Chế Độ Đãi Ngộ Của Triều Nguyễn Trong Cái Nhìn So Sánh Lịch Đại


chế tạo địa lôi được triều đình ban thưởng vào các năm: Minh Mệnh thứ 2 (1821) (ban thưởng cho binh lính từ 5 đến 6 tiền), Minh Mệnh năm thứ 12 (1831) (biền binh đúc súng mới (gan Oanh sơn) được ban thưởng thêm bổng nửa tháng), Thiệu Trị thứ 7 (1847) (triều đình thưởng cho 630 biền binh làm thường xuyên ở xưởng đúc súng trong kinh 1 tháng lương bổng, 90 biền binh làm phụ nửa tháng lương bổng), Tự Đức năm thứ 6 (1853) (tăng thêm lương tháng cho Cai đội dinh Thần cơ có công chế tạo đạn chấn địa lôi, đuốc hoả chiến).

Bên cạnh đó, những binh lính sửa chữa vũ khí, chăm sóc voi cũng được ban thưởng. Ví dụ, Minh Mệnh năm thứ 15 (1834) binh lính mài gọt sửa chữa binh khí 200 quan tiền, Thiệu trị năm thứ 7 (1847), thưởng cho binh lính chăm sóc voi: Dương Văn Liên và 14 binh lính được thưởng mỗi người 1 tháng tiền lương” [43; tờ số 9 quyển 43 ngày 1 tháng 4 năm Thiệu trị 7 (1847)].

Thưởng cho binh lính hộ giá vua đi tuần du. Ngoài định lệ ban hành đối với quân lính đi hộ giá ở Quảng Nam được đặt ra từ năm Minh Mệnh thứ 6 (1825) trong đó quy định thưởng cho “binh lính thuỷ quân Hùng cự, các bảo phủ Thị Nội, vệ Cẩm y, cơ Thần sách, thưởng cho mỗi người 1 quan tiền. Ngoài ra đều cấp cho một nửa. Lại nữa, từ sau trở đi cứ tuân theo lệ này mà làm” [26; tờ 83 quyển 10, ngày 2 tháng 5 năm Minh Mệnh thứ 6 (1825)] triều Nguyễn còn ban thưởng đối với từng đội quân (chủ yếu là Thân binh) và định mức khác nhau tùy thuộc vào khoảng cách của quãng đường.

Triều Nguyễn còn thưởng cho binh lính hộ giá viếng thăm lăng của tổ tiên, binh lính của các phủ đệ đi theo vua yết lăng cũng được ban thưởng. Thiệu Trị năm thứ nhất (1841), triều đình thưởng cho“binh lính, nhân viên tạp phái và binh lính của các phủ đệ và các nha môn đều thưởng cho mỗi người 2 mạch tiền” [45; tờ 155 quyển 7 ngày 13 tháng 3 năm Thiệu trị thứ nhất (1841)]. Thiệu Trị năm thứ 5 (1845), biền binh đi theo hộ giá đến thăm Hiếu Lăng và Hiếu Đông lăng được triều đình thưởng cho 2 ngày lương hộ giá [46; tờ 153 quyển 30 ngày 20 tháng 3 năm Thiệu Trị thứ 5 (1845)].

Binh lính hộ giá vua đi kiểm tra các hoạt động sản xuất nông nghiệp như kiểm tra đào kênh mương, kiểm tra cấy gặt binh lính hộ giá vua đi nghỉ mát (Minh Mệnh năm thứ 10 (1829)), kiểm tra làm đàn chay tế lễ ở chùa Thiêm mụ (Minh Mệnh năm thứ 2 (1821) đặc biệt, binh lính chờ hầu cũng được ban thưởng. Tài liệu Châu bản ghi lại, Thiệu Trị năm thứ 6 (1846), vua thưởng cho“binh lính Kinh tượng, Thượng tứ chờ hầu trên đường cùng các binh lính, thợ tạp phái, truyền thưởng cho mỗi tên 1 mạch” [44; tờ 34 quyển 33 ngày 10 tháng 5 năm Thiệu Trị thứ 6 (1846)].

- Khen thưởng đối với binh lính tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp


Dưới triều Nguyễn đặc biệt dưới triều vua Minh Mệnh, công tác khẩn hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp được đẩy mạnh nhất là vùng Nam Bộ. Binh lính được coi là một trong những lực lượng quan trọng của nhiệm vụ này. Để thưởng công và khuyến khích binh lính, triều Nguyễn đã ban thưởng cho binh lính chủ yếu bằng tiền với mức thưởng không cố định. Năm Minh Mệnh thứ 21 (1840), triều đình thưởng cho binh lính khai khẩn ruộng ở Biên Hòa 400 quan tiền, ở An Giang 600 quan tiền [93; 664], cũng trong năm này biền binh khai khẩn ruộng ở Vĩnh Long chỉ được thưởng 30 quan tiền [20; tờ 258 quyển 77 ngày 2 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 21 (1840)].

Đối với binh lính tham gia công tác thủy lợi, triều Nguyễn ban thưởng bao gồm cả hình thức thưởng chung và thưởng riêng. Năm Gia Long thứ 7 (1808), vua thưởng chung cho biền binh nạo vét sông, Minh Mệnh năm thứ 10 (1829) 400 biền binh đắp đê mới ở làng Đa Hòa thuộc huyện Đông An (nay là huyện Khoái Châu, Hưng Yên) được triều đình ban thưởng“mỗi người được thưởng 1 tháng lương bằng tiền” [21; tờ 402 tập 36 ngày 28 tháng 10 năm Minh Mệnh 10 (1829)].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Đối với binh lính làm nhiệm vụ vận tải, Gia Long năm thứ 15 (1816), triều Nguyễn đặt định lệ thưởng cho binh lính vận tải từ Kinh đến các địa phương và ngược lại. Theo đó, cứ mỗi lượt thưởng thêm một tháng tiền lương, từ các địa phương vận tải về Kinh thì thưởng một nửa [89; 926]. Gia Long năm thứ 11 (1812), vua ban hành định lệ thưởng cho thuyền chở hàng hóa trên biển, lấy số lượng lượt chở làm tiêu chí. Cụ thể, chở 7 lần thưởng thêm 3 tháng lương, từ 6 lần đến 3 lần đều thưởng 2 tháng lương, 2 lần thưởng 1 tháng 15 ngày lương, 1 lần thưởng 1 tháng [89; 845].

Sang thời Minh Mệnh năm thứ 7 (1826), triều đình định mức ban thưởng cho binh lính vận tải trong đó có sự phân biệt giữa binh lính vận chuyển cả 2 chiều và biền binh vận chuyển hàng hóa chỉ có 1 chiều: có hàng hóa thì cấp cho 1 quan tiền, trở về không thì cấp một nửa” [90; 508].

Chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884 - 16

Trước khi ban hành định lệ ban thưởng cho binh lính trong hoạt động vận chuyển hàng hóa, Gia Long năm thứ 8 (1809), triều Nguyễn đã thưởng cho lính chở gỗ đá từ Quảng Nam về Kinh dựng các cửa kinh thành như Phó quản cơ cơ Hữu thủy là Lê Văn Duyên, các quân 4.800 quan tiền. Binh lính chở hàng hóa ở các địa phương với mức thưởng như chở hàng hóa đến Kinh và ngược lại. Năm Minh Mệnh 10 (1829), “80 thuỷ thủ phái đi Quảng Bình chở hàng đến trấn Quảng Ngãi mỗi người 1 quan tiền” [22; tờ 45 tập 31 ngày tháng 8 năm Minh Mệnh 10 (1829)].

Những binh lính phái đi tăng cường vận chuyển hàng hóa cũng được triều đình ban thưởng: Minh Mệnh 18 (1837), vua khen thưởng cho 29 biền binh tăng


phái mỗi người 5 mạch tiền [23; tờ 90 tập 58 ngày 22 tháng 7 năm Minh Mệnh thứ 18 (1837)]. Đáng chú ý, một số quan binh được thưởng vượt định mức do công trạng: Minh Mệnh năm thứ 19 (1838), “từ Thủy sư hộ dẫn Đề đốc Vũ Văn Từ cho đến binh lính truyền thưởng mỗi người nửa tháng lương tiền. Thuận An tấn thủ Đoàn Văn ý, Thủ ngự Phan Tiến Thanh đến các binh lính truyền thưởng đều mỗi người 30 quan” [24; tờ 87 tập 73 ngày 5 tháng 11 năm Minh Mệnh thứ 19 (1838)].

Dưới triều Nguyễn, binh lính là lực lượng quan trọng tham gia xây dựng các công trình công cộng như xây và tu sửa cung điện, xây đắp thành quách trong kinh thành và ở địa phương, xây dựng các công trình phòng thủ quân sự. Hình thức ban phổ biến là thưởng cho binh lính sau khi hoàn thành công trình gồm thưởng chung cho toàn bộ đội binh hoặc thưởng riêng cho từng binh lính (xem thêm phụ lục 2g). Về thưởng chung, binh lính được thưởng nhiều nhất vào năm Gia Long năm thứ 18 (1819) sau khi xây mặt sau Kinh thành được ban thưởng 143.360 quan, năm Gia Long thứ 10 (1811), binh lính xây điện Cần Chánh và Trung Hòa được thưởng

13.500 quan. Binh lính được thưởng riêng nhiều nhất là sau xây đắp Kinh thành: Minh Mệnh thứ 13 (1832) và Thiệu Trị năm thứ nhất (1841) binh lính xây lăng Hiếu Đông được thưởng mỗi người 2 tháng lương tiền.

Tuy nhiên, có những công trình binh lính được triều đình thưởng cả khi thi công và khi hoàn công như binh lính xây dựng điện Thái Hòa năm Gia Long thứ 4 (1805) và xây dựng điện Cần Chánh năm Gia Long thứ 10 (1811).

Việc xây dựng cung điện và xây đắp thành quách trong kinh thành là hoạt động tiến hành thường xuyên nhất của hoạt động xây dựng các công trình công cộng. Binh lính xây dựng công trình này cũng có mức thưởng cao hơn binh lính xây dựng các công trình công cộng khác. Trong khi mức phổ biến ban thưởng cho binh lính là 1 hoặc 2 tháng lương tiền thì năm Gia Long thứ 18 (1819) mỗi binh lính xây dựng mặt sau Kinh thành được thưởng trung bình là 10 quan.

Triều Nguyễn còn thưởng cho binh lính tham gia các hoạt động khác như: lấy gỗ, đi săn bắn để lấy lễ vật dâng tiến làm lễ tế (Minh Mệnh năm thứ 6 (1826), 14 binh lính Cẩm y, Nội hầu, Thượng trà, Tiểu sai mỗi người 5 mạch tiền [25; tờ 121 quyển 10 ngày 1 tháng 9 năm Minh Mệnh thứ 6 (1825)]; trồng cây và canh giữ hồ (Minh Mệnh năm thứ 20 (1839) binh lính canh giữ hồ Tĩnh Tâm được vua ban thưởng 100 quan tiền); giải tội phạm (Thiệu Trị 2 (1842) thưởng cho 5 binh lính mỗi người 1 mai ngân tiền và 5 quan tiền [47; tờ 4 tập 21, ngày 9 tháng 1 năm Thiệu Trị thứ 2 (1842)]; cứu giúp binh thuyền tuần biển gặp bão; coi giữ các tôn


lăng (Tự Đức năm thứ 9 (1856) thưởng cho binh lính coi tôn lăng ở Thanh Hoá và Quảng Nam mỗi người nửa tháng lương gạo và tiền).

Trong đó đặc biệt phải kể tới việc khen thưởng cho binh lính đi theo vệ Giám thành ra Hoàng Sa vẽ bản đồ của triều đình vào năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) và năm Minh Mệnh thứ 18 (1837). Cụ thể: lính“hướng dẫn là Vũ Văn Hùng và Phạm Văn Sinh đều thưởng cho 3 mai tiền bằng bạc hạng nhỏ. Các binh thợ tham gia đều thưởng cho mỗi người 1 quan tiền, rồi cho về đơn vị và cục. Dân phu do tỉnh phái, trừ 2 tên hướng dẫn ra, còn lại đều thưởng cho mỗi người 1 quan tiền” [31; tờ 92 tập 54 ngày 13 tháng 7 năm Minh Mệnh 16 (1835)], [32, tờ 245 tập 57 ngày 13 tháng 7 năm Minh Mệnh thứ 18 (1837)] cho biết binh dân trong hàng ngũ phải xông pha đường biển cũng gian lao nên được triều đình ban thưởng ưu hậu.

4.2.3.3. Thưởng nhân dịp Lễ - Tết

Trong các ngày Lễ- Tết, các vua triều Nguyễn thường xuyên ban thưởng cho Hoàng tộc, bá quan văn võ và binh lính.

Năm Minh Mệnh thứ 6 (1825), nhà nước đặt định lệ thưởng cho lính trạm nhân dịp tết Nguyên đán và tết Vạn thọ (định mức không được ghi cụ thể).

So với võ quan, việc thưởng cho binh lính ít hơn, có sự phân biệt về định mức khen thưởng giữa các ngạch binh trong Kinh thành, giữa lính ở trong Kinh và lính ở tỉnh địa phương, thậm chí một số ngày Lễ- Tết chỉ có binh lính trong Kinh mới được ban thưởng.

Không chỉ ban thưởng nhân ngày Lễ- Tết, nhân dịp đất nước bình yên được mùa (năm Thiệu Trị năm thứ 2 (1842) hay khi Bộ Hộ biên tập bộ “Bắc tuần ân điển” (Thiệu Trị năm thứ 2 (1842) binh lính cũng được ân thưởng.

Một số đặc ân khác đối với binh lính

Triều Nguyễn ban hành một số đặc ân đối với binh lính như cho phép binh lính được giải ngũ về quê dưỡng ông bà cha mẹ nếu nhà neo người. Định lệ này được ban hành năm Tự Đức thứ 8 (1855). Theo đó, binh lính nhà có cha mẹ 70 tuổi trở lên, xác thực không có chú, bác, anh, em và cháu ruột, hoặc là có, mà những người ấy còn nhỏ tuổi. Nếu binh lính thuộc ngạch giản binh, quan sở tại giao cho lý dịch, thân nhân ở nguyên quán làm giấy cam đoan, quan phủ, huyện, châu, đạo ấy đóng ấn xác nhận là đúng sự thực thì cho phép thay thế bằng người khác. Nếu binh lính thuộc ngạch mộ binh, triều Nguyễn cho lý dịch ở địa phương lấy xác nhận của thân nhân và người cùng quê quán rồi cho viên quản suất tuyển và thay bằng dân đinh khác sau đó thông tin lại cho bộ Binh biết [95; 368].


Tiểu kết chương 4


Cùng với chế độ đãi ngộ cho võ quan, chế độ đãi ngộ dành cho binh lính là một trong những chính sách quan trọng nhằm xây dựng một đội quân vững mạnh của triều Nguyễn. Binh lính được đãi ngộ bằng lương và các khoản ngoài lương khác như phụ cấp khi đi làm nhiệm vụ ở vùng biên viễn hoặc nơi có khí hậu khắc nghiệt, trợ cấp khi trận thương, trận vong, nạn gió bảo hay khen thưởng khi lập công.

Lương của binh lính được chi cấp bằng ruộng đất và Ruộng của binh lính được ban cấp gồm lương điền và ruộng khẩu phần tùy theo ngạch binh và chức năng, nhiệm vụ. Ruộng theo mỗi khẩu phần của các địa phương không giống nhau nên trong một ngạch binh số ruộng nhận được của binh lính nhiều hay ít tùy thuộc vào diện tích công điền của địa phương. Tuy diện tích công điền công thổ ngày càng bị thu hẹp, tuy nhiên, binh lính vẫn là đối tượng được ưu ái trong chính sách ban cấp quân điền của triều Nguyễn.

Mức khen thưởng và ưu cấp của nhà nước đối với binh lính thường dựa trên công việc cụ thể mà không ban hành theo định lệ, trong đó có chính sách đối với binh lính bị trận thương, trận vong, nạn bão được coi là chính sách quan trọng, phần nào thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhà nước. Những chính sảch này có ý nghĩa rất lớn nhất là khi nhân dân ta đang đương đầu với cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.

Chế độ khen thưởng, đãi ngộ của triều Nguyễn đối với binh lính tham gia trận mạc, những người có công với đất nước, những người thiệt thòi trong chiến tranh như bệnh binh, tử sĩ, đối tượng như vợ góa con côi của binh lính trận vong có ý nghĩa quan trọng góp phần động viên kịp thời và phần nào thể hiện tư tưởng nhân đạo của vương triều Nguyễn.


Chương 5.

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI QUÂN ĐỘI DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1884


5.1. Chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn trong cái nhìn so sánh lịch đại

5.1.1. Sự khác nhau của chế độ đãi ngộ đối với quân đội qua hai giai đoạn trước và sau năm 1858

Chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884 được ban hành dưới thời kỳ trị vì của các vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức chịu sự chi phối bởi bối lịch sử khác nhau. Từ năm 1802 đến năm 1858 là thời kỳ hòa bình, vương triều mới thành lập sau thời gian dài chia cắt đất nước. Từ năm 1858 đến năm 1884, sau thời gian củng cố và xây dựng vương triều, nhà Nguyễn phải đối mặt với cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Những thay đổi của hoàn cảnh đất nước, nhiệm vụ của quân đội đã tác động đến chính sách của triều Nguyễn đối với võ quan và binh lính ở từng giai đoạn.

5.1.1.1. Từ năm 1802 đến năm 1858

Chế độ đãi ngộ cho quân đội giai đoạn này được thực thi từ triều vua Gia Long đến 10 năm đầu dưới sự cai trị của vua Tự Đức. Ở thời kỳ đầu, dưới sự cầm quyền của vua Gia Long, vương triều được thành lập sau thắng lợi của các cuộc giao chiến lật đổ vương triều Tây Sơn lấy lại quyền cai trị cho dòng họ Nguyễn. Do đó, những chính sách về khao thưởng cho binh lính, đãi ngộ cho các công thần vào sinh ra tử cùng vua Gia Long được triều đình ưu tiên hàng đầu. Công thần được ban cấp bổng lộc, tiền, ruộng đất. Con cháu của họ cũng được hưởng chế độ đãi ngộ của triều đình.

Đồng thời, đây cũng là thời kỳ triều Nguyễn xác lập vai trò của dòng họ trên cả nước. Vì vậy, vua Gia Long đã ban hành những chế độ nhằm thống nhất sự quản lý của vương triều trên mọi lĩnh vực đặc biệt là về chính trị trong đó có lực lượng quân đội. Chế độ đãi ngộ bằng lương, bổng lộc cho võ quan và binh lính Bắc Thành sau đó thống nhất trên cả nước được ban hành.

Ngoài ra, đất nước được khôi phục sau thời gian binh đao, triều đình định đô ở vị trí mới, binh lính là lực lượng lớn triều đình sử dụng để khôi phục và xây dựng các công về thành quách, cung điện Do vậy, triều đình đã ban thưởng và trợ cấp một số lượng tiền bạc lớn cho bộ phận binh lính tham gia xây dựng công trình này nhất là khi các công trình hoàn thành.

Ngày từ thời Gia Long, quân đội đã phải đi đánh dẹp những cuộc nổi dậy


trong nước nên những chính sách về khen thưởng, trợ cấp cũng như chính sách đãi ngộ tuy đã được vua ban hành.

Sau thời gian khôi phục đất nước dưới triều vua Gia Long, chế độ phong kiến ổn định và phát triển dưới triều vua Minh Mệnh. Thời kỳ này quân đội được củng cố, tổ chức quân đội và số lượng tăng lên. Từ kết quả nghiên cứu về tổ chức, số lượng quân lính cho thấy thời Minh Mệnh quân đội có tổ chức hoàn thiện, số lượng quân đông nhất trong thời kỳ độc lập của vương triều Nguyễn đặc biệt là sự lớn mạnh của lực lương thủy binh. Đồng thời quân đội thời kỳ này được sai phái đi đánh dẹp các cuộc nổi dậy chống triều đình của các tầng lớp nhân dân cũng như chống lại sự xâm lược của quân Xiêm. Do vậy, thời kỳ này các chính sách đối với quân đội của triều đình thời gian này chú trọng đến tăng lương bổng, ban hành chế độ cho các đội quân mới lập và chi cấp một khối lượng lớn ngân khố để nuôi quân. Chế độ khen thưởng ưu hậu đối với võ quan và binh lính lập được nhiều công trạng trong đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa đặc biệt là các cuộc khởi nghĩa lớn được vua Minh Mệnh quan tâm thực hiện.

Dưới thời vua Thiệu Trị, chế độ đãi ngộ dành cho quân đội không có sự thay đổi đáng kể nhất là chế độ chi cấp thường xuyên như lương của võ quan và binh lính. Những năm đầu dưới triều vua Tự Đức mặc dù trước âm mưu xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây nhưng chính sách của vua Tự Đức thời kỳ này đối với quân đội vẫn duy trì như chế độ của các vua thời kỳ trước.

5.1.1.2. Từ năm 1858 đến năm 1884

Đây là giai đoạn có sự thay đổi quan trọng trong chế độ đãi ngộ của vua Tự Đức so với các triều vua trước, dưới tác động của thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Triều Nguyễn một mặt phải giữ vững nội trị chống lại các cuộc nổi dậy của các lực lượng chống đối vừa phải chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh những chi cấp như giai đoạn trước, vấn đề lớn nhất lúc này là vua Tự Đức phải thực hiện chính sách lương bổng và trợ cấp phù hợp cho đội quân được sai phái đi các mặt trận chống lại quá trình xâm lược của thực dân Pháp. Với việc đổi chiến thuật từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “tằm ăn lá”, quân Pháp lần lượt tấn công Đại Nam ở các vị trí Đà Nẵng, Gia Định, các tỉnh Nam Kỳ, Bắc Kỳ và Huế. Triều đình phải phái các võ tướng (như Nguyễn Tri Phương) cùng số quân lớn tới các chiến trường một mặt xây dựng thành lũy và dồn bốt ở các vị trí xung yếu để ngăn sự tấn công của quân đội Pháp một mặt tổ chức kháng chiến. Nhiệm vụ này đòi hỏi triều đình không chỉ tiêu tốn một khoản ngân khố lớn để trợ cấp cho quân di chuyển mà còn phải trợ


cấp cho những tướng sĩ trận thương, trận vong sau mỗi trận đánh.

Ngoài ra, sau những Hiệp ước được ký kết năm 1862, 1874 của triều đình Huế với thực dân Pháp, triều Nguyễn không chỉ mất những quyền lợi về thương mại, buôn bán mà còn chịu những gánh nặng về bồi thường chiến phí. Đặc biệt là việc lần lượt để mất 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ sau đó là 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ cho Pháp đã ảnh hưởng lớn tới nguồn thu trong quốc khố của triều đình.

Trong bối cảnh chi phí lớn cho chiến tranh, nguồn tài chính ngày càng khó khăn, từ sau năm sau từ năm 1858 vua Tự Đức có một số điều chỉnh về chế độ đãi ngộ đối với quân đội trong đó một số chính sách được triều đình coi trọng hơn thời kỳ trước.

Chính sách đáng chú ý nhất là việc thay đổi định mức lương của quan lại cao cấp (bao gồm võ quan, văn quan và Hoàng tộc). Từ Ngũ phẩm trở xuống, định mức lương không có điều chỉnh đáng kể nhưng từ Tứ phẩm trở lên, định mức cả lương tiền và gạo điều điều chỉnh giảm xuống. Những chính sách này ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống vật chất của bộ phận võ quan cao cấp. Nhưng xét về cơ bản không tác động nhiều đến kết quả chống ngoại xâm của dân tộc. Bởi lẽ, bộ phận võ quan cao cấp từ Tứ phẩm trở lên chiếm số lượng không lớn trong tổ chức quân đội, bên cạnh đó bộ phận này còn được hưởng những quyền lợi khác như phụ cấp trợ cấp. Đối tượng nhiều nhất trong bộ phận võ quan, tham gia trực tiếp trong chiến tranh là bộ phận võ quan nhỏ từ ngũ phẩm trở xuống chế độ lương về cơ bản không thay đổi. Do vậy, việc điều chỉnh định mức lương của võ quan cao cấp từ Ngũ phẩm trở lên không tác động nhiều đến tinh thần binh sĩ trong kháng chiến chống Pháp.

Trong chính sách phụ cấp và trợ cấp cho quân đội, triều đình quan tâm đặc biệt tới võ quan và binh lính trực tiếp tham gia kháng chống ngoại xâm như phụ cấp đi đường khi di chuyển quân, đóng giữ ở chiến đấu ở chiến trường và thưởng công.

Khác biệt với giai đoạn trước năm 1858, trong chính sách ban thưởng của vua Tự Đức đối với võ quan và binh lính được ban thưởng ít hơn thời kỳ trước nhất so với triều vua Minh Mệnh. Đối tượng ban thưởng ở đây phần lớn là ban thưởng theo cá nhân và có công trạng đặc biệt.

Điểm đáng chú ý nhất trong chế độ đãi ngộ đối với quân đội của triều Nguyễn thời kỳ này là chế độ trợ cấp của nhà nước đối với võ quan và binh lính gặp nạn khi tham gia chiến trận. Trợ cấp đối với võ quan trận thương trận vong và thân nhân của họ là chính sách được triều Nguyễn chú trọng thời kỳ này. Chế độ trợ cấp của triều Nguyễn có sự phân biệt giữa võ quan thua trận võ quan gắng sức lập công bị thương, trận vong. Trong đó những người lập được công trạng được nhận chế độ đãi ngộ đặc biệt.

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 06/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí