Chế định cấp dưỡng trong pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2000 - 2


mà không có hoặc hạn chế khả năng và không có tài sản hoặc có nhưng tài sản đó không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

Chủ thể có nghĩa vụ cấp dưỡng là người phải chu cấp tiền hoặc hiện vật để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho người khác. Trên thực tế nếu là cấp dưỡng tự nguyện thì việc xem xét khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hầu như không có ý nghĩa. Chỉ trong trường hợp cấp dưỡng theo qui định của Toà án thì vấn đề khả năng thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ cấp dưỡng mới thực sự có ý nghĩa. Theo pháp luật Việt Nam thì một người chỉ trở thành chủ thể của nghĩa vụ cấp dưỡng khi người đó đã thành niên và có khả năng kinh tế để thực hiện nghĩa vụ.

Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng là nội dung của quan hệ cấp dưỡng Quyền cấp dưỡng là quyền chủ thể trong quan hệ cấp dưỡng mà cụ thể

là khả năng xử sự của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cũng như bên có quyền được cấp dưỡng theo qui định của pháp luật về cấp dưỡng và được pháp luật bảo vệ

Nghĩa vụ cấp dưỡng là cách xử sự bắt buộc mà pháp luật qui định đối với người có nghĩa vụ nhằm đắp ứng nhu cầu cho người có quyền được cấp dưỡng.

Như vậy quyền được cấp dưỡng là một mặt trong nội dung của quan hệ cấp dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng là mặt thứ hai không thể thiểu trong quan hệ cấp dưỡng. Nếu quyền được cấp dưỡng là khả năng mà pháp luật qui định cho chủ thể hưởng thì nghĩa vụ cấp dưỡng là sự bắt buộc mà pháp luật đòi hỏi các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật HN&GĐ phải thực hiện. Quyền được cấp dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng là hai hiện tượng pháp lý không thể thiếu trong quan hệ cấp dưỡng. Không thể có quyền được cấp dưỡng nếu không có nghĩa vụ cấp dưỡng để đảm bảo cho quyền cấp dưỡng được thực hiện. Ngược lại sẽ không có nghĩa vụ cấp dưỡng nếu không có quyền được


cấp dưỡng cần được đáp ứng. Quyền được cấp dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng là hai mặt của một vấn đề.

Khách thể của quan hệ cấp dưỡng là những lợi ích mà các chủ thể tham gia vào quan hệ cấp dưỡng hướng tới. Xuất phát từ đặc điểm riêng biệt của quan hệ pháp luật HN&GĐ nhằm thoả mãn những lợi ích vật chất và tinh thần. Cấp dưỡng là nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng nên trong quan hệ cấp dưỡng lợi ích chính mà các chủ thể hướng tới là vật chất. Với hoàn cảnh phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng thì vật chất là những gì thuộc về nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, nói chung là nhu cầu thể xác của con người nên có thể là tiền hoặc lương thực bởi tiền và lương thực là yếu tố bảo đảm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống cho chủ thể có quyền cấp dưỡng một cách hợp lý nhất và có hiệu quả nhất. Tuy nhiên trong quan hệ cấp dưỡng các chủ thể còn hướng tới lợi ích tinh thần vì khi hưởng các lợi ích vật chất chủ thể của quyền được cấp dưỡng còn cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc của chủ thể có nghĩa vụ cấp dưỡng dành cho mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Để hiểu rõ hơn về chế định cấp dưỡng với tư cách là một loại quan hệ pháp luật dân sự, sau đây chúng ta đi tìm hiểu các đặc điểm của quan hệ pháp luật cấp dưỡng.

- Quan hệ cấp dưỡng là một loại quan hệ tài sản đặc biệt phát sinh giữa giữa các cá nhân với nhau khi có những điều kiện nhất định do đó không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác vì nó gắn liền với nhân thân chủ thể (người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng) mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải tự mình thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Do tính chất của nghĩa vụ cấp dưỡng là đảm bảo cho người chưa thành niên, người đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có tài sản tự nuôi mình được chăm sóc nuôi dưỡng, đảm bảo cho họ đủ điều kiện để tồn tại và phát triển. Vì vậy, nghĩa vụ cấp

Chế định cấp dưỡng trong pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2000 - 2


dưỡng là một trong các nghĩa vụ về tài sản nhưng mang tính chất đặc biệt là không thể được thay thế bằng nghĩa vụ khác và cũng không thể chuyển giao cho người khác. Bởi vì, nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ về tài sản. Trong quan hệ pháp luật HN&GĐ các quyền và nghĩa vụ về tài sản luôn phát, tồn tại và chấm dứt cùng với việc phát sinh, tồn tại và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ về nhân thân. Vì vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật HN&GĐ phải gắn với các nghĩa vụ và quyền về nhân thân mà không thể chuyển giao cho người khác. Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không còn khả năng để thực hiện nghĩa vụ thì họ tạm thời không phải thực hiện nghĩa vụ và khi đó thì việc cấp dưỡng cho người cần được cấp dưỡng sẽ do người khác có đủ điều kiện thực hiện. Chỉ khi nào các chủ thể có mối quan hệ nhân thân với nhau thì khi đó giữa họ mới có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau. Khi quan hệ nhân thân chấm dứt thì nghĩa vụ về cấp dưỡng cũng theo đó mà chấm dứt. Ví dụ: Cha mẹ phải cấp dưỡng cho con nhưng khi cha mẹ chết thì nghĩa vụ cấp dưỡng của họ đối với con chấm dứt (nghĩa vụ đó không thể chuyển giao cho người thừa kế). Tương tự như vậy, người được cấp dưỡng có quyền và nghĩa vụ nhận tiền hoặc hiện vật từ phía người có nghĩa vụ cấp dưỡng để đảm bảo cuộc sống mà không thể nhường quyền được cấp dưỡng cho người khác bởi lẽ quyền được cấp dưỡng thuộc về những người không có khả năng tự mình bảo đảm cuộc sống. Nếu chủ thể của quyền được cấp dưỡng nhượng quyền của mình cho người khác thì cũng đồng nghĩa với việc từ chối các điều kiện thiết yếu để duy trì sự sống. Đồng thời quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng không mang tính chất hàng hoá nên cũng không thể là đối tượng trong các giao lưu dân sự. Nên quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng không thể là đối tượng của một hợp đồng chuyển nhượng.

Cần khẳng định rằng nguyên tắc không thể chuyển giao trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng khác với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ


cấp dưỡng thông qua người thứ ba. Các chủ thể tham gia quan hệ cấp dưỡng không thể chuyển giao quyền và nghĩa vụ của mình cho người khác nhưng lại có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thông qua người thứ ba. Trong thực tế có những trường hợp vì điều kiện và hoàn cảnh nào đó mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thể trực tiếp thực hiện nghĩa vụ của mình thì họ có thể thông qua người khác để thực hiện nghĩa vụ của mình. Ví dụ: Người cha đang cư trú ở nước ngoài phải cấp dưỡng cho con sau ly hôn theo phương thức định kỳ hàng tháng thì người cha có thể gửi tiền về cho người thân của mình để hàng tháng người này chuyển tiền cấp dưỡng cho con.

- Quan hệ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha me và con, anh chị em với nhau, giữa ông bà nội ngoại và các cháu, giữa vợ và chồng.

- Quan hệ cấp dưỡng là quan hệ mang tính bền vững và lâu dài hơn các quan hệ HN&GĐ và các quan hệ dân sự. Nó chỉ chấm dứt khi có những sự kiện pháp lý nhất định: người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động, người được cấp dưỡng và người cấp dưỡng chết, người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi…Khoảng thời gian từ khi quan hệ cấp dưỡng phát sinh tồn tại đến khi chấm dứt là một khoảng thời gian có thể là năm, mười năm và có thể lâu hơn nữa chứ không như quan hệ dân sự ( quan hệ mua bán).

- Quan hệ cấp dưỡng mang tính bình đẳng và thoả thuận nhưng bao giờ cũng dựa trên cơ sở qui phạm pháp luật HN&GĐ chứ không giống thoả thuận trong quan hệ dân sự mang tính tự do ý chí của các bên. Bên cạnh đó sự bình đẳng trong quan hệ dân sự là sự bình đẳng giữa các chủ thể còn sự bình đẳng trong quan hệ cấp dưỡng dựa trên cơ sở bình đẳng của nam nữ do Hiến pháp


qui định: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

- Quan hệ cấp dưỡng là quan hệ tài sản có đi có lại nhưng không mang tính chất đồng thời, tuyệt đối và cũng không mang tính chất đền bù ngang giá (như trong quan hệ pháp luật dân sự về tài sản). Sự chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người ruột thịt bên cạnh ý nghĩa vật chất còn là nhu cầu tình cảm cần được thực hiện nhằm bảo đảm bảo sự gắn bó lẫn nhau giữa họ. Khi thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, người cấp dưỡng thường tiến hành một cách tự giác và không tính toán nhiều đến giá trị tài sản phải bỏ ra, và không nghĩ đến việc người được cấp dưỡng sẽ phải cấp dưỡng lại một số tài sản tương ứng. Mặt khác, không phải lúc nào nghĩa vụ cấp dưỡng cũng được đặt ra mà nghĩa vụ đó chỉ phát sinh trong những trường hợp nhất định với những điều kiện nhất định.

Nguyên tắc không đền bù ngang giá của quan hệ cấp dưỡng thể hiện ở chỗ pháp luật qui định khi một người cần được cấp dưỡng thì người thân của họ có nghĩa vụ cấp dưỡng nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu của họ. Khi người được cấp dưỡng có khả năng tự đảm bảo cuộc sống thì nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt. Người được cấp dưỡng không có nghĩa vụ hoàn lại số tiền hoặc hiện vật đã nhận từ người cấp dưỡng cho mình, kể khi họ đã rất có khả năng về kinh tế. Tương tự như vậy, người phải cấp dưỡng không có quyền đòi lại số tiền hoặc hiện vật mà trước đây họ đã chu cấp cho người được cấp dưỡng. Đồng thời người có quyền được cấp dưỡng ở thời điểm này không đương nhiên phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người đã từng cấp dưỡng cho mình tại thời điểm khác. Có thể có khả năng là người phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không bao giờ được hưởng quyền được cấp dưỡng chính từ người mà họ đã từng phải cấp dưỡng. Và cũng có thể theo thời gian, người mà trước đây được hưởng quyền cấp dưỡng nay lại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho chính


người trước đây đã cấp dưỡng cho mình thì số tiền hoặc hiện vật mà họ có nghĩa vụ chu cấp cho người được cấp dưỡng không nhất thiết là phải ngang bằng với phần trước đây họ đã nhận, mà số tiền hoặc hiện vật đó có thể lớn hơn rất nhiều cũng có thể ít đi rất nhiều. Vì vậy quan hệ cấp dưỡng không mang tính đền bù tương đương, không có tính chất tuyệt đối và không diễn ra đồng thời.

- Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ bổ sung, nó chỉ phát sinh khi nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, nó chỉ phát sinh trong những điều kiện nhất định, khi người được cấp dưỡng không có tài sản để tự nuôi mình.

1.1.2. Khái niệm chế định cấp dưỡng


Trong khoa học pháp lý, các thuật ngữ: hệ thông pháp luật, ngành luật, chế định pháp luật, quy phạm pháp luật được sử dụng một cách phổ biến. Nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội thông qua các quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Khác với các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, các nước theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa trong đó có Việt Nam phân chia hệ thống pháp luật quốc gia thành các ngành luật, trong mỗi ngành luật có các chế định pháp luật, trong mỗi chế định pháp luật có các quy phạm pháp luật dựa trên các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Mỗi ngành luật đều có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng. Chế định pháp luật là các hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại có quan hệ mật thiết với nhau. Dựa vào các nhóm quan hệ mà một ngành luật điều chỉnh, căn cứ vào những đặc thù của khách thể quan hệ pháp luật mà mỗi ngành luật được chia thành các chế định pháp luật lớn tương ứng. Giả sử như trong ngành Luật Dân sự, dựa vào các nhóm quan hệ đặc trưng mà Luật Dân sự điều chỉnh - Luật Dân sự


được chia thành các chế định lớn: Chế định quyền sở hữu; Chế định nghĩa vụ và hợp đồng; Chế định thừa kế; Chế định quyền sử dụng đất; Chế định quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ...

Chế định quyền sở hữu là nhóm các qui phạm pháp luật xác nhận hình thức sở hữu của Nhà nước qua từng giai đoạn cách mạng cụ thể, cách thức phát sinh quyền sở hữu, trình tự hình thành các quyền năng của quyền sở hữu và các qui phạm nhằm bảo vệ quyền sở hữu.

Tương tự như vậy, dựa vào các nhóm quan hệ mà Luật Hành chính điều chỉnh các qui phạm pháp luật hành chính được phân thành các chế định lớn khác nhau. Mỗi chế định là nhóm các quan hệ pháp luật điều chỉnh những quan hệ pháp luật hành chính cùng loại. Ví dụ: Chế định về các chủ thể quản lý, trách nhiệm hành chính, về thanh tra kiểm tra…

Luật Hôn nhân và Gia đình cũng dựa vào nguyên tắc đó phân chia ra các chế định khác nhau: Chế định kết hôn, chế định ly hôn, chế định cấp dưỡng, chế định nuôi con nuôi…Chế định cấp dưỡng là toàn bộ những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội về cấp dưỡng.

Thực tiễn phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay cho thấy Luật HN&GĐ thường được xem là một ngành luật độc lập có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ nhân thân và tài sản giữa các chủ thể có mối quan hệ hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên để phù hợp với xu thế chung của nhiều quốc gia trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa như Pháp, Nhật, Ba Lan, trong quá trình xây dựng dự thảo Bộ luật Dân sự đã có nhiều ý kiến cho rằng nên thiết kế các quan hệ hôn nhân - gia đình là một chế định của Bộ luật Dân sự để tránh sự trùng chéo trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội về nhân thân và tài sản. Nhóm quan hệ xã hội luôn luôn được coi là đối tượng


điều chỉnh của ngành luật Dân sự - ngành luật gốc của Luật HN&GĐ. Bởi vì thực chất của quan hệ hôn nhân cũng chỉ là một loại khế ước do các bên thoả thuận trên nguyên tắc bình đẳng và tự nguyện giống như một quan hệ dân sự. Tuy nhiên quan hệ pháp luật HN&GĐ vẫn có những nét riêng biệt so với các quan hệ pháp luật dân sự bởi yếu tố tình cảm thân thiết gắn bó giữa các chủ thể dựa trên cơ sở pháp lý quan trọng: Hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình không thể áp đặt phương pháp điều chỉnh sòng phẳng như trong các quan hệ pháp luật dân sự (không mang tính đền bù ngang giá). Chính vì vậy hiện nay trong Bộ luật Dân sự của nước ta chỉ quy định một số điều cơ sở cho luật HN&GĐ. Ví dụ như quy định về quyền tự do kết hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình, quyền ly hôn, quyền nhận, không nhận cha mẹ, con, quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi. Mặt khác trong thực tiễn xét xử và giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình chúng ta vẫn phải áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự và Pháp lệnh thi hành án dân sự. Chẳng hạn Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung ngày 14 tháng 1 năm 2004 có ghi: “Bản án quyết định dân sự nói tại Pháp lệnh này bao gồm: Bản án quyết định về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, lao động” hoặc trong Khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh này cũng quy định “bản án quyết định sơ thẩm, phúc thẩm về cấp dưỡng sẽ được thi hành ngay sau khi tuyên án”. Hay trong Điều 5 - Luật HN&GĐ năm 2000 quy định; “Trong trường hợp pháp luật HN&GĐ không có quy định thì áp dụng các quy định của Luật Dân sự”. Từ sự phân tích trên cho thấy mặc dù về mặt lý thuyết thì hôn nhân gia đình là một ngành luật độc lập so với ngành luật Dân sự và các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Song trong thực tiễn đời sống pháp lý kể cả trong xét xử, thi hành án chúng ta lại luôn coi Luật HN&GĐ là một bộ phận của Luật Dân sự vì chúng

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí