có cùng đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh. Tuy nhiên trong thực tiễn chế định pháp luật còn được hiểu theo nghĩa là một thiết chế pháp lý để điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có cùng chung tính chất, mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó chúng ta cần phải hiểu chế định cấp dưỡng bao gồm tất cả các quy phạm pháp luật về cấp dưỡng trong các văn bản pháp luật khác nhau, trong rất nhiều ngành luật khác nhau.
Chế định cấp dưỡng là một bộ phận cấu thành của Luật HN&GĐ. Với tư cách là một chế định của Luật HN&GĐ, cấp dưỡng được quy định thành một chương trong Luật HN&GĐ năm 2000. Chế định cấp dưỡng có mối quan hệ nội tại thống nhất với các nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ, cũng như với các nhóm quy phạm khác của Luật HN&GĐ. Trong chế định cấp dưỡng, các vấn đề như: Điều kiện để một người có thể trở thành chủ thể của quan hệ cấp dưỡng, mức cấp dưỡng, phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thời điểm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng… được quy định một cách cụ thể và toàn diện. Các bên tham gia quan hệ cấp dưỡng có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Các bên không thể tùy ý thoả thuận để làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ đó. Việc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ về cấp dưỡng hoặc thực hiện không đúng các quyền và nghĩa vụ đó sẽ phải xử lý bằng các biện pháp chế tài theo pháp luật.
Cấp dưỡng là một chế định trong pháp luật hôn nhân và gia đình, bao gồm các quy định điều chỉnh mối quan hệ và đảm bảo cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể của quan hệ cấp dưỡng.
Như vậy, chế định cấp dưỡng với tính cách là một bộ phận của Luật Dân sự- HN&GĐ đó là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên gắn bó với nhau trên cơ sở hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng nhằm xác định quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng,
trách nhiệm giữa các chủ thể đó đóng góp phí tổn (tiền, tài sản…) cấp dưỡng cho nhau trong những điều kiện nhất định, bảo đảm ổn định trật tự các quan hệ cấp dưỡng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.
1.2. Chế định cấp dưỡng trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển và sự cần thiết phải ban hành Luật HN&GĐ năm 2000, yêu cầu sự điều chỉnh của chế định Cấp dưỡng
1.2.1.Khái quát một số nét về vấn đề cấp dưỡng trước năm 1945
Có thể bạn quan tâm!
- Chế định cấp dưỡng trong pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2000 - 1
- Chế định cấp dưỡng trong pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2000 - 2
- Khái Quát Một Số Nét Về Vấn Đề Cấp Dưỡng Từ 1945 Đến Nay
- Sự Cần Thiết Phải Ban Hành Luật Hn&gđ Năm 2000 Và Yêu Cầu Sự Điều Chỉnh Của Chế Định Cấp Dưỡng
- Phương Thức Cấp Dưỡng Và Mức Cấp Dưỡng
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
1.2.1.1. Khái quát một số nét về vấn đề cấp dưỡng ở Nhà nước Phong
kiến
Pháp Luật thời Phong kiến Việt Nam là bức tranh thời đại, không những phản ánh trung thực tổ chức của xã hội và gia đình trong mỗi giai đoạn lịch sử mà còn biểu lộ cả trạng thái và phản ứng phức tạp của tâm hồn người dân Việt Nam trước những biến cố lịch sử. Do đó trong mỗi thời kỳ khác nhau của lịch sử pháp luật đều có sự thay đổi phù hợp với bối cảnh xã hội thời bấy giờ. Tuy nhiên việc nghiên cứu pháp luật thời phong kiến sẽ gặp rất nhiều khó khăn do chính sách đồng hóa, ngu dân mà Trung Quốc đã áp dụng triệt để ở Việt Nam hơn 10 thế kỷ nên các tài liệu, sử sách sao chép luật lệ đều bị thất lạc và mai một. Tiêu biểu cho pháp luật thời kỳ phong kiến còn sót lại đến ngày nay là: Bộ Luật Hồng Đức và Bộ Luật Gia Long.
Sự kết hợp giữa Nho giáo và khung cảnh xã hội Việt Nam thời bấy giờ để tạo ra một nét văn hoá độc đáo. Từ ngàn xưa gia đình được coi là nền tảng của xã hội, gia đình có vững mạnh thì xã hội mới ổn định. Vì vậy mà đạo lý gia đình được đặc biệt quan tâm trong pháp luật. Điều 375 BLHĐ qui định: "Vợ chồng không có con hoặc ai chết trước không có chúc thư, mà điền sản chia về
vợ hay chồng, cùng là để việc tế tự không đúng phép, thì xử phạt 50 roi, biếm một tự. Người trong họ không được giữ phần điền sản về việc tế tự ấy nữa" [3,Tr.146]. Điều luật này được hiểu là nếu chồng chết trước thì điền sản được chia làm hai phần, phần về người họ ăn thừa tự 1 phần để giữ việc tế tự, về vợ một phần. Phần của người vợ chỉ để nuôi đời mình chứ không được làm của riêng. Vợ chết trước hoặc tái giá thì phần ấy thuộc về người thừa tự. Nếu cha mẹ còn sống thì thuộc về cha mẹ tất cả. Vợ chết trước chồng cũng thế chỉ không bắt buộc hễ lấy vợ khác thì mất phần ấy. Còn đối với điền sản vợ chồng làm ra thì chia làm 2 phần mỗi vợ chồng một nửa, phần của vợ được nhận làm của riêng, phần của chồng được chia làm 3 phần cho vợ 2 phần, để vào việc tế tự và phần mộ 1 phần. Hai phần cho vợ cũng chỉ được để nuôi đời mình không được nhận làm của riêng. Vợ chết hoặc cải giá thì phần ấy để lại cho việc tế tự. Như vậy BLHĐ cũng đã đề cập đến vấn đề cấp dưỡng trong gia đình nhưng chưa rõ ràng. Nghĩa vụ cấp dưỡng được hiểu như nghĩa vụ nuôi dưỡng là chủ yếu. Hơn thế trong các sắc luật của Nhà vua về đạo đức xã hội và gia đình thì đạo hiếu đứng hàng thứ hai sau chữ trung với Vua. Chính vì vậy mà trong Quốc triều hình luật (QTHL) có qui định về 10 tội thấp ác thì trong đó có tội bất hiếu. Một trong những hành vi của tội bất hiếu là nuôi nấng cha mẹ thiếu thốn không chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. Chữ hiếu không chỉ dừng lại trong phạm vi hẹp là nghĩa vụ của con đối với cha mẹ mà rộng hơn nữa đó là là nghĩa vụ của cháu đối với ông bà, người dưới đối với người trên. Điều 506- BLHĐ qui định: “Con cháu trái lời dạy bảo và không phụng dưỡng bề trên, mà bị ông bà cha mẹ trình lên quan thì xử tội khoa đinh, con nuôi, con kế tự mà thất hiếu với cha nuôi, cha kế thì xử giảm tội trên một bậc, và mất tài sản đã được chia” [3, tr.193]. Đặc biệt trong QTHL cũng có qui định rất rõ nghĩa vụ cấp dưỡng, đùm bọc lẫn nhau giữa những người cùng thôn xóm. Điều 295 - BLHĐ qui định “Những người góa vợ, góa chồng, mồ côi và người tàn tật
nặng, nghèo khổ không có người thân thích nương tựa, không thể tự mình mưu sống được thì quan sở tại phải thu nuôi họ, mà bỏ rơi thì bị xử đánh 50 roi, biếm một tự. Nếu họ được cấp cơm áo mà quan lại ăn bớt thì phải khép vào tội như người giữ kho ăn bớt của công” [3,Tr.123]. Ở đây có sự đan xen giữa đạo đức và pháp luật. Cha mẹ chăm sóc và nuôi dưỡng con, con phụng dưỡng cha mẹ là nghĩa vụ đạo đức. Nhưng khi nghĩa vụ đạo đức không được thực hiện một cách tự nguyện thì pháp luật qui định những biện pháp trừng trị thích đáng.
Bên cạnh đó Điều 284-BLHĐ cũng qui định rất rõ trách nhiệm của các quan ti trong việc để cho người dân phải nghèo khổ đến mức phải phiêu bạt đi nơi khác. Điều này nên chăng chính quyền địa phương ngày nay nên kế thừa và phát triển. Hơn thế trong Điều 294-BLHĐ ghi: “Trong kinh thành hay phường, ngõ, làng xóm có kẻ ốm đau mà không ai nuôi nấng nằm ở đường xá, cầu, điếm, chùa thì xã quán đó phải dựng lều lên mà giữ gìn chăm sóc cho họ cơm cháo, thuốc men, sốt cao thì phải cứu cho họ sống, không được bỏ mặc họ rên rỉ khốn khổ. Nếu không may họ chết thì phải trình lên quan tùy theo điều kiện mà chôn cất, không được để lộ thi hài, nếu trái lệnh thì quan phường xã đó phải tội biếm, hay bãi chức” [3,Tr. 122]. Như vậy ở thời Lê người ta gần như đồng nhất cấp dưỡng với trợ cấp xã hội. Nhưng dẫu sao Pháp luật nhà Lê cũng đã rất quan tâm đến cấp dưỡng cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn, cũng như qui kết trách nhiệm cho quan sở tại và những người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Dưới triều Nguyễn do ảnh hưởng của giặc ngoại xâm Trung quốc và sau đó là Thực Dân Pháp đã đánh dấu một sự suy vi về phương diện pháp lý. BLGL nó gần như sao chép lại Luật Nhà Thanh nên nội dung chủ yếu là hình luật và hình phạt được qui định hết sức hà khắc. Ngay cả quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng được qui định dưới các điều khoản về hình luật. Tại mục 15 quyển 16 về hình luật qui định về tội con cháu vi phạm lời dạy bảo của ông bà cha mẹ: “Con cháu vi phạm lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ hoặc phụng dưỡng
mà cố ý làm thiếu sót thì phạt 100 trượng” [24, tr.847]. Như vậy dù không có điều khoản qui định về nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc phụng dưỡng giữa các thành viên trong gia đình nhưng BLGL đã gián tiếp khẳng định nghĩa vụ đó. Điều đó cũng được thể hiện rõ trong quyển 2, phần về danh lệ, tại mục 17 qui định về trường hợp người phạm tử tội nhưng phải nuôi dưỡng cha mẹ. Theo qui định này nếu người phạm tử tội không được ân xá mà ông bà nội, cha mẹ già yếu (trên 70 tuổi hay bị già yếu) cần được săn sóc mà trong gia đình không còn ai từ 16 tuổi trở lên thì pháp quan phải tâu lên Vua. Nếu phạm tội đồ lưu thì xử 100 trượng, tội còn thừa thì nhận giá chuộc và cho ở nhà nuôi dưỡng ông bà cha mẹ [24, tr.133].
Trong xã hội Việt Nam thời kỳ Phong kiến khái niệm gia đình được hiểu theo nghĩa rất rộng. Theo quan niệm chung thì gia đình được hiểu là một tập thể lớn bao gồm các thành viên mấy đời liên tiếp chung sống với nhau dưới quyền của người tộc trưởng. Gia đình lý tưởng là "ngũ đại đồng đường". Do đó phạm vi điều chỉnh của Luật HN&GĐ không chỉ bao gồm các quan hệ xã hội về kết hôn, ly hôn, hôn sản mà bao gồm cả các quan hê xã hội về thừa tự, dưỡng tử, giữa các thành viên trong gia tộc. Trong đó vấn đề thờ cúng tổ tiên rất được xem trọng. Tuy nhiên do ảnh hưởng của chế độ gia trưởng nên mọi quan hề trong phạm vi gia đình thường được các thành viên trong gia đình giải quyết trên cơ sở tôn trọng tuyệt đối ý kiến của người tộc trưởng và những qui tắc đạo đức truyền thống mà đôi khi không cần sự can thiệp của pháp luật. Song dẫu sao pháp luật phong kiến quan tâm đặc biệt đến nghĩa vụ phụng dưỡng của con cháu đối với ông bà cha mẹ. Pháp luật thời kỳ này qui định nghĩa vụ nuôi dưỡng và cấp dưỡng của cha me đối với con cái trong các trường hợp thông thường mà không qui định nghĩa vụ này trong các trường hợp đặc biệt như khi cha mẹ ly hôn hoặc cha, mẹ cấp dưỡng cho con ngoài giá thú. Bởi lẽ trong trường hợp cha mẹ ly hôn thì con thường ở lại với cha.
Tất cả tài sản của mẹ (kể cả tài sản người mẹ đem về nhà chồng và những tài sản được cho trong thời kỳ hôn nhân) được gộp vào tài sản người cha tạo thành một khối do người cha nắm giữ và dùng để nuôi con. Và nếu họ chia nhau con thì họ cũng chia nhau tài sản. Do đó không đặt ra vấn đề cấp dưỡng. Trong trường hợp người cha có con ngoài giá thú, nếu quan hệ giữa mẹ đứa trẻ và người đàn ông bị bắt quả tang thì người đàn ông phải nuôi dưỡng đứa trẻ. Nếu quan hệ giữa mẹ đứa trẻ và người đàn ông không bị bắt quả tang thì người mẹ phải nuôi dưỡng đứa trẻ. Hơn nữa pháp luật thời phong kiến không cho phép con ngoài giá thú được quyền kiện tìm cha để hưởng quyền cấp dưỡng [24, tr.115-116]. Do đó vấn đề cấp dưỡng của cha đối với con ngoài giá thú không được pháp luật qui định. Trong quan hệ vợ chồng, pháp luật qui định nghĩa vụ phù trợ. Thực chất đây là nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc về mặt vật chất giữa vợ và chồng chứ không phải là nghĩa vụ cấp dưỡng, bởi lẽ sau khi kết hôn vợ chồng có nghĩa vụ sống chung và phù trợ lẫn nhau và khi ly hôn thì người vợ chuyển về nương tựa gia đình cha mẹ đẻ của mình. Trong trường hợp vợ chồng ly hôn mà người vợ không còn bà con họ hàng để trở về nương tựa thì thuộc trường hợp tam bất khứ nên người chồng không được bỏ vợ. Đồng thời nếu người vợ không có lỗi mà bị chồng bỏ (như không có con) thì được mang điền sản của mình về. Do đó cuộc sống của người vợ sau khi ly hôn đã được pháp luật dự liệu và có biện pháp đảm bảo nên vấn đề cấp dưỡng của chồng đối với vợ không được đặt ra. Tuy nhiên theo ủy ban cố vấn án lệ thì trong trường hợp ly hôn (không phải là trường hợp rẫy vợ) quyền lợi của người vợ được bảo đảm hơn. Họ có thể được người chồng cấp dưỡng nếu thắng kiện.
1.2.1.2.Khái quát một số nét về vấn đề cấp dưỡng thời kỳ Pháp thuộc.
Dưới thời pháp thuộc, với chính sách chia để trị, Thực Dân Pháp đã chia nước ta ra ba miền: Bắc, Trung, Nam tương ứng với ba miền là ba Bộ luật. ở miền Bắc có Bộ dân luật bắc kỳ (DLBK) năm 1931, ở miền Trung có Bộ dân luật trung kỳ (DLTK) năm 1936 và miền Nam có Bộ dân luật giản yếu (DLGY) năm 1883. Các nhà làm luật Việt Nam thời kỳ này cũng dựa trên những Điều luật của BLHĐ và BLGLđể tạo ra những qui định phù hợp với truyền thống gia đình Việt Nam. Nhưng do ảnh hưởng bởi tư tưởng Phong kiến “trọng nam khinh nữ” và quan niệm về gia tộc thừa tự quá lớn. Vì vậy quan hệ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình vẫn chịu sự chi phối tuyệt đối của người gia trưởng (thường là người con trai trưởng, chồng, cha).
Pháp luật thời kỳ này qui định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng và các thành viên trong gia đình một cách rõ nét hơn so với pháp luật thời phong kiến.
Trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái bất kể là con đẻ hay con nuôi, pháp luật qui định cha mẹ có nghĩa vụ nuôi nấng, cưu mang con. Điều đó được thể hiện trong qui định về nghĩa vụ của vợ chồng tại Điều 91 Bộ DLBK và Điều 91 Bộ BLTK: Vợ chồng phải cùng nhau làm cho gia đình hưng thịnh và lo toan việc nuôi nấng, dạy dỗ con cái. Xuất phát từ nghĩa vụ nuôi nấng con cái mà trong đó nó chứa đụng cả nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cái. Như vậy pháp luật thời kỳ này có sự đồng nhất giữa nuôi dưỡng và cấp dưỡng. Chẳng hạn trong Điều 207 Bộ DLBK và Điều 207 Bộ DLTK qui định: Làm người con phải suốt đời hiếu thuận, cung kính ông bà cha mẹ, Lại phải cấp dưỡng cho cha mẹ ông bà. Cấp dưỡng trong trường hợp này là nuôi dưỡng. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì việc sử dụng thuật ngữ cấp dưỡng và nuôi dưỡng được phân biệt rõ ràng. Đó chính là trường hợp người có nghĩa vụ
cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không sống chung với nhau. Pháp luật qui định cha mẹ có nghĩa vụ nuôi nấng và cưu mang con cái nhưng trong trường hợp cha hoặc mẹ không sống chung với con để thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải cấp dưỡng cho con. Đó là trường hợp cha phải cấp dưỡng cho con ngoài giá thú. Điều 182 Bộ DLBK và Điều 180 Bộ DLTK qui định: Khi Toà án tuyên bố một người đàn ông là cha của con ngoài giá thú thì đồng thời Toà án cũng phải tuyên bố người đó phải cấp dưỡng cho đứa con đến khi nó 18 tuổi. Nếu cha mang con về nuôi dưỡng, chăm sóc như con chính thức thì không phải cấp dưỡng nữa. Trong quan hệ vợ chồng pháp luật qui định về nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp hôn nhân còn tồn tại và cả trong trường hợp vợ chồng ly hôn.
+ Đối với trường hợp hôn nhân còn tồn tại, người chồng phải cấp dưỡng cho vợ lẽ, bởi người vợ lẽ không được sống chung với chồng nhưng có quyền được chồng cưu mang và phù trợ. Còn người vợ cả vấn đề cấp dưỡng không được đặt ra, nhưng án lệ lại cho phép người vợ cả có quyền được yêu cầu người chồng cấp dưỡng nếu dẫn chứng được rằng người chồng đã không cho chung sống hoặc đã làm tổn hại nhân cách của mình tại nơi ở chung làm cho người vợ cả không thể sống chung với người chồng được (người chồng đã nuôi dưỡng tại nhà một người tình nhân không có hôn thú). Đồng thời pháp luật cũng qui định người chồng phải cấp dưỡng cho vợ trong thời gian giải quyết việc ly hôn. Điều 139 Bộ DLBK và Điều 137 Bộ DLTK qui định: Sau khi quan chánh án đã thụ lý đơn xin ly hôn thì có thể truyền cho thi hành các phương án tạm thời: Định chỗ ở cho vợ chồng, việc trông nom con cái, nếu cần định cả tiền cấp dưỡng.
+ Khi vợ chồng ly hôn thì pháp luật qui định người chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho vợ (3, Điều 144), (4, Điều 142). Tuy nhiên trong trường hợp người vợ tái giá, vô hạnh, hoặc ăn ở tư tình với người khác thì không được