Chế định cấp dưỡng trong pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2000 - 7


hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng”.

Như vậy theo qui định của Luật HN&GĐ thì có hai phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là cấp dưỡng theo định kỳ và cấp dưỡng một lần. Trong đó phương thức cấp dưỡng theo định kỳ theo hàng tháng, hàng quý, hàng năm được ưu tiên thực hiện. Việc lựa chọn phương thức cấp dưỡng có một ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì nếu lựa chọn phương thức cấp dưỡng hợp lý thì quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ cấp dưỡng được đảm bảo đồng thời nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện một cách thuận lợi. Như vậy, việc cấp dưỡng theo định kỳ có thể hiểu là theo tháng, quý, năm sẽ do các bên tự nguyện thoả thuận. Nếu các bên không thoả thuận được thì Toà án sẽ quyết định và Toà án sẽ xem xét ngành nghề và hình thức thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng để ra quyết định về phương thức cấp dưỡng sao cho phù hợp. Nếu người lao động hưởng lương theo tháng thì Toà án sẽ quyết định theo phương thức định kỳ hàng tháng, cấp dưỡng bằng tiền là hợp lý hơn cả. Nếu người cấp dưỡng là người sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp... thu nhập theo thời vụ thì có thể cấp dưỡng định kỳ theo vụ. Trong trường hợp người cấp dưỡng trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản... mà thời gian thu hoạch là 01 năm thì có thể chọn phương thức cấp dưỡng là hàng năm. Tóm lại trước khi xác định phương thức cấp dưỡng định kỳ Toà án thường cân nhắc dựa trên các dữ kiện về thu nhập định kỳ của người phải cấp dưỡng cũng như nhu cầu chi tiêu của người được cấp dưỡng. Trong phương thức cấp dưỡng định kỳ thì cấp dưỡng bằng tiền là tốt nhất vì nó bảo vệ quyền lợi của người được cấp dưỡng.

Bên cạnh hình thức cấp dưỡng định kỳ, Luật HN&GĐ năm 2000 còn qui định hình thức cấp dưỡng một lần. Việc cấp dưỡng một lần được quy định chi tiết tại Nghị định số 70/2001/NĐ-CP tại Điều 18 như sau:


Các trường hợp cấp dưỡng một lần bao gồm:

- Có thoả thuận giữa người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó và người có nghĩa vụ cấp dưỡng.

- Có yêu cầu của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và được Toà án chấp nhận.

- Có yêu cầu của người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó và được Toà án chấp nhận trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thường xuyên có các hành vi phá tài sản hoặc cố tình trốn tránh việc thực hiện việc cấp dưỡng mà hiện có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần.

- Theo yêu cầu của người trực tiếp nuôi con khi vợ chồng ly hôn mà có thể trích từ phần tài sản được chia của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Luật qui định hình thức cấp dưỡng một lần góp phần bảo vệ quyền lợi của người được cấp dưỡng, ngăn chặn hành vi trốn tránh, trì hoãn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của người có nghĩa vụ đồng thời bảo đảm việc thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng nhanh gọn và hiệu quả nhất là trong trường hợp vợ chồng ly hôn.

Việc ấn định số tiền cấp dưỡng một lần là một vấn đề rất phức tạp, nó luôn mang tính tương đối so với nhu cầu của người cấp dưỡng và khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng bởi khoản tiền cấp dưỡng đó nhằm đáp ứng nhu cầu của người được cấp dưỡng trong tương lai. Trong khi đó nhu cầu của người được cấp dưỡng cũng như khả năng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng có thể thay đổi. Hơn nữa chỉ xác định thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà không xác định thời điểm kết thúc nghĩa vụ cấp dưỡng nên khoản cấp dưỡng rất khó xác định chính xác. Mặc dù điều này được qui định rất rõ trong khoản 2 Điều 16 Nghị định 70/2001/NĐ-CP: “Nhu cầu thiết yếu của một người được cấp dưỡng được xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú bao gồm

Chế định cấp dưỡng trong pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2000 - 7


các chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở, mặc, học hành, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường khác để đảm bảo cuộc sống của người được cấp dưỡng”. Nhưng vấn đề đặt ra làm sao xác định số năm cần cấp dưỡng?

- Nếu người được cấp dưỡng là người chưa thành niên thì hẳn số năm cần cấp dưỡng là hiệu số giữa tuổi thanh niên và tuổi ghi nhận lúc bắt đầu cấp dưỡng.

- Còn nếu người được cấp dưỡng đã thành niên thì số năm cấp dưỡng được xác định như thế nào? đây là một việc rất phức tạp để đưa ra một phương án tối ưu nhất.

Tuy nhiên, từ qui định cấp dưỡng một lần có thể nảy sinh vấn đề là khi có lý do chính đáng thì người được cấp dưỡng có quyền yêu cầu cấp dưỡng tiếp hay không? Có thể xẩy ra trường hợp người được cấp dưỡng một lần đã nhận một khoản tiền hoặc tài sản nhưng sau đó do ốm đau, bệnh tật, gặp bất trắc trong cuộc sống nên đã chi phí hết khoản tiền cấp dưỡng và họ lại rơi vào tình trạng khó khăn, không có tài sản đảm bảo cho cuộc sống. Đây là tình huống phức tạp rất dễ xẩy ra nên pháp luật cần có qui định cụ thể. Theo quan điểm của chúng tôi thì người được cấp dưỡng hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó có quyền yêu cầu cấp dưỡng bổ sung, và trong trường hợp này chỉ nên chấp nhận yêu cầu cấp dưỡng tiếp cho người được cấp dưỡng là cha, mẹ, con của người cấp dưỡng. Ngược lại người được cấp dưỡng một lần mà có hành vi phát tán, tiêu tan khoản tiền cấp dưỡng một lần thì không có quyền yêu cầu cấp dưỡng lại. Từ đó có thể khẳng định cấp dưỡng một lần không phải là cấp dưỡng trọn gói và sau đó chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng vì thế mà trong các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng được liệt kê không có trường hợp này. Có lẽ chúng ta rồi phải thừa nhận cấp dưỡng một lần là hình thức cấp dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định có thể 5 năm hay 10 năm


Ngược lại trong trường hợp người được cấp dưỡng đã nhận cấp dưỡng một lần nhưng sau đó họ lại có khả năng lao động hoặc có tài sản nuôi sống mình trong khi đó khoản cấp dưỡng chưa sư dụng hoặc sử dụng chưa hết thì pháp luật nước ta chưa dự liệu về trường hợp này nhưng thực tế thì người được cấp dưỡng không phải trả lại khoản tiền đó. Pháp luật của một số nước trên thế giới như Cuba, Cộng hoà liên bang Đức trong trường hợp này người được cấp dưỡng phải trả lại khoản tiền cấp dưỡng đó.

Một vấn đề đặt ra là việc quản lý khoản cấp dưỡng một lần sẽ được thực hiện như thế nào? Pháp luật qui định có thể khoản cấp dưỡng được gửi vào ngân hàng hoặc giao cho người được cấp dưỡng hoặc giao cho người đại diện theo pháp luật của người được cấp dưỡng quản lý hoặc các bên trong quan hệ cấp dưỡng thoả thuận với nhau. Người được giao quản lý khoản cấp dưỡng một lần có trách nhiệm bảo quản tài sản đó như chính tài sản của mình và chỉ trích ra để đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Tuy nhiên theo quan điểm của chúng tôi thì nên qui định khoản cấp dưỡng một lần cho cơ quan thi hành án quản lý để chi trả cho người được cấp dưỡng hàng tháng để đảm bảo việc cấp dưỡng được thi hành theo đúng mục đích nhằm ổn định cuộc sống hàng ngày của người được cấp dưỡng. Tiền cấp dưỡng một lần không nên giao cho người được cấp dưỡng hoặc người đại diện theo pháp luật của người được cấp dưỡng quản lý nhằm tránh trường hợp họ không biết cách chi tiêu hoặc cố ý chi tiêu bừa bãi làm tiêu tan toàn bộ tài sản cấp dưỡng một lần trong một thời gian ngắn và lại tiếp tục rơi vào hoàn cảnh nghèo túng.

Điều 54 Luật HN&GĐ năm 2000 cũng qui định : trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì có thể thoả thuận để tạm ngừng cấp dưỡng, thay đổi phương thức cấp dưỡng. Nếu các bên không thoả


thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Qui định này đảm bảo tính khả thi của việc cấp dưỡng. Tuy nhiên, việc tạm ngừng cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người được cấp dưỡng nên cần được Toà án xem xét thận trọng và chỉ nên cho phép tạm ngừng cấp dưỡng khi sự khó khăn về kinh tế là có lý do chính đáng.


Hình thức cấp dưỡng có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật. Trong đó hình thức cấp dưỡng bằng tiền là hình thức cấp dưỡng thông dụng nhất. Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không có tiền mặt thì việc cấp dưỡng có thể được thực hiện bằng hiện vật. Trong thực tế hiện vật dùng để cấp dưỡng thường là các sản phẩm làm ra bằng sức lao động của người có nghĩa vụ cấp dưỡng như: lúa gạo, súc vật nuôi, trứng.... Một số địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, theo phong tục của họ thì khi vợ chồng ly hôn, cha mẹ cấp dưỡng một lần cho con bằng hiện vật. Việc cấp dưỡng bằng tiền hay bằng hiện vật được xác định theo thoả thuận của các bên, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Số tiền hoặc hiện vật cấp dưỡng được giao tại nơi cư trú của người được cấp dưỡng, trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa các bên. Theo khoản 2 Điều 289 BLDS năm 1995 qui định: “Trong trường hợp không có thoả thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự được xác định như sau:

a) Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự là bất động sản.

b) Nơi cư trú hoặc trụ sở của người có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự không phải là bất động sản. Khi người có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho người có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Như vậy hình thức cấp dưỡng có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật. Trong một số trường hợp hai hình thức này có thể chuyển hoá cho nhau. Ví dụ một


người đang cấp dưỡng cho một người bằng hiện vật nhưng sau đó người đó chuyển đến một nơi xa hơn thì việc cấp dưỡng bằng hiện vật được chuyển bằng tiền. Ngược lại một người đang cấp dưỡng bằng tiền nhưng sau đó lại thu xếp để đón người được cấp dưỡng về ở gần thì họ có thể thực hiện việc cấp dưỡng bằng tiền hoặc trực tiếp nuôi dưỡng cùng gia đình họ. Tuy nhiên trong trường hợp này cần phải chú ý việc nuôi dưỡng chung với gia đình phải trên nguyên tắc không phân biệt giữa người đón về nuôi và các thành viên khác trong gia đình người nuôi dưỡng. Trong trường hợp gia đình người nuôi dưỡng túng thiếu thì người được cấp dưỡng cũng phải sống trong điều kiện khó khăn như những người khác trong gia đình. Ngược lại nếu gia đình người nuôi dưỡng mà khá giả thì người được cấp dưỡng sẽ sống trong điều kiện giống như nhà nuôi dưỡng.

2.1.2.2. Mức cấp dưỡng


Mức cấp dưỡng là khoản tiền, lương thực hoặc tài sản khác mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chu cấp cho người được cấp dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu của họ.

Theo Điều 53 Luật HN&GĐ qui định: “Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thoả thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết”.

Như vậy theo tinh thần Điều 53 thì về cơ bản mức cấp dưỡng là do hai bên tự nguyện thoả thuận. Bởi vì thực chất quan hệ cấp dưỡng là một loại quan hệ dân sự được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng tự thoả thuận. Do đó


Toà án chỉ xem xét về mức cấp dưỡng trong trường hợp hai bên không thoả thuận được. Tuy nhiên khi Toà án xác định mức cấp dưỡng phải căn cứ vào hai yếu tố: Khả năng kinh tế thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Việc xác định mức cấp dưỡng phù hợp có một ý nghĩa rất quan trọng nhằm xác định mức cấp dưỡng phù hợp với khả năng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, tránh tình trạng ấn định một mức cấp dưỡng cao hơn khả năng kinh tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho nghĩa vụ cấp dưỡng không có khả năng thực thi trên thực tế. Bên cạnh đó việc xác định mức cấp dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Cụm từ “nhu cầu thiết yếu” có thể được hiểu là nhu cầu ăn, ở, mặc, đi lại, học hành, khám chữa bệnh... Đối với gia đình nghèo thì nhu cầu đó thấp nhưng đối với gia đình khá giả thì nhu cầu đó rất cao ngoài những nhu cầu trên còn có cả nhu cầu: vui chơi, giải trí, hưởng thụ văn hoá. Bởi vì nhu cầu vui chơi, giải trí, hưởng thụ văn hoá… tuy không phải là cần thiết cho việc duy trì sự sống nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của người được cấp dưỡng. Nó giúp cho người chưa thành niên phát triển một cách toàn diện, giúp cho người tàn tật phục hồi chức năng một cách tốt nhất, giúp cho người cao tuổi sống vui khoẻ, sống có ích…Tóm lại việc xác định tính hợp lý của nhu cầu của người được cấp dưỡng là so với nhu cầu cuộc sống và so với khả năng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Như vậy nhu cầu hợp lý của người được cấp dưỡng có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức sống trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú nhưng phù hợp với việc đảm bảo cuộc sống của người được cấp dưỡng và khả năng tài chính của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thực tế có nhiều trường hợp cha mẹ tự nguyện cấp dưỡng cho con một cuộc sống đầy đủ và cao hơn nhiều so với mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi con đang sống với mong muốn đảm bảo cho con một cuộc sống tốt nhất như khi đang cùng chung sống với


cha mẹ nó được hưởng. Tuy nhiên chúng ta cũng phải xem xét hoàn cảnh thực tế của người được cấp dưỡng. Nếu người được cấp dưỡng đang được người khác nuôi dưỡng và người nuôi dưỡng cũng có khả năng kinh tế thì mức cấp dưỡng không phải là toàn bộ nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng mà chỉ là một phần nhu cầu hợp lý của người được cấp dưỡng mà thôi. Trên thực tế xét xử tại các Toà án cho thấy việc xác định mức cấp dưỡng giữa các vùng, miền hoàn toàn khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu sinh hoạt và thu nhập của người dân sống ở các vùng, miền đó. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh do nhu cầu sinh hoạt và thu nhập của người dân cao nên mức cấp dưỡng ở hai thành phố lớn này thường cao nhất trong cả nước. Mức cấp dưỡng phổ biến từ 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng/tháng, còn ở các thành phố, thị xã khác thì mức cấp dưỡng từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng/tháng. Còn ở những vùng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng không có việc làm, thu nhập không ổn định thì mức cấp dưỡng từ

70.000 đồng đến 100.000 đồng/tháng. Ở vùng miền núi, nông thôn mức cấp dưỡng từ 50.000 đồng đến 150.000 đồng/tháng thậm chí có những trường hợp mức cấp dưỡng chỉ từ 10.000 đồng đến 30.000 đồng/tháng.

Đồng thời qua thực tế xét xử tại các Toà án cũng xẩy ra nhiều trường hợp mức cấp dưỡng do hai bên thoả thuận và Toà án quyết định trên cơ sở của sự thoả thuận giữa các bên. Song mức cấp dưỡng được xác định là quá cao so với khả năng và thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, ngược lại có trường hợp mức cấp dưỡng lại quá thấp không phù hợp với việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Luật HN&GĐ qui định mức cấp dưỡng do các bên thoả thuận nếu không thoả thuận được thì Toà án giải quyết. Song theo chúng tôi những trường hợp việc cấp dưỡng giải quyết tại Toà án thì trước khi ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các bên về mức cấp dưỡng Toà án cần xem xét tính hợp lý của sự thoả thuận về mức cấp

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/10/2023