Chất lượng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên - 2


DANH SÁCH HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Hình 2.1: Mô hình tổ chức của nhcsxh tỉnh thái nguyên 37

Hình 2.2Sơ đồ quy trình cho vay hộ nghèo thông qua tổ TK&VV 48

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



HĐQT

Hội đồng uản trị

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách Xã hội

NHNo&PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHTM

Ngân hàng thương mại

NSNN

Ngân sách nhà nước

PGD

Phòng giao dịch

TK&VV

Tiết kiệm và vay vốn

UBND

Ủy ban nhân dân

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Chất lượng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên - 2


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài


Đói nghèo là một trong những vấn đề xã hội bức xúc mang tính toàn cầu. Giải quyết đói nghèo ngày nay không còn là công việc riêng của từng quốc gia, mà trở thành một trong những chính sách được ưu tiên hàng đầu trong các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của toàn thế giới.

Việt Nam là một trong số những nước có tỷ lệ hộ nghèo khá cao nên giải quyết vấn đề đói nghèo ở nước ta càng trở nên bức bách, là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Một trong những chính sách mang tính đột phá, đóng vai trò động lực quan trọng là hình thành định chế tài chính của Nhà nước, thực hiện giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) nhằm thống nhất các nguồn lực tài chính, thiết lập một cơ chế hỗ trợ, góp phần thực hiện mục tiêu của Nhà nước đối với các đối tượng chính sách xã hội.

Ngân hàng Chính sách xã hội ra đời và trở thành công cụ để Nhà nước thực hiện mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo. Hiểu rõ được nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng và Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên đang phấn đấu nỗ lực để làm tốt vai trò của mình, nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo. Song thực tiễn, nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế: nguồn vốn Ngân hàng tự huy động để đáp ứng nhu cầu cho vay hộ nghèo còn rất thấp vẫn xảy ra tình trạng cho vay không đúng đối tượng, chất lượng tín dụng ở một số địa bàn cấp xã chưa thực sự ổn định vốn cho vay hiệu quảcòn chưa cao, địa bàn rộng, khách hàng là các đối tượng đặc biệt, chovay uỷ thác qua Hội đoàn thể, địa bàn khó khăn nên chấtlượng cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, hoạt động chưa thực sự bền vững. Việc tìm ra những biện pháp nhằm nâng


cao chất lượng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên là vấn đề đã và đang được đặt ra khá bức thiết.

Trên cơ sở lý thuyết đã được học và thực tiễn tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, tác giả quyết định chọn đề tài “Chất lượng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam -Chi nhánh Thái Nguyên” được chọn làm luận văn thạc sỹ - chuyên ngành Tài chính Ngân Hàng.

2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài


Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH tại Việt Nam dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, có thể tóm lược một số nghiên cứu như sau:

- Nguyễn Văn Khải, (2020), “Giải pháp tín dụng góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng đã phân tích về hoạt động tín dụng cho vay hộ nghèo tham gia chương trình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, đồng thời điểm qua hoạt động của Quỹ tình thương của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam với vốn cho vay được lặp lại nhiều lần, mức vay tăng dần từ nhỏ đến lớn, lãi suất cho vay ngang bằng với lãi suất thị trường, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm ban đầu về tín dụng cho hộ nghèo, ý thức tiết kiệm và hỗ trợ lẫn nhau giữa phụ nữ nghèo và tính chất xã hội hoá về công tác XĐGN thông ua Hội Liên hiệp phụ nữ cùng với dịch vụ tín dụng

- Phan Thị Nữ, (2019) “Đánh giá tác động của tín dụng đối với Giảm nghèo ở nông thôn Việt nam”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế. Nghiên cứu này xem xét tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp cận tín dụng có tác động tích cực lên phúc lợi của hộ nghèo thông ua làm tăng chi tiêu nhưng không có tác động cải thiện thu nhập cho hộ nghèo nên chưa giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững.

- Đào Thị Thúy Hằng, (2020), “Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hải Phòng”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Tài chính, Hà Nội. Trong đề tài này đề cập đến những vấn đề lý luận của việc thực hiện các chính sách và thể lệ cho vay đối hộ nông dân nghèo tại NHCSXH TP Hải


Phòng. Do còn hạn chế trong việc nghiên cứu nên đề tài chỉ chuyên về lý luận, ít thực tế, chủ yếu tập trung vào vấn đề huy động vốn đầu tư tín dụng đối với hộ nông dân nghèo.

- Hoàng Trọng Cường (2020), Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên, luận văn thạc sĩ, Đại học Công nghệ và Quản lý hữu nghị. Luận văn đãhệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng đối với hộ nghèocủa ngân hàng chính sách xã hội. Làm rõ thực trạng cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng NHCSXH tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2019. Đánh giá chất lượng cho vay đối với hộ nghèo; thấy được những thuận lợi, khó khăn, những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên.

- Lâm Quân (2019), "Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèotại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An", Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Hà Nội. Luận văn đãhệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng đối với hộ nghèocủa ngân hàng chính sách xã hội. Làm rõ thực trạng cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng NHCSXH tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016- 2019. Đánh giá chất lượng cho vay đối với hộ nghèo, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.

- Nguyễn Minh Phượng (2020), “Nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hạ Hoà tỉnh Thái Nguyên”. Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Thái nguyên. Luận văn đãhệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng đối với hộ nghèocủa ngân hàng chính sách xã hội. Làm rõ thực trạng cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng NHCSXH huyện Hạ Hòa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019 - 2019. Đánh giá chất lượng cho vay đối với hộ nghèo, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Hạ Hòa, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.


Ngoài ra còn có rất nhiều các luận văn và luận án của các học viên tại nhiều trường đại học trong cả nước về vấn đề này. Từ những công trình trên sẽ giúp tác giả kế thừa được một số kết quả, phục vụ cho việc tổng kết lý luận của mình.Tuy nhiên các nghiên cứu thực tiễn trên chỉ đề cập trong phạm vi một chi nhánh cụ thể nhất định, trong một thời điểm cụ thể, còn việc nghiên cứu nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên trong 3 năm gần đây chưa có công trình nào tiến hành nghiên cứu một cách tổng thể cả về lý luận và thực tiễn, chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài là không trùng lặp và có ý nghĩa thiết thực.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu


* Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên.

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội.

- Làm rõ thực trạng cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng NHCSXH tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 - 2020. Đánh giá chất lượng cho vay đối với hộ nghèo; thấy được những thuận lợi, khó khăn, những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên.

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


* Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứucủađề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam -Chi nhánh Thái Nguyên.


* Phạm vi nghiên cứu

+ Về nội dung:luận văn nghiên cứu hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam -Chi nhánh Thái Nguyên

+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam -Chi nhánh Thái Nguyên

+ Về thời gian: luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2018 – 2020 và đề xuất giải pháp đến năm 2025.

5. Phương pháp nghiên cứu


* Phương pháp thu thập dữ liệu:

Dữ liệu được sử dụng trong luận văn bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ

cấp.

- Dữ liệu thứ cấp được lấy từ các nguồn: Kế thừa các tài liệu, các công trình

nghiên cứu đã được công bố để khái uát và làm rõ cơ sở lý luận về: Nguồn vốn tín dụng ưu đãi và hiệu quả công tác quản lý nguồn vốn ưu đãi.

Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu ua điều tra thực tiễn và được công bố chính thức của chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, các sở ngành và trên các phương tiện thông tin, truyền thông từ đó có những phân tích, đánh giá về kết quả, hiệu quả đạt được c ng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn Tỉnh.

- Dữ liệu sơ cấp được lấy từ các nguồn:

Thu thập thông tin từ phỏng vấn các hộ nghèo và hộ cận nghèo đến làm việc trực tiếp tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên.

+ Chọn mẫu điều tra: Phỏng vấn các khách hàng có quan hệ tín dụng với NHCSXH chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, tại 3 huyện: Phổ Yên, Võ Nhai, Định Hóa.

+ Các bước tiến hành khảo sát: Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi

Giai đoạn 1: Xây dựng bảng câu hỏi dựa trên nền tảng các thông tin cần thu

thập.


Giai đoạn 2: Chọn lọc và hiệu chỉnh các câu hỏi dựa trên ý kiến đóng góp chuyên gia.

Giai đoạn 3: Hiệu chỉnh và hoàn tất bảng câu hỏi lần cuối, tiến hành gửi bảng câu hỏi chính thức

Bước 2: Xác định số lượng mẫu cần thiết

Kích thước mẫu dự tính là n= 115. Với 7 câu hỏi được đưa ra trong mỗi phiếu. Do tình hình dịch bệnh Covid 19 nên tác giả sử dụng số lượng phiếu khảo sát vừa đủ để đánh giá kết quả khảo sát.

Thời gian kháo sát là tháng 3 và tháng 4/2021.

Bước 3: Gửi phiếu điều tra cho khách hàng

135 phiếu điều tra được gửi cho khách hàng tại quầy giao dịch và thông qua sự hỗ trợ của cán bộ tín dụng. Danh sách khách hàng nhận phiếu điều tra được lựa chọn một cách ngẫu nhiên trên cơ sở dữ liệu của ngân hàng.

Bước 4: Liên hệ với khách hàng để theo dõi kết quả trả lời

Sau một tuần, nếu không nhận được phản hồi từ phía khách hàng thì người gửi sẽ gọi điện thoại lại nhờ khách hàng trả lời. Đối với phiếu điều tra đặt tại quầy thì khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng có thể trả lời và gửi lại cho nhân viên liền ngay đó.

Bước 5: Thu nhận phản hồi từ phía khách hàng

Đã có 110 phiếu điều tra được thu nhận 80 phiếu nhận tại quầy giao dịch và 20 phiếu nhận qua sự hỗ trợ của cán bộ tín dụng) với tỷ lệ phản hồi là 81.48% (tương ứng 110 phiếu hợp lệ), trong đó có 20 phiếu không hợp lệ bị loại.

Bước 6: Tổng hợp và xử lý dữ liệu

* Phát phiếu điều tra

Tôi đã phát ra 135 bảng câu hỏi được phát theo phương pháp ngẫu nhiên cho những khách hàng cá nhân đã từng sử dụng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng. Đã có 110 bảng câu hỏi được thu nhận với tỷ lệ phản hồi là 96,9 trong đó có 20 phiếu bị loại do không hợp lệ. Do đó, số lượng mẫu còn lại để đưa vào phân tích là 90 mẫu.

+Phương pháp xử lý số liệu:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/02/2023