Chia Tài Sản Chung Khi Một Bên Vợ, Chồng Chết Trước Hoặc Bị Tòa Án Tuyên Bố Là Đã Chết

đình bên chồng (hoặc bên vợ) và việc bảo vệ quyền lợi cho mỗi bên vợ hoặc chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của bên kia. Ngoài ra, pháp luật cũng có những quy định bảo đảm quyền lưu cư của vợ, chồng trong trường hợp chia tài sản là nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên: Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng đã đưa vào sử dụng chung, thì khi ly hôn, nhà đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Bên vợ hoặc chồng sở hữu nhà có nghĩa vụ hỗ trợ cho bên kia tìm chỗ ở mới; nếu bên kia có khó khăn và không thể tìm được chỗ ở mới. Bên chưa có chỗ ở được lưu cư trong thời hạn 6 tháng để tìm chỗ ở khác. [14, Khoản 1 Điều 30]

Có thể nói, pháp luật hiện hành đã quy định khá cụ thể nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà tình trạng ly hôn ngày càng tăng và các tranh chấp chủ yếu liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng, quy định này có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết các tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng đồng thời giúp Tòa án bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng cho các bên vợ chồng.

Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

Về nguyên tắc khi bản án hoặc quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng sẽ chấm dứt, giữa các bên không tồn tại mối quan hệ vợ chồng, không bị ràng buộc với nhau về hôn nhân và được quyền kết hôn với người khác.

Tuy nhiên sau khi ly hôn, pháp luật quy định vợ, chồng vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình trong trường hợp một bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng (Điều 60 Luật HN&GĐ). Quy định này nhằm bảo đảm cho bên vợ, chồng sau khi ly hôn có hoàn cảnh khó khăn được ổn định cuộc sống của mình. Điều này cũng phù hợp đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, mặc dù tình cảm không còn

nhưng việc cấp dưỡng cho bên có hoàn cảnh khó khăn thể hiện tình nghĩa sau một thời gian vợ chồng chung sống với nhau.

Đối với quan hệ tài sản của vợ chồng, sau khi ly hôn, chế độ tài sản chung của vợ chồng hoàn toàn chấm dứt. Mỗi bên được sở hữu một phần tài sản được chia từ tài sản chung và hoàn toàn độc lập trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản đó.

Như vậy, khi giải quyết vấn đề tranh chấp về tài sản chung khi ly hôn, vấn đề đầu tiên, quan trọng nhất là xác định khối tài sản chung của vợ chồng, sau đó Tòa án mới áp dụng các nguyên tắc phân chia tài sản chung để quyết định. Tuy nhiên, để việc áp dụng quy định chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn một cách hợp lý và đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và những người liên quan, pháp luật cần làm sáng tỏ các vấn đề sau:

- Cần phải xác định tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác mà vợ, chồng có được kể từ khi vợ, hoặc chồng hoặc cả hai người cùng yêu cầu ly hôn đến thời điểm bản án hoặc quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng? Về mặt nguyên tắc, đây là tài sản chung của vợ chồng bởi vì có được trong thời kỳ hôn nhân, quan hệ vợ chồng vẫn còn tồn tại. Vì vậy, những tài sản như trên cần phải được dự tính để xác định đây là khối tài sản chung của vợ chồng và phải được chia theo quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng.

- Thông thường, trước khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn, mâu thuẫn giữa vợ chồng đã có từ trước. Do đó, có thể xảy ra trường hợp vợ hoặc chồng cố tình giấu diếm, phân tán tài sản chung của vợ chồng nhằm mục đích được phần lớn tài sản thuộc về mình. Điều này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của chồng hoặc vợ cũng như người thứ ba có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Vì vậy, để khối tài sản chung của vợ chồng được bảo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

đảm để chia khi vợ chồng có yêu cầu, pháp luật cần thiết phải quy định một số biện pháp nhằm ngăn chặn những hành vi của vợ, chồng nói trên.

2.3.3. Chia tài sản chung khi một bên vợ, chồng chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

Chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 - 10

Khi một bên vợ hoặc chồng chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, quan hệ hôn nhân chấm dứt, đồng thời các quan hệ tài sản của vợ chồng cũng chấm dứt, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia theo yêu cầu của người chồng hoặc vợ còn sống hoặc người thừa kế của người chồng, vợ đã chết. Theo quy định của pháp luật về thừa kế thì di sản của một người bao gồm cả tài sản riêng của người chết và phần tài sản chung của người chết trong khối tài sản chung với người khác, trong đó có tài sản chung của vợ chồng. Như vậy, theo quy định của Luật HN&GĐ thì việc chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp này được giải quyết như thế nào?

Theo quy định tại Điều 31, Luật HN&GĐ: “Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế”.

Điểm cần lưu ý ở đây là để vợ, chồng được hưởng thừa kế của nhau thì quan hệ hôn nhân của vợ chồng là quan hệ hôn nhân được pháp luật thừa nhận tại thời điểm mở thừa kế. Đó là những quan hệ hôn nhân đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc được pháp luật công nhận.

Một trường hợp ngoại lệ cũng được pháp luật công nhận là có quan hệ vợ chồng là: Trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ hoặc lấy chồng ở miền Bắc thì theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP tại mục 2 điểm d3 vẫn xử lý theo Thông tư số 60 TATC ngày 22/2/1978 của TANDTC. Theo tinh thần của thông tư, thì đây là trường hợp ngoại lệ, là hậu quả của chiến tranh, vì vậy cuộc hôn nhân sau của cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc vẫn là

cuộc hôn nhân hợp pháp. Trừ khi có căn cứ cho rằng người vợ hoặc người chồng tập kết đã có vợ hoặc chồng ở miền Nam nhưng lại nói dối là chưa có nay người vợ hoặc chồng sau cho rằng mình bị lừa dối nên xin hủy việc kết hôn của họ, thì Tòa án xử hủy việc kết hôn. Bởi vậy nếu một bên vợ hoặc chồng chết thì người vợ hoặc chồng sau vẫn có quyền thừa kế tài sản của người đã chết.

Khi quan hệ hôn nhân là hợp pháp hoặc được pháp luật công nhận thì vợ hoặc chồng còn sống có quyền hưởng di sản thừa kế của chồng hoặc vợ đã chết theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu một bên vợ hoặc chồng có di sản thừa kế trước khi chết có để lại di chúc (hợp pháp) định đoạt phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng cho người chồng hoặc người vợ của mình còn sống hoặc cho người khác hưởng… thì phải chia theo di chúc. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi cho bên còn sống đủ điều kiện được hưởng di sản thừa kế, nhưng vì một lý do nào đó mà bị người lập di chúc truất quyền thừa kế, tại Điều 669 BLDS năm 2005 quy định: trường hợp bên vợ hoặc chồng còn sống không được người lập di chúc cho hưởng tài sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật thì họ vẫn được hưởng một phần bằng hai phần ba của một suất chia theo pháp luật, trừ trường hợp họ từ chối. Nếu di chúc không hợp pháp hoặc người chết không lập di chúc hoặc có lập di chúc nhưng rơi vào những trường hợp phải chia thừa kế theo pháp luật mà BLDS đã dự liệu tại Điều 675 thì người vợ hoặc chồng còn sống là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chồng hoặc người vợ đã chết.

Ngoài ra, Điều 680 BLDS năm 2005 còn quy định việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác như sau:

- Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn

tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. Mặc dù có chia tài sản chung nhưng về bản chất mối quan hệ hôn nhân vẫn còn tồn tại cho nên quyền thừa kế của các bên là đương nhiên.

- Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. Quan hệ hôn nhân chỉ thực sự chấm dứt khi bản án hoặc quyết định ly hôn của Tòa có hiệu lực pháp luật. Hay nói cách khác quan hệ hôn nhân vẫn còn tồn tại nên một bên vợ hoặc chồng vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế khi một bên chết trước.

- Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản. Quy định này một mặt bảo vệ quyền thừa kế của người còn sống, mặt khác xóa bỏ triệt để ảnh hưởng của pháp luật phong kiến về quan hệ bất bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ thừa kế.

Về nguyên tắc chia tài sản, nếu như Luật HN&GĐ năm 1986 có quy định về phương thức chia tài sản chung của vợ chồng khi một trong hai bên vợ chồng chết trước đó là “chia đôi” thì Luật HN&GĐ năm 2000 không quy định cụ thể cách chia như thế nào. Cũng như trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, các nhà làm luật đã “bỏ sót” nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Điều này đã khiến cho các cơ quan áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng, không có cơ sở để xác định di sản của vợ hoặc chồng để làm căn cứ phân chia thừa kế. Vì vậy, để có quan điểm chung, thống nhất khi áp dụng Luật HN&GĐ cần phải bổ sung nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ, chồng chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết vào Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2000.

Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của người chồng hoặc

người vợ còn sống khi vợ, chồng chết trước, cũng như quyền lợi của các con, Khoản 3 Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2000 còn dự liệu trường hợp hạn chế quyền yêu cầu chia di sản thừa kế của những người thừa kế: “Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế”. Đây là một quy định mới xuất phát từ thực tiễn đời sống xã hội, nhằm bảo vệ quyền lợi của bên vợ, chồng còn sống và gia đình. Quy định này đã được cụ thể hoá tại Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP, theo đó, thời hạn chưa cho chia di sản thừa kế là không quá ba năm. Việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc bên chồng còn sống và gia đình là trường hợp người chết có để lại di sản, nhưng nếu đem di sản này chia cho những người thừa kế được hưởng thì vợ hoặc chồng còn sống và gia đình gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống như không có chỗ ở, mất nguồn tư liệu sản xuất duy nhất. Đây là một trong những quy định mới, tiến bộ của Luật HN&GĐ năm 2000 bảo vệ được quyền lợi đúng đắn quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản chung. Tuy nhiên, khi áp dụng quy định này trên thực tế, Tòa án cần thực hiện một cách kỹ lưỡng, đúng đắn và có căn cứ trong việc xác định mức độ “ảnh hưởng nghiêm trọng” đối với cuộc sống của vợ, chồng còn sống và gia đình nhằm mục đích loại trừ trường hợp lợi dụng quy định này để gây khó khăn cho những người hưởng di sản thừa kế khác.

Ngoài ra, xuất phát từ quy định quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng là quyền sở hữu chung hợp nhất, BLDS cũng quy định về việc vợ chồng có thể định đoạt tài sản chung bằng cách lập di chúc chung (Điều 663)

và di chúc chung này có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết (Điều 668). Như vậy, nếu theo quy định này thì việc phân chia di sản thừa kế sẽ phải phụ thuộc vào di chúc và chỉ được chia tài sản chung đó khi di chúc có hiệu lực. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ khi nào nhưng phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có quyền sửa đổi, bổ sung phần di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.

Việc pháp luật quy định vợ chồng có thể định đoạt tài sản chung bằng cách lập di chúc chung là thật sự cần thiết nhằm thể hiện và củng cố tình thương yêu, đoàn kết trong gia đình. Tuy nhiên, quy định này đã làm nảy sinh nhiều bất cập không thể giải quyết được, thậm chí, còn làm phá vỡ tính hệ thống của chế định quyền thừa kế. Cụ thể là:

Quyền của người lập di chúc theo Điều 648 BLDS không được đảm bảo

Nếu cả hai vợ chồng đều còn sống thì việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng phải dựa trên nguyên tắc nhất trí. Như vậy, nếu một bên muốn thay đổi quyết định trong di chúc chung mà bên kia không đồng ý, thì các bên cũng không được quyền thay đổi. Qui định này đã xâm phạm tới quyền tự do định đoạt của cá nhân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, cũng như vi phạm nguyên tắc tự nguyện trong việc lập di chúc. Đồng thời qui định này cũng tỏ ra không thống nhất vì không cho phép một bên tự ý sửa đổi, bổ sung di chúc chung khi vợ - chồng còn sống, nhưng lại cho phép một bên còn sống có quyền sửa đổi, bổ sung phần di chúc liên quan đến phần tài sản của mình khi một bên vợ hoặc chồng đã chết. Ngoài ra, qui định trên cũng chưa tính đến trường hợp vợ chồng đã mâu thuẫn và sống ly thân, ly hôn hoặc do một bên vợ hoặc chồng còn sống, nhưng đã bị tuyên bố mất tích, bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị mất trí, bị bệnh lú lẫn tuổi già... khiến cho họ không còn thể hiện

được ý chí cá nhân được nữa. Điều này chưa được qui định rõ ràng trong luật, nên dễ dẫn đến sự lúng túng và thiếu nhất quán trong việc áp dụng và thực thi pháp luật liên quan đến vấn đề vừa nêu.

Về vấn đề hiệu lực của di chúc chung của vợ - chồng

Theo Điều 668 BLDS 2005: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”. Quy định này có thể phát sinh nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng:

- Có thể phân chia di sản thừa kế của một người nhiều lần. Trên thực tế, một cá nhân có thể có nhiều tài sản, bao gồm tài sản riêng, tài sản chung với người khác trong đó có phần tài sản chung với vợ hay chồng. Nếu áp dụng quy định này thì sẽ có ít nhất hai lần chia thừa kế đối với di sản của người vợ hay người chồng chết trước. Lần thứ nhất là chia thừa kế đối với phần di sản là tài sản riêng hoặc những tài sản chung khác không định đoạt trong di chúc chung; lần thứ hai là chia thừa kế phần di sản định đoạt trong di chúc chung của vợ, chồng, khi di chúc chung có hiệu lực (khi người sau cùng chết). Điều này không chỉ gây khó khăn cho người thừa kế của người chết trước, làm phức tạp thêm tính chất của vụ việc, mà còn gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế.

Ngoài ra, quy định này còn có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người thừa kế của người vợ hay chồng chết trước, gây khó khăn cho việc xác định phạm vi những người thừa kế và tư cách của người được thừa hưởng di sản và ảnh hưởng đến thời hiệu khởi kiện thừa kế. Có rất nhiều trường hợp người vợ hay người chồng vẫn còn sống lâu hơn so với tuổi thọ của những người thừa kế hợp pháp của người chết trước. Và trong khoảng thời gian này, cha, mẹ của người chết trước, người thừa kế là con chưa thành niên đang lâm vào tình trạng túng thiếu hoặc đau yếu cần có tiền để chữa bệnh... không thể sử dụng phần thừa kế mà đáng lẽ họ được hưởng để trang

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 18/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí