Chế độ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay - 11

những bế tắt trong thực tiễn đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế của thành viên công ty, cũng như trong việc quản lý công ty khi thành viên nắm đa số vốn điều lệ qua đời.

Ba là: về việc thành lập BKS trong công ty TNHH một thành viên

LDN 2005 nên điều chỉnh lại theo hướng cho phép Điều lệ công ty tự quy định việc thành lập hay không thành lập BKS của công ty TNHH một thành viên là tổ chức, chứ không bắt buộc như quy định tại điều 67 của Luật. Có như vậy, mới đảm bảo quyền tự chủ của công ty, đảm bảo cho cấu trúc quản trị phù hợp với điều kiện thực tế của công ty. Với vai trò là công cụ định hướng giúp chủ sở hữu giám sát hiệu quả hoạt động của công ty, LDN 2005 cũng cần quy định chặt chẽ cơ chế hoạt động của chủ thể giám sát. Cụ thể là LDN 2005 bổ sung thêm quy định về chế độ làm việc của các Kiểm soát viên (theo chế độ độc lập hay chế độ tập thể đa số, hay chế độ thủ trưởng).

3.2.3. Một số kiến nghị về chế định quản trị công ty hợp danh


Một là: cần bỏ quy định về chức danh GĐ công ty hợp danh.

Chủ tịch HĐTV đủ để thực hiện vai trò điều phối công việc quản lý điều hành của các thành viên hợp danh, cũng như thực hiện các công việc khác quy định tại khoản 4 điều 137. Việc quy định thêm chức danh GĐ sẽ tỏ ra khiên cưỡng và không cần thiết, làm cho bộ máy thêm cồng kềnh và phức tạp. Thậm chí ngay cả khoản 4 điều 137 LDN 2005 hiện nay cũng không phân định thẩm quyền của GĐ và Chủ tịch HĐTV.

Hai là: về căn cứ thông qua quyết định của HĐTV.

Khoản 3 điều 135 LDN 2005 sửa lại căn cứ để thông qua quyết định HĐTV cho phù hợp với điểm a khoản 1 điều 134. Theo đó, việc thông qua quyết định của HĐTV phải căn cứ vào số phiếu biểu quyết của các thành viên, chứ không phải theo số lượng thành viên dự họp chấp nhận. Có như vậy mới phát huy được quyền tự do thỏa thuận của các thành viên, mà cụ thể ở đây là thỏa thuận về số phiếu biểu quyết.

Ba là: về thể thức họp HĐTV.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

LDN 2005 cũng cần bổ sung quy định về điểu kiện tối thiểu để cuộc họp HĐTV được xem là hợp lệ. Có như vậy mới đảm bảo tính chặt chẽ của pháp luật và tính hợp pháp của cuộc họp HĐTV.

Bốn là: về việc tham gia quản lý công ty của thành viên góp vốn.

Chế độ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay - 11

LDN 2005 nên sửa đổi điểm b khoản 2 điều 140 lại theo hướng cho phép thành viên góp vốn tham gia quản lý các công việc nội bộ công ty theo sự thỏa thuận với các thành viên hợp danh. Đồng thời LDN 2005 cần bổ sung thêm quy định về cơ chế tham gia biểu quyết của thành viên góp vốn tại HĐTV về các vấn đề quan trọng quy định tại điểm a khoản 1 điều 140 LDN 2005. Song song đó, các quy định liên quan đến việc biểu quyết thông qua các vấn đề trên cũng cần được sửa đổi theo cho phù hợp. Có như vậy, chế định quản trị công ty hợp danh mới phù hợp với thông lệ của các nước, mới đảm bảo quyền tự do thỏa thuận giữa các thành viên, cũng như khả năng thu hút thành viên loại này tham gia vào công ty hợp danh trong tương lai.

3.2.4. Hoàn thiện một số chế định đóng vai trò bổ trợ cho pháp luật doanh nghiệp về quản trị công ty

Hiện nay, Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội đều có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc chấp thuận, hủy bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết tại Sở giao dịch.

Theo quy định tại Điều lệ mẫu và Quy chế Quản trị công ty áp dụng đối với các công ty niêm yết, theo đó, các công ty khi thực hiện niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán phải tuân thủ các quy định tại Điều lệ mẫu và Quy chế Quản trị công ty. Điều đó có nghĩa là khi chưa tuân thủ đầy đủ các quy định ở trên thì các công ty này sẽ bị từ chối niêm yết chứng khoán bởi các Sở giao dịch Chứng khoán.

Tuy nhiên, trên thực tế, theo thống kê mới nhất của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh hồi đầu năm 2009, tính đến 31/3/2009, chỉ có 107/177 công ty niêm yết thực hiện bầu thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điều hành và chỉ có 99/177 công ty tách bạch giữa Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.

Như vậy, trên thực tế, vẫn còn nhiều công ty niêm yết chưa tuân thủ các quy định tại Điều lệ mẫu và Quy chế Quản trị công ty về thành viên Hội đồng quản trị độc lập (không bầu hoặc bầu nhưng không đủ số lượng quy định) nhưng vẫn được Sở giao dịch chứng khoán chấp nhận niêm yết. Điều này có thể chứng tỏ một điều là cơ chế thực thi các quy định tại Điều lệ mẫu và Quy chế Quản trị công ty về thành viên Hội đồng quản trị độc lập vẫn chưa được đảm bảo tại các Sở giao dịch.

Các Sở giao dịch cũng như các công ty đã được chấp nhận niêm yết (dù chưa đủ điều kiện) có thể đưa ra lý do là thiếu các quy định pháp luật hướng dẫn cụ thể về thành viên Hội đồng quản trị cho thực tế ở trên. Tuy nhiên, dù với lý do nào cũng không tránh khỏi một thực tế là Sở giao dịch chức vẫn chưa thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, cũng cần phải nói đến vai trò của Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước trước những vi phạm trên. Với chức năng, nhiệm vụ quản lý, giám sát hoạt động của các Sở giao dịch chứng khoán thì Ủy ban chứng khoán Nhà nước phải thanh tra, giám sát tính tuân thủ các quy định pháp luật ở các Sở giao dịch này.

Vì vậy, việc nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi của các Sở giao dịch chứng khoán bên cạnh việc tăng cường sự quản lý, giám sát của Ủy ban chứng khoán Nhà nước bên cạnh sự hoàn thiện các quy định pháp luật về thành viên Hội đồng quản trị sẽ góp phần nâng cao hiệu quả các quy định này. Từ đó, hướng đến hoàn thiện khung pháp lý về Quản trị công ty ở Việt Nam.

KẾT LUẬN


Quản trị công ty tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên sự hài hòa các mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan, từ đó tạo nên định hướng và sự kiểm soát trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Quản trị công ty tốt sẽ thúc đẩy hoạt động và tăng cường khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với các nguồn vốn từ bên ngoài, góp phần tích cực vào việc tăng cường giá trị doanh nghiệp, tăng cường đầu tư và phát triển bền vững cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Với ý nghĩa quan trọng đó, Quản trị công ty không những được rất nhiều các quốc gia quan tâm mà còn nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB), Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Tất cả những sự quan tâm đó đã được thể hiện ở khung pháp lý về Quản trị công ty đã được thừa nhận, cũng như trở thành những thông lệ quốc tế tốt nhất. Việt Nam Là một quốc gia đang phát triển, trình độ Quản trị công ty còn nhiều hạn chế. Trong những năm qua, chúng ta đang cố gắng hoàn thiện khung pháp lý về Quản trị công ty, nhằm đưa trình độ Quản trị công ty ở nước ta tiến gần hơn với các thông lệ quốc tế tốt nhất về Quản trị công ty.

Trong bối cảnh ngày càng nhiều thách thức và cạnh tranh trên thị trường, quản trị công ty có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự sống còn của công ty, cũng như sự hưng thịnh của quốc gia, nhất là trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Việc hoàn thiện chế định quản trị công ty trên cơ sở những nền tảng lý luận và thực tiễn quản trị công ty là một nhiệm vụ cấp bách không thể không tiến hành. Đó cũng chính là mục tiêu mà tác giả cố gắng hướng tới trong phạm vi luận văn này.

Trong chương 1 của luận văn, tác giả tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chế độ pháp lý của quản trị công ty, xác định những nền tảng

pháp lý cho việc hình thành một chế định quản trị công ty minh bạch, hiệu quả và ít chi phí trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm pháp luật một số quốc gia có quy chế quản trị công ty hiện đại cũng như những khuyến cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thế giới về những thông lệ tốt của quản trị công ty.

Trên cơ sở sự định hướng về phương diện lý luận tại chương 1, trong chương 2 tác giả đã phác thảo một bức tranh tổng quát về thực tiễn quản trị công ty ở Việt Nam, đánh giá những thành công, hạn chế của các quy phạm pháp luật về quản trị nội bộ công ty trong thực tiễn áp dụng để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy chế pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay tại chương 3 của luận văn.

Với kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã làm sáng tỏ phần nào về những lý luận cơ bản chưa được nghiên cứu đầy đủ và còn nhiều tranh cãi hiện nay, làm tiền đề cho việc xây dựng và hoàn thiện chế định quản trị công ty trong khuôn khổ của Luật doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra có một cái nhìn từ thực tiễn quản trị công ty của Việt Nam để làm cơ sở cho việc kế thừa có chọn lọc các quy định tiến bộ của các nước phù hợp với tình hình thực tế của nước ta. Luận văn mong muốn sẽ là tài liệu nghiên cứu cần thiết cho hoạt động lập pháp và lập quy ở nước ta về quản trị công ty trong thời gian tới./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Luật doanh nghiệp năm 2005.

2. Luật chứng khoán năm 2006.

3. Nghị định 139/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp

4. Nghị định 59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009 của Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại.

5. Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/03/2007 của Bộ Tài Chính về việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán/Trung tâm giao dịch Chứng khoán.

6. Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/03/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán/Trung tâm giao dịch Chứng khoán.

7. Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN ngày 07/06/2007 của Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần.

8. Thông tư 121/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng

SÁCH THAM KHẢO VÀ CHUYÊN KHẢO

9. Nicolas Audier (2005), Biên bản ghi nhớ về dự thảo Luật Doanh nghiệp hợp nhất, Dự án Star Việt Nam, Hà Nội.

10.TS. Đồng Ngọc Ba (2004), Hệ thống pháp luật về doanh nghiệp - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sỹ Luật học, Trường Đại Học Luật Hà Nội, Hà Nội. (Tài liệu lưu hành nội bộ).

11.Nguyễn Ngọc Bích (2004), Luật Doanh nghiệp: Vốn và quản lý trong công ty cổ phần, NXB Trẻ, TPHCM.

12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư & Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Luật công ty một số nước trên thế giới, Hà Nội.

13. TS. Gabriele Buder & Stienhoff (1998), Luật công ty trách nhiệm hữu hạn của các nước Đức, Áo, Hunggaria và Pháp trong so sánh luật, Trung tâm Thông tin Khoa học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

14. Chương trình Phát triển Kinh tế Tư nhân khu vực Mê Kông (MPDF) & Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) (2004), Thực trạng về quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam, Hà Nội.

15. Stijn Claessens (2004), Tầm quan trọng của quản trị công ty đối với ngân hàng, Hội nghị bàn tròn Châu Á về quản trị doanh nghiệp, Lý do tại sao quản trị doanh nghiệp được quan tâm tại Việt Nam, Hà Nội.

16. ThS. Ngô Huy Cương (2003), “Công ty: Từ bản chất đến các loại hình”, Chuyên san Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, (1), Hà Nội.

17. ThS. Ngô Huy Cương & Phạm Vũ thăng Long (2001), “Công ty: Bản chất, các lọai hình và việc xây dựng hệ thống các văn bản có liên quan”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (3), Hà Nội.

18.GTZ, CIEM, Quản trị Công ty Cổ phần ở Việt Nam – Quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề, Hà Nội, 2008.

19. Henry Hansmann & Reinier Kraakman (2005), Luật công ty là gì, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, bài giảng lớp đào tạo cao cấp luật tháng 1/2005, TPHCM.

20. Nguyễn Thanh Hội & Nguyễn Thăng (2001), Quản trị học, NXB Thống Kê, Hà Nội.

21.TS. Nguyễn Thị Lan Hương, Một số so sánh về Công ty cổ phần theo Luật công ty Nhật Bản và Luật doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Luật học số 25 năm 2009.

22. Farrukh Iqbal & Jong II You (2002), Dân chủ, kinh tế thị trường và phát triển, NXB Thế giới, TPHCM.

23. Renier Kraakman (2002), Các thể chế pháp lý và phát triển kinh tế, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, TPHCM.

24. Raymond Mallon & CIEM (2004), Cải cách các quy định về kinh doanh: Cẩm nang dành cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, dự án nâng cao nâng lực cạnh tranh - VNCI, (1), Hà Nội.

25. Ira M. Millstein (trưởng nhóm nghiên cứu) (1998), Quản trị công ty nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận nguồn vốn trên thị trường toàn cầu, Báo cáo đệ trình lên OECD của nhóm tư vấn kinh doanh về quản trị công ty, CIEM & Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ), NXB Giao Thông Vận tải, TPHCM.

26. Ngân hàng Thế giới (2005), Hoạt động kinh doanh năm 2005 - Việt Nam, Hà Nội.

27. Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (1999), Đông Á: Con đường dẫn đến sự phục hồi, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. PGS.TS Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên Khảo Luật kinh tế, NXB Đai học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

29.Nguyễn Trường Sơn, Vấn đề Quản trị công ty trong các Doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 05 năm 2010.

30. PGS.TS Nguyễn Như Phát (2005), “Góp ý dự thảo Luật doanh nghiệp (thống nhất)”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (7), Hà Nội.

31. TS. Ngô Viễn Phú (2004), Nghiên cứu so sánh quản lý công ty cổ phần theo pháp luật CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa, Luận án tiến sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà nội, Hà Nội. (Tài liệu lưu hành nội bộ).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/10/2023