Phương Thức Cấp Dưỡng Và Mức Cấp Dưỡng


qui định người chưa thành niên có quyền được cấp dưỡng. Luật gia đình Cuba qui định người có quyền đòi các khoản cấp dưỡng là người chưa thành niên (9, Điều 122). Luật gia đình của Cộng hoà liên bang Đức qui định con chưa thành niên chưa lập gia đình có quyền được cha mẹ cấp dưỡng. (8, Điều 1602). Như vậy xuất phát từ đặc điểm về thể chất, người chưa thành niên có quyền được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng từ cha mẹ và những người thân.

Không chỉ người chưa thành niên mà người đã thành niên mà không có hoặc hạn chế khả năng lao động cũng có quyền yêu cầu cấp dưỡng. Theo pháp luật lao động nước ta qui định một người có khả năng lao động là người đủ 15 tuổi trở lên, có đủ sức khoẻ theo qui định của Bộ y tế. Như vậy người không có khả năng lao động được hiểu là những người tàn tật, người cao tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự (bị điên, tâm thần, mất trí) và những người bị ốm đau, bệnh tật nằm liệt giường, hoặc những người đã thành niên nhưng không có sức khoẻ, trí lực đã cố làm mọi việc nhưng vẫn không có đủ thu nhập cần thiết cho cuộc sống của mình và gia đình mình, người đang học trong các trường phổ thông, trung học, đại học và dạy nghề…, ở đây chúng ta nên phân biệt rõ giữa những người không có khả năng lao động với người không có việc làm (thất nghiệp). Không có khả năng lao động là tuỳ thuộc vào đánh giá của Thẩm phán. Người thất nghiệp chưa hẳn đã là người không có khả năng lao động và người tàn tật cũng có thể là người có khả năng lao động. Chúng tôi đồng ý với quan điểm của Tiến Sĩ Luật học Nguyễn Ngọc Điện Khả năng lao động ở đây được hiểu là khả năng về sức vóc, cơ bắp và kỹ năng cho phép người ta thực hiện một công việc nào đó với tư cách là một người lao động cá thể riêng lẻ hoặc với tư cách là người lao động làm thuê nhằm tạo ra thu nhập hợp pháp để nuôi sống mình. Không thể nói một người khoẻ mạnh nhưng trình độ hạn chế là người không có khả năng lao động,


trong khi họ hoàn toàn có khả năng làm những công việc lao động chân tay để kiếm sống nhưng chỉ mơ tưởng đến các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao với thu nhập cao nên không ai tuyển dụng họ vì thế nên họ trở thành người thất nghiệp. Như vậy khi đánh giá khả năng lao động của một người không chỉ căn cứ vào tình trạng sức khoẻ của người đó mà còn phải xem xét khả năng tham gia vào các quan hệ lao động. Khả năng tham gia vào quan hệ lao động phụ thuộc vào các yếu tố như điều kiện về thời gian, tình trạng sức khoẻ, đặc điểm giới tính, độ tuổi …Từ đó có thể kết luận rằng người đã thành niên không có khả năng lao động là người ốm đau, tàn tật không có khả năng hoặc hạn chế khả năng lao động, người cao tuổi mất khả năng lao động, người phải dành toàn bộ thời gian cho việc học tập. Và như vậy chúng ta có thể thấy diện những người đã thành niên được cấp dưỡng có thể thu hẹp đến mức còn là người ốm đau, tàn tật và là những người mất năng lực hành vi theo một bản án của Toà án.

Một vấn đề quan trọng nữa là khi nào thì một người được xác định là “không có tài sản để tự nuôi mình” để có thể được người khác cấp dưỡng. Theo Bộ luật dân sự thì “tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ có giá trị được bằng tiền và các quyền tài sản khác” [21, tr.65]. Điều 181 qui định tài sản bao gồm động sản và bất động sản. Như vậy người không có tài sản được hiểu là người không có tiền, không có nhà đất, hay tài sản trị giá được bằng tiền, không có cái gì qui đổi được bằng tiền nghĩa là họ hoàn toàn không có tài sản tích luỹ cũng như họ không có một khoản thu nào hoặc tuy người đó có tài sản và có thu nhập nhưng tài sản và thu nhập đó không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người đó thì lúc đó họ mới được yêu cầu được cấp dưỡng. Nghĩa là một người muốn được cấp dưỡng thì họ phải bán hết những tài sản gốc có thể bán được để giải quyết vấn đề cấp bách trong cuộc sống của mình và sau khi bán hết tài sản gốc mà vẫn không giải quyết được gì thì mới


tính chuyện yêu cầu cấp dưỡng. Chác chắn đó không phải là giải pháp phù hợp với ý chí của nhà làm luật. Người muốn được cấp dưỡng không nhất thiết phải bán hết nhà cửa, vật dụng và trở thành người vô gia cư phải đi ở nhờ tại nhà người khác. Nếu hiểu theo nghĩa này thì rất ít người được cấp dưỡng theo đúng tinh thần tương trợ của Luật HN&GĐ. Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm của Tiến Sĩ Luật học Nguyễn Ngọc Điện “Người yêu cầu cấp dưỡng không nhất thiết phải là người hoàn toàn không có tài sản mà họ có thể có tài sản gốc nhưng tài sản đó không sinh lợi hoặc có sinh lợi và đã khai thác theo khả năng của chủ sở hữu nhưng vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình”. Chúng ta thử đặt ra một giả thiết một bà mẹ già yếu không có thu nhập, không có bất kỳ tài sản gì khác ngoài ngôi nhà do tổ tiên để lại mà người mẹ này dùng để ở vài chục năm nay. Vậy người mẹ đấy có quyền yêu cầu các con cấp dưỡng cho mình không? Hay phải bán nhà để tự nuôi sống mình. Tất nhiên nếu tài sản có thể khai thác để sinh lợi thì chủ sở hữu phải có trách nhiệm khai thác nhưng nhà thì chật hẹp và nhỏ không thể cho thuê, đất thì bà không muốn bán vì đó là đất do tổ tiên để lại. Trong trường hợp này còn phụ thuộc vào khả năng đáp ứng yêu cầu cấp dưỡng của các con.

* Nếu các con có khả năng kinh tế để cấp dưỡng cho nhu cầu của người mẹ thì các con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng để nuôi mẹ.

* Nếu các con không có khả năng kinh tế, không có tài sản để nuôi sống mình và gia đình của mình thì buộc người mẹ phải bán căn nhà đó để mua một căn nhà khác rẻ hơn để có thể dư ra một ít tiền để tự nuôi sống mình. Đến lúc người mẹ tiêu hết tiền bán nhà mà vẫn còn sống thì các con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho mẹ. Nếu họ vẫn không có khả năng kinh tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho mẹ thì người mẹ phải bán nốt căn nhà cuối cùng của mình để sống. Trong trường hợp này các con có thể yêu cầu các tổ chức xã hội giúp đỡ bằng cách đưa người mẹ vào sống trong các trung tâm bảo trợ của xã hội dành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.


cho người già neo đơn. Như vậy trong trường hợp này cần xem xét cả hai yếu tố: Khả năng tài chính của người yêu cầu cấp dưỡng và tình trạng tài sản của người yêu cầu cấp dưỡng. Chúng tôi cho rằng trường hợp một người túng thiếu đến mức không có tài sản để tự nuôi sống mình, pháp luật cũng chưa có qui định là do nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Song trên thực tế thì có thể tùy từng trường hợp để xác định có xuất hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hay không. Chẳng hạn một người giàu có nhưng không may làm ăn thua lỗ hoặc do chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh mà không còn tài sản gì thi họ dễ dàng được người thân và gia đình giúp đỡ để vượt qua khó khăn. Ngược lại một người có tài sản nhưng lười biếng, cẩu thả, cờ bạc dẫn đến không có tài sản để tự nuôi sống mình thì người thân và gia đình không buộc phải cấp dưỡng.

Chế định cấp dưỡng trong pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2000 - 6

Như vậy quan hệ cấp dưỡng chỉ xuất hiện khi và chỉ khi giữa một bên không còn khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi sống mình và bên kia là người có khả năng cấp dưỡng và giữa họ phải có quan hệ HN&GĐ. Tuy nhiên quan hệ cấp dưỡng chỉ có thể xẩy ra và được thực hiện một cách hoàn hảo khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có khả năng và điều kiện để thực hiện việc cấp dưỡng

Thứ ba: Người có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được qui định tại Điều 51, 52, 53 Luật HN&GĐ là người có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng có tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó. Một người đang có thu nhập thường xuyên ổn định và thu nhập đó là cao so với nhu cầu sinh hoạt tại địa phương thì được coi là có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng còn một người không có thu nhập thường xuyên nhưng có tài sản sau khi đã trừ đi chi phí cho cuộc sống của người đó kể cả tiền ăn ở, thuế, tiền nợ, chi phí sản xuất mà vẫn còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Ở đây “các chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó”


không chỉ đơn giản là chi phí nhu cầu ăn ở, vui chơi giải trí của chính người đó mà còn bao gồm cả chi phí cho gia đình người đó và những người mà người đó có trách nhiệm nuôi dưỡng. Không thể buộc một người phải hy sinh gia đình của mình, bắt cả nhà mình nhịn ăn để cứu lấy gia đình người khác. Như vậy để đảm bảo cho gia đình được tồn tại ổn định cũng như đảm bảo cho nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện, chúng tôi cho rằng người có nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ coi là có khả năng cấp dưỡng khi họ còn tài sản sau khi đã trừ đi những chi phí cần thiết cho bản thân và gia đình của họ mới hợp lý.

Hơn nữa trong thực tế mỗi gia đình có địa vị xã hội khác nhau, thậm chí là rất chênh lệch nhau vì thế mà mức chi tiêu sẽ rất khác biệt. Chính vì vậy mà khó có thể qui định một định lượng chính xác để áp dụng chung cho mức chi tiêu trung bình của mọi người ở mọi nơi. Vì ở giữa các khu vực khác nhau có sự khác biệt về mức chi tiêu bình quân đầu người. Mức chi tiêu này được tính bằng mức chi tiêu trung bình của khu vực và còn phụ thuộc vào đặc điểm nghề nghiệp, công việc cụ thể của người đó trong những khoảng thời gian và hoàn cảnh cụ thể. Thế nhưng trong thực tế truyền thống và đạo lý của dân tộc Việt Nam sẽ không chấp nhận việc người con được cha mẹ chăm sóc, nuôi nấng và cho ăn học để trở thành kỹ sư, bác sĩ,…trở thành những người thành đạt trong xã hội lại từ chối cấp dưỡng cho cha mẹ, ông bà, anh chị em đang trong cảnh túng thiếu vì lý do thu nhập chỉ đủ chi phí cho gia đình ở mức độ cao. Hơn nữa vấn đề xác định và kiểm soát thu nhập của một cá nhân không phải là đơn giản. Có những trường hợp để không phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đương sự cố tình làm cho thu nhập của mình giảm sút để không phải cấp dưỡng cho người khác. Như vậy nếu đương sự cố tình chi tiêu bất hợp lý khi quan hệ cấp dưỡng xuất hiện nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì đương sự bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Còn nếu việc chi tiêu bất hợp lý nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện khi đương sự


đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì họ sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 12 Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21-11-2001 hoặc bị xử lý hình sự về tội trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo Điều 152 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999.

Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ sống trong điều kiện vật chất khá hơn một chút hoặc có điều kiện vật chất giống như người yêu cầu cấp dưỡng thì quan hệ cấp dưỡng không được đặt ra, bởi vì khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hầu như là không có nên nếu có kiện cáo thì Toà án tiến hành hoà giải, nếu hoà giải không thành thì Toà án bác đơn yêu cầu cấp dưỡng. Nếu tất cả mọi người đều ở trong tình trạng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì không ai phải cấp dưỡng cho ai và không ai được quyền yêu cầu người khác cấp dưỡng cho mình. Trong trường hợp này cần có sự cấp dưỡng của xã hội theo chính sách xã hội. Ngược lại tất cả mọi người đều có cuộc sống vật chất đầy đủ thì cũng không ai phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ai.

Thứ tư: Các chủ thể không cùng sống chung với nhau hoặc người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

Một trong những điều kiện làm xuất hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng không cùng sống chung với nhau. Bởi vì nếu các bên sống chung với nhau thì họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau. Đây là điểm khác biệt giữa nuôi dưỡng và cấp dưỡng. Nhưng vấn đề ở đây “hiểu thế nào là sống chung”. Theo cách hiểu thông thường của người Việt Nam thì “ở chung” là chỉ những người cùng sống chung dưới một mái nhà và có quỹ tiêu dùng chung hay còn gọi là “ăn chung, ở chung”. Song thực tế cho thấy những người có cùng đăng ký hộ khẩu nhưng lại vì lý do công tác lại không thể “ăn chung và ở chung” mặc dù có quỹ tiêu dùng chung (vợ chồng ở xa nhau nhưng vẫn có quỹ tiêu dùng chung). Ngược lại những người


có hộ khẩu khác nhau nhưng lại “ăn chung và ở chung” ( trường hợp cha mẹ đi ở với con cháu, em út đi ở với anh chị…). Bởi vì một người có thể đăng ký hộ khẩu thường trú một nơi nhưng lại tạm trú ở một nơi khác.

Đồng thời Điều 50 Luật HN&GĐ 2000 qui định người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh thực hiện nghĩa vụ đó thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Như vậy nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp này được hiểu như một biện pháp chế tài đối với người không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng những người thân thích theo qui định của pháp luật. Hành vi trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng là những người cùng sống chung trong một mái nhà và đều được đảm bảo bằng quỹ tiêu dùng chung và quỹ này được xây dựng từ sự đóng góp thu nhập và tài sản của các thành viên trong gia đình. Như vậy một người cố tình không đóng góp tài sản hoặc thu nhập phù hợp với khả năng của mình vào quỹ tiêu dùng chung của cả gia đình thì được coi là trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng. Ví dụ: Con đã thành niên có khả năng lao động sống chung với cha mẹ nhưng lại cố tình không đóng góp thu nhập của mình vào quỹ tiêu dùng chung của cả gia đình để phục vụ nhu cầu chung cho cả nhà, trong đó có nhu cầu của cha mẹ và cả chính người con đó. Như vậy người con đó đã trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nên phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo qui định của pháp luật. Như vậy có thể kết luận rằng: Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng không chi tiêu một khoản tiền nào đáng kể để thực hiện việc nuôi dưỡng đối với người được nuôi dưỡng hoặc họ có hành vi tẩu tán, che dấu tài sản của mình nhằm mục đích không phải nuôi dưỡng người được nuôi dưỡng hoặc họ không đóng góp thu nhập, tài sản của mình để phục vụ nhu cầu chung của gia đình trong đó có nhu cầu của người được nuôi dưỡng.


Như vậy bốn điều kiện trên đây là yếu tố hoặc trạng thái pháp lý tồn tại giữa các chủ thể của quan hệ cấp dưỡng. Khi có xuất hiện các yếu tố đó thì vấn đề cấp dưỡng giữa các chủ thể phát sinh. Các điều kiện đó là các cơ sở pháp lý để giải quyết các yêu cầu về cấp dưỡng

2.1.2. Phương thức cấp dưỡng và mức cấp dưỡng


2.1.2.1. Phương thức cấp dưỡng.


Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là cách thức mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải tiến hành để thực hiện nghĩa vụ của mình. Phương thức cấp dưỡng chính là hình thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Điều 54 luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ từng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần, Các bên có thể thoả thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết”.

Điều 17 nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định chi tiết về việc thi hành luật HN&GĐ năm 2000 đã cụ thể hoá phương thức thoả thuận cấp dưỡng như sau: “Người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thoả thuận với nhau về mức cấp dưỡng. Thoả thuận về việc cấp dưỡng có thể thực hiện bằng miệng hoặc lập thành văn bản nêu rõ ngày người có nghĩa vụ cấp dưỡng bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, mức cấp dưỡng và phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, các thoả thuận khác về việc thay đổi mức cấp dưỡng”.

Theo quy định của điểm C, Điều 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao: “Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm,

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí