Đặc Điểm Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Của Các Nhtm


sử dụng một lượng giá trị (tiền, tài sản hoặc uy tín) trong một khoảng thời gian nhất định với những thỏa thuận mà hai bên đã ký kết (về số tiền cấp; thời gian cấp; lãi suất phải trả, …) theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi nhằm giúp cho khách hàng có thể sử dụng những hàng hóa, dịch vụ, thực hiện những phương án kinh doanh trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một cuộc sống cao hơn hoặc thực hiện phương án kinh doanh hiệu quả hơn”

1.1.2 Đặc điểm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của các NHTM

1.1.2.1 Đặc điểm về quy mô

Đối với cho vay khách hàng cá nhân có thể thấy một đặc điểm là quy mô các khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay rất lớn. Đối tượng cho vay vốn rất rộng và số lượng khách hàng lớn nhưng giá trị của từng khoản vay thường nhỏ. Với mục đích chủ yếu là vay để tiêu dùng nên các khoản vay thường không lớn. Hơn nữa, nhu cầu của dân cư với các loại hàng hóa xa xỉ là không cao hoặc người vay cũng đã có một khoản tiền tích lũy trước đối với các loại tài sản có giá trị lớn. Tuy vậy, vay tiêu dùng lại là nhu cầu vay vốn khá phổ biến, đa dạng và thường xuyên đối với mọi tầng lớp dân cư nên mặc dù mỗi món vay tiêu dung có quy mô nhỏ nhưng do số lượng các khoản vay lớn khiến cho tổng quy mô cho vay khách hàng cá nhân của các ngân hàng thường khá lớn.

1.1.2.2 Đặc điểm về lãi suất

Không như hầu hết các khoản cho vay sản xuất kinh doanh hiện nay có lãi suất thay đổi theo điều kiện thị trường, lãi suất cho vay khách hàng cá nhân thường được cố định hoặc thay đổi theo chu kỳ dài hạn hơn. Khi đưa ra mức lãi suất cho vay khách hàng cá nhân các ngân hàng phải dự tính đến: yếu tố lãi suất huy động đầu vào; tính đến phần bù rủi ro và chi phí. Chi phí cho


hoạt động cho vay khách hàng cá nhân lớn do các khoản vay nhỏ lẻ, lượng khách hàng lớn nên chi phí quản lý, chi phí hoạt động lớn, nhu cầu sử dụng nguồn trung, dài hạn cao nên chi phí vốn cao. Hơn nữa, cho vay khách hàng cá nhân còn được xem là tiềm ẩn nhiều rủi ro nên phần bù rủi ro cũng khá cao. Vì thế, lãi suất cho vay khách hàng cá nhân thường cao hơn 3-5 %/năm so với cho vay sản xuất kinh doanh.

1.1.2.3 Cho vay khách hàng cá nhân có tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Cho vay khách hàng cá nhân chịu tác động mạnh và phụ thuộc lớn vào chu kỳ kinh tế, tăng mạnh trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng tốt, thu nhập cao, chi tiêu tăng, đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhỏ lẻ sinh lời cao. Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng, giảm thu nhập thì rất nhiều cá nhân sẽ cảm thấy không mấy tin tưởng vào tương lai, hạn chế chi tiêu do đó việc vay tiêu dùng sẽ hạn chế, làm cho số lượng và dư nợ các khoản cho vay khách hàng cá nhân giảm xuống trầm trọng.

1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của các NHTM

Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của VCB – chi nhánh Thanh Xuân - 3

1.1.3.1 Đối với ngân hàng

Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là là xu thế tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo cho các ngân hàng đa dạng hóa kinh doanh, mở rộng các phân khúc khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường, phân tán rủi ro, cung ứng dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng. Trên góc độ tài chính, cho vay khách hàng cá nhân đóng góp quan trọng vào việc tăng trưởng tín dụng và đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho các ngân hàng.

Cho vay khách hàng cá nhân là một trong hai bộ phận trong nghiệp vụ cho vay của các ngân hàng thương mại nói chung cũng như ngân hàng thương mại nói riêng bên cạnh cho vay khách hàng doanh nghiệp, tốc độ cho vay


khách hàng cá nhân tăng nhanh sẽ góp phần đẩy nhanh dư nợ, đồng thời cho vay khách hàng cá nhân thường có lãi suất cao hơn, đồng nghĩa với tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng. Phát triển cho vay khách hàng cá nhân yêu cầu các ngân hàng đầu tư mạnh vào hạ tầng, công nghệ thông tin, cải tiến chất lượng sản phẩm, xây dựng mạng lưới kênh phân phối đa dạng, rộng khắp làm nền tảng để phát triển các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân, phục vụ một lượng khách hàng đông đảo.

1.1.3.2 Đối với nền kinh tế - xã hội

Hoạt động cho vay nói chung có vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy kinh tế phát triển, bên cạnh đó hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có một vai trò đặc thù sau:

Góp phần đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, sử dụng hiệu quả nguồn vốn để các cá nhân, hộ gia đình mở rộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ giải quyết khối lượng lớn công ăn việc làm, nâng cao vai trò của các thành phần kinh tế này trong nền kinh tế, đóng góp ngày càng tăng trong GDP.

Góp phần kích cầu tiêu dùng: với các sản phẩm cho vay mua nhà ở, ô tô, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt gia đình … phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng, các sản phẩm cho vay tiêu dùng thông qua các loại thẻ nội địa và quốc tế, kích thích người dân tăng cường chi tiêu, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.


1.1.3.3 Đối với khách hàng cá nhân

Cung cấp kịp thời và đáp ứng đủ nhu cầu về nguồn vốn, phát huy tối đa nội lực khách hàng cá nhân, hộ gia đình, khai thác hết tiềm năng về lao động, đất đai, hàng hóa, máy móc, nhà xưởng … hợp lý và có hiệu quả nhất.

Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo điều kiện nâng cao dân trí, hình thành những thói quen sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

1.1.4 Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân của các NHTM

1.1.4.1 Cho vay bất động sản

Cho vay bất động sản là sản phẩm cho vay chủ yếu dành cho đối tượng khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu mua nhà, hợp thức hóa nhà đất, xây dựng và sửa chữa nhà cửa của khách hàng nhưng chưa thể thực hiện được do gặp khó khăn về tài chính.

1.1.4.2 Cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu, mua sắm các tiện nghi sinh hoạt của gia đình nhằm nâng cao đời sống dân cư cũng như kích thích tiêu dùng của xã hội. Đối tượng khách hàng cho vay tiêu dùng thường là những người có thu nhập không nhất thiết phải ở mức cao nhưng phải ổn định, chủ yếu là các công nhân viên chức hưởng lương và có việc làm ổn định, đây là nhóm đối tượng khách hàng có số lượng rất đông và nhu cầu vay tiêu dùng cũng rất lớn.

1.1.4.3 Cho vay sản xuất hộ kinh doanh

Cho vay sản xuất hộ kinh doanh là hình thức cho vay nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động thiếu hụt tạm thời trong hoạt động kinh doanh hoặc đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh của đối tượng khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh với qui mô nhỏ. Số lượng khách hàng của loại sản phẩm này có nhu cầu vay thường rất lớn nhưng


doanh số vay lại không lớn nên chi phí giao dịch của sản phẩm thường cao. Mặt khác, do trình độ và thời gian của đối tượng khách hàng này thường hạn chế nên nhiều khi khách hàng ngại tiếp xúc với ngân hàng mặc dù có nhu cầu vay vốn.

1.1.4.4 Cho vay tiểu thương

Về cơ bản loại hình cho vay tiểu thương thực chất là loại hình cho vay sản xuất kinh doanh nhưng chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng là những người buôn bán nhỏ, buôn bán dạng cá thể ở các chợ hoặc các trung tâm thương mại. Đây là sản phẩm cho vay nhằm góp phần giảm thiểu nạn cho vay nặng lãi hoặc chơi hụi đầy rủi ro nhưng hiện đang rất phổ biến trong xã hội.

1.1.4.5 Cho vay nông nghiệp

Thực ra cho vay nông nghiệp cũng là một phần cho vay sản xuất kinh doanh nhưng chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng là các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản, … Cho vay nông nghiệp ngoài việc đáp ứng nhu cầu vốn cho bà con nông dân còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đó là góp phần thay đổi tập quán làm ăn, chuyển từ sản xuất nông nghiệp với qui mô nhỏ chủ yếu phục vụ nhu cầu địa phương sang sản xuất với quy mô ngày càng lớn hơn với mục đích hướng tới thị trường sâu rộng hơn và đầy tiềm năng hơn, từ đó mới có thể dần cải thiện được đời sống của người dân ở các vùng nông thôn.

1.1.5 Quy trình cho vay khách hàng cá nhân của NHTM

Để thực hiện cho vay khách hàng cá nhân thường các ngân hàng thương mại đều tiến hành những bước căn bản trong trình tự cấp tín dụng chung của mỗi ngân hàng, tuy nhiên tùy theo mỗi loại sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân mà phương pháp thực hiện mỗi bước có sự khác biệt nhau cho phù hợp với từng hình thức vay và cũng phù hợp với từng điều kiện cụ thể của khách hàng.


Các bước cơ bản trong quy trình cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại bao gồm các bước sau:

- Bước 1: Tiếp thị khách hàng và phỏng vấn lần đầu

- Bước 2: Hướng dẫn khách hàng và tiếp nhận hồ sơ vay vốn

- Bước 3: Thẩm định các điều kiện vay vốn

- Bước 4: Ký kết các hợp đồng và thực hiện các thủ tục liên quan

- Bước 5: Giải ngân

- Bước 6: Kiểm tra, đánh giá khách hàng và khoản vay

1.1.5.1 Tiếp thị khách hàng và phỏng vấn lần đầu

Tiếp thị khách hàng là bước đầu tiên mà ngân hàng thực hiện để tiếp cận và nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, qua đó có phương pháp giới thiệu sản phẩm và chăm sóc tùy theo từng loại đối tượng khách hàng đảm bảo phù hợp với chính sách, an toàn, hiệu quả và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Việc tiếp thị khách hàng thường được thực hiện thông qua hai hình thức: Tiếp thị trực tiếp khách hàng cá nhân hoặc tiếp thị phổ thông thông qua các hình thức phát tờ rơi, bandroll, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại trụ sở ngân hàng, … hoặc bên thứ ba.

Phỏng vấn lần đầu các khách hàng cá nhân một cách sơ bộ đển nắm bắt nhu cầu vay vốn, kế hoạch sử dụng vốn, phương án trả nợ, tài sản đảm bảo,

… để xác định phương án vay vốn tối ưu nhất cho khách hàng. Trong trường hợp các điều kiện, thông tin của khách hàng không phù hợp với sản phẩm vay thì phải thông báo ngay với khách hàng.

1.1.5.2 Hướng dẫn khách hàng và tiếp nhận hồ sơ vay vốn

Sau khi phỏng vấn sơ bộ nếu nhận thấy điều kiện của cho vay khách hàng cá nhân là phù hợp với chính sách vay, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và cung cấp các loại giấy tờ cần thiết, đồng thời tiến


hành kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ và thông tin mà khách hàng cung cấp. Khi hồ sơ vay vốn đã được lập hoàn chỉnh, cán bộ tín dụng tiến hành tiếp nhận hồ sơ của khách hàng cá nhân.

1.1.5.3 Thẩm định các điều kiện vay vốn

Đây là bước ngân hàng thực hiện thẩm định khách hàng cá nhân căn cứ trên hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn với các nội dung như sau:

- Đối chiếu, xác minh các thông tin khách hàng, thông tin khoản vay, thông tin tài sản, khả năng trả nợ, ...

- Đối chiếu, đánh giá các điều kiện theo qui định của từng loại sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân cụ thể.

- Phân tích, đánh giá về phương án/ dự ản sản xuất – kinh doanh, dịch vụ, đầu tư, đời sống và khả năng trả nợ của khách hàng để xác định hạn mức, thời gian, điều kiện trả nợ cho phù hợp.

- Thực hiện thẩm định về tài sản đảm bảo tiền vay (nếu có).

- Đánh giá toàn diện rủi ro đối với khách hàng cả về yếu tố chủ quan lẫn khách quan, rủi ro sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân … từ đó đề xuất các biện pháp, điều kiện phòng ngừa của khách hàng và của ngân hàng nhằm mục đích giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra.

1.1.5.4 Ký kết các hợp đồng và thực hiện các thủ tục liên quan

Trên cơ sở thẩm định điều kiện vay vốn, ngân hàng sẽ thực hiện soạn thảo và tiến hành ký kết các hợp đồng liên quan như Hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, …

1.1.5.5 Giải ngân

Sau khi hoàn tất các hợp đồng và thủ tục liên quan đến việc quản lý các giấy tờ về tài sản đảm bảo, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân theo kế hoạch sử dụng vốn mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận.


1.1.5.6 Kiểm tra, đánh giá khách hàng và khoản vay

Sau khi giải ngân vốn vay cho khách hàng ngân hàng vẫn phải tiếp tục kiểm tra và đánh giá khách hàng về mục đích sử dụng vốn vay, tình hình thực hiện cam kết, thực trạng tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ khách hàng, … nhằm mục đích phát hiện kịp thời những rủi ro tiềm ẩn, từ đó có biện pháp xử lý.

1.1.6 Kết quả cho vay khách hàng cá nhân của NHTM

1.1.6.1 Số lượng khách hàng cá nhân đến vay vốn

Số lượng khách hàng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá mức độ phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, số lượng khách hàng có thể tính theo một khoảng thời gian nhất định (quý, năm), nếu số lượng khách hàng tìm đến ngân hàng để vay ngày càng tăng thì chứng tỏ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng ngày càng được mở rộng, uy tín trong phân khúc cho vay khách hàng cá nhân ngày càng được nâng cao và ngân hàng tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực này.

1.1.6.2 Cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân

Cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân phản ánh phân khúc, chính sách cho vay của mỗi ngân hàng. Tùy vào địa bàn hoạt động hoặc chính sách của từng ngân hàng trong mỗi thời kỳ khác nhau mà ngân hàng sẽ có cơ cấu các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân khác nhau. Ví dụ theo thời gian cho vay: Nếu tập trung phát triển cho vay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nhà ở … trung dài hạn thì dư nợ cho vay khách hàng cá nhânh trung dài hạn chiếm tỷ trọng cao, còn nếu ngân hàng tập trung phát triển vay vốn lưu động ngắn hạn thì dư nợ cho vay khách hàng cá nhân ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng cao.

1.1.6.3 Tốc độ tăng trưởng dư nợ trong cho vay khách hàng cá nhân

Dư nợ trong cho vay khách hàng cá nhân là số tiền mà khách hàng còn dư nợ ngân hàng tại một thời điểm nhất định, cho thấy lượng tiền mà ngân hàng chưa thu hồi được từ khách hàng cá nhân. Tốc độ tăng trưởng dư nợ trong cho vay khách hàng cá nhân qua các năm được xác định theo công thức:

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí