Quyền Và Nghĩa Vụ Của Vợ, Chồng Đối Với Tài Sản Chung

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn

Khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định chế độ pháp lý đối với quyền sử dụng đất trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Đây là điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2000 so với Luật HN&GĐ năm 1986. Theo khoản 1 Điều 27, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng (trừ trường hợp được thừa kế riêng hoặc được tặng cho riêng - Khoản 1 Điều 32)

Để hướng dẫn thi hành Luật HN&GĐ, Điều 24, 25, 26, 27 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

- Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hoặc mỗi bên vợ hoặc chồng được Nhà nước giao, kể cả giao khoán là tài sản chung của vợ chồng (quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở được Nhà nước giao, đất chuyên dùng).

- Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà vợ chồng hay chỉ một bên vợ hoặc chồng được Nhà nước cho thuê là tài sản chung của vợ chồng.

- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế chung, nhận thế chấp của người thứ ba cũng là tài sản chung của vợ chồng.

- Nhà ở do vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng thuê của Nhà nước hoặc của tư nhân sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.

- Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là quyền sử dụng đất mà vợ chồng được chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc nhận thế chấp từ người thứ ba nhưng tài sản dùng để tham gia các giao dịch này lại là tài sản riêng của người vợ hoặc người chồng thì quyền sử dụng đất này “có được” là từ nguồn gốc tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Vậy, nếu xem quyền sử dụng đất này là tài sản chung của vợ chồng là không hợp lý.

Trong thực tiễn, có rất nhiều trường hợp tương tự như sau: chị A được cha mẹ tặng riêng một căn nhà nhưng do chưa có nhu cầu sử dụng nên chị A đã bán căn nhà này và sử dụng số tiền bán được để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của chị X ở cạnh căn nhà hiện tại. Như vậy, chị A đã dùng số tiền bán căn nhà của cha mẹ tặng để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của chị X. Nếu xét về căn cứ xác định tài sản riêng của Luật HN&GĐ và theo tinh thần của quy định tại điểm 3b Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP (Nếu vợ, chồng có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản có được từ nguồn tài sản riêng) thì quyền sử dụng đất này phải là tài sản riêng của chị A.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Ví dụ trên cho thấy: quy định "quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung" đã có những bất cập, không phù hợp với thực tiễn. Chính vì vây, việc quy định chưa hợp lý về căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng cũng ảnh hưởng lớn đến việc áp dụng pháp luật HN&GĐ trong quá trình giải quyết tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng, đặc biệt là quyền sử dụng đất.

Tài sản mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.

Chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 - 7

Trong quan hệ gia đình, quan hệ vợ chồng có vai trò đặc biệt quan trọng, thông thường có tính bền vững “trăm năm”, vợ chồng yêu thương nhau và cùng chung sống với nhau suốt đời. Khi cuộc sống gia đình hòa thuận hạnh phúc tình cảm vợ chồng gắn bó, yêu thương nhau thì hầu như mọi thứ trong gia đình đều là của chung, không phân biệt “của anh” hay “của tôi”. Chính vì lẽ đó, trên nguyên tắc đảm bảo quyền tự định đoạt tài sản của vợ chồng, những tài sản đáng lẽ ra là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng nhưng cả hai vợ chồng đều thỏa thuận thống nhất với nhau là tài sản chung của vợ chồng. Những thỏa thuận này được thiết lập trên tinh thần tự nguyện sẽ được pháp

luật công nhận là tài sản chung của vợ chồng. Trong trường hợp thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng mà theo quy định pháp luật tài sản đó phải có đăng ký quyền sở hữu thì thỏa thuận đó phải được lập bằng văn bản có chữ ký của cả hai vợ chồng và phải được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền.

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Luật HN&GĐ: Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Quy định này xuất phát từ nguyên tắc đảm bảo quyền tự định đoạt tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Những tài sản không đủ chứng cứ xác định là tài sản riêng.

Luật HNGĐ năm 2000 quy định tại khoản 3 Điều 27: “Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”.

Vấn đề xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được quy định tương đối cụ thể trong Luật HNGĐ. Tuy nhiên, trong thực tế giải quyết các tranh chấp về tài sản cho thấy, việc xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ chồng gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Bởi lẽ, trong đời sống chung của gia đình, nhiều trường hợp tài sản riêng của một bên đã được đảm bảo nhu cầu chung của gia đình mà không còn nữa, hoặc có sự chuyển hóa, lẫn lộn giữa tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng dẫn tới ranh giới giữa tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng không còn nữa và rất khó xác định. Trong bối cảnh đó, quy định về việc suy đoán tài sản chung mà nhà làm luật đặt ra trong khoản 3 Điều 27 có ý nghĩa như một nguyên tắc có tính chất định hướng trong việc giải quyết các tranh chấp giữa vợ chồng với nhau về nguồn gốc tài sản. Tuy nhiên, với tư cách là một nguyên tắc suy đoán, tác dụng của nguyên tắc này chỉ dừng lại ở chỗ thiết lập một sự suy đoán, không có ý nghĩa khẳng định chắc chắn tất cả tài sản này đều là tài sản

chung của vợ chồng. Mặt khác, nguyên tắc này còn có ý nghĩa như một trở ngại không những đối với vợ, chồng trong việc chứng minh tài sản là của riêng, mà còn là trở ngại đối với người thứ ba, cụ thể là các chủ nợ riêng của vợ, chồng (các chủ nợ chỉ được đảm bảo thanh toán bằng tài sản riêng) trong việc yêu cầu kê biên tài sản riêng. Các chủ nợ riêng này muốn kê biên tài sản riêng của vợ, chồng mắc nợ, buộc phải chứng minh tài sản mà họ yêu cầu kê biên là tài sản riêng của người mắc nợ.

Điểm chung đầu tiên có thể thấy trong quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam và Luật Dân sự của Pháp, đó là sự suy đoán pháp lý về nguồn gốc của tài sản. Khoản 3 điều 27 Luật HNGĐ quy định việc suy đoán này sẽ được áp dụng trong trường hợp có tranh chấp giữa vợ chồng về tài sản chung hay riêng, tức là một trong số vợ hoặc chồng cho rằng, một hoặc một số tài sản nào đó bất kỳ (cả động sản và bất động sản), tồn tại trong thời kỳ hôn nhân của họ, là tài sản riêng của người này. Luật HN&GĐ Việt Nam không quy định đặc biệt gì về các loại bằng chứng được sử dụng để chứng minh trong tranh chấp, tuy nhiên, với cách quy định trên, trong thực tiễn tất cả các loại bằng chứng đều có thể được chấp nhận, cả bằng chứng viết, lời khai của nhân chứng, hóa đơn, chứng từ và hẳn nhiên là cả sự thừa nhận của bên còn lại trong tranh chấp (nếu có). Trong khi đó, các loại bằng chứng chứng minh trong luật Dân sự của Pháp được liệt kê tương đối cụ thể. Có thể thấy, loại bằng chứng nặng ký đầu tiên, được thẩm phán chấp nhận đó là các bằng chứng viết. Có thể hiểu bằng chứng viết được đề cập trong quy định này là các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu riêng của vợ hoặc chồng với tài sản đang tranh chấp, biên bản kiểm kê tài sản. Nguyên nhân của sự khác biệt trong quy định giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật của Pháp là từ thời điểm Luật HN&GĐ năm 2000 ban hành, nhà làm luật Việt Nam đã quy định tại khoản 2 Điều 27: “Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ

chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng”. Quy định này được hướng dẫn thêm bởi Nghị định số 70/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật HNGĐ năm 2000 và Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP. Cụ thể, theo hướng dẫn của Nghị quyết nêu trên, thì trong bối cảnh hiện nay, khi chúng ta chưa thể đồng loạt áp dụng quy định này một cách triệt để, thì mặc dù giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản chỉ ghi tên một người, vợ hoặc chồng, tài sản đó vẫn được xem là tài sản chung của vợ chồng (điểm 3b Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP). Hướng dẫn này đưa ra nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ hôn nhân trong bối cảnh hiện nay, khi mà chỉ có một số tài sản có giá trị lớn và theo quy định của pháp luật buộc phải đăng ký quyền sở hữu thì trên giấy chứng nhận quyền sở hữu mới được ghi tên của cả hai vợ chồng.

Sau khi TANDTC đưa ra hướng dẫn trên thì đến năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 70/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật HN&GĐ năm 2000, quy định rằng: Các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi đăng ký quyền sở hữu phải ghi tên của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật HNGĐ năm 2000 bao gồm: nhà ở, quyền sử dụng đất và những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu (khoản 1 Điều 5); và việc đăng ký các tài sản, quyền tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng phải ghi tên của cả vợ và chồng được thực hiện từ ngày Nghị định số 70/2001/NĐ-CP có hiệu lực. Như vậy, các quy định hiện nay thể hiện, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, giấy đăng ký tài sản hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ là loại bằng chứng có giá trị pháp lý cao nhất trong việc chứng minh tài sản là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của một trong hai bên. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, các quy định của Nghị định số 70/2001/NĐ-CP vẫn chưa được áp dung một cách đồng bộ và hiệu quả, và

do đó, hướng dẫn của Nghị quyết số 02/HĐTP -TANDTC vẫn tiếp tục được sử dụng với đầy đủ ý nghĩa ban đầu của nó, điều này nói lên rằng, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam không được xem là loại bằng chứng có giá trị pháp lý cao nhất để chứng minh việc tài sản tranh chấp là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng. Do vậy, trong việc chứng minh nguồn gốc tài sản bằng việc áp dụng nguyên tắc suy đoán tài sản chung, các thẩm phán chấp nhận một cách rộng rãi tất cả các loại bằng chứng có thể có một cách hợp pháp. Trong khi đó, trong luật của Pháp, việc ghi nhận một cách đồng bộ quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đã đem lại cho loại bằng chứng này giá trị chứng cứ, có thể nói là khá chắc chắn, được chấp nhận trong thủ tục chứng minh tài sản riêng của vợ, chồng. Như vậy, việc chấp nhận một cách rộng rãi các loại chứng cứ chứng minh trong pháp luật Việt Nam đã tạo ra cho các bên vợ, chồng nhiều thuận lợi trong việc bảo vệ quyền lợi của mình, đặc biệt trong bối cảnh các loại tài sản có xu hướng lẫn lộn vào nhau.

Như vậy, theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng được xác định dựa vào thời kỳ hôn nhân và nguồn gốc của các loại tài sản thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Những quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, đồng thời là cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết các tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi có yêu cầu.

2.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung

Do tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân, vợ chồng cùng chung sức, chung ý chí tạo dựng tài sản chung nhằm bảo đảm nhu cầu đời sống chung của gia đình, Điều 217, 219 của BLDS năm 2005, Điều 28 Luật HN&GĐ và Điều 4 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định:

- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất (là sở hữu

chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung).

- Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người và có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

- Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình mà pháp luật quy định giao dịch đó phải tuân theo hình thức nhất định, thì sự thoả thuận của vợ chồng cũng phải tuân theo hình thức đó (lập thành văn bản có chữ ký của vợ, chồng hoặc phải có công chứng, chứng thực...), việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận (lập thành văn bản có chữ ký của vợ, chồng hoặc phải có công chứng, chứng thực...), trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng trong thời kỳ hôn nhân.

Đối với các giao dịch dân sự mà pháp luật không có quy định phải tuân theo hình thức nhất định, nhưng giao dịch đó có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, thì việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch đó cũng phải có sự thoả thuận bằng văn bản của vợ chồng.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình mà không có sự đồng ý của một bên, thì bên đó có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu theo quy định tại Điều 139 của Bộ luật Dân sự và hậu quả pháp lý được giải quyết theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật Dân sự.

Tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng được xác định căn cứ vào

phần giá trị của tài sản đó trong khối tài sản chung của vợ chồng. Đối với những giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng “có giá trị không lớn” nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình thì hành vi xử sự của vợ hoặc chồng khi định đoạt tài sản chung đó luôn được pháp luật coi là có sự thỏa thuận đương nhiên của vợ chồng. Ví dụ như: hàng ngày, người vợ (chồng) phải dùng tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo các nhu cầu về ăn, mặc, ở, học hành, chữa bệnh… thì các giao dịch này đương nhiên có hiệu lực mặc dù chỉ có một bên vợ hoặc chồng định đoạt. Tuy nhiên, vợ, chồng phải có nghĩa vụ sử dụng tài sản chung đúng mục đích luật định. Nếu có sự gian dối trong việc sử dụng tài sản chung làm ảnh hưởng đến lợi ích của vợ, chồng và gia đình đều bị coi là trái pháp luật.

Như vậy, về nguyên tắc, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Đây là cơ sở, là nền tảng để có một gia đình dân chủ, hạnh phúc và bền vững. Chỉ khi vợ chồng bình đẳng trong việc quản lý tài sản chung mới có thể dẫn đến bình đẳng trong các mối quan hệ khác trong gia đình.

Đối với nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng, Khoản 2 Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng”. Tuy nhiên, những nhu cầu này phải được pháp luật cho phép và thừa nhận, phải phù hợp với khả năng thực tế của gia đình, tình hình chung của xã hội và đạo đức xã hội. Pháp luật đã xác định rõ trách nhiệm của vợ chồng khi sử dụng khối tài sản chung là phải nhằm mục đích đảm bảo cho nhu cầu của gia đình.

Khoản 2 Điều 28 cũng quy định, tài sản chung của vợ chồng được đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng. Do tài sản chung của vợ chồng không đủ để đáp ứng nhu cầu đời sống chung, nhiều khi vợ, chồng phải tham gia các giao dịch bên ngoài như vay, mượn, mua, bán,… để đáp ứng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/11/2023