Bài Học Về Nâng Cao Chất Lượng Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Đối Với Vcb – Chi Nhánh Thanh Xuân.


- Thường xuyên thực hiện việc đánh giá, kiểm soát rủi ro trong quy trình cho vay khách hàng cá nhân. Hợp đồng tín dụng cần đầy đủ, rõ ràng, tuân thủ các quy định hiện hành về quy trình cho vay; cần chú trọng vào các dấu hiệu cảnh báo rủi ro trong quy trình kiểm soát của hoạt động cho vay. Ban giám đốc, Ban lãnh đạo cần có văn bản chỉ đạo để điều chỉnh và bổ sung, đồng thời xử lý các trường hợp không tuân thủ, sai sót lặp đi lặp lại.

- Khai thác, xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông. Đầu tư vào các phần mềm, các chương trình, ứng dụng. Báo cáo hỗ trợ trong công tác kiểm tra, giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ. Tăng cường công tác giám sát từ xa. Xây dựng kênh truyền thông bên ngoài để đáp ứng được các yêu cầu, giải đáp thắc mắc, mong muốn và lắng nghe phản hồi của khách hàng, từ đó xem xét, thay đổi và hoàn thiện các nghiệp vụ, quy trình để làm hài lòng khách.

1.3.2 Bài học về nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân đối với VCB – Chi nhánh Thanh Xuân.

Để nâng cao chất lượng trong cho vay khách hàng cá nhân, VCB – Chi nhánh Thanh Xuân cần xác định chiến lược và lộ trình cụ thể cho ngân hàng mình. Tăng cường công tác quản bá thương hiệu, tăng cường hoạt động tiếp thị, chăm sóc khách hàng và hậu mãi nhằm tăng cường chuyển tải thông tin nhằm giúp khách hàng cá nhân có thông tin cập nhật về năng lực và uy tín của ngân hàng, hiểu biết cơ bản về sản phẩm cho vay, tạo mối gắn kết đa chiều giữa ngân hàng và khách hàng. Thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ các bộ trong lĩnh vực cho vay khách hàng cá nhân, cả về trình độ nghiệp vụ đến tác phòng giao dịch và nhận thức tầm quan trọng của nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân. Sắp xếp lại mô hình tổ chức phù hợp với mô hình cho vay khách hàng cá nhân.


Bài học về hạn chế rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân: cho vay khách hàng cá nhân với số lượng lớn, VCB – Chi nhánh Thanh Xuân luôn phải tuân thủ những quy định hoạt động chặt chẽ và tỷ lệ an toàn vốn của NHNN, của VCB. Nguồn lực chưa phải lớn nên VCB – Chi nhánh Thanh Xuân phải có định hướng rõ ràng về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Qua đó, VCB – Chi nhánh Thanh Xuân: không hạ thấp các điều kiện cho vay khách hàng cá nhân, khi cho vay cần đánh giá khách hàng toàn diện, không chỉ xem xét đến khả năng trả nợ hiện tại mà cả khả năng trả nợ trong tương lai khi có những biến động về lãi suất, giá cả tài sản, nguồn thu nhập, đồng thời quan tâm đến lịch sử quan hệ tí dụng của khách hàng cá nhân, hệ số nợ trên thu nhập, điểm xếp hạng tín dụng của khách hàng … Cần thiết có cơ chế giám sát và hệ thống thông tin kiểm soát một khách hàng cá nhân vay vốn. Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân một cách an toàn, hiệu quả, bền vững hạn chế tối đa rủi ro.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Trong chương 1, luận văn trình bày những lý luận cơ bản về chất lượng cho vay khách hàng cá nhân bao gồm: (1) Tổng quan về cho vay khách hàng cá nhân của NHTM; (2) Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của NHTM;

(3) Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của NHTM; (4) Kinh nghiệp nâng cao chất lượng trong cho vay khách hàng cá nhân ở một số ngân hàng và bài học rút ra cho VCB – Chi nhánh Thanh Xuân.

Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của VCB – chi nhánh Thanh Xuân - 6

Qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về chất lượng cho vay khách hàng cá nhân, ta có thể nhận thấy nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các NHTM. Chính vì vậy vấn đề tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân là rất cần thiết, mà các NHTM cần phải quan tâm thích đáng.

Các nội dung nghiên cứu lý luận ở chương 1 sẽ là cơ sở để phân tích, nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải phấp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại VCB – Chi nhánh Thanh Xuân ở chương 2 và chương 3.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH XUÂN


2.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân

2.1.1 Lịch sử quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Địa chỉ : Số 448 – 450 Nguyễn Trãi , phường Thanh Xuân Trung , quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Số điện thoại : 02435578589

Số fax : 02435579138

Được nâng cấp từ Phòng giao dịch, Chi nhánh Vietcombank Thanh Xuân ra đời vào năm 2009, giữa bối cảnh thị trường tài chính, tiền tệ bước vào giai đoạn khó khăn nhất, chiếc bánh thị phần” gần như đã phân chia xong. Tuy nhiên, bằng tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó, Vietcombank Thanh Xuân đã nhanh chóng khẳng định sức mạnh nội sinh và sức trẻ qua những kết quả tăng trưởng mạnh mẽ từng năm trên các “mặt trận”.

Ngày đầu mới thành lập, Chi nhánh chỉ gồm 3 phòng và 1 tổ, với tổng số cán bộ nhân viên là 36 người, đến nay, hệ thống tổ chức về cơ bản đã được hoàn thiện với tổng số 78 cán bộ nhân viên; bao gồm 09 phòng và 1 tổ,trong đó có 2 phòng giao dịch.


Là một chi nhánh mới thành lập song Vietcombank Thanh Xuân cũng đã rất chú ý tới các hoạt động xã hội, từ thiện. Từ năm 2009 đến nay, Vietcombank Thanh Xuân đã có nhiều hoạt động an sinh xã hội như thăm và tặng quà cho trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo tại Viện huyết học và truyền máu TW, Bệnh viện E, hỗ trợ đồng bào bão lụt... với tổng số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng.

Để vững tiến trong tương lại, Vietcombank Thanh Xuân đã xác định, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay chủ yếu trên 2 phương diện là lãi suất và chất lượng dịch vụ. Nếu chỉ biết hạ lãi suất để tranh giành khách hàng thì sẽ không bền vững. Vietcombank Thanh Xuân chọn cách đi riêng là nâng cao chất lượng dịch vụ, phát huy nội lực của bộ máy cán bộ xông xáo, năng động, tích cực, nhạy bén để tìm ra các khách hàng lớn, tiềm năng. Đồng thời, tuân thủ tiêu chí tăng trưởng tín dụng trên cơ sở kiểm soát chất lượng tín dụng để đạt được hai mục tiêu là an toàn và hiệu quả.

Vietcombank đang trong quá trình liên tục phát triển và đổi mới để hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam và có vị thế đáng kể trong khu vực. Để hoàn thành mục tiêu đó, vai trò và sự đóng góp của tất cả các Chi nhánh trong đó có Vietcombank Thanh Xuân là hết sức quan trọng. Trên chặng đường sắp tới, Vietcombank Thanh Xuân tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục củng cố uy tín, khẳng định vị thế và giữ được sự tin yêu của khách hàng, bạn hàng trên địa bàn.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân

37


Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của VCB – Chi nhánh Thanh Xuân


Giám đốc


Phó giám đốc Phó giám đốc


Khối

QHKH

Khối QL

rủi ro


Khối tác

Phòng Tài chính kế

toán

Tổ tiền tệ và DV

kho quỹ


Phòng giao dịch

nghiệp


Khối QL

nội bộ

Khối trực thuộc


Phòng QHKH

cá nhân

Phòng QHKH

DN

Phòng QL rủi ro

Phòng QL tín dụng


Phòng DV KH

Tổ tiền tệ và DV kho quỹ


Nhiệm vụ của từng bộ phận

- Giám đốc :

Giám đốc chi nhánh thực hiện các chức năng, nhiệm vụ sau :

+ Tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động chung trong chi nhánh, quyết định những vấn đề chiến lược , kế hoạch phát triển kinh doanh của chi nhánh

+ Đảm bảo hoàn thiện chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh của chi nhánh

Phối hợp với các phòng ban và bộ phận chức năng thực hiện phát triển mạng lưới của chi nhánh

- Phó giám đốc :

+ Trợ giúp cho giám đốc, được giám đốc chi nhánh uỷ quyền chỉ đạo điều hành một số mặt các công tác, ký thay giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nhiệm vụ được phân công

+ Chỉ đạo khối hoạt động tác nghiệp của chi nhánh, trực tiếp phụ trách phòng Kế toán thanh toán , dịch vụ Ngân hàng, Phòng giao dịch, công tác Công đoàn, nữ công, công tác Đoàn thanh niên.

- Phòng giao dịch số 1: Phòng giao dịch là mô hình thu nhỏ của Chi nhánh, thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu là huy động vốn, cho vay khách hàng là cá nhân, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán dịch vụ vãng lai trên địa bàn và các nghiệp vụ kiên quan đến hoạt động tài khoản tiền gửi của các pháp nhân. Nhận tiền gửi bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân

- Phòng khách hàng : Là đầu mối duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, đồng thời phân tích rủi ro cung ứng sản phẩm tín dụng, sản phẩm đầu tư dự án và các dịch vụ ngân hàng theo định hướng của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam trong từng thời kỳ.

Do đó, phòng khách hàng có các nhiệm vụ chính sau:

+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh


+Xây dựng, triển khai chính sách khách hàng - Phối hợp thiết kế các sản phẩm phù hợp với khách hàng và triển khai các biện pháp Marketing tới khách hàng

+ Tiếp nhận nhu cầu khách hàng, thẩm định tín dụng, thực hiện và quản lý các khoản tín dụng theo quy trình, quy định hiện hành

+ Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng và quản lý danh mục khách hàng

+ Cung cấp thông tin về khách hàng cho bộ phận Quản lý nợ để thực hiện báo cáo và tờ trình phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng

- Phòng kế toán thanh toán – dịch vụ ngân hàng

Tham mưu và giúp ban giám đốc trong một số mảng nghiệp vụ:

+ Kế toán tài chính: phòng kế toán tài chính có nhiệm vụ thực hiện các công tác hạch toán kế toán, lập các báo cáo tài chính theo định kì (tháng, quý, năm) của chi nhánh; theo dõi, quản lý tình hình thu – chi của chi nhánh

+ Kế toán giao dịch: phòng kế toán giao dịch có nhiệm vụ mở tài khoản, quản lý tài khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng theo quy định của ngân hàng công thương Việt Nam, quản lý ấn chỉ quan trọng, chứng từ có giá, hối phiếu trắng, séc nhờ thu nhận của khách hàng.

+ Bộ phận thẻ: bộ phận thẻ làm các nhiệm vụ thực hiên nghiên cứu thị trường, quản lý các máy rút tiền tự động ATM được giao.

+ Bộ phận quản lý nợ: Bộ phận quản lý nợ nhận các hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố (nếu có) từ phòng Khách hàng để tiến hành thủ tục lưu kho. Định kì rà soát và quản lý rủi ro xuống mức thấp nhất có thể chấp nhận được; tiến hành phân tích các nguyên nhân xảy ra rủi ro từ đó đưa ra giải pháp thích hợp.

+ Bộ phận thanh toán quốc tế: Thực hiện thanh toán quốc tế về hàng nhập khẩu mậu dịch và dịch vụ liên quan tới hàng hóa nhập khầu theo thông

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí