Khái Quát Một Số Nét Về Vấn Đề Cấp Dưỡng Từ 1945 Đến Nay


nhận tiền cấp dưỡng. Pháp luật thời kỳ này không qui định nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ đối với chồng. Bởi nó ảnh hưởng thuyết vô năng lực của người đàn bà và thuyết tam tòng lúc bây giờ.

Tiền cấp dưỡng chỉ có ý nghĩa đảm bảo ổn định cuộc sống của người vợ sau khi ly hôn mà hoàn toàn không mang tính chất của khoản tiền bồi thường. Vì vậy pháp luật không đặt vấn đề xác định yếu tố lỗi của các bên. Người chồng dù không có lỗi vẫn phải cấp dưỡng và người vợ dù có lỗi vẫn được cấp dưỡng.

Tóm lại, hệ thống pháp luật trước Cách mạng tháng Tám dựa trên nền tảng đạo lý gia đình nên đã qui định các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau. Mặc dù chưa có sự phân biệt giữa nghĩa vụ cấp dưỡng và nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng trong từng hoàn cảnh khác nhau đã cho chúng ta thấy rõ nghĩa vụ cấp dưỡng được qui định và tồn tại song song với nghĩa vụ nuôi dưỡng. Cùng với sự tồn tại của ba Bộ dân luật, ủy ban cố vấn án lệ có nhiệm vụ khảo cứu các tục lệ về gia đình. Do vậy ở thời kỳ này án lệ được áp dụng rộng rãi trong quá trình giải quyết các quan hệ hôn nhân gia đình. Chính vì vậy mà vấn đề cấp dưỡng giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng bên cạnh việc áp dụng các qui định pháp luật còn có sự vận dụng sáng tạo và hợp lý các phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.

1.2.2. Khái quát một số nét về vấn đề cấp dưỡng từ 1945 đến nay


1.2.2.1. Khái quát một số nét về vấn đề cấp dưỡng từ năm 1945 đến 1975


Khi Cách mạng tháng tám thành công, việc xây dựng các quan hệ HN&GĐ tiến bộ cũng là một mục tiêu quan trọng của Cách mạng. Vì vậy Nhà nước đã xoá bỏ dần những lạc hậu, bất công, thiếu bình đẳng giữa nam và nữ, giữa cha mẹ và con trong quan hệ hôn nhân gia đình nhằm tạo ra


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

những cơ sở pháp lý tiến bộ, khoa học cho một chế độ HN&GĐ mới. Hiến pháp 1946 xoá bỏ bất bình đẳng giữa nam và nữ. Sắc lệnh 97 ngày 22.5.1950 tuyên bố một số nguyên tắc mới trong HN&GĐ như xác lập quyền tự lập của con đã thành niên trong việc kết hôn (Điều 2), quyền tái giá (Điều 3), quyền bình đẳng vợ chồng (Điều 5) quyền tự lập dân sự của vợ. Tiếp theo đó sắc lệnh 159/SL ngày 15.11.1950 quy định rõ vấn đề ly hôn thể hiện tính dân chủ, bình đẳng và nhân đạo của chính quyền mới trong việc xét xử và giải quyết ly hôn. Trong sắc lệnh này quy định rõ trách nhiệm của hai vợ chồng trong việc cấp dưỡng nuôi con như sau:

“Toà án sẽ căn cứ vào quyền lợi của các con vị thành niên để ấn định việc trông nom, nuôi nấng và dạy dỗ chúng”.

Chế định cấp dưỡng trong pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2000 - 4

Hai vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi dạy con, mỗi người tùy theo khả năng của mình.

Như vậy việc quy định về cấp dưỡng mới chỉ dừng lại ở các quyết định chung về cấp dưỡng giữa bố mẹ và con sau ly hôn. Luật HN&GĐ năm 1959 được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1959 và được công bố do Sắc lệnh số 02 ngày 13/01/1960. Ở miền Nam có Bộ luật gia đình ngày 02/01/1959 của chế độ Việt Nam cộng hòa. Mặc dù cùng được ban hành vào năm 1959, nhưng với điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội khác nhau nên hai văn bản pháp luật này có sự khác nhau hoàn toàn về bản chất. Tuy nhiên cả hai văn bản pháp luật này có một ý nghĩa chính trị to lớn, nó vừa góp phần giải phóng phụ nữ vừa là cơ sở pháp lý quan trọng để đấu tranh xoá bỏ những tập tục hôn nhân gia đình phong kiến lạc hậu, xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình tự do và tiến bộ - Luật HN&GĐ 1959 đã qui định vợ chồng có nghĩa vụ săn sóc và giúp đỡ lẫn nhau. Thực chất của nghĩa vụ săn sóc và giúp đỡ lẫn nhau giữa vợ và chồng chính là nghĩa vụ mà vợ chồng phải thực hiện nhằm đảm bảo nhu


cầu vật chất cho nhau trong thời gian chung sống. Xuất phát từ nghĩa vụ này Luật qui định trong trường hợp hai vợ chồng ly hôn, nếu một bên túng thiếu yêu cầu cấp dưỡng thì bên kia phải cấp dưỡng theo khả năng (42, Điều 30). Như vậy nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn đã được pháp luật qui định một cách cụ thể, rõ ràng và đúng nghĩa của nó. Bên cạnh nghĩa vụ cấp dưỡng khi vợ chồng ly hôn, pháp luật thời kỳ này còn qui định một số trường hợp người chồng phải trợ cấp cho vợ đã ly hôn khi mà vào thời điểm ly hôn người vợ đang mang thai. Sau khi ly hôn, người vợ sinh con thì ngoài việc Toà án quyết định cho người chồng cấp dưỡng cho con thì Toà án cũng cần chú ý đến việc người chồng phải trợ cấp sinh đẻ cho người vợ.

Khác với Luật HN&GĐ 1959 thì Bộ luật Gia Đình 1959 của Chế độ ngụy quyền Sài gòn qui định trong trường hợp cấp dưỡng giữa hai vợ chồng khi ly hôn pháp luật thời kỳ này đã qui định người có lỗi trong việc ly hôn có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người không có lỗi và phải cấp dưỡng cho họ khi họ có khó khăn túng thiếu. Cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly thân được qui định trong Bộ Luật gia đình 1959. Người thắng kiện trong việc ly thân có thể được hưởng một số tiền cấp dưỡng tính theo nhu cầu của người thắng kiện và tài sản của người thua kiện (Điều 67). Người thua kiện cũng được hưởng một khoản tiền cấp dưỡng nhưng sẽ bị tất cả quyền lợi mà người kia đã nhượng cho bằng hôn khế. Những quyền lợi đã giao kết đó sẽ thuộc về người thắng kiện. Sắc lệnh số 5 năm 1964 và Bộ dân luật 1972 không qui định về cấp dưỡng vợ chồng khi ly thân. Tuy nhiên ly thân không làm chấm dứt nghĩa vụ vợ chồng. Do đó khi vợ chồng ly thân nghĩa vụ tương trợ giữa họ vẫn duy trì nên họ phải cấp dưỡng cho nhau. Án lệ đã dựa trên cơ sở lý luận đó nên đã chấp nhận nguyên tắc vợ chồng ly thân phải cấp dưỡng cho nhau. Tuy nhiên nó khác cấp dưỡng khi ly hôn là không dựa vào yếu tố lỗi của các bên khi dẫn


đến ly thân và giải quyết yêu cầu cấp dưỡng dựa trên nhu cầu của người được cấp dưỡng và khả năng kinh tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, pháp luật thời kỳ này chủ yếu qui định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con mà không có qui định rõ nghĩa vụ cấp dưỡng của con cái đối với cha mẹ. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng như vậy là do hệ thống pháp luật trước Cách mạng tháng Tám quan tâm bảo vệ quyền của người gia trưởng, cha mẹ áp chế con cái nên quyền lợi của con cái không được bảo vệ một cách đích đáng. Nhà nước ra đời đã nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc và bảo vệ thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Trên quan điểm nhận thức đó, nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con cái trong gia đình được xác định là một nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ năm 1959. Cha mẹ có nghĩa vụ yêu thương, nuôi nấng và giáo dục con cái (Điều 17). Trong trường hợp cha mẹ ly hôn thì vẫn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi và giáo dục con cái, mỗi người tuỳ theo khả năng của mình (Điều 32). Thực chất đây là nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con là sự qui kết từ nghĩa vụ nuôi nấng của cha mẹ. Nếu vì lý do nào đó mà một bên cha hoặc mẹ không sống chung cùng con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình.

Như vậy cả Luật HN&GĐ 1959 và Bộ luật Gia đình 1959 đã qui định rõ nghĩa vụ về cấp dưỡng. Cha mẹ cấp dưỡng cho con ngoài giá thú trong trường hợp con ngoài giá thú được cha mẹ nhận hoặc Toà án cho nhận cha mẹ. Pháp luật qui định cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con và con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ. Trong trường hợp ly thân Luật gia đình 1959 qui định: Khi vợ chồng ly thân có thể giao con cho người thắng kiện nuôi dưỡng hoặc nếu vì quyền lợi của con cũng có thể giao con cho người thua


kiện nuôi dưỡng. Ngoài ra không có bất kỳ một qui định nào về việc cấp dưỡng cho con. Sắc lệnh 1964 và Bộ dân luật 1972 qui định khi vợ chồng ly thân việc nuôi giữ con giải quyết như các vụ ly hôn. Tóm lại không có điều luật nào qui định một cách cụ thể vấn đề cấp dưỡng của cha mẹ và con khi cha mẹ ly hôn nhưng qua các chế định về tổ chức phụ quyền có thể hiểu rằng khi một bên cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi con thì người kia có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con. Nếu cả cha và mẹ vì lý do nào đó mà không ai có thể nuôi con thì giao cho người thứ ba nuôi giữ và cha mẹ cùng phải cấp dưỡng cho con.

Pháp luật thời kỳ này qui định: Con ngoại hôn có quyền được cha hoặc mẹ cấp dưỡng. Nếu là con ngoại hôn thường thì cha hoặc mẹ có quyền nhận con hoặc người con có quyền truy tìm cha mẹ. Bản án tuyên bố cha con ngoại hôn hoặc mẹ con ngoại hôn đồng thời cũng khẳng định quyền của con ngoại hôn được cha hoặc mẹ cấp dưỡng (5, Điều 118), (5, Điều 235). Ngược lại, khi con trưởng thành mà cha mẹ rơi vào cảnh túng thiếu thì con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ.

Trong quan hệ giữa ông bà và cháu pháp luật không qui định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa họ với nhau. Tuy nhiên để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những đứa trẻ Thông tư số 01 của TATC đã hướng dẫn trong trường hợp cháu cần được cấp dưỡng nhưng cha mẹ cháu không có khả năng kinh tế và thuộc diện được pháp luật qui định cho tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu ông bà có điều kiện kinh tế thì Toà án sẽ giải thích vận động họ cấp dưỡng cho cháu. Như vậy việc ông bà cấp dưỡng cho cháu chưa phải là một nghĩa vụ pháp lý mà mới chỉ trên cơ sở tình cảm đạo lý mà Toà án thuyết phục động viên họ thực hiện nghĩa vụ này nhằm bảo vệ quyền lợi của đứa trẻ.

Để các văn bản pháp luật về cấp dưỡng được thực thi trong cuộc sống, ở miền Bắc Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 01 - TTg ngày


04/01/1966 qui định về việc các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, đơn vị bộ đội giúp đỡ thi hành bản án về hôn nhân và gia đình xử người công nhân, viên chức, quân nhân phải cấp tiền nuôi dưỡng vợ, con. Theo Thông tư này Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước, đơn vị bộ đội cần nhắc nhở, đôn đốc nhân viên của mình trong việc gửi tiền cấp dưỡng vợ, con đúng kỳ hạn. Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không nghiêm chỉnh thực hiện mà Toà án quyết định khấu trừ vào lương thì cơ quan, đơn vị nơi người có nghĩa vụ cấp dưỡng công tác sẽ thực hiện việc khấu trừ vào tiền lương và chuyển số tiền đó sang Toà án để giao cho người được nuôi dưỡng. Nhà làm luật của chế độ Nguỵ quyền Sài Gòn ở Miền Nam cũng đã qui định: “Người nào, mặc dầu đã có một quyết định tư pháp, án lệnh hay bản án mà trong vòng hai tháng không trả tất cả tiền cấp dưỡng cho người hôn phối hoặc những người hiểu theo luật có quyền được cấp dưỡng, có thể phạt giam từ 03 tháng đến 01 năm và phạt tiền từ 1000 đồng đến 100.000 đồng, hoặc một trong hai hình phạt ấy” (Điều 76, Bộ luật gia đình 1959)

1.2.2.2. Khái quát một số nét về vấn đề cấp dưỡng từ năm 1975 đến nay


Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Luật HN&GĐ 1959 được thi hành trong cả nước theo Nghị quyết số 76/CP ngày 25/03/1977 của Hội đồng Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành và xây dựng pháp luật thống nhất trong cả nước, Luật HN&GĐ 1959 và các văn bản pháp luật hôn nhân gia đình khác của Miền Bắc được áp dụng thống nhất trong cả nước. Ngày 18/12/1980 Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Hiến pháp 1980. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển của Luật HN&GĐ. Tình hình kinh tế - xã hội đã thay đổi, các qui định của Luật HN&GĐ 1959 không còn phù hợp. Việc ban hành một đạo luật mới điều chỉnh các quan hệ về hôn nhân và gia đình là một tất yếu khách quan để thúc


đẩy sự phát triển của đất nước. Luật HN&GĐ 1986 được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1986 và có hiệu lực thi hành 03/01/1987 trên nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và con, bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Luật HN&GĐ 1986 qui định cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục con, các con có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Xuất phát từ nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa các thành viên trong gia đình nên nghĩa vụ cấp dưỡng cũng được qui định trong luật nhưng nhìn chung mang tính kế thừa Luật HN&GĐ 1959. Song dẫu sao sự ra đời của Luật HN&GĐ 1986 đã đánh dấu một bước phát triển khá toàn diện của Luật HN&GĐ Việt Nam. Luật HN&GĐ 1986 đã xoá bỏ căn bản những tàn dư của chế độ HN&GĐ phong kiến lạc hậu, chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của hôn nhân gia đình tư sản, xác lập, củng cố và hoàn thiện chế độ HN&GĐ theo hướng XHCN. Luật HN&GĐ 1986 qui định khá cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc lẫn nhau.

Về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn chỉ được đặt ra khi thoả mãn hai điều kiện: Thứ nhất là bên có khó khăn, túng thiếu và yêu cầu cấp dưỡng. Thứ hai là bên kia phải có khả năng kinh tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Về mức cấp dưỡng và thời gian cấp dưỡng do hai bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Mức cấp dưỡng và thời gian cấp dưỡng có thể được thay đổi khi hoàn cảnh của mỗi bên có sự thay đổi. Nếu người được cấp dưỡng kết hôn với người khác thì không được cấp dưỡng nữa.

Khi cha mẹ ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom, chăm sóc con và phải đóng góp phí tổn nuôi dưỡng và giáo dục con, tức là phải cấp dưỡng cho con. Nếu người cha, người mẹ nào trì hoãn hoặc lẩn tránh việc cấp dưỡng cho con thì Toà án quyết định khấu trừ vào thu nhập hoặc buộc phải nộp khoản cấp dưỡng đó.


Bên cạnh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con khi ly hôn, Luật HN&GĐ năm 1986 con qui định nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa ông bà và cháu, giữa anh chị em với nhau. Điều này phù hợp với truyền thống và đạo lý cũng như xu thế phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Điều 27 Luật HN&GĐ năm 1986 qui định: “ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục cháu chưa thành niên trong trường hợp cháu không còn cha mẹ. Cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà trong trường hợp ông bà không còn con. Anh chị em có nghĩa vụ đùm bọc lẫn nhau trong trường hợp không có cha mẹ”. Luật HN&GĐ năm 1986 không có sự phân biệt rõ ràng giữa nghĩa vụ cấp dưỡng và nuôi dưỡng nhưng xét về tính chất của nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa ông bà và cháu, giữa anh chị em với nhau, xét về hoàn cảnh mà các bên phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng lẫn nhau và cấu trúc gia đình Việt Nam thời kỳ này có thể khẳng định rằng nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa ông bà và cháu, giữa anh chị em với nhau bao gồm cả nghĩa vụ cấp dưỡng.

Như vậy nghĩa vụ cấp dưỡng trong Luật HN&GĐ năm 1986 vẫn chưa đề cập một cách thoả đáng. Nó mới chỉ dừng lại ở việc cấp dưỡng giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái sau khi ly hôn. Ngoài ra trong giai đoạn này Nhà nước ta cũng đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhằm cụ thể hoá các qui định của Luật HN&GĐ năm 1986 về vấn đề cấp dưỡng như :

Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số qui định của Luật HN&GĐ năm 1986. Trong đó mục 8 qui định khá cụ thể chi tiết về việc cấp dưỡng cho vợ chồng và nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ, cháu, anh chị em.

Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 21/04/1993 qui định rõ về việc thi hành bản án, quyết định của Toà án về cấp dưỡng.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí