bị cấm của liên kết thương mại theo quy định của pháp luật cạnh tranh Nhật Bản [6, Điều 89]. Dù bị áp dụng biện pháp gì để phản ứng trước các hành vi hạn chế cạnh tranh thì các biện pháp đó đều có đặc điểm chung, đó là sự đánh giá tiêu cực của Nhà nước và xã hội về hành vi và chủ thể thực hiện hành vi đó, buộc chủ thể vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do đã thực hiện hành vi gây hạn chế, kìm hãm cạnh tranh.

Hiện nay, khoa học pháp lý không đưa ra khái niệm chế tài đối với hành vi hạn chế cạnh tranh, nhưng căn cứ vào khái niệm chế tài nói chung, có thể hiểu:

“Chế tài đối với hành vi hạn chế cạnh tranh là những hình thức trách nhiệm pháp lý được Nhà nước áp dụng đối với các chủ thể kinh doanh, buộc các chủ thể đó phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do đã có hành vi hạn chế cạnh tranh gây thiệt hại cho các chủ thể kinh doanh và các chủ thể khác”.

Chế tài cạnh tranh tác động đến hoạt động của người vi phạm để thiết lập lại hoặc bảo vệ môi trường cạnh tranh.

1.2.1.2. Những đặc trưng cơ bản

Ngoài những đặc điểm chung của chế tài như: chỉ áp dụng khi có vi phạm pháp luật xảy ra; là hình thức cưỡng chế của Nhà nước đối với chủ thể vi phạm; chủ thể vi phạm phải gánh chịu một hậu quả bất lợi nhất định, chế tài đối với hành vi hạn chế cạnh tranh còn có những đặc điểm riêng:

- Chủ thể bị áp dụng chế tài là các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề. Theo Điều 2 Luật Cạnh tranh Việt Nam, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam, trong tất cả các ngành nghề kinh tế, các khâu, các công đoạn của quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, nếu các chủ thể đó vi phạm các quy định về hạn chế cạnh tranh thì sẽ bị áp dụng chế tài xử lý [37].

- Chủ thể bị áp dụng chế tài có hành vi vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyền, tập trung kinh tế. Các hành vi này có thể đã, đang hoặc có thể gây ra hậu quả ngăn cản hay hạn chế cạnh tranh đáng kể trên thị trường.

- Chế tài đối với hành vi hạn chế cạnh tranh được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, thuộc các ngành luật khác nhau. Luật Cạnh tranh phá vỡ biên giới giữa luật công và luật tư, nó là sự xâu chuỗi của hầu hết các ngành luật dân sự, thương mại hành chính, hình sự… Đây là nét đặc trưng của Luật Cạnh tranh, nó không có chế tài riêng mà sử dụng chế tài của các ngành luật khác, bao gồm: Chế tài dân sự (chủ yếu là bồi thường thiệt hại, buộc chấm dứt hành vi vi phạm), chế tài hành chính (chủ yếu là phạt tiền), và chế tài hình sự (áp dụng đối với các

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/12/2022