Chế Độ Đãi Ngộ Ngoài Lương Đối Với Binh Lính


- Chế độ ban cấp quân phục

Ngoài lương, binh lính trong quân đội triều Nguyễn còn được ban cấp quần áo và nhận một khoản tiền do nhân dân đóng góp gọi là tiền phụ dưỡng nuôi lính.

Đầu thời Nguyễn, Gia Long năm thứ nhất (1802), mỗi người lính ngoài lương còn được cấp quần áo mỗi năm 2 lần. Số quần áo này do xã dân cấp. Binh lính mới nhập ngũ được cấp“mỗi người 1 đoạn vải dài 3 thước 5 tấc; 1 chiếc nhung y vải xô ngoài đen lót vàng đều 8 thước; một chiếc quần tơ xô màu gỗ vàng 6 thước và vải quần 1 thước, tiền khuy và tiền thuê may 5 mạch. Khi binh lính đã có lương thì mỗi năm cấp 1 đoạn khăn vải màu đen (thâm) dài 4 thước 5 tấc, 2 áo đơn vải đen (thâm), mỗi cái 10 thước vải, 2 cái quần mỗi cái 7 thước vải” [69; 350]. Lính giản ở Thanh Nghệ và Bắc Thành từ năm Gia Long thứ 12 (1813) được lĩnh 3 quan vào tháng 12 hàng năm và tự đi may quần áo [89; 857].

Dưới thời Minh Mệnh, nhà nước quy định quân lính mỗi năm được cấp quần áo một lần. Đến năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), nhà nước lại quy định đối với mộ binh thuộc hạt và biền binh Bắc Thành chỉ cơ Định Man và tù phạm được dồn bổ làm lính tiếp tục cấp quần áo, còn các bộ phận khác thì đình cấp.

Sang thời Tự Đức, các loại quần áo ban cấp cho binh lính thuộc Thân và Cấm binh được quy định cụ thể hơn. Ty Hộ vệ, mỗi binh lính được cấp 1 áo trừu lông và 1 quần lụa màu cánh kiến; các vệ, đội Cẩm Y, Kim Ngô, Loan Giá, Cảnh Tất, Dực Vũ, Dực Chấn, Võ Bị, Thượng Trà, Thượng Thiện, sở Ngự Mã và Vũ cử hành tẩu mỗi binh lính được cấp áo vải màu đen hoặc trắng và quần sại nam màu cánh kiến mỗi thứ đều 1 chiếc; binh đinh được cấp áo vải màu đen, hoặc màu lam, quần sại nam màu cánh kiến mỗi thứ đều 1 chiếc [95; 294]. Thời gian đổi cấp các hạng quần áo cũng được quy định cụ thể. Về binh phục 6 năm đổi 1 lần, riêng quân Vũ Lâm các bảo 8 năm đổi 1 lần. Các loại trang phục gồm vải lam (dài 1 thước 3 tấc), dây lưng, giày da đen bít tất, khăn mũ, áo vải xanh của lính các dinh vệ cắt may dài 1 thước 4 tấc 3 năm thay 1 lần; áo bông của binh lính 10 năm 1 lần thay, áo đặc chủng 12 năm thay một lần.

Ngoài lương được cấp bằng tiền gạo, ruộng đất, quần áo hàng năm binh lính dưới triều Nguyễn còn được hưởng chế độ phụ dưỡng. Đây là tiền của xã dân đóng góp để nuôi lính. Chế độ này được ban hành năm Gia Long thứ 1 (1802) và được thực thi trong 2 năm từ 1802-1084. Theo đó, những ai tham gia binh lính mỗi tháng được cấp 1 quan tiền .

Như vậy, cũng giống như võ quan, chính sách lương đối với binh lính triều Nguyễn cũng bao gồm tiền, gạo, ruộng đất, quân phục. Trong số các ngạch quân,


Thân binh là bộ phận được triều đình ưu ái nhất. Nguyên nhân của sự ưu ái này là do nguồn gốc xuất thân của binh lính hầu hết là những người trong hoàng tộc. Đội quân này thân cận với nhà vua, được nhà vua tin tưởng và đảm trách những nhiệm vụ liên quan trực tiếp tới sự an nguy của vua và Hoàng tộc. So với chế độ lương của võ quan, định mức lương giữa các ngạch binh lính có sự chênh lệch ít hơn. Chính sách này có ảnh hưởng nhất đối với đời sống vật chất của binh lính, quyết định đến sự ổn định của quân đội và nền chính trị đất nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

4.1.2. Chế độ lương đối với binh lính xuất ngũ

Đối với binh lính, năm Tự Đức thứ 21 (1868), triều đình ban hành chế độ về hưu cho binh lính ở trong Kinh và các tỉnh, không kể tuyển binh hay mộ binh từ đội trưởng trở xuống. Tuổi về hưu của binh lính theo quy định là 55 tuổi. Riêng với binh lính ốm yếu, tuổi trên 50 dưới 55 tuổi cũng được triều đình cho về hưu.

Chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884 - 14

Triều Nguyễn cũng thực hiện xét công và thăng thụ cho binh lính có công và cấp lương cho họ theo chức phẩm được thăng trước khi về hưu. Đối với binh lính đến khi về hưu nhập ngũ được 30 năm trở lên thì cấp bằng đội trưởng, thưởng cho thực thụ; Trường hợp binh lính đến tuổi hưu nhưng còn khoẻ mạnh, xin ở lại thêm trong quân ngũ đã được đủ 5 năm thì được tăng thưởng một ngạch bậc và khi về hưu và được hưởng lương theo ngạch bậc mới này. Ví dụ, nếu thực thụ đội trưởng thì gia thưởng Chánh đội trưởng, khi về hưu được nhận mức lương hưu của chức Chánh đội trưởng [95; 1150, 1151].

4.2. Chế độ đãi ngộ ngoài lương đối với binh lính

4.1.2. Chế độ phụ cấp

4.1.2.1. Chế độ phụ cấp đối với binh lính tham gia các hoạt động quân sự

Dưới thời Nguyễn, binh lính trong kinh và ngoài trấn thường xuyên được sai phái đi việc công đóng giữ các cửa biển, vùng biên giới, đi vận tải, áp giải tù phạm và đi đánh dẹp các cuộc nổi dậy. Khi đi thực hiện những nhiệm vụ này, ngoài lương được nhận theo định lệ, binh lính được nhà nước ban cấp thêm tiền gạo, quần áo thuốc men. Việc trợ cấp này bao gồm trợ cấp khi đi đường cũng như khi đang làm nhiệm vụ ở nơi đóng quân.

- Phụ cấp đi đường

Việc trợ cấp cho việc di chuyển của binh lính của triều Nguyễn đối với quân đội được thực hiện dưới với 2 bộ phận: đối với quân di chuyển bằng đường bộ và quân lính đi bằng đường thủy.

Đối với quân di chuyển bằng đường bộ, ngay từ thời vua Gia Long, triều


đình đã có chế độ trợ cấp đối với binh lính từ địa phương về kinh đô làm việc. Chế độ trợ cấp này còn được ghi lại trong Châu bản. Cụ thể, ngày 14 tháng 3 năm Gia Long thứ 4 (1805), vua ban cấp cho một số đội quân về Kinh làm việc gồm: 11000 quân mới tuyển mộ ở Bắc Thành, quan binh trấn Ngoại Thanh Hoa, quan binh các doanh mới tuyển mộ thuộc nội trấn Thanh Hoa, quan binh các doanh mới tuyển mộ của trấn Nghệ An [3; tờ 101 tập 1, ngày 14 tháng 3 năm Gia Long thứ 4 (1805)]. Tuy nhiên, định mức được ban cấp cụ thể bao nhiêu không được ghi cụ thể.

Sang thời vua Minh Mệnh, tháng 2, Minh Mệnh năm thứ 2 (1821), vua đặt định lệ trợ cấp đi đường cho“biền binh có việc công sai, phải tuỳ việc khó dễ, định hạn đi đường mà phát lương tiền cấp cho” [90;119]. Minh Mệnh năm thứ 5 (1824), triều đình đặt định lệ trợ cấp đi đường cho binh lính dựa trên thời gian thực tế di chuyển. Sách Hội điển ghi rõ, binh đinh ở vệ, cơ, đội các quân doanh ở Kinh phái lính đi làm nhiệm vụ khi đi qua các doanh trấn từ Quảng Nam trở vào Nam và Quảng Bình trở ra Bắc“đều chiểu thực số binh lính theo hạng cấp phát lương đi đường, để được tiếp tế, đi đến nơi thì thôi, cho ghi làm lệ” [67; 457].

Năm Minh Mệnh thứ 11 (1830), binh lính tới ban (tức binh lính đi tới nơi để làm nhiệm vụ sau thời gian nghỉ ngơi của chế độ luôn phiên ứng trực và nghỉ ngơi của triều Nguyễn) cũng được trợ cấp đi đường.

Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) triều đình đổi cách tính lương đi đường, thay vì tính theo ngày thực đi thời gian đi đường của binh lính sẽ được quy ra dựa trên độ dài quãng đường. Trong đó quy định:“8, 9 nghìn trượng được tính làm 1 ngày, từ Kinh sư đến trấn thành Quảng Nam, cấp 3 ngày lương; từ Quảng Nam đến Quảng Ngãi cấp 3 ngày lương; từ Quảng Ngãi đến Bình Định cấp 4 ngày lương; từ Bình Định đến Phú Yên cấp 2 ngày lương; từ Phú Yên đến Bình Hoà cấp 4 ngày lương; từ Bình Hoà đến Bình Thuận cấp 4 ngày lương; từ Bình Thuận đến Gia Định cấp 8 ngày rưỡi [91; 168].

Năm Minh Mệnh thứ 17 (1836), triều Nguyễn bổ sung thêm cách tính thời gian với những binh lính đi sai phái mà quãng đường di chuyển gần kinh thành. Cụ thể như sau: từ Bình Thuận đến Biên Hoà được tính là 7 ngày; từ Biên Hoà đến Gia Định 1 ngày; từ Gia Định đến Định Tường 2 ngày; từ Định Tường đến Vĩnh Long 1 ngày; từ Vĩnh Long đến An Giang 3 ngày; từ An Giang đến Hà Tiên 2 ngày; từ An Giang đến thành Trấn Tây 4 ngày [92; 1075]. Cách tính lương nhật trình quy ra ngày như trên mang tính thống nhất hơn, thuận tiện cho việc chi trả lương đi đường cho binh lính so với cách tính từ khi xuất phát đến khi tới nơi như cách tính ban


hành năm Minh Mệnh thứ 7 (1826).

Đối với quân lính đi công sai bằng đường biển, năm Minh Mệnh 20 (1839), triều Nguyễn ban hành chế độ trợ cấp lương nhật trình cho biền binh thủy sư khi đi làm nhiệm vụ trong và ngoài nước. Việc trợ cấp thêm lần này, triều Nguyễn không tính theo quãng đường xa gần như bộ binh mà dựa vào hạng ưu bình của binh lính. Đối với thủy binh sai phái trong nước: hạng ưu mỗi tháng cấp 3 quan, hạng nhất mỗi tháng 2 quan, hạng nhì mỗi tháng 1 quan 5 tiền, hạng ba 1 quan, nếu binh lính không xếp hạng thì sẽ được xét ban cấp sau. Đối với biền binh thủy sư đi công cán ở nước ngoài, mỗi binh lính được nhận mức trợ cấp gấp đôi so với thủy binh đi công sai trong nước cùng thứ hạng [93; 588].

Dưới thời Tự Đức, năm thứ 18 (1865) triều Nguyễn thực hiện chế độ trợ cấp cho thủy binh. Chế độ này cũng dựa theo hạng ưu bình nhưng khác nhau giữa 2 nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu và ở quân ngũ tập luyện. Cụ thể: hạng ưu mỗi tháng cấp thêm cho 3 quan; hạng nhất 2 quan 5 tiền, hạng nhì 2 quan, hạng ba 1 quan 5 tiền. Nếu binh lính đi diễn tập thì được cấp thêm một nửa so với đi bắt giặc [95; 970].

- Phụ cấp cho binh lính ở nơi làm nhiệm vụ

Các vua triều Nguyễn, đặc biệt dưới thời vua Tự Đức rất quan tâm đến việc trợ cấp thêm tiền gạo cho binh lính ở nơi làm nhiệm vụ.

Trợ cấp tiền, gạo, ngoài tiền gạo được nhận theo định mức lương, một số đội quân còn được trợ cấp thêm tiền gạo trong khi được sai phái đi là nhiệm vụ. Việc ban cấp này không thống nhất trong toàn quân mà chỉ thực hiện đối với một số lực lượng và trong một số hoàn cảnh nhất định trong đó đặc biệt ưu tiên đối với quân lính tham gia chiến trận. Sách Thực lục cho biết, tháng giêng năm Gia Long thứ 2 (1803), triều đình cấp thêm lương bổng cho các tướng sĩ bình man. Nhà vua ban dụ rằng:“Quảng Ngãi thóc mất mùa, người thiếu ăn. Các tướng sĩ ở ngoài, lương bổng dầu đã có định lệ, mà trèo đèo lặn suối khó nhọc, trẫm rất thương, vậy cấp thêm gạo tháng cho mỗi người một phương” [89; 546].

Khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, triều Nguyễn đã ban cấp thêm tiền gạo cho quân lính đi đánh giặc ở các quân thứ: suất đội 4 quan, đội trưởng 3 quan, lính 2 quan [95; 570]. Đối với lính dõng đi theo quân thứ, năm Tự Đức thứ 15 (1862) nhà nước tăng lương tiền từ 1 quan lên thành 2 quan [95; 779].

Trợ cấp trang phục, thuốc men, cùng với quần áo được ban cấp theo định lệ, khi đi làm nhiệm vụ, binh lính còn được cấp thêm quân phục. Việc trợ cấp này có thể thực hiện bằng việc cấp phát quần áo hoặc bằng tiền tùy theo quân thứ.


Quần áo cấp phát thêm cho binh lính ở nơi làm nhiệm vụ dưới triều Nguyễn không được ban hành thành định lệ mà được ghi lại thông qua một số sự kiện cụ thể đặc biệt là việc cấp phát thêm áo ấm khi trời rét. Minh Mệnh năm thứ 2 (1821), triều đình ban cấp cho binh lính cùng vua đi tuần phương Bắc mỗi người 1 cái áo, 1 cái quần, mỗi người 3 quan tiền áo mùa đông. Năm Minh Mệnh thứ 9 (1828), mỗi năm vua phát ở kho

3.000 tấm vải và 500 tấm sại nam cho Kinh binh đi thú ở Gia Định. [90; 796].

Dưới triều vua Tự Đức, đặc biệt là từ sau năm 1858, khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước Đại Nam, việc cấp thêm quần áo nhất là quần áo rét cho các quân thứ ở miền Bắc và miền Trung được nhà nước đặc biệt quan tâm. Chế độ này không chỉ áp dụng đối với quân lính chính quy mà còn đối với cả mộ binh. Tự Đức năm thứ 13 (1860), tướng sĩ các quân thứ đều được ban áo rét. Tự Đức năm thứ 32 (1879), toán dõng ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên mỗi người 3 quan 5 tiền. Đặc biệt năm Tự Đức thứ 25 (1872) triều Nguyễn còn “Ban áo rét cho tướng biền nước Thanh 4.649 lạng bạc” [95; 1356].

Cũng giống như việc cấp phát quần áo, binh lính được triều Nguyễn cấp thêm thuốc men khi đi làm nhiệm vụ. Việc trợ cấp này dười thời vua Gia Long đến Minh Mệnh không được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên sang thời vua Tự Đức, việc ban cấp cho quân lính đặc biệt là quân lính tham gia chiến trận được vua đặc biệt quan tâm nhất là khi thời tiết khắc nghiệt hoặc ốm đau.

Phụ cấp đi làm nhiệm vụ lâu ngày, trong điều kiện khó khăn

Những binh lính đi làm việc trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt, đi làm nhiệm vụ xa nhà và những người đi làm nhiệm vụ lâu ngày đều được triều Nguyễn cấp thêm tiền, gạo, quần áo. Việc ban cấp này được thực hiện nhiều nhất dưới thời vua Tự Đức, đặc biệt là sau năm 1858 khi triều Nguyễn tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đối với binh lính đi làm nhiệm vụ lâu ngày, nhà vua thường cấp phát thêm tiền, gạo (tiền là chủ yếu). Một số trường hợp điển hình được ban cấp như sau:

Minh Mệnh năm thứ 7 (1826), triều đình cho phép cấp thêm cho lính hai vệ Long thao và Hổ lược mỗi người 1 quan 1 tháng 1 quan do “thao diễn đã lâu, vua nghĩ họ tiêu dùng thiếu thốn nên cấp thêm cho” [90; 474]. Tự Đức năm thứ 18 (1865), cho mỗi người người lính quê Nghệ An đóng quân 3 năm ở Vệ Võ Thắng (Sơn Tây) mỗi người 3 quan tiền 1 tháng [95; 971].

Đối với binh lính phải đi làm nhiệm vụ xa quê quán, đi làm nhiệm vụ vùng sâu vùng xa nhà nước cũng trợ cấp thêm tiền gạo. Mức trợ cấp thông thường là


thêm mỗi người một tháng 1 quan tiền, 1 phương gạo. Ví dụ: Minh Mệnh năm thứ 2 (1820) cấp lương bổng cho biền binh ba tượng cơ Tiền hùng, Tả hùng, Hữu hùng ở Bắc thành “lâu ngày đóng thú xa xôi”, cũng trong năm này triều đình cấp thêm cho 138 kỵ binh mỗi người mỗi tháng 1 quan tiền, 1 phương gạo, 2 lính tiểu mục, mỗi người 1 phương gạo [90; 170].

Không chỉ lính chính quy, năm Minh Mệnh thứ 14 (1833), triều Nguyễn còn ban hành chế độ trợ cấp đối với giản binh và mộ binh đi đóng ở các đồn ải trong đó quy định:“Phàm giản binh và mộ binh ở các hạt nếu có những người được phái đi đồn ải biên cương để đóng giữ mà chốn ấy thực có lam chướng nặng nề thì mới chuẩn cho hằng tháng cấp tiền 1 quan, gạo 1 phương” [91; 587].

Đối với binh sĩ đang làm nhiệm vụ khi thời tiết khắc nghiệt nhất là ở những tiền đồn cửa biển, ngoài cấp thêm tiền triều Nguyễn thường cấp thêm áo ấm vào mùa đông và thuốc phòng và chữa bệnh vào mùa hè. Một số năm triều đình ban cấp với số lượng lớn thuốc men và quần áo cho binh lính như: Tự Đức thứ 11 (1858), triều đình cấp cho quân thứ Quảng Nam“quế Thanh, Nghệ, các thứ thuốc, thuốc viên ban cấp cho và thầy thuốc đến chữa bệnh” [95; 569]. Tự Đức năm thứ 12 (1859), mùa hạ nắng nóng nên vua cấp cho tướng sĩ 2 quân thứ Quảng Nam, Định – Biên, Tự Đức năm thứ 21 (1868), binh lính ở Bắc Kỳ được cấp áo rét.

Đối với binh lính khi làm việc ở những nơi khó khăn vất vả cũng được triều Nguyễn ban cấp thêm tiền gạo. Chế độ này đã được đặt thành định lệ đối với binh lính lưu ngũ và lính trạm. Cụ thể, từ năm Minh Mệnh năm thứ 16 (1835), ngoài chế độ lương binh lính lưu ngũ và sai phái khó nhọc ở các địa phương mỗi binh lính một tháng được cấp thêm 1 quan tiền. Đối với lính trạm, năm Tự Đức thứ 30 (1877), triều Nguyễn quy định các trạm từ phủ Thừa Thiên trở ra Bắc trước cấp cho mỗi trạm tiền 10 quan, gạo 10 phương, nay cấp thêm tiền 12 quan, gạo 8 phương.

Năm Tự Đức thứ 18 (1865), các trạm binh trên cả nước được chi cấp thêm tiền gạo tùy theo số lượng công việc, cụ thể:“Chỗ nào rất nhiều việc thì so sánh lương tháng, chia ba cho thêm 2 phần; chỗ bận vừa cho thêm một nửa; chỗ ít việc chia 3 cho thêm 1 phần lương” [95; 963].

Ngoài ra, binh lính còn được trợ cấp cho việc luyện tập binh pháp khi đi thao diễn. Minh Mệnh năm thứ 2 (1820), nhà vua cấp cho lính mới mộ của tỉnh Gia Định về kinh thao diễn hai tháng gạo lương. Vào năm Tự Đức năm thứ 26 (1873), tổng số

8.311 binh đinh đã được triều đình cấp cho mỗi người 1 quan tiền cho việc diễn tập ở Kinh [95; 1421].


4.1.2.2. Phụ cấp cho binh lính đi làm nhiệm vụ lao động sản xuất

Dưới thời Nguyễn, ngoài lực lượng quân chủ lực có nhiệm vụ chiến đấu, binh lính còn là lực lượng tham gia vào các hoạt động sản xuất và kiến thiết đất nước như: xây dựng cung điện thành quách, vận tải hàng hóa, hộ giá cho nhà vua và hoàng tộc, đắp đê, làm thủy lợi và khai hoang. Việc ban cấp này ít được quy chuẩn thành định lệ. Chế độ phụ cấp này phần lớn dựa trên đối tượng và nhiệm vụ cụ thể.

Về định lệ chi cấp, năm Gia Long thứ 2 (1803), triều đình định lệ cấp tiền lương tháng cho các biền binh Thanh Nghệ hộ giá theo hầu vua [89; 575]. Ngoài ra, đến năm Tự Đức năm thứ nhất [1847], nhà Nguyễn đặt định lệ cấp tiền cho biền binh ở thuyền chuyên chở hàng hóa về Kinh và từ Kinh đi các tỉnh. Trong đó các tỉnh xa Kinh đô binh lính được ưu tiên hơn. Triều đình quy định,“các tỉnh ở Nam Kỳ mỗi tên 1 quan 5 tiền; các tỉnh ở Bắc Kỳ và Khánh Hoà, Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên, Nghệ An, Thanh Hoá mỗi tên 1 quan; các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Nam mỗi tên 5 tiền” [95; 111].

Ngoài ban cấp theo định lệ, triều Nguyễn thực hiện ban cấp dựa theo nhiệm vụ và công việc của binh lính.

Đối với binh lính vận tải hàng hóa, trước khi đặt định lệ trợ cấp tiền cho biền binh ở thuyền chở hàng hóa ở Kinh và các tỉnh như dưới triều vua Tự Đức thì từ thời vua Gia Long nhà nước đã thực hiện chi cấp thêm tiền cho binh lính đi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Năm Gia Long năm thứ 4 (1805), biền binh chở đồ vật công về kinh không phân biệt địa phương xuất phát“mỗi người được cấp 3 tháng lương” [89; 637). Minh Mệnh thứ 2 (1821), nhà nước“cấp thêm tiền gạo cho thủy quân chở của công và sản vật ở địa phương mà cả 2 chiều đều có hàng hóa thì cấp 1 tháng lương, chỉ chở 2 chiều thì cấp 1 nửa”[90; 203].

Sau khi ban hành định mức thống nhất trợ cấp cho binh lính đi vận tải hàng hóa, năm Tự Đức thứ 21 (1868), triều Nguyễn ban cấp thêm tiền cho binh lính làm nhiệm vụ này. Trong đó, Quản suất được tăng thêm 1 phần ba tiền lương; binh lính cấp thêm cho mỗi người hàng tháng đủ 2 quan. Những binh lính vận tải lương thực cho quân đội được ưu tiên hơn những binh lính vận chuyển khác. Cụ thể:“Quyền quản mỗi tháng cấp cho 4 quan tiền, suất đội và tổng lý tháng cấp cho 3 quan 5 tiền, hương binh tháng cấp cho 3 quan tiền, còn gạo thì mỗi người đều được 1 phương” [95; 1263].

Bên cạnh đó, binh lính là lực lượng có vai trò quan trọng tham gia vào công việc kiến thiết đất nước như xây dựng cung điện, thành quách. Ngoài ban cấp lương


bổng, binh lính cũng được triều đình ban cấp thêm tiền gạo. Định mức ban cấp không thống nhất giữa các thời điểm và giữa các lực lượng. Dưới thời vua Thiệu Trị, theo bản tấu ngày 1 tháng 7 năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), nhà nước còn ban cấp tiền gạo theo ngày cho binh lính hạ ban vận chuyển đất để bồi đắp nền xây dựng phủ đệ mới ở phường Vĩnh An (Kinh đô Huế), theo đó “Quan bộ binh đã trích giữ lại 650 biền binh hạ ban đến phường đó vận chuyển đất bồi đắp, từ ngày mồng 1 đến mồng 3 hạn trong 3 ngày việc xong thì cho về nghỉ. Bộ thần xem xét số biền binh này là lính hạ ban, theo lệ không chi lương bổng. Nay vâng trích giữ lại làm việc về lý nên theo ngày cấp phát tiền gạo mỗi người mỗi ngày 20 triêvăn tiền, 1 bát gạo hết hạn thì thôi. Châu phê: Cấp cho 105 quan tiền” [37; tờ 123 quyển 35 năm Thiệu Trị thứ 6 (1846)].

4.2.2. Chế độ trợ cấp

-Chế độ trợ cấp đối với binh lính khi ốm

Đối với binh lính bị ốm, năm Gia Long thứ 11 (1812) triều Nguyễn quy định các địa phương phải lập các trại Dưỡng tế, mỗi sở lấy lương y sở tại, thay nhau ứng trực mỗi phiên 1, 2 người để chữa bệnh cho binh lính. Kinh phí do địa phương chi cấp. Minh Mệnh năm thứ 2 (1821), nhà vua ban dụ:“Không phân biệt là binh hay dân, nếu gặp ai mắc bệnh nguy khốn ở dọc đường, thì đòi quan sở tại phải tạm chăm sóc nuôi dưỡng, rồi hỏi xem người bệnh, nếu là binh lính thì trình bộ Binh báo cho viên cai quản đưa về điều trị” [99; lời dụ số 6, trang 28].

Năm Gia Long thứ 11 (1812), triều Nguyễn quy định binh lính đi sai phái bị ốm (bệnh binh) nhà nước giao cho các sở dưỡng tế điều dưỡng. Lính ở Thanh Hóa đi sai phái ở Kinh thì giao cho địa phương. Đối với binh lính ở Kinh, từ năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) quan Giám thành mỗi ngày phải đi kiểm tra nếu có lính ốm thì phải đem về điều trị. Với những vùng biên giới, quan địa phương phải mang thêm thuốc men, sinh y “đặt nhiều phương pháp chữa bệnh” cho binh lính [69; 566]. Quy định này được vua Minh Mệnh thực hiện từ năm 1821.

-Chế độ trợ cấp đối với binh lính trận thương

Trợ cấp đối với binh lính bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ là một việc làm thiết thực của nhà nước đảm bảo về sức khỏe, đời sống vật chất cũng như tinh thần cho binh sĩ. Chế độ trợ cấp này được triều Nguyễn ban hành thành định lệ dưới triều Minh Mệnh. Đối với binh lính trong Kinh bị trận thương, nhà nước ban cấp với 3 trường hợp: đi đánh dẹp các cuộc nổi dậy của nông dân bị thương được ban hành năm Minh Mệnh thứ 8 (1827)); đi dẹp thổ phỉ bị thương năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) và khi đi đánh giặc ở Nam Kỳ bị thương với mức ban thưởng khác nhau.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2023