Chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 - 9

+ Quan hệ tài sản:

Theo quy định tại Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000: “Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người, phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng”.

Theo quy định trên, nếu vợ chồng chỉ chia một phần tài sản chung thì phần tài sản chung còn lại và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng và chế độ tài sản chung vẫn được áp dụng trong trường hợp này; Tuy nhiên, “thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác” [14, Khoản 2 Điều 8]. Như vậy, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh… trước đây là nguồn đóng góp chủ yếu vào khối tài sản chung của vợ chồng thì sau khi chia tài sản chung, nó không phải là nguồn bổ sung cho khối tài sản này nữa, mọi thu nhập của vợ chồng đều trở thành tài sản riêng của vợ, chồng. Trong khi đó, quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại, vợ chồng vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ với nhau và với con cái. Do đó, các nhu cầu thiết yếu của gia đình vẫn cần có tài sản để đả m bảo. Như vây, nếu vợ chồng chia toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, theo quy định trên thì chế độ tài sản chung của vợ chồng sẽ chấm dứt, thay vào đó hình thành hai khối tài sản riêng thuộc quyền sở hữu của vợ, chồng. Hoặc nếu vợ chồng chỉ chia một phần tài sản chung thì nguồn bổ sung vào khối tài sản chung của vợ chồng không còn nữa. Đồng thời nhà làm luật lại không có quy định trách nhiệm đóng góp của vợ chồng vào việc đảm bảo đời sống chung của gia đình. Vô hình chung quy định này có thể làm ảnh hưởng tới sự ổn định của gia đình, mất đi bản chất, chức năng của gia đình xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, pháp luật cần phải có những quy

định nhằm ràng buộc trách nhiệm đóng góp của vợ chồng vào việc đảm bảo đời sống chung của gia đình và chỉ cho phép chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại trong những trường hợp thật sự cần thiết vì lợi ích của gia đình, hoặc lợi ích của người thứ ba, và cần phải xác định một cách kỹ lưỡng lý do chia tài sản. Nếu áp dụng việc chia tài sản chung giữa vợ chồng khi hôn nhân tồn tại một cách rộng rãi sẽ rất dễ phá vỡ thể chế gia đình, ảnh hưởng không tốt tới tính cộng đồng trong quan hệ hôn nhân dù cho việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là đòi hỏi khách quan, nhằm đáp ứng những yêu cầu của vợ chồng trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung một cách có hiệu quả.

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung

Theo Điều 7 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định: Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân do vợ chồng xác định trong văn bản. Nếu vợ chồng không xác định thì hiệu lực được tính từ thời ngày lập văn bản hoặc ngày mà văn bản được công chứng hoặc chứng thực. Trường hợp Tòa án chia tài sản chung khi vợ, chồng không tự thỏa thuận được mà cả hai bên hoặc một trong hai bên có yêu cầu Tòa án giải quyết, thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực kể từ ngày quyết định cho chia tài sản chung của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng

Do việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể xuất phát từ những lý do khác nhau nên việc chia tài sản chung trong trường hợp này nhiều khi không phải là vĩnh viễn. Có những cặp vợ chồng sau khi đã chia tài sản chung rồi nhưng vì một lý do nào đó mà họ lại muốn khôi phục lại khối tài sản chung của vợ chồng. Để tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản của mình và giải quyết tình trạng đó Nghị định số 70/2001/NĐ-CP đã quy định chi tiết tại Điều 9 và Điều 10:

Trong trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung và sau đó muốn khôi phục chế độ tài sản chung, thì vợ chồng phải thoả thuận bằng văn bản có ghi rõ các nội dung sau đây:

- Lý do khôi phục chế độ tài sản chung;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Phần tài sản thuộc sở hữu riêng của mỗi bên;

- Phần tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, nếu có;

Chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 - 9

- Thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung;

- Các nội dung khác, nếu có.

Về hình thức việc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng bắt buộc phải bằng văn bản như văn bản thỏa thuận chia tài sản chung, phải có chữ ký của cả hai vợ chồng vào văn bản.

Với điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, việc quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là rất cần thiết, đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội và nhu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, giải quyết tốt các tranh chấp có thể xảy ra thì pháp luật cần quy định về vấn đề này một cách chặt chẽ, logic và hợp lý hơn.

2.3.2. Chia tài sản chung khi ly hôn

Nếu kết hôn là sự kiện xác lập quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng thì ly hôn là sự kiện chấm dứt quan hệ hôn nhân. Khi tình cảm vợ chồng không còn, hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì vấn đề ly hôn được đặt ra như một giải pháp để giải phóng cho vợ chồng và các thành viên khác thoát khỏi mâu thuẫn trong gia đình.

Khi phán quyết ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật, hôn nhân chấm dứt kéo theo những hậu quả pháp lý: quan hệ nhân thân của vợ chồng chấm dứt và chế độ tài sản chung của vợ chồng cũng không còn tồn tại. Tài sản chung được chia cho mỗi bên vợ, chồng sẽ thuộc sở hữu riêng của mỗi người.

Theo quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 thì “việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”.

Vợ chồng tự thỏa thuận việc chia tài sản chung khi ly hôn sẽ phù hợp với nguyện vọng của các bên, tạo điều kiện cho việc thi hành án sau này. Mặt khác tránh tư tưởng được thua trong khiếu kiện, kéo dài vụ án một cách không cần thiết; tránh được sự bất đồng, không thỏa mãn với quyết định phân chia của Tòa, tạo sự bình thường hóa quan hệ giữa các bên sau khi ly hôn để có điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng con cái, sớm ổn định cuộc sống gia đình.

Theo nguyên tắc này, tính tự thỏa thuận của vợ chồng cũng giống như trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại luôn được áp dụng triệt để. Trước đây, theo Luật HN&GĐ năm 1986 thì sự thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn “phải được TAND công nhận”. Còn theo Luật HN&GĐ năm 2000 quy định tại Khoản 1 Điều 95 thì luật đề cao quyền “tự định đoạt” của vợ chồng, đã không quy định “sự thỏa thuận của vợ chồng” phải được TAND công nhận. Tuy nhiên để tránh việc thỏa thuận của vợ chồng nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ, tẩu tán tài sản, pháp luật cần phải có hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền để hiểu rõ tinh thần của điều luật, tránh việc áp dụng tùy tiện, ngăn cản việc vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.

Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau trong việc phân chia tài sản chung khi ly hôn thì có yêu cầu Tòa án giải quyết. Về nguyên tắc, phần của vợ chồng trong khối tài sản chung là ngang bằng nhau, do đó khi vợ chồng ly hôn, tài sản chung được chia đôi. Tuy vậy, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ chồng và những người khác có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản của vợ chồng, trong từng trường hợp cụ

thể, tài sản chung của vợ chồng không thể chia đôi mà còn phải tuân thủ các nguyên tắc khác, cụ thể theo quy định tại khoản 2 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 gồm các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc thứ nhất: Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.

Xuất phát từ bản chất của tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, mọi tài sản, thu nhập hợp pháp mà vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung, không phụ thuộc vào công sức đóng góp nhiều hay ít của các bên. Cuộc sống chung của gia đình không thể tự tay một bên vợ hoặc chồng có thể xây đắp được, mà nó phải là kết quả đóng góp của các thành viên trong gia đình. Do đó khi ly hôn tài sản chung sẽ được chia đôi.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là ý thức của các bên trong việc vun sức xây dựng mái ấm gia đình, khi một bên tích cực tạo lập, phát triển, duy trì khối tài sản chung, còn bên kia thì hoang phí, phá tán tài sản chung. Do đó để bảo vệ quyền lợi của bên có ý thức trong việc xây dựng gia đình, việc phân chia tài sản chung cần có sự cân nhắc về công sức đóng góp của các bên.

Một điều cần lưu ý rằng, việc xem xét đến “công sức đóng góp” của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì phát triển tài sản chung không có nghĩa là xem xét xem vợ, chồng ai là người làm ra nhiều tài sản trong gia đình hoặc ai là người trực tiếp làm ra tài sản. Nếu hiểu như vậy, vô hình chung là sự thừa nhận không có sự tồn tại của sở hữu chung hợp nhất về tài sản của vợ chồng. Ngoài ra, pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể nên trong thực tế để xác định được chính xác “công sức đóng góp” của mỗi bên trong việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung trong nhiều trường hợp không hề đơn giản. Quy định mang tính “tùy nghi” này có thể tạo điều kiện cho việc phát sinh tiêu cực

trong việc áp dụng pháp luật đối với vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Vì vậy, pháp luật cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn quy định cụ thể, chi tiết việc xác định “công sức đóng góp” của các bên trong việc hình thành khối tài sản chung của vợ chồng.

Bên cạnh xem xét “công sức đóng góp”, “hoàn cảnh của mỗi bên” cũng được nhà làm luật quan tâm và xem như một tiêu chí khi phân chia tài sản chung của vợ chồng. Trên cơ sở nguyên tắc chung là chia đôi, Tòa án xem xét đến khả năng lao động, điều kiện sức khỏe của các bên vợ, chồng để phân chia tài sản chung, nhằm tạo điều kiện nhanh chóng ổn định cuộc sống của các bên sau khi ly hôn.

- Nguyên tắc thứ hai: Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Khác với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định mở rộng hơn đối tượng được bảo vệ quyền lợi sau khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, gồm: vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Đây là một quy định rất tiến bộ và nhân đạo của Luật HN&GĐ năm 2000, trên nền tảng lấy con người làm gốc, pháp luật luôn hướng tới bảo vệ con người, đặc biệt là những con người “nhỏ bé”, thiệt thòi nhất của xã hội mà cụ thể ở đây là người phụ nữ, con chưa thành niên, con thành niên nhưng tàn tật, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Họ là những đối tượng chịu nhiều mất mát nhất cả về phương diện tình cảm lẫn đời sống vật chất khi cuộc sống gia đình tan vỡ.

- Nguyên tắc thứ ba: Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho các bên có điều

kiện để sản xuất, kinh doanh bình thường, từ đó, có được thu nhập ổn định cuộc sống. Theo quy định này, nếu tài sản chung là tư liệu sản xuất, công cụ lao động phục vụ cho sản xuất kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp của bên nào thì chia cho bên đó. Điều này là hợp lý bởi nếu thực hiện việc chia tư liệu sản xuất sẽ làm cho các bên khó có thể tiến hành sản xuất kinh doanh được, chẳng hạn trường hợp vợ chồng có tài sản chung là một xưởng mộc do người chồng vừa làm chủ, vừa làm nghề, nếu chia đôi xưởng mộc này thì người chồng có khả năng sản xuất lại không đủ tư liệu, còn người vợ nhận một nửa nhà xưởng nhưng không sử dụng để sản xuất gây lãng phí. Chính vì vậy, pháp luật cần phải bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất kinh doanh và nghề nghiệp của họ khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn nhằm đảm bảo cho các bên vợ, chồng sau khi ly hôn được nhanh chóng đi vào ổn định cuộc sống riêng.

- Nguyên tắc thứ tư: Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch. Quy định này nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những hệ quả xấu khi chia tài sản chung của vợ chồng. Việc chia tài sản chung của vợ chồng có thể chia bằng vật hoặc theo giá trị, nếu chia bằng hiện vật thì phải đảm bảo vật phải sử dụng được sau khi chia nên sẽ xảy ra trường hợp một bên nhận tài sản lớn hơn bên kia. Vì vậy, pháp luật quy định bên nhận tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng sẽ phải có nghĩa vụ thanh toán cho bên còn lại giá trị chênh lệch của tài sản đó. Tuy nhiên, việc xác định giá trị tài sản là không đơn giản, vì vậy, để hạn chế tình trạng tranh chấp phát sinh từ việc định giá tài sản, pháp luật quy định: “việc xác định giá trị khối tài sản chung của vợ chồng hoặc phần giá trị mà họ phải thanh toán, họ được hưởng là căn cứ vào giá giao dịch thực tế tại địa phương vào thời điểm xét xử” [43,

Mục 12]. Quy định này đã tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án giải quyết cá tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn một cách thống nhất, đồng thời đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của vợ, chồng.

Theo nguyên tắc trên thì những tài sản có thể chia bằng hiện vật thì chia theo hiện vật, nếu không thể chia bằng hiện vật thì chia theo giá trị, tức là thanh toán bằng tiền. Và cũng để đảm bảo công bằng trong quyền lợi của mỗi bên thì bên nhận được vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng sẽ thanh toán phần giá trị chênh lệch.

Như vậy, trên cơ sở việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn phải tuân thủ nguyên tắc chung thì các Tòa án khi xem xét giải quyết các vụ việc trong thực tiễn, còn phải biết kết hợp hài hòa các nguyên tắc trên; có như vậy mới đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của các bên về vấn đề tài sản, đồng thời tránh được những tranh chấp kéo dài giữa vợ chồng.

Đối với việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng, khoản 3 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: vợ, chồng có quyền thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án có thể quyết định thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản theo phương thức trích từ khối tài sản chung của vợ chồng để thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng, sau đó phần tài sản còn lại sẽ chia cho mỗi bên. Hoặc cũng có thể thanh toán theo phương thức xác định nghĩa vụ chung của vợ chồng sau đó chia cho mỗi bên phải có nghĩa vụ thanh toán một phần cụ thể trong số nghĩa vụ chung đó.

Thực tế chia tài sản chung của vợ chồng cho thấy: đối với các loại tài sản là bất động sản (nhà ở, quyền sử dụng đất) thường gặp nhiều khó khăn, vướng mắc bởi nó liên quan trực tiếp tới quyền lợi của các bên. Do đó, Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định rõ về việc chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất, là nhà ở, các trường hợp mà vợ chồng sống chung với gia

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/11/2023