Sự Cần Thiết Phải Ban Hành Luật Hn&gđ Năm 2000 Và Yêu Cầu Sự Điều Chỉnh Của Chế Định Cấp Dưỡng


1.2.3. Sự cần thiết phải ban hành Luật HN&GĐ năm 2000 và yêu cầu sự điều chỉnh của chế định Cấp dưỡng

Giữa những năm 1990 sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, với sự mở cửa đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Cơ chế thị trường đã mang lại cho chúng ta rất nhiều thành tựu trong mọi lĩnh vực song cũng chính nó đã có những ảnh hưởng tiêu cực trong đời sống gia đình Việt Nam. Số người thất nghiệp ngày càng nhiều, sự chênh lệch về mức sống giữa các gia đình ngày càng cao. Số hộ giàu lên rất nhanh, từ đó nhu cầu hưởng thụ rất lớn, và họ dễ dàng quên đi truyền thống văn hoá tốt đẹp của nhân dân ta. Bên cạnh đó sự tiếp nhận các luồng văn hóa khác nhau làm cho nếp sống của gia đình Việt Nam có những chuyển biến khá phức tạp và chao đảo. Điều đó phần nào đã dẫn đến sự thiếu quan tâm, thiếu trách nhiệm giữa những người thân trong gia đình, đặc biệt là đối với người già và trẻ em. Chính vì thế các vụ án về HN&GĐ xẩy ra ngày càng nhiều, rất đa dạng và phong phú nhưng cũng vô cùng phức tạp. Thể hiện ở các vụ kiện khác nhau: Tranh chấp về cấp dưỡng, xác định cha mẹ cho con, yêu cầu huỷ hôn nhân trái pháp luật... Trong thực tiễn xét xử do không nắm vững pháp luật hoặc do một số qui định của Luật HN&GĐ 1986 đã không còn phù hợp, kém hiệu quả. Vì Luật HN&GĐ 1986 được ban hành vào những năm đầu của thời kỳ đổi mới nên phần lớn các qui định còn mang tính cô đọng, khái quát với tính chất định khung chưa cụ thể và chi tiết nên không còn phù hợp với tính chất phức tạp của các quan hệ hôn nhân gia đình thời đổi mới và hội nhập. Có nhiều vấn đề về hôn nhân gia đình mới nảy sinh mà Luật HN&GĐ 1986 chưa dữ liệu tới. Vì vậy dẫn tới cách hiểu, áp dụng pháp luật không thống nhất của một số toà án nên đã có một số phán quyết của Toà án “chưa thấu tình đạt lý” gây tranh cãi và ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của công dân.


Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và toàn cầu hoá trên mọi phương diện . Do đó yêu cầu phải hoàn thiện và pháp điển hoá một bước pháp luật HN&GĐ đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa các qui định của Luật HN&GĐ với các qui định của BLDS và các văn bản pháp luật khác liên quan, góp phần khắc phục tình trạng tản mản, thiếu cụ thể và đồng bộ của pháp luật HN&GĐ nhằm đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong điều kiện kinh tế xã hội của nước ta hiện nay. Việc ban hành Luật HN&GĐ năm 2000 nói chung và hoàn thiện chế định cấp dưỡng nói riêng nhằm xây dựng các chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, đề cao trách nhiệm và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Không ngừng tiếp tục xây dựng và củng cố chế độ HN&GĐ XHCN, giữ gìn và phát huy phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp trong quan hệ hôn nhân gia đình, chống lại những ảnh hưởng xấu của chế độ HN&GĐ Tư bản, của các luồng văn hoá ngoại lai đang ngày càng xâm nhập vào gia đình Việt Nam dưới mọi hình thức, xoá bỏ những tàn dư lạc hậu của chế độ HN&GĐ phong kiến, hạn chế sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đối với các quan hệ hôn nhân gia đình.

Bên cạnh đó việc cần thiết phải ban hành Luật HN&GĐ năm 2000 nói chung và sự điều chỉnh của chế định cấp dưỡng nói riêng nhằm tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng và cần thiết cho công tác xét xử của Toà án. Không ngừng tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, đề cao vai trò trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội đối với các quan hệ HN&GĐ. Hơn thế Hiến pháp 1992 ra đời một lần nữa khẳng định vai trò của gia đình trong quá trình phát triển đất nước.


Trước những yêu cầu khách quan đó, chúng ta cần thiết phải sửa đổi bổ sung Luật HN&GĐ năm 2000 cho phù hợp với tình hình hiện nay đặc biệt là chế định cấp dưỡng.


CHƯƠNG 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

NỘI DUNG CỦA CHẾ ĐỊNH CẤP DƯỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000


Chế định cấp dưỡng trong pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2000 - 5

Luật HN&GĐ năm 2000 đã qui định về chế định cấp dưỡng khá cụ thể, chi tiết và toàn diện. Tại Khoản 11 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2000 qui định : “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu cần thiết của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của luật này”. Điều luật này đã nêu ra được sự khác biệt giữa nuôi dưỡng và cấp dưỡng. Theo quan điểm của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện thì mặc dù luật không chính thức phân biệt giữa nuôi dưỡng và cấp dưỡng song từ câu chữ của điều luật lại có sự khác biệt ở đây nghĩa vụ


nuôi dưỡng không lệ thuộc vào nhu cầu thiết yếu của người được nuôi dưỡng và tiềm lực kinh tế của người nuôi dưỡng mà tuỳ thuộc vào mối quan hệ thân thuộc giữa các bên. Một khi giữa một người và một người có mối liên hệ thân thuộc mà luật ghi nhận thì quan hệ nuôi dưỡng hình thành một cách đương nhiên, dù một bên không có khả năng vật chất để đáp ứng một cách thoả đáng các nhu cầu của bên kia. Ví dụ cha mẹ túng thiếu nghèo khổ vẫn phải nuôi dưỡng con. Hơn nữa nghĩa vụ nuôi dưỡng được thực hiện trong khuôn khổ thực hiện kế hoạch chi tiêu ngân sách chi tiêu của hộ. Có những khoản chi nhằm đáp ứng nhu cầu chung của nhiều người có quyền được nuôi dưỡng (như mua thức ăn chung cho cả nhà), có những khoản chi nhằm đáp ứng cho nhu cầu riêng của một người có quyền được nuôi dưỡng như đóng học phí cho con hoặc một nhóm nhu cầu của người đó phát sinh trong những hoàn cảnh đặc biệt và trong một khoảng thời gian nhất định như cho con một khoản tiền hàng tháng để con đóng tiền thuê nhà, tiền học phí, tiền ăn, tiền đi lại và tiền tiêu vặt. Trái lại nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện bằng cách người cấp dưỡng trích và tách hẳn một khoản tiền thành một phần tài sản (tiền hoặc hiện vật) giao cho người được cấp dưỡng để cho người này nhập phần đó vào phần ngân sách riêng của mình hoặc của hộ khác mà mình là thành viên. Và chỉ được chi tiêu theo kế hoạch của người đó hoặc của hộ đó để đáp ứng nhu cầu của bình thường của người được cấp dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Chính từ sự phân tích trên người ta nói rằng nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ là hình thức thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng mà đúng ra đó là hình thức thể hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng trong hoàn cảnh đặc biệt. Vì lý do nào đó mà người có nghĩa vụ nuôi dưỡng không cùng sống chung với người được nuôi dưỡng nên họ phải đóng góp để nuôi dưỡng. Chính từ sự đóng góp đó đã làm thay đổi phương thức thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng và nghĩa vụ nuôi dưỡng không còn phản ánh đúng tính chất của nó nên nghĩa vụ nuôi dưỡng đã chuyển thành


nghĩa vụ cấp dưỡng. Xét về mặt ngôn ngữ, cấp dưỡng và nuôi dưỡng không có mối quan hệ với nhau, từ này không phải là từ phát sinh hay từ dẫn xuất của từ kia. Nhưng xét dưới góc độ luật học thì giữa chúng lại có mối liên hệ với nhau. Pháp luật quy định nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con, giữa anh chị em, giữa ông bà và cháu và quy định nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau giữa vợ và chồng…bình thường nếu những người này cùng sống chung (ăn chung, ở chung) thì họ nuôi dưỡng nhưng thông qua việc cùng quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng chăm lo đời sống chung của gia đình, đóng góp để duy trì cuộc sống gia đình cho phù hợp với thu nhập và khả năng của mỗi người, nhưng trong thực tế có nhiều lý do dẫn đến việc những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau lại không cùng sống chung với nhau nên họ không thể trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng nhau, không thể chia sẻ với nhau theo tính chất “no đói có nhau” hoặc một thành viên nào đó có thu nhập, có tài sản nhưng lại không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với gia đình cũng như đối với thành viên khác thì khi đó nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh. Làm rõ mối quan hệ giữa nuôi dưỡng và cấp dưỡng còn giúp chúng ta thấy rõ sự khác nhau giữa cấp dưỡng, cấp dưỡng giữa các chủ thể có mối quan hệ gia đình với sự tương trợ, trợ giúp hoặc trợ cấp trong quan hệ xã hội nói chung. Thông qua đó khẳng định rằng cấp dưỡng là quan hệ tài sản phát sinh trên cơ sở quan hệ nhân thân, gắn liền với quan hệ nhân thân. Vì vậy, quan hệ cấp dưỡng không chỉ mang tính chất của một quan hệ tài sản đơn thuần mà đằng sau nó còn chứa đựng những yếu tố đạo lý, lẽ sống, tình cảm và tính nhân văn cao cả.‌

2.1. Các quy định chung về cấp dưỡng.


2.1.1. Điều kiện xuất hiện quan hệ cấp dưỡng


Theo khoản 11, Điều 8 Luật HN&GĐ 2002 qui định: “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu


cầu thiết yếu của người không sống chung cùng với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo qui định của luật này” [44, tr.16].

Việc xác định điều kiện xuất hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là vấn đề rất quan trọng, bởi lẽ đây là cơ sở để qui kết nghĩa vụ cho các chủ thể của quan hệ cấp dưỡng. Đồng thời đó cũng là căn cứ để phân biệt giữa nghĩa vụ cấp dưỡng và các hoạt động trợ cấp xã hội khác.

Như vậy quan hệ cấp dưỡng chỉ xuất hiện khi có những căn cứ pháp lý sau đây:

Thứ nhất: Quan hệ cấp dưỡng chỉ xuất hiện giữa những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng.

Điều 50 Luật HN&GĐ năm 2000 qui định “Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và các con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ và chồng theo qui định của pháp luật”.

Chúng ta có thể hiểu rằng quyền yêu cầu cấp dưỡng là quyền yêu cầu hỗ trợ vật chất để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Suy cho cùng, việc xây dựng chế định cấp dưỡng là dựa trên yêu cầu cơ bản của con người. Mỗi người sinh ra và còn sống đều có quyền sống và xã hội phải tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi người thực hiện quyền sống của mình mà một trong những điều kiện vật chất tối thiểu của sự sống là có cái ăn, cái mặc và nơi để ở.

Trước hết là quan hệ hôn nhân: Theo luật HN&GĐ năm 2002 qui định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn (Điều 60) nghĩa vụ này xuất hiện giữa những người có quan hệ hôn nhân. Do vậy chỉ những người tồn tại hôn nhân hợp pháp mới có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng nhau. Còn những


trường hợp nam nữ kết hôn nhưng kết hôn đó là trái pháp luật thì họ không phải là vợ chồng hợp pháp nên Toà án hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa họ nên không phát sinh quan hệ cấp dưỡng. Trong trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn, nếu có yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn mà Toà án tuyên bố họ không phải là vợ chồng thì không phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa họ. Như vậy, khi hai người tồn tại hôn nhân hợp pháp mà được Toà án giải quyết ly hôn theo yêu cầu thì mới có quy nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau. Hôn nhân hợp pháp là quan hệ hôn nhân được xác lập thông qua việc đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn của Nhà nước và được cấp giấy chứng nhận kết hôn. Hôn nhân thực tế là trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 nhưng không đăng ký kết hôn.

Bên cạnh quan hệ hôn nhân, những người có quan hệ huyết thống cũng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau. Như vậy để xác định mối quan hệ huyết thống phải bắt đầu bằng việc xác định quan hệ giữa cha mẹ và con. Từ quan hệ cha mẹ và con mà suy ra quan hệ giữa ông bà và cháu, giữa anh chị em với nhau.

Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn nhưng được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. Có nghĩa là cha mẹ của đứa trẻ được ghi vào phần kê cha mẹ trong giấy khai sinh của đứa con. Giấy khai sinh sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng xác định quan hệ giữa cha mẹ và con. Quan hệ giữa ông bà và cháu phát sinh trên cơ sở huyết thống được xác định dựa trên mối quan hệ giữa cha mẹ và con. Người là cha mẹ đẻ của đứa trẻ sẽ xác định ông bà nội, ông bà ngoại của đứa trẻ. Quan hệ giữa anh chị em phát sinh trên cơ sở huyết thống gọi là anh chị em ruột, bao gồm: anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha.

Quan hệ nuôi dưỡng: (nuôi con nuôi) làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con nghĩa là giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm


con nuôi. Quyết định công nhận nuôi con nuôi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là cơ sở pháp lý quan trọng làm phát sinh quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Cha mẹ nuôi và con nuôi có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau khi không cùng chung sống hoặc khi trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Thứ hai: Người yêu cầu cấp dưỡng phải là người chưa thành niên hoặc là người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình .

Điều kiện làm xuất hiện quan hệ cấp dưỡng khi những người này phải có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Đây mới chỉ là điều kiện cần thiết làm xuất hiện quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa hai bên. Để cho quan hệ cấp dưỡng được xuất hiện đòi hỏi phải có điều kiện đủ là điều kiện kinh tế của người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng. Trong đó người được cấp dưỡng phải là người chưa thành niên và người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình.

Trước hết đối với người chưa thành niên thì theo Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em khẳng định: “Trẻ em cần chuẩn bị đầy đủ để sống cuộc sống cá nhân trong xã hội và cần được nuôi nấng, giáo dục” và “có quyền được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt”. Hiến pháp của nước ta khẳng định: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vê, chăm sóc và giáo dục” (19, Điều 65). Trên cơ sở qui định của Hiến pháp, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 qui định: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức” (Điều 12). Pháp luật hôn nhân gia đình qui định: “Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho con chưa thành niên, anh chị em đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng, đùm bọc hoặc cấp dưỡng cho em chưa thành niên khi không còn cha mẹ, ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho cháu chưa thành niên khi cháu không còn cha mẹ hoặc anh chị”. Pháp luật một số nước cũng

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí