Khen Thưởng Đối Với Binh Lính Đi Làm Nhiệm Vụ Quân Sự Và Bang Giao


Đối với lính đi đánh dẹp ở Nam Kỳ, tùy theo mức độ bị thương mà được trợ cấp: bị thương nhẹ 2 quan, bị thương nặng 5 quan, chết trận thưởng 2 lạng bạc [91; 642]. Riêng những người đi đánh dẹp các cuộc nổi dậy của nông dân, nhà nước quy định: lính 5 quan, dân phu thủ hạ bị thương cấp 3 quan [90; 573].

Ngoài quân đội chính quy, năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), triều Nguyễn còn ban hành chế độ khen thưởng đối với quan quân của các cơ hương dũng bị thương khi đi đánh dẹp. Mức khen thưởng dựa trên chế độ khen thưởng của quân lính trong Kinh. Trong đó thổ dũng bị thương mức thưởng bằng với thủ hạ [92; 601].

-Chế độ trợ cấp đối với binh lính trận vong

Binh lính trận vong được triều Nguyễn tổ chức tế lễ. Tự Đức năm thứ 8 (1855), triều đình tế lễ cho quan binh chết trận vì bão ở bờ biển gồm Suất đội đội Tuần hải ở Quảng Yên và 13 viên danh biền binh đều chết đuối do bão đánh chìm, Tự Đức năm thứ 10 (1857), triều đình cấp tuất gấp đôi và sai tế một tuần cho 41 biền binh tỉnh Biên Hoà chết do gặp bão trên đường chở hàng hóa về Kinh.

Ngoài ra, triều Nguyễn còn thực hiện trợ cấp cho thân nhân gồm cha mẹ, vợ con binh lính. Dưới triều Nguyễn đặc biệt là vua Tự Đức ban hành một số ưu đãi đối với cha mẹ (ông bà) của binh lính đặc biệt là binh lính trận vong. Tự Đức năm thứ 18 (1865), vua đặt định lệ giảm trừ thời gian đi lính đối với bố và anh của những người chết trận không có không có con, em, cháu (gọi bằng chú, bác), nếu là lính thì trừ 4 năm, là dõng thì trừ 3 năm [95; 955]. Tự Đức năm thứ 25 (1872), triều đình cấp tiền cho ông bà, cha mẹ của binh dõng chết trận và khi đi vận tải đường biển ốm chết, chết đuối. Nếu thân nhân còn sống mỗi tháng cấp cho 1 quan tiền, 1 phương gạo, đến khi những người này chết thì nhà nước ban cấp cho: bố mẹ thì được cấp tiền 5 quan nửa tấm vải, ông bà thì được cấp tiền 3 quan, nửa tấm vải [95; 1357]. Tự Đức năm thứ 34 (1881), các binh dõng chết trận, người nào nhà có cha mẹ tuổi 60 trở lên, không có người nuôi nấng thì được triều đình chiểu lệ cấp dưỡng.

-Chế độ trợ cấp đối với binh lính bị nạn gió

Dưới triều Nguyễn, đường biển là một trong những con đường vận tải chính. Không chỉ có binh dân mà quân đội triều Nguyễn là một lực lượng không nhỏ tham gia vận tải bằng đường biển. Việc đi trên biển những thời điểm mưa bão, nhất là trên vùng biển miền Trung dẫn đến những tai nạn chìm tàu binh lính bị chết đuối. Ngay từ triều vua Gia Long, triều đình đã ban hành những chính sách trợ cấp cho họ. Năm Gia Long thứ 2 (1803), triều đình ban cấp tiền tuất cho 500 quân Thần


Sách đi vận tải chết ở biển Thanh Hóa [69; 583]. Năm Gia Long thứ 14 (1815), triều đình ban hành định lệ, binh lính bị nạn gió, không kể còn hay mất binh đinh được 10 quan [69; 584].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

4.2.3. Chế độ khen thưởng

4.2.3.1. Khen thưởng đối với binh lính đi làm nhiệm vụ quân sự và bang giao

Chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884 - 15

-Khen thưởng đối với binh lính làm nhiệm vụ canh phòng và đi sứ

Việc binh lính sai phái đi đóng giữ các địa phương trở thành hoạt động thường xuyên dưới triều Nguyễn. Quân lính thường làm nhiệm vụ chia theo phiên. Việc ban thưởng cho lính canh phòng phổ biến là thưởng chung cho quân làm nhiệm vụ ở một địa phương.

Ngoài ra, triều Nguyễn còn có chế độ thưởng ưu hậu cho quân lính đi đóng giữ vùng biên giới, nhất là những tiền đồn ven biển.

Dưới triều Minh Mệnh, nhà vua đã ban hành hai định lệ về chế độ khen thưởng cho quân lính ở Kinh đi đóng ở các tiền đồn và Thủy quân ở Kinh đi làm nhiệm vụ ở Bắc Thành và các đồn ven biển Nam Định.

Cụ thể như sau: Minh Mệnh năm thứ 18 (1837), triều Nguyễn ban hành định lệ thưởng cho các vệ lính ở Kinh đi đóng ở các tiền đồn. Trong đó quy định:“vệ nào khí giới hoàn hảo, binh đinh trốn thiếu ít, các vệ đi đóng ở miền Nam, đường sá xa xôi, thì quản vệ được thưởng gia 1 cấp, suất đội kỷ lục 2 thứ, tự quản vệ đến binh đinh đều thưởng tiền lương 1 tháng rưỡi; các vệ đi đóng ở miền Bắc, đường sá hơi gần, thì quản vệ kỷ lục 2 thứ, suất đội kỷ lục 1 thứ, tự quản vệ đến binh đinh đều thưởng tiền lương 1 tháng, nếu có thêm việc vận tải của công và có công cán khác được thanh thỏa thì lại thưởng riêng” [93; 113]; Năm Minh Mệnh thứ 10 (1829), triều Nguyễn ban hành chế độ thưởng cho thủy quân dinh Thần cơ ở Kinh đi thú Bắc Thành và đồn thuỷ ở Nam Định mỗi người 1 tháng tiền lương, 1 bộ quần áo.

Ngoài những đội binh được thưởng theo định lệ, triều Nguyễn còn ban thưởng đột xuất cho binh lính ở các đơn vị quân khác đi đóng giữ ở cửa biển, ví dụ: Minh Mệnh năm thứ 7 (1826), triều đình thưởng cho biền binh đóng giữ đài Trấn Hải (cửa biển Thuận An) 100 quan tiền.

Tự Đức năm thứ 26 (1873), triều đình ban thưởng số lượng lớn cho binh lính coi giữ pháo đài, canh giữ các đồn ở cửa biển của các vệ Cấm binh: hộ vệ 924 người, tiền

1.386 quan; binh đinh 8.311 người, tiền theo số người mỗi người 1 quan [95; 1421].

Đối với binh lính đi sứ hay lính vận chuyển thư tín ở các trạm binh, năm Minh Mệnh thứ nhất (1820), triều Nguyễn đã ban hành định lệ thưởng cho binh lính


hoàn thành công việc nhanh hay chậm cho lính trạm từ Gia Định và Bắc Thành đến Kinh. Nội dung ban hành như sau:“Thành Gia Định, việc rất khẩn 9 ngày đến Kinh, thưởng tiền 6 quan, không tới 9 ngày mà đến thì thưởng thêm 3 quan; việc khẩn vừa đi 10 ngày đến thì thưởng tiền 4 quan. Bắc Thành việc rất khẩn đi 4 ngày 6 giờ đến thì thưởng tiền 4 quan; đi không tới 4 ngày 6 giờ đến thì thưởng thêm 2 quan; việc khẩn vừa đi 5 ngày đến thì thưởng tiền 3 quan” [90; 42]. Ngoài ra, dựa trên số lượng công việc nhiều hay ít mà lính trạm được triều đình ban thưởng.

-Thưởng công đối vơi binh lính tham gia chiến trận

Dưới triều Nguyễn, binh lính được khen thưởng khi tham gia chiến trận với hai nhiệm vụ chủ yếu là tham gia đánh dẹp các cuộc nổi dậy và chống ngoại xâm

Trong hoạt động đánh dẹp các cuộc nổi dậy, các vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức thường xuyên thưởng công cho binh lính (trong đó nhiều nhất là dưới thời vua Minh Mệnh). Việc khen thưởng của vua Minh Mệnh cho binh lính được thực hiện nhiều nhất vào các năm: Minh Mệnh thứ 14 (1833), Minh Mệnh thứ 15 (1834) và Minh Mệnh thứ 16 (1835).

Hình thức ban thưởng cho binh lính gồm 2 hình thức chủ yếu: đặt định lệ hoặc ban thưởng sau mỗi trận đánh.

Về định lệ ban thưởng, năm Gia Long thứ 11 (1813), triều đình đặt định lệ thưởng cho những người có công bắt và báo quan bọn cướp bóc của cải của nhân dân cả trên thủy và trên bộ với định mức cao thấp khác nhau dựa trên mức độ quan trọng của họ trong toán cướp. Cụ thể bắt đầu đảng thưởng 100 quan tiền; bắt được đồ đảng từ 1 tên đến 10 tên thưởng 50 quan tiền, nếu có công báo chỉ cho quan bắt được tên đầu đảng hoặc tên đồ đảng thưởng 50 quan tiền [69; 453].

Đến năm Tự Đức thứ 21 (1868), triều Nguyễn ban hành định mức thưởng đối với quân lính đi đánh dẹp các cuộc nổi dậy ở biên giới. Tùy theo công trạng là bắt, bắn hay chém được viên đầu mục hay lính mà có mức ban thưởng khác nhau: Bắt hay chém được đầu mục thưởng 12 quan; lính thưởng 7 quan; Bắn chết được đầu mục thưởng 5 quan, lính thưởng 1 quan; Trường hợp đuổi chặn, bắt, giết được không phải là ở chiến trường thì chiểu hạng thưởng một nửa. Duy chém được thủ lĩnh cuộc nổi dậy, chờ xin quyết định [95; 1145].

Điều đặc biệt trong chính sách khen thưởng cho binh lính của triều Nguyễn là ban hành là việc treo thưởng cho binh lính khi đi đánh trận. Định mức ban thưởng tùy theo quy mô của cuộc khởi nghĩa.

Dưới triều Minh Mệnh, nhà vua 2 lần ban hành treo thưởng cho binh lính


vào các năm Minh Mệnh năm thứ 14 (1833) vua dụ thưởng cho quan binh có kế sách hay đánh dẹp các cuộc nổi dậy ở Nam Kỳ nếu lấy được thành trì được thưởng nghìn vàng, Minh Mệnh năm thứ 15 (1834), vua treo thưởng cho quân bắt và giết những tướng lĩnh trong cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân ở Thái Nguyên. Định mức như sau: chém được Nông Văn Vân thưởng 1000 lạng bạc và cho làm quan tứ phẩm; bắt hoặc chém được các tướng lĩnh khác của cuộc khởi nghĩa thưởng cho 200 lạng bạc và cho làm quan thất phẩm, bắt hoặc chém được đầu mục thì chiếu theo cấp bậc cao thấp mà phân biệt ban thưởng [92; 333- 334].

Dưới thời Thiệu Trị, năm 1842, nhà vua treo thưởng chém đầu những nghĩa quân người Man ở vùng biên giới. Mức khen thưởng tùy theo vai trò của đầu mục đó trong cuộc nổi dậy. Thiệu Trị năm thứ 5 (1845) nhà vua đặt định lệ khen thưởng đối với quan binh đi đẹp Trấn Tây và thành Vĩnh Long. Mức thưởng gồm: Bắt chém được đầu mục là Chất Tri trừ số đã định ban thưởng 100 lạng bạc, 1000 quan tiền ở nơi trú quân ra binh lính còn được thưởng thêm 100 lạng bạc, 500 quan tiền và tặng hàm quan ngũ phẩm [69; 457].

Bên cạnh hình thức treo thưởng, các vua triều Nguyễn còn thực hiện nhiều hình thức thưởng công. Phổ biến nhất là thưởng ngay sau khi quân lính đi đánh trận trở về với hai hình thức ban thưởng: thưởng chung cho toàn bộ binh lính hoặc thưởng riêng. Ngoài ra, triều Nguyễn còn tập hợp nhiều công trạng để thưởng công một lần.

Việc thưởng công cho binh sĩ được triều đình thực thi ngay sau khi tham gia mỗi trận đánh với hình thức và định mức khác nhau. Hình thức nhiều nhất là ban thưởng chung cho binh sĩ có công tham gia (hoặc đánh thắng) ở 1 địa phương hoặc một trận đánh. Mức cao nhất là 6000 quan tiền (năm 1816, vua Gia Long ban thưởng cho biền binh đi đánh cuộc nổi dậy của người Man ở Thạch Bích, Quảng Ngãi); Mức thấp hơn khoảng 2000 quan tiền như Minh Mệnh năm thứ 14 (1823) triều đình thưởng cho binh lính đánh giữ thành Hưng Hóa 2500 quan, binh lính đánh cướp đồn Giao Khẩu 2000 quan tiền.

Mức ban thưởng chung cho binh lính 1000 quan được thực hiện nhiều nhất. Dưới triều Gia Long 2 lần vào các năm: Gia Long năm thứ 7 (1808), Gia Long năm thứ 10 (1811), thưởng quan và binh đánh cuộc nổi dậy của Đặng Trần Siêu và Võ Đình Lục ở Sơn Nam. Triều Minh Mệnh 7 lần ban thưởng chung cho binh lính ở mức này. Cụ thể: Minh Mệnh năm thứ 14 (1823) có 5 lần ban thưởng 1000 quan tiền cho: binh lính đánh Đồn Chi Nê; thưởng cho binh lính đánh đồn Hoàng Giang và Phố Cát ở Thanh Hóa; binh lính đánh thổ phỉ ở Vân Trung; binh lính dẹp cuộc


khởi nghĩa của Trần Minh Phụng ở Hưng Hóa; đánh thổ phỉ ở Cao Bằng. Minh Mệnh năm thứ 16 (1835) vua thưởng 1000 quan tiền 2 lần cho viên biền binh dẹp yên những cuộc nổi dậy của người Man ở Bình Thuận; thưởng cho binh lính có công dập tắt được khởi nghĩa Nông Văn Vân; Dưới thời vua Thiệu Trị, năm 1841 binh lính công thu phục Trà Vinh cũng được triều đình ban thưởng 1000 quan tiền.

Mức thấp nhất triều đình thưởng chung cho binh lính là từ 300 đến 100 quan tiền.

Bên cạnh được thưởng chung, những binh lính có công trạng cũng được ban thưởng riêng. Định mức ban thưởng không thống nhất, nhưng thông thường thưởng mỗi binh lính 1 tháng lương tiền, hoặc 1 quan. Đối với quân lính có công trạng đặc biệt như bắt hoặc giết được quân nổi dậy được thưởng riêng. Định mức thưởng phụ thuộc vào quân nổi dậy là thủ lĩnh hay quân lính.

Đối với những binh lính có công tham gia góp phần thắng lợi cho mỗi trận đánh cũng được triều Nguyễn ban thưởng. Minh Mệnh năm thứ 14 (1833), triều đình khen thưởng cho binh lính tham gia đánh dẹp cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi. Trong đó, binh lính bắn vào kho thuốc súng thưởng 300 lạng bạc, bắn thiêu hủy được nhà cửa của thủ lĩnh Khôi được thưởng 1000 lạng bạc, giết được 1 thớt voi thưởng 20 lạng bạc, bắn què voi thưởng 10 lạng bạc [69; 456].

Cũng năm này, vua Minh Mệnh thưởng cho quân lính đi phụ cho nghĩa quân thu phục tỉnh Cao Bằng: lính trạm cưỡi ngựa lĩnh đệ cờ đỏ được thưởng 1 đồng ngân tiền Phi long hạng lớn; lính trạm đi phụ được thưởng 1 đồng ngân tiền hạng nhỏ; thị vệ Trần Văn Kiếm nhận tuyên bố tin thắng trận được thưởng 10 đồng ngân tiền hạng lớn [91; 902].

Ngoài ra, nhà nước còn tổ chức khao thưởng cho binh sĩ sau khi dẹp yên các cuộc nổi dậy. Hình thức ban thưởng này dựa trên số lần tham gia các trận đánh. Lớn nhất là khao thưởng của triều đình vào năm Minh Mệnh năm thứ 16 (1835) cho quan quân 3 đạo Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên có công đánh thắng cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân. Trong đó, binh lính từ đội trưởng chưa thực thụ đến binh lính ai đã tòng chinh 3 lần, đều thưởng 3 quan, ai tòng chinh 2 lần, đều thưởng 2 quan; 1 lần đều thưởng 1 quan.

- Khen thưởng đối với binh lính chống giặc ngoại xâm

Ngoài ban thưởng cho binh lính đánh dẹp các cuộc nổi dậy trong nước, triều Nguyễn còn ban thưởng cho binh lính đi làm nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm.

Dưới triều Minh Mệnh và Thiệu Trị vua ban thưởng cho binh lính đi đánh


quân Xiêm, triều Tự Đức vua ban thưởng cho binh lính đánh quân Pháp, các nhóm thổ phỉ Trung Quốc và quân Cao Miên ở biên giới. Đối với những binh lính có công trạng, triều đình ban thưởng chung bằng tiền hoặc thưởng riêng cho binh lính có công trạng nổi bật bằng tiền, vải lụa hoặc chức tước.

Đối với hình thức ban thưởng chung, Minh Mệnh năm thứ 14 (1833) và Minh Mệnh thứ 15 (1834), triều đình ban thưởng cho binh lính đánh quân Xiêm ở Gia Định, An Giang, Hà Tiên và Nam Vang. Mức ban thưởng chung bằng tiền cao nhất là 5000 quan như năm Minh Mệnh thứ 15 (1834), triều đình thưởng cho quân lính đánh thắng quân Xiêm ở Nam Vang; thấp nhất là được thưởng 1000 quan hoặc mỗi người lính 1 tháng tiền lương.

Dưới triều vua Tự Đức, ngay khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nổ ra, năm 1858 vua Tự Đức đã ban thưởng cho binh lính có công đánh Pháp ở Đà Nẵng và Gia Định. Cụ thể, quân lính đánh Pháp ở 2 thành An Hải, Điện Hải được ban thưởng ngân tiền có thứ bậc. Binh đắp luỹ từ bãi biển đến thành Điện Hải được thưởng 100 quan tiền [95; 588].

Ngoài ra, dưới triều Tự Đức, triều đình ban thưởng cho quân lính tham gia đánh quân Thanh và quân Cao Miên. Tự Đức năm thứ 12 (1859), binh lính đánh giặc nhà Thanh cướp châu Tiên Yên được vua thưởng 300 quan, bắt sống hay lấy được một thủ cấp của giặc cắt lấy tai thưởng tiền 10 quan [95; 619]; Tự Đức năm thứ 13 (1860), vua ban thưởng cho quân quan An Giang đánh giặc Cao Miên ở Thất Sơn“cho chia hạng thưởng cho gia cấp, kỷ lục ngân bài và thưởng chung một món tiền” [95; 683].

Với những cá nhân có công bắt giết giặc ngoại xâm triều đình thưởng riêng với nhiều hình thức và định mức khác nhau bằng tiền hoặc vải lụa. Ví dụ, năm Minh Mệnh thứ 15 (1834), vua ban thưởng cho binh lính bắt sống 1 tên tướng Xiêm 30 lạng bạc; người chém được 1 tên lính giặc thưởng 2 lạng bạc [92; 40].

-Khen thưởng đối với binh lính trong công tác huấn luyện và rèn luyện

Huấn luyện là việc làm thường xuyên của quân đội nhằm xây dựng một đội quân vững mạnh và tinh nhuệ. Dưới triều Nguyễn, nhà nước thường tổ chức kiểm duyệt đội hình đội ngũ, thao diễn, sát hạch và thi bắn súng.

Đối với việc sử dụng vũ khí, triều Nguyễn thường ban thưởng cho quân có hiệu quả cao trong tập luyện và thi bắn súng.

Về định lệ, năm Minh Mệnh thứ 2 (1821), vua ban hành lệ thưởng cho quân luyện bắn súng, mục tiêu là thuyền giả:“Nếu bắn trúng mũi thuyền, cột buồm, thuỷ quân một phát thưởng 15 quan tiền, lục quân thưởng 10 quan tiền; trúng thân


thuyền, thuỷ quân một phát thưởng 10 quan tiền, lục quân 5 quan; có trúng mà một phát không vào ụ thì không theo lệ ấy. Lại cấp quần áo tây cho lính pháo thủ để tiện bắn súng” [90; 136]. Năm Tự Đức thứ 19 (1866), triều đình ban hành chế độ khen thưởng khi sát hạch cho Vệ Cẩm Y và Kim Ngô của Thân binh. Dựa theo kết quả đánh giá ưu bình mà Thân binh được ban thưởng theo 5 định mức khác nhau. Cụ thể,“hạng ưu ưu (20 trượng trở lên), đều thưởng làm cấp bằng đội trưởng và thưởng cho áo ống tay hẹp bằng vải trắng hay đen mỗi người mỗi thứ đều 1 chiếc, quần sại nam màu cánh kiến mỗi người 1 chiếc; hạng ưu (16 trượng trở lên), thưởng tiền 5 quan; hạng ưu thứ (13 trượng trở lên) thưởng 4 quan; hạng bình (10 trượng trở lên), thưởng 3 quan; hạng bình thứ (7 trượng trở lên) và hạng thứ (5 trượng trở lên đều thưởng 2 quan. Lại từ hạng ưu đến hạng thứ, đều thưởng cho mỗi người 1 cái áo đen và 1 cái quần bằng sại nam màu cánh kiến” [95; 1003].

Ngoài ban thưởng theo định lệ, binh lính còn được thưởng thưởng đột xuất vào các năm Minh Mệnh thứ 11(1830), Thiệu Trị năm thứ 2 (1842) (ban thưởng 2 lần) và Tự Đức năm thứ 12 (1858). Đối tượng được ban thưởng không chỉ quân chính quy mà biền binh mức thưởng không cố định. Không chỉ thưởng chung (Thiệu Trị năm thứ 2 (1842) biền binh điểm duyệt ở 5 tỉnh Bắc Kỳ và biền binh diễn tập bắn bù nhìn ở cửa biển Thuận An năm Tự Đức thứ 28 (1875) được vua thưởng 3000 quan tiền) binh lính còn được thưởng riêng như năm Minh Mệnh thứ 11 (1830) mỗi binh lính được thưởng 1 quan tiền [6; tờ 64 tập 39, ngày 19 tháng 1

năm Minh Mệnh thứ 11 (1830)].

Ngoài ra, binh lính còn được thưởng trong các hoạt động thao diễn và diễn tập bao gồm cả binh lính ở kinh và lính ở các địa phương.

Đối với thao diễn, binh lính theo hạng được thưởng riêng và thưởng chung. Về thưởng riêng, theo Châu bản, dưới thời Minh Mệnh binh lính được thưởng 3 lần vào các năm: Minh Mệnh năm thứ 7 (1826) vua thưởng cho biền binh thao diễn bắn súng điểu thương “bắn trúng 1 đích được coi như bắn trúng 2 khuyên. Ai bắn trúng 8,9, 10 khuyên đc xếp hạng ưu, thưởng 3 quan, trúng 6,7 khuyên đc xếp hạng bình, thưởng 2 quan, trúng 4,5 khuyên đc xếp hạng thứ, thưởng 1 quan” [28; tờ 288 tập 19

ngày 16 tháng 10, Minh Mệnh năm thứ 7 (1826)], năm Minh Mệnh thứ 11 (1830), triều Nguyễn thưởng cho biền binh Thanh Nghệ, Bắc thành về Kinh thao diễn [7; tờ 221 tập 39 ngày 21 tháng 2 Minh Mệnh thứ 11(1830)] và binh lính trong Kinh mỗi người 1quan tiền [6; tờ 64 tập 39 ngày 19 tháng 1 Minh Mệnh thứ 11 (1830)].

Với thưởng chung, Minh Mệnh năm thứ 21 (1840) nhà vua “gia ân thưởng hết cho


Cẩm Y vệ 20 quan tiền, Cấm Binh 5 doanh 100 quan tiền” [19; tờ 94 tập 78 ngày 29 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 21 (1840)]. Dưới thời vua Thiệu Trị, nhà nước ban thưởng cho binh lính 3 lần với mức thưởng khác nhau dựa trên định mức lương tháng: năm Thiệu Trị 6 (1846) nhà vua ban thưởng cho binh lính 5 tỉnh Bắc Kỳ “thưởng thêm cho mỗi tên nữa tháng tiền lương bổng” [40; tờ 46 quyển 33 ngày tháng 5 năm Thiệu trị thứ 6 (1846)], Thiệu Trị năm thứ 7 (1847), triều đình ban thưởng cho biền binh Quảng Trị về kinh thao diễn trong đó “binh đinh truyền cho thưởng mỗi người 1 tháng bổng tiền lương bổng, lại chuẩn cho nghỉ ngơi mấy ngày rồi cho về tỉnh” [42; tờ 77 quyển 40 ngày 14 tháng 2 năm Thiệu Trị thứ 7 (1847)] và nhân lễ Đông hưởng. Dưới thời vua Tự Đức, binh lính và chức quan ở Bình từ“Suất đội cho tới binh lính đều thưởng cho 1 tháng tiền lương bổng” [54; tờ 49 tập 11, ngày 10 tháng 2 năm Tự Đức 2 (1848)].

Đối với diễn tập, triều Nguyễn khen thưởng nhiều nhất cho các lực lượng chiến đấu của Tượng binh và Thủy binh. Hình thức chủ yếu là thưởng chung cho một đội quân. Ví dụ, Minh Mệnh thứ 2 (1821), vua thưởng cho thủy quân diễn tập trên sông Hương 200 quan tiền, Minh Mệnh 11 (1830) thưởng cho thủy quân “nhân đầu xuân năm mới, theo thường lệ thao diễn thuỷ quân. Cho thưởng 300 quan tiền” [29; tờ 31 tập 39 ngày 12 tháng 1 năm Minh Mệnh thứ 11 (1839)].

Như vậy, việc khen thưởng đối với binh lính có thành tích tốt trong tập luyện là việc làm thường xuyên của các vua triều Nguyễn thể hiện sự coi trọng của nhà nước đối với sự tinh nhuệ của quân đội khuyến khích binh lính trong tập luyện và chiến đấu.

4.2.3.2. Khen thưởng đối với binh lính trong nhiệm vụ xây dựng và kiến thiết đất nước

Dưới triều Nguyễn, binh lính được ban thưởng cho các hoạt động lao động sản xuất như sản xuất quân trang quân dụng, binh lính hộ giá, binh lính tham gia các hoạt động sản xuất nông nhiệp và xây dựng các công trình công cộng.

Thưởng cho quân sản xuất quân trang và quân dụng gồm thưởng cho binh lính đóng thuyền, chế tạo vũ khí.

Đối với binh lính đóng thuyền, việc ban thưởng được các vua triều Nguyễn thực thi vào các năm: Gia Long năm thứ 9 (1810), Minh Mệnh năm thứ 5 (1824) và Thiệu Trị năm thứ 2 (1842). Binh lính thường được thưởng chung với thợ đóng thuyền. Định mức khen thưởng có sự chênh lệch lớn, trong khi năm Gia Long thứ 9 (1810) lính đóng thuyền lê dương được thưởng tới 2.800 quan tiền [89; 802] thì năm Thiệu Trị thứ 2 (1842) biền binh chế tạo thuyền, dẫn hộ về kinh chỉ được thưởng 30 quan [94; 360].

Đối với binh lính chế tạo vũ khí như đúc súng, tán luyện thuốc súng đạn,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2023