Trình Tự Xét Xử Vụ Án Hôn Nhân Và Gia Đình Tại Tand Cấp Thành Phố Trực Thuộc Trung Ương



phân biệt vụ án hôn nhân và gia đình và vụ việc hôn nhân và gia đình là giữa các bên có tranh chấp với nhau hay không? Nếu giữa hai bên đương sự có tranh chấp với nhau thì được xác định là vụ án hôn nhân và gia đình; nếu không có tranh chấp được xác định là vụ việc hôn nhân và gia đình.

Như vậy, chúng ta cũng có thể hiểu vụ án hôn nhân và gia đình là việc nguyên đơn và bị đơn tranh chấp với nhau về quyền và nghĩa vụ, trong đó nguyên đơn là người yêu cầu Tòa án buộc bên bị đơn phải thực hiện một số nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ về hôn nhân và gia đình.

Theo quy định của Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 thì các vụ án hôn nhân và gia đình gồm các loại tranh chấp sau:

Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn:

Tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha mẹ: Tranh chấp về cấp dưỡng:

Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.

Thực tiễn thông qua hoạt động xét xử tại Tòa án cho thấy, việc giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình thông qua hoạt động xét xử rất đa dạng và phức tạp, các đương sự khởi kiện có tính cách, trình độ, sự nhận thức xã hội, nghề nghiệp khác nhau, có các lý do xin ly hôn khác nhau, cũng như những yêu cầu giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình cũng khác nhau. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình tại Tòa án có thể nhận thấy chủ yếu tập trung vào các nguyên nhân, tranh chấp sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

+ Mâu thuẫn gia đình;

+ Bị đánh đập, ngược đãi;

Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn TAND thành phố Hà Nội - 4

+ Ngoại tình;

+ Bệnh tật, không có con;

+ Do nghiện ma túy, rượu chè, cờ bạc;



+ Một bên bị mất tích;

+ Mâu thuẫn về kinh tế;

+ Mâu thuẫn về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;

+ Mâu thuẫn về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;

+ Mâu thuẫn về xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha mẹ;

+ Mâu thuẫn về cấp dưỡng;

+ Các tranh chấp khác.

1.2.2. Trình tự xét xử vụ án hôn nhân và gia đình tại TAND cấp thành phố trực thuộc trung ương

Hoạt động giải quyết án hôn nhân và gia đình cụ thể được giao cho một Thẩm phán chịu trách nhiệm từ khi nhận đơn thụ lý. Trình tự các bước giải quyết hôn nhân và gia đình phải tuân theo trình tự trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2004. Theo quy định khi đương sự gửi đơn đề nghị giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình đến TAND cấp có thẩm quyền giải quyết, sau khi nhận đơn Tòa án tiến hành phân loại và thụ lý giải quyết theo trình tự tố tụng, như điều tra thu thập chứng cứ vụ án, lựa chọn quy phạm pháp luật, ra các quyết định hoặc ra bản án buộc các đương sự thi hành bằng nhiều hình thức như, tự nguyện thi hành hoặc có sự cưỡng chế thi hành của cơ quan thi hành án dân sự.

Như đã phân tích ở phần trên TAND cấp thành phố có thẩm quyền xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, tái thẩm, giám đốc thẩm. Hoạt động giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình theo những trình tự khác nhau thì có những quy định pháp luật cụ thể về trình tự, cách thức giải quyết khác nhau.

Giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình theo trình tự sơ thẩm

TAND thành phố xét xử sơ thẩm vụ án hôn nhân và gia đình đối với trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện.

Khi tiến hành đưa vụ án ra xét xử, phải tuân thủ theo các bước như đã trình bày ở trên. Về nội dung vụ án cần được Hội đồng xét xử chuẩn bị chu đáo như nội



dung cần hỏi, cách hỏi như thế nào, nội dung nào cần hỏi trước… Trong quá trình hỏi phải bảo đảm khách quan, đồng thời tuân theo trật tự pháp luật quy định về thủ tục hỏi tại phiên tòa, tranh luận tại phiên tòa, nghị án và tuyên án.

Giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình theo trình tự phúc thẩm

Giải quyết án hôn nhân và gia đình theo trình tự phúc thẩm chiếm số lượng lớn của TAND thành phố. Bởi sau khi bản án cấp sơ thẩm được tuyên, có thể bản án sơ thẩm không thể đáp ứng được nguyện vọng của một trong các đương sự nên đã thực hiện quyền kháng cáo, cá biệt có một số ít đương sự cố tình gây khó khăn cho bên kia nên thực hiện quyền kháng cáo của mình để bản án chưa thi hành được phải kéo dài. Khi tiến hành giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình ở cấp phúc thẩm, TAND thành phố phải hết sức thận trọng, ngoài việc kiểm tra lại việc áp dụng pháp luật của TAND cấp quận đã chính xác chưa, kết quả của bản án đã thấu tình đạt lý không… Như vậy, quyết định của bản án phúc thẩm đòi hỏi phải có sức thuyết phục cao hơn đối với TAND cập quận và các đương sự.

Khi tiến hành áp dụng pháp luật để xét xử theo trình tự phúc thẩm đối với bản án hôn nhân và gia đình có kháng cáo, kháng nghị, cấp phúc thẩm có thẩm quyền:

- Giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm;

- Sửa bản án, quyết định sơ thẩm;

- Hủy bản án, quyết định sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án;

- Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án;

Giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình theo trình tự giám đốc thẩm

Thủ tục giám đốc thẩm không phải là cấp xét xử thứ ba nên trình tự xét xử giám đốc thẩm cơ bản khác với xét xử sơ thẩm, phúc thẩm từ trình tự kháng nghị cho đến việc xét xử. Khi xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền:

- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

- Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;



vụ án.


- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại;

- Hủy bán án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết


Việc xét lại bản án, quyết định vụ án hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực

pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm có ý nghĩa giúp cho Tòa án cấp trên thấy được những sai lầm, vi phạm pháp luật của Tòa án cấp dưới trong việc giải quyết từng vụ án cụ thể. Qua đó, có hướng khắc phục, sửa chữa những sai lầm, vi phạm pháp luật của Tòa án cấp dưới trong việc giải quyết vụ án, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Mặt khác, thông qua thủ tục giám đốc thẩm, Tòa án cấp trên có thể tổng kết, rút kinh nghiệm công tác xét xử, hướng dẫn Tòa án cấp dưới hiểu và vận dụng đúng pháp luật.

Giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình theo trình tự tái thẩm

Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực khi có những căn cứ như sau:

- Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự và Tòa án đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;

- Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch rò ràng không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng;

- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật;

- Bản án của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy.

Hoạt động áp dụng pháp luật của Hội đồng tái thẩm có các quyền như sau:

- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên quyết định, bản án hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực pháp luật;

- Hủy bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Bộ luật tố tụng dân sự quy định;

- Hủy bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.



Thủ tục tái thẩm vụ án hôn nhân và gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với cả việc giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình của Tòa án và việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Giúp cho Tòa án khắc phục được những thiếu sót trong những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không phụ thuộc vào thời gian bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được thi hành từ bao giờ.

1.3. Những vấ n đề lý luân

chung về bảo đảm quyền công dân trong hoạt

động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình

1.3.1. Khái niệm và đặc điểm bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình

Hiện nay, qua các tài liệu nghiên cứu chưa hình thành khái niệm cụ thể về bảo đảm quyền công dân trong xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình. Mà qua phân tích ta có thể hiểu khái niệm một cách chung nhất về bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình là hoạt động của Tòa án thông qua các Thẩm phán, hoặc Hội đồng xét xử căn cứ vào các quy định của Hiến pháp, pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật hôn nhân và gia đình cùng các quy định khác của pháp luật nhằm bảo đảm các quyền của công dân trong suốt quá trình xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình theo các trình tự mà pháp luật quy định.

Từ khái niệm chúng ta có thể đưa ra những đặc điểm cơ bản của bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình như:

Một là bảo đảm quyền công dân trong xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước

Việt Nam dù không áp dụng triệt để nguyên tắc tam quyền phân lập mà chỉ thừa nhận những “hạt nhân” tích cực của học thuyết này nên quyền lực Nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công quyền lực giữa các cơ quan: Quốc Hội có chức năng lập pháp, Chính phủ - hành pháp và Tòa án - xét xử. Tòa án chính là một cơ quan đại diện cho quyền lực Nhà nước.

Xét xử là hình thức thực hiện chức năng Nhà nước đặc biệt của cơ quan tư pháp. Thẩm phán và Hội đồng xét xử đại diện cho Tòa án xét xử vụ án và kết thúc bằng việc ra bản án hoặc quyết định bắt buộc thực hiện đối với tất cả những người



có liên quan giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Các bản án, quyết định đó tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích của công dân. Do đó việc bảo đảm quyền công dân trong xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình luôn mang tính quyền lực Nhà nước.

Hai là tòa án là cơ quan có trách nhiệm chính trong bảo đảm quyền công dân trong xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình

Tòa án là cơ quan chính thực hiện hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình có trách nhiệm chính đối với việc bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình. Trách nhiệm của Tòa án đã được quy định cụ thể trong Hiến pháp, pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật hôn nhân và gia đình. Ngoài bảo đảm quyền công dân cho các đương sự tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho công dân được thực hiện quyền bảo vệ của mình. Trong mọi trường hợp, Tòa án tuyệt đối không được gây khó dễ cho việc tham gia tố tụng của đương sự cũng như việc tham gia tố tụng của người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong hoạt động giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình.

Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình. Trong trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thì Tòa án phải bồi thường cho người bị hại theo quy định của pháp luật.

Ba là hoạt động bảo đảm quyền công dân trong xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình phải căn cứ theo các quy định của pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật hôn nhân và gia đình

Quyền công dân không những được pháp luật ghi nhận mà còn được pháp luật bảo vệ. Do đó, bất cứ một hành vi vi phạm quyền công dân nào cũng phải được xử lý theo pháp luật. Song, tất nhiên quyền công dân còn có quan hệ chặt chẽ với chủ quyền quốc gia, lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức, trật tự xã hội... là những khách thể được pháp luật tố tụng dân sự nói chung và các quy định pháp luật về xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình nói riêng bảo vệ. Như vậy, việc bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình phải tuân thủ những trình tự, thủ tục được quy định chặt chẽ trong pháp luật.



Do đó, để bảo đảm quyền công dân thì ngoài việc quy định cơ sở trách nhiệm dân sự, hệ thống các biện pháp khẩn cấp, các điều kiện để đảm bảo quyền công dân thì còn phải tạo cho hoạt động xét xử án hôn nhân và gia đình hay cụ thể hơn là áp dụng pháp luật được nghiêm minh, chính xác. Vì nếu pháp luật được xây dựng đúng đắn mà việc áp dụng nó (thông qua xét xử) sai lệch thì mục đích của pháp luật chẳng những không đạt được mà các quan hệ xã hội (trong đó có quyền công dân) được nó bảo vệ còn bị vi phạm thô bạo, nhân dân thiếu tin tưởng vào cơ quan bảo vệ pháp luật.

1.3.2. Nội dung bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình

Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình là Tòa án có trách nhiệm bảo đảm quyền tự bảo vệ của công dân trong tố tụng và quyền nhờ người khác bảo vệ trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình từ giai đoạn chuẩn bị xét xử đến giai đoạn xét xử và kết thúc hoạt động xét xử đối với trình tự xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Khi tham gia vào hoạt động xét xử các vụ án dân sự nói chung và các cụ án hôn nhân và gia đình nói riêng của Tòa án thì quyền của công dân chính là quyền của đương sự. Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình chính là bảo vệ các quyền của đương sự. Khi tham gia hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình công dân có quyền tự mình bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ các quyền của mình ở bất cứ trình tự xét xử nào. Mặc dù ở mỗi trình tự xét xử theo quy định của pháp luật có thủ tục, cách thức, quy trình xét xử khác nhau nhưng đều vẫn phải bảo đảm những quyền công dân. Có thể một số quyền chỉ có ở hình thức xét xử này nhưng không áp dụng cho hình thức xét xử khác tuy nhiên trong luận văn này chỉ nêu ra vấn đề bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử dưới hai khía cạnh bảo đảm quyền công dân tự mình thực hiện và bảo đảm quyền công dân nhờ người khác bảo vệ trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình. Cụ thể như sau:

Bảo đảm quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình tại Tòa án

Công dân có quyền khởi quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp



pháp khởi viện vụ án hôn nhân và gia đình tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.

Phương thức khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình có thể nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu trực tiếp hoặc qua bưu điện.

Bảo đảm quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án.

Để bảo đảm việc giải quyết các vụ việc dân sự được đúng đắn, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự Điều 17 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử, từ đó đương sự có thể được kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật yêu cầu Tòa án cấp trên phúc thẩm lại. Quy định trên được bảo đảm tại các Điều 194, 239, 241, 246, 247, 248 Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho các đương sự được thực hiện quyền trên, Điều 256 quy định đương sự đã kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung hoặc rút kháng cáo.

Bảo đảm quyền đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn, quyền đưa ra yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hôn nhân và gia đình.

Đây là một trong các quyền tố tụng dân sự cơ bản của đương sự được quy định tại Điều 60, Điều 61 Bộ luật Tố tụng dân sự. Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp bị đơn có nghĩa vụ đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cũng có nghĩa vụ đối với bị đơn; do đó, bị đơn có yêu cầu Toà án giải quyết để bù trừ nghĩa vụ mà họ phải thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Ngoài ra, tại Điều 177 còn quy định trong trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng đứng về nghía nguyên đơn hoặc bị đơn thì có quyền đưa ra yêu cầu độc lập.

Bảo đảm quyền thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu của đương sự

Đây là quy định nhằm giúp đương sự khắc phục được trường hợp đưa ra yêu cầu không đẩy đủ, chính xác. Để bảo đảm quyền công dân của đương sự, pháp luật không quy định hạn chế việc thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu của đương sự nhưng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/07/2022