mô hình SERVPERF để đo lường sự hài lòng của khách hàng vay vốn, từ đó, đánh giá chất lượng cho vay hộ gia đình dưới góc độ khách hàng vay vốn.
Ngoài ra, chất lượng cho vay hộ gia đình còn được thể hiện qua hoạt động cho vay đúng đối tượng thụ hưởng.
Đối tượng được thụ hưởng các chương trình cho vay hộ gia đình ưu đãi là các hộ gia đình do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ định theo từng chương trình tín dụng, được quy định tại các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, đối tượng thụ hưởng các chương trình cho vay hộ gia đình ưu đãi bao gồm: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, HSSV có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm, hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn...
Đây là những khách hàng không có hoặc không đủ các điều kiện để tiếp cận với dịch vụ cho vay hộ gia đình của các NHTM; các tổ chức tín dụng và cần sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ và cộng đồng. Như vậy, trong khi các NHTM được hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn khách hàng để cho vay vốn thì NHCSXH phục vụ những khách hàng theo chỉ định của Chính phủ, không được cho vay các đối tượng ngoài quy định của Chính phủ. Bởi vậy, việc cho vay đúng đối tượng thụ hưởng được xem là một trong các chỉ tiêu bắt buộc để đánh giá chất lượng cho vay hộ gia đình của NHCSXH.
Tóm lại, đánh giá chất lượng cho vay hộ gia đình của NHCSXH không chỉ dựa trên một chỉ tiêu nào đó mà phải dựa vào tất cả các tiêu chí thì mới có được đánh giá toàn diện, chính xác. Đồng thời phải so sánh giữa các thời kỳ với nhau…, kết hợp với việc phân tích số liệu định lượng với đánh giá định tính mới có thể đưa ra các nhận xét chính xác về chất lượng cho vay hộ gia đình của NHCSXH. Bên cạnh đó, chất lượng cho vay hộ gia đình NHCSXH còn chịu ảnh hưởng bởi sự tác động của các nhân tố khách quan” và chủ quan.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay hộ gia đình của Ngân hàng chính sách xã hội
1.3.1. Nhân tố môi trường bên trong
Đây là những nhân tố thuộc “về bản thân, nội tại ngân hàng, liên quan đến sự phát triển của ngân hàng trên các mặt ảnh hưởng tới hoạt động cho vay hộ gia đình gồm: chính sách, công tác tổ chức, trình độ lao động, quy trình nghiệp vụ, kiểm tra giám sát và trang thiết bị hoạt động.
Có thể bạn quan tâm!
- Chất lượng cho vay hộ gia đình tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội - 2
- Những Lý Luận Cơ Bản Về Chất Lượng Cho Vay Hộ Gia Đình Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
- Vai Trò Của Cho Vay Hộ Gia Đình Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
- Kết Quả Thực Hiện Các Chương Trình Tín Dụng Của Nhcsxh Hà Nội
- Kết Cấu Dư Nợ Cho Vay Hộ Gia Đình Tại Nhcsxh Chi Nhánh Tp Hà Nội Qua 3 Năm 2017-2019
- Hoạt Động Kiểm Tra, Giám Sát Kiểm Tra, Giám Sát Của Ban Đại Diện Hđqt
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Chính sách cho vay hộ gia đình: Là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động cho vay hộ gia đình đi đúng quỹ đạo liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp cho vay hộ gia đình, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của ngân hàng. Một chính sách cho vay hộ gia đình đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động cho vay hộ gia đình. Bất cứ ngân hàng nào muốn có chất lượng cho vay hộ gia đình cao đều phải có chính sách cho vay hộ gia đình phù hợp với điều kiện của ngân hàng, của thị trường. NHCSXH hoạt động cho vay hộ gia đình đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là chính sách cho vay hộ gia đình ưu đãi, giúp các đối tượng chính sách tiếp cận được vốn lãi suất thấp, chính sách cho vay hộ gia đình này thu hút được nhiều đối tượng thiếu vốn sản xuất kinh doanh đến vay vốn, đảm bảo hoạt động cho vay hộ gia đình của NHCSXH đúng Pháp luật cũng như đường lối, chính sách của Nhà nước.
Công tác tổ chức của ngân hàng: Tổ chức bao gồm các phòng ban, nhân sự và tổ chức các hoạt động trong ngân hàng. Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên các phòng ban trong ngân hàng và giữa các ngân hàng với nhau trong toàn bộ hệ thống cũng như với các cơ quan khác liên quan đảm bảo cho ngân hàng hoạt động thống nhất có hiệu quả, qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu khách hàng, theo dõi quản lý chặt chẽ sát sao các khoản vốn huy động cũng như các khoản cho vay, từ đó nâng cao hiệu quả cho vay hộ gia đình.
Chất lượng đội ngũ cán bộ cho vay hộ gia đình: Đây là nhân tố hết sức quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay hộ gia đình. Con người là yếu
tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn cho vay hộ gia đình nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung. Kinh tế càng phát triển, các quan hệ kinh tế càng phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi trình độ của người lao động càng cao. Đội ngũ cán bộ ngân hàng có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức, có năng lực sẽ là điều kiện tiền đề để ngân hàng tồn tại và phát triển.
Quy trình cho vay hộ gia đình: Đây là những trình tự, những giai đoạn, những bước, công việc cần phải thực hiện theo một thủ tục nhất định trong việc cho vay, thu nợ, bắt đầu từ việc xét đơn, dự án xin vay của khách hàng đến khi thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay hộ gia đình. Chất lượng cho vay hộ gia đình tùy thuộc vào việc lập ra một quy trình cho vay hộ gia đình đảm bảo tính logic khoa học và việc thực hiện tốt các bước trong quy trình cho vay hộ gia đình.
Kiểm tra giám sát nội bộ: Thông qua kiểm soát giúp lãnh đạo ngân hàng nắm được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra, những thuận lợi, khó khăn, việc chấp hành những quy định pháp luật, nội quy, quy chế, chính sách kinh doanh, thu tục cho vay hộ gia đình, từ đó giúp lãnh đạo ngân hàng có đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp giải quyết những khó khăn vướng mắc, phát huy những nhân tố thuận lợi, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cho vay hộ gia đình: Trang thiết bị tuy không phải là yếu tố cơ bản nhưng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng cho vay hộ gia đình của ngân hàng. Nó là công cụ, phương tiện thực hiện tổ chức, quản lý ngân hàng kiểm soát nội bộ, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thực hiện các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng. Đặc biệt, với sự phát triển như vũ bão về công nghệ thông tin hiện nay các trang thiết bị tin học đã giúp cho ngân hàng có được thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác, trên cơ sở đó quyết định đúng đắn, không bỏ lỡ thời cơ trong kinh doanh, giúp cho quá trình quản lý tiền vay và thanh toán được thuận tiện, nhanh chóng” và chính xác.
1.3.2. Nhân tố môi trường vĩ mô
* Nhân tố kinh tế
Đây là nhân tố “đầu tiên bởi lẽ bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng đều diễn ra trong một môi trường kinh tế nhất định.
Chu kỳ kinh tế: Chu kỳ phát triển kinh tế có sự tác động trực tiếp và rõ nét tới hoạt động cho vay hộ gia đình. Trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái, không phát triển được thì hoạt động sản xuất, kinh doanh bị thu hẹp, hoạt động cho vay hộ gia đình gặp khó khăn. Vào thời điểm này thì người dân lo sợ sản xuất kinh doanh sẽ không hiệu quả, khi đó nhu cầu vay vốn trong thời kỳ này sẽ giảm, với những khoản cho vay hộ gia đình đã thực hiện cũng khó có thể sử dụng hiệu quả và trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Ngược lại khi nền kinh tế được ổn định có xu hướng phát triển thì sẽ rất thuận lợi với hoạt động cho vay hộ gia đình. Lúc này nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ chính sách là rất cao vì lãi suất ưu đãi, khả năng sản xuất kinh doanh có thể mang lại hiệu quả, có thể giúp mang lại nguồn thu nhập cao hơn, tạo ra công ăn việc làm… Với nền kinh tế ổn định là nền tảng cho quá trình sản xuất kinh doanh của hộ nghèo, hộ chính sách diễn ra bình thường không chịu ảnh hưởng của lạm phát, khủng hoảng. Khi đó khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng của hộ nghèo và các đối tượng chính sách được đảm bảo, người dân an tâm sản xuất tạo ra lợi nhuận, khi đó tỷ lệ nợ quá hạn ít, chất lượng cho vay hộ gia đình của ngân hàng sẽ được đảm bảo.
Chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước: Vì là ngân hàng hoạt động theo chỉ định của Nhà nước, Chính phủ. Do đó hoạt động cho vay hộ gia đình của NHCSXH được Nhà nước ưu tiên để phát triển kinh tế cho bà con các dân tộc vùng sâu, vùng xa từ đó sẽ đảm bảo được sự phát triển cân đối theo từng ngành, lĩnh vực, vùng miền trên cả nước.
Chính sách lãi suất: Chính sách lãi suất của cơ quan quản lý Nhà nước cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cho vay hộ gia đình của ngân hàng. Với lãi suất ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất của các ngân hàng thương mại thì đối tượng xin vay vốn của NHCSXH là rất lớn.
* Nhân tố xã hội
Sự tín nhiệm: Mối quan hệ cho vay hộ gia đình là sự kết hợp của ba yếu tố: nhu cầu của khách hàng, lòng tín nhiệm và khả năng của ngân hàng. Với sự tín nhiệm càng cao đối với ngân hàng sẽ góp phần giúp ngân hàng tiếp cận với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu của họ, giúp họ thoát nghèo nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước thể hiện được rằng NHCSXH là địa chỉ tin cậy của người nghèo thiếu vốn sản xuất, từ đó mà chất lượng cho vay hộ gia đình được đảm bảo.
Tín nhiệm là tiền đề và là điều kiện để không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng cho vay hộ gia đình. Sự tín nhiệm giữa ngân hàng và khách hàng sẽ tạo cho ngân hàng những thông tin cho vay hộ gia đình chính xác đầy đủ giúp cho ngân hàng giảm thiểu được rủi ro, nâng cao được chất lượng” cho vay hộ gia đình.
1.3.3. Nhân tố môi trường ngành
Chất lượng khách hàng: Cho vay hộ gia đình đối với hộ nghèo, hộ chính sách là cho vay hộ gia đình tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ chính sách vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Do đó mọi biểu hiện xấu tốt của hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng tới hoạt động cho vay hộ gia đình. Nếu hộ nghèo, hộ chính sách sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả nợ đúng hạn và tuân thủ theo đúng quy định thì vòng quay vốn cho vay hộ gia đình của ngân hàng tăng làm cho chất lượng cho vay hộ gia đình cũng tăng lên. Ngược lại nếu hộ nghèo, hộ chính sách sản xuất kinh doanh không hiệu quả thì ảnh hưởng tới thu nợ, thu lãi, vòng quay vốn cho vay hộ gia đình của ngân hàng kém làm cho chất lượng cho vay hộ gia đình của ngân hàng bị giảm sút.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh
Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội TP. Hà Nội (NHCSXH Hà Nội) “được thành lập theo Quyết định Số 18/QĐ – HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam. Đây là đơn vị thành viên của NHCSXH. Ngày 11/04/2003, Chi nhánh Hà Nội đã khai trương đi vào hoạt động với chức năng, nhiệm vụ là: Nhận bàn giao vốn từ Kho Bạc Hà Nội, từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, nhận uỷ thác từ các chủ dự án, từ ngân sách Thành phố, Ngân sách các Quận/Huyện và vốn huy động trên thị trường để cho vay các đối tượng:
(1) Hộ nghèo: Gồm các hộ nghèo ở vùng II, III và các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu vùng xa; hộ nghèo thuộc các khu vực khác trên cả nước.
(2) Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm, các tổ chức sản xuất của thương binh, người tàn tật và các đối tượng chính sách khác.
(3) Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, vay vốn để mua sắm phương tiện học tập và các chi phí khác phục vụ cho việc học tập.
(4) Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay xuất khẩu lao động, vay vốn để trả phí đào tạo, phí dịch vụ, tiền đặt cọc, vé máy bay…
(5) Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
(6) Một số đối tượng khác theo quyết định của Chính phủ: Cho vay doanh nghiệp làm nhà ở bán trả chậm cho các hộ dân, cho vay làm nhà vượt lũ Đồng bằng sông Cửu Long…
Do được hình thành từ việc cải tổ hoạt động của mô hình Ngân hàng Người nghèo, trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trước
đây, nên sau khi thành lập, Phó Giám đốc của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã được điều chuyển sang làm Giám đốc Chi nhánh.
Qua 16 năm hình thành và phát triển, NHCSXH Hà Nội đã góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, thực hiện tín dụng ưu đãi với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Theo Báo cáo tổng kết NHCSXH Hà Nội năm 2019, tổng nguồn vốn Chi nhánh quản lý đến ngày 31-12-2019 là 7.326 tỷ đồng, tăng 936 tỷ đồng so với năm 2018 và tăng gần 5.000 tỷ đồng so với thời kỳ đầu thành lập. Số lượng lao động làm việc tại NHCSXH Hà Nội cũng tăng từ 91 người lên 169 người tại thời điểm 31-12-2019.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Chi nhánh
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh
NHCSXH ra đời với mục đích tách hoạt động tín dụng chính sách ra khỏi các NHTM, đồng thời, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, thực hiện tín dụng ưu đãi với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Theo Quyết định Số 131/2002/QĐ - TTg, thì NHCSXH Hà Nội sẽ được thực hiện các nghiệp vụ sau đây:
- Huy động vốn:
+ Tổ chức huy động vốn có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm: Tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.
+ Các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH Hà Nội bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31/12 năm trước. Việc thay đổi tỷ lệ duy trì số dư tiền gửi do Thủ tướng quyết định. Tiền gửi của tổ chức tín dụng Nhà nước tại ngân hàng được trả lãi suất bằng lãi suất tính trên cơ sở bình quân lãi suất huy động các nguồn vốn hàng năm của tổ chức tín dụng kèm phí huy động hợp lý do hai bên thỏa thuận.
+ Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội, hội, các tổ chức phi Chính Phủ, các cá nhân trong và ngoài nước.
- Đi vay:
+ Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác.
+ Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước.
+ Vay Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
+ Vay Ngân hàng Nhà nước.
- Các chức năng khác:
+ Được mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng trong và ngoài nước.
+ Được thực hiện các dịch vụ NH về thanh toán và ngân quĩ.
+ Được thực hiện các nghiệp vụ về ngoại hối và kinh doanh ngoại hối.
+ Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc NHNN.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh; tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội.
- Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân trong và ngoài nước theo các hợp đồng uỷ thác.
- v.v…
2.1.2.2. Mô hình cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của NHCSXH Hà Nội được lập theo đúng quy định và trình tự của NHCSXH Việt Nam. NHCSXH Hà Nội có mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng. Mô hình cơ cấu tổ chức của NHCSXH Hà Nội được thể hiện trong sơ đồ 2.1. dưới đây: