Bối Cảnh Mới Và Tác Động Đến Chất Lượng Tăng Trưởng Kinh Tế Của Hà Nội


trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức. Phát hiện, thu hút nhân tài, bồi dưỡng, đào tạo một cách chủ động, cơ bản và toàn diện đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp của Thành phố. Tiêu chuẩn hóa các chức danh cán bộ, sử dụng và quản lí cán bộ căn cứ vào hiệu quả công việc thực tế. Tăng cường, kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy hành chính những cán bộ công chức thiếu trách nhiệm, tiêu cực, tham nhũng. Công khai, minh bạch hóa quá trình tuyển dụng công chức hành chính ở tất cả các ngành, các cấp.

Xây dựng, thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính trên tất cả các khâu: thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức và hiện đại hóa nền hành chính hiện đại. Xây dựng và thực hiện có kết quả cơ chế phối hợp liên cấp, liên ngành; thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu và cán bộ chủ chốt các cấp. Thực hiện mạnh mẽ cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch, phục vụ và chi phí thấp. Công khai hóa mọi thủ tục và chế tài nghiêm đối với các cấp, các ngành tự đặt ra những thủ tục quy định gây phiền hà cho doanh nghiệp, cho nhân dân.

Cải thiện môi trường kinh doanh mà trọng tâm trước mắt là nâng cao hiệu quả hoạt động của nền hành chính thành phố. Việc giải quyết vấn đề này, một mặt, tạo ra sự hấp dẫn nhằm thu hút được nguồn vốn trong các doanh nghiệp trên địa bàn và từ bên ngoài vào đầu tư kinh doanh, tạo động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, một nền hành chính lành mạnh, sẽ định hướng được các nguồn lực tăng trưởng vào các mục tiêu ưu tiên, khắc phục được các hiện tượng đầu tư dàn trải, manh mún. Hiệu quả đầu tư sẽ tăng lên, năng suất nhân tố tổng hợp sẽ cao hơn, các mặt xã hội và môi trường sẽ được quan tâm đúng mức… góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Kết luận chương 3

Theo các tiêu chí đánh giá CLTTKT, thì tốc độ TTKT của Hà Nội trong thời gian qua là cao, bình quân trên 10%/năm và được duy trì trong một thời gian dài trên 20 năm. Tuy nhiên, phương thức để đạt được mục tiêu đó còn nhiều bất cập, điều đó có nghĩa rằng để duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong một thời gian tương đối dài Hà Nội phải trả một giá khá đắt.

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Hà Nội rất thấp, thể hiện qua chỉ số ICOR của Hà Nội cao hơn so với mức bình quân của cả nước. Tăng trưởng kinh tế của Hà Nội đang


theo mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng trưởng vốn đầu tư và khai thác tài nguyên. Năng suất lao động của Hà Nội, tuy cao hơn mức bình quân chung của cả nước nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều các thành phố trên thế giới và trong khu vực. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp TFP vào tăng trưởng kinh tế thấp, điều đó chứng tỏ hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào, áp dụng khoa học công nghệ mới cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao của Hà Nội còn hạn chế. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm và chưa đạt kết quả mong muốn. Môi trường kinh doanh còn nhiều bất cập chỉ số năng lực cạnh tranh cấp thành phố của Hà Nội thấp.

Tăng trưởng kinh tế tuy đã làm tăng chênh lệch giàu nghèo, đồng thời góp phần làm xuống cấp môi trường của Thành phố, tài nguyên đất đai bị xâm hại, ô nhiễm môi trường nước và không khí tăng lên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Để nâng cao CLTTKT trong thời gian tới, Hà Nội cần phải giải quyết được 3 vấn đề cơ bản là thay đổi quan điểm và nhận thức đúng về nâng cao CLTTKT, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh.


Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội - 18

Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI

4.1. Bối cảnh mới và tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội

4.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước

4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế

Trong những năm gần đây, tình hình thế giới diễn biến khá phức tạp. Về lĩnh vực kinh tế, toàn cầu hóa vẫn tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ, tự do hóa kinh tế vẫn tiếp tục gia tăng, nhiều hình thức liên kết kinh tế mới xuất hiện. Khoa học và công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Kinh tế tri thức phát triển mạnh và theo đó, chất lượng nguồn nhân lực đang trở thành lợi thế chủ yếu của mỗi quốc gia.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến sự suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2008 - 2009, nền kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục, kinh tế nhiều nước trên thế giới tiếp tục đi vào ổn định. Tuy vậy, tốc độ phục hồi của kinh tế thế giới đã diễn ra chậm do những khó khăn từ các đầu tàu kinh tế.

Khủng hoảng nợ công đã phủ bóng đen lên khu vực châu Âu. Mĩ và Nhật Bản cũng đang đứng trước nguy cơ bị giảm mức xếp hạng tín dụng khi nợ công lên tới mức kỉ lục. Thị trường tài chính tiền tệ quốc tế vẫn biến động phức tạp. Thị trường bất động sản của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mĩ và Trung Quốc chưa có dấu hiệu tích cực và đang ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống ngân hàng. Các luồng vốn đầu tư, thương mại toàn cầu bị xáo trộn, khiến ngay cả Trung Quốc cũng phải chịu thâm hụt thương mại cao.

Kinh tế năm 2013 được hồi phục chậm ở một số nền kinh tế chủ chốt nhưng nhìn tổng thể vẫn còn nhiều khó khăn. Kinh tế EU và khu vực đồng Euro đã có dấu hiệu hồi phục ban đầu trong năm 2013 nhưng về cơ bản vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công. Kinh tế Mĩ năm 2013 dần được hồi phục nhưng chậm. Kinh tế Trung Quốc năm 2013 đã hồi phục mạnh mẽ nhờ các gói kích thích năm 2012 và chuyển đổi mô hình tăng trưởng bằng việc tăng cầu nội địa. Kinh tế Nhật Bản năm 2013 đã hồi phục, tuy nhiên còn chậm…

Trong bối cảnh các nền kinh tế lớn của thế giới phục hồi chậm trong năm 2013, bước sang năm 2014, nhân loại mong rằng kinh tế thế giới sẽ theo đà của năm 2013 và


tiếp tục phục hồi, tuy nhiên, cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã dập tắt hết niềm hi vọng. Theo nhận định:“Khủng hoảng tại Ukraine, sẽ đưa đến sự giảm tốc của các nền kinh tế mới nổi, tạo nguy cơ giảm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu, hệ thống tài chính dễ bị tổn thương của hai nền kinh tế đầu tàu thế giới là Mĩ và Trung Quốc, cộng với những biến động thị trường tài chính thế giới chính là những thách thức cản trở sự phục hồi kinh

tế toàn cầu”(Christine Lagarde, 2014)4. Tóm lại, tình hình kinh tế thế giới trong những năm

gần đây và triển vọng trong một vài năm tiếp theo là không mấy lạc quan.

4.1.1.2. Bối cảnh trong nước

Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, chúng ta đã tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng khoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình.

Nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược 2001 - 2010 đã được thực hiện, đạt được bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,2%/năm. Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.200 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước.

Trên cơ sở phân tích đánh giá kết quả của việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2010, cũng như phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước trong thời gian tới, Đảng ta đã xác định Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011- 2020 với mục tiêu tổng quát là: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỉ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ


4 Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde


quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”. Cùng với mục tiêu tổng quát, các mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường cũng đã được xác định. Về bản chất, đây là các khía cạnh nội dung của chất lượng tăng trưởng kinh tế hay các trụ cột của phát triển bền vững.

Để thực hiện các mục tiêu đó, ba đột phá chiến lược đã được Đảng ta xác định là: “(1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; (2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; (3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn”.

Cùng với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 và hiện nay đang tiến hành đàm phán để tham gia vào Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement –TPP). Đây là một Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Việc tham gia Hiệp định sẽ tạo ra cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Trong đó, thách thức lớn và dễ nhận thấy nhất là sức ép cạnh tranh. Thách thức này được thể hiện trên các khía cạnh là việc giảm thuế nhập khẩu về 0%; mở cửa thị trường dịch vụ đầu tư và mua sắm chính phủ trong khuôn khổ TPP. Ngoài ra, một thách thức không nhỏ khác là nguy cơ giảm thu ngân sách do việc giảm thuế nhập khẩu khi tham gia TPP.

Tuy nhiên, TPP là mô hình mới về hợp tác kinh tế, vừa có tính toàn diện, vừa có mức độ cam kết sâu, vì thế bên cạnh những thách thức là những cơ hội để tạo ra kì vọng mới. Việc tham gia TPP sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao, nhờ TPP gồm các thị trường lớn, trong đó có 2 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là Hoa Kì và Nhật Bản. Với thuế nhập khẩu về mức 0%, các mặt hàng được hưởng lợi lớn là dệt may, giầy dép, thủy sản, đồ gỗ và nông sản, đây là những mặt hàng mà nước


ta có ưu thế và kim ngạch xuất khẩu vào các nước thành viên TPP đang chiếm tỉ trọng cao. Việc tham gia TPP sẽ giúp cho Việt Nam cân bằng được quan hệ thương mại với các khu vực thị trường khác. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam của các nước thành viên TPP và các nước khác ngoài TPP sẽ gia tăng. Việc tham gia TPP với các cam kết sâu, rộng hơn WTO, nên sẽ là yếu tố thúc đẩy Việt Nam tiến hành nhanh công cuộc tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng… Đó chính là nhân tố quan trọng để Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

4.1.2. Đặc điểm của Hà Nội và sự tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội

Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích đất tự nhiên và đứng thứ hai về dân số sau thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích của Hà Nội là 3.345,0 km² và dân số là 6844,1 ngàn người (năm 2012) với mật độ dân số là 2059,0 người/km². Về cơ cấu dân số, chủ yếu là người Kinh, các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày chiếm tỉ lệ rất thấp. Năm 2009, người Kinh chiếm 98,73 % dân số, người Mường 0,76 % và người Tày chiếm 0,23 %...

Là thủ đô của cả nước với một diện tích đất tự nhiên lớn nên Hà Nội có điều kiện thuận lợi để phát triển các đô thị vệ tinh cũng như các khu công nghiệp. Tuy nhiên, cùng với những cơ hội thuận lợi thì đây cũng là thách thức không nhỏ đặt ra đối với Hà Nội. Quá trình phát triển đô thị hóa nhanh, sự phát triển mạnh các khu công nghiệp, buộc thành phố phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Với một địa bàn rộng, trên địa bàn lại tập trung nhiều tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước, nhiều đầu mối quản lí của bộ, ngành khác nhau. Là thủ đô, bộ mặt của cả nước, sự kì vọng của toàn dân và của trung ương vào sự phát triển của Hà Nội là rất lớn… Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng, Hà Nội là một trong 4

trung tâm kinh tế hàng đầu của cả quốc gia. Những diễn biến của tình hình quốc tế và trong nước sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội. Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại sẽ tạo điều kiện cho Hà Nội phát huy được các thế mạnh của mình để cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Với vị thế là Thủ đô, nên Hà Nội có cơ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng tranh thủ ngoại lực - nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lí, mở rộng thị trường nâng cao


chất lượng tăng trưởng kinh tế. Hà Nội có lợi thế về con người, nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học - công nghệ, nơi tập trung nhiều cơ sở đào tạo, nhiều cán bộ khoa học, là trung tâm khoa học kĩ thuật lớn mạnh nhất trong nước… Hà Nội có nhiều lợi thế trong hợp tác khoa học và công nghệ với bên ngoài nhằm tiếp thu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới.

Với đầu mối giao thông thuận lợi, từ Hà Nội đi các thành phố, thị xã của Bắc Bộ cũng như của cả nước rất dễ dàng bằng cả đường ô tô, sắt, thủy và hàng không. Hà Nội còn có vị trí quan trọng trên hai hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc: Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng. Sau khi mở rộng Hà Nội có quỹ đất lớn, địa chất công trình thuận lợi để phát triển đô thị, công nghiệp. Có hệ thống sông, hồ, núi đa dạng và nhiều thắng cảnh đẹp… Hà Nội có điều kiện để phát triển các ngành dịch vụ, du lịch nhằm thực hiện chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ.

Nhằm ưu tiên phát triển thủ đô trong thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản nhằm từng bước thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô như Nghị quyết số 15/2008/QH12, ngày 29/5/2008 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan; Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội năm 2000 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; nhiều nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ (như Nghị định số 92/2005/NĐ-CP, ngày 12/7/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội; Nghị định số 123/2004/NĐ-CP, ngày 18/5/2004 quy định về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô)…

Nhờ đó, công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng vốn có của Thủ đô. Còn nhiều vấn đề bất cập trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội chưa được giải quyết có hiệu quả như công tác quy hoạch, quản lí đô thị; tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh, trong khi cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập; tình trạng ô nhiễm môi trường; nạn ách tắc giao thông; sự xuống cấp của cảnh quan đô thị; tình trạng tăng


dân cư tự phát đã gây sức ép lớn đối với hệ thống hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội ở khu vực nội thành. Công tác xử lí rác thải, nước thải còn nhiều bất cập, do mật độ dân cư trung bình quá lớn nên công tác quản lí còn gặp nhiều khó khăn…

Để góp phần xử lí những vấn đề tồn tại, khắc phục những hạn chế nêu trên, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phát triển Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho truyền thống văn hiến - anh hùng - hòa bình - hữu nghị của dân tộc Việt Nam, ngày 21/11/2012, tại kì họp thứ 4 Quốc hội khoá XIII đã thông qua Luật Thủ đô. Đây là một dấu mốc quan trọng tạo lập những cơ sở pháp lí mang tính đặc thù giúp cho Hà Nội giải quyết những khó khăn, bức xúc đang đặt ra trước mắt, đồng thời giúp cho Hà Nội phát triển đúng tầm vóc trong tương lai.

Luật Thủ đô đã xác lập cơ chế đặc thù cho Thủ đô Hà Nội trong cả 7 lĩnh vực: quy hoạch, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, môi trường - đất đai, kinh tế

- tài chính, an ninh - an toàn xã hội.

Một số quy định đặc thù đối với Hà Nội đáng chú trọng là:

Về quản lí dân cư, Luật đã có một số quy định đặc thù nhằm bảo đảm cơ cấu dân số Hà Nội hợp lí để có thể bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Theo đó, ở khu vực nội thành, ngoài những trường hợp quy định chung của Luật Cư trú thì công dân muốn đăng kí thường trú tại nội thành phải tạm trú liên tục từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng kí kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải đảm bảo điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của HĐND Thành phố và phải được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng kí thường trú vào nhà thuê. Cơ chế đặc thù này tạo thuận lợi cho việc quản lí nhập cư, đồng thời tạo điều kiện cho những người dân Hà Nội chưa có công ăn việc làm, chưa có nơi ở cố định và hoàn cảnh sống chưa vững chắc có thể ổn định cuộc sống của mình trên cơ sở cân đối giữa việc làm, thu nhập…đảm bảo điều kiện sinh sống của người dân thủ đô.

Một quy định đặc thù khác là mức tiền phạt của Hà Nội được áp dụng cao hơn nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt tối đa do Chính phủ quy định đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực văn hóa, đất đai, xây dựng. Điều này không chỉ góp phần gia tăng nguồn kinh phí đầu tư phát triển thủ đô, mà quan trọng hơn là nhằm răn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2023