Hoạt Động Kiểm Tra, Giám Sát Kiểm Tra, Giám Sát Của Ban Đại Diện Hđqt


hộ gia đình và tài chính. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ viên trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng, đảm bảo duy trì và an toàn vốn vay của mỗi thành viên trong tổ.

Đến 31/12/2017, toàn chi nhánh có 7.470 tổ TK &VV. Đến Đến 31/12/2018, toàn Thành phố có 7.502 tổ TK&VV, tăng 32 tổ so với đầu năm, có 7.489 tổ xếp loại tốt và khá, tăng 57 tổ chiếm tỷ lệ 99,8%; 09 tổ xếp loại trung bình, giảm 10 tổ, chiếm tỷ lệ 0,1% và 4 tổ xếp loại yếu, giảm 15 tổ so với đầu năm, chiếm tỷ lệ 0,05%. Trong đó, Đoàn thanh niên (ĐTN) giảm 02 tổ trung bình và 02 tổ yếu; Hội nông dân (HND) giảm 02 tổ trung bình và 04 tổ yếu; Hội phụ nữ (HPN) giảm 05 tổ trung bình và 05 tổ yếu; Hội cựu chiến binh (HCCB) giảm 01 tổ trung bình và 04 tổ yếu. Tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại tổ đến 31/12/2019: tổng số tổ 7.479 tổ TK&VV, trong đó: có 7.239 tổ xếp loại tốt, chiếm tỷ lệ 96,8%; 190 tổ xếp loại khá, chiếm tỷ lệ 2,5%; 44 tổ xếp loại trung bình, chiếm tỷ lệ 0,6% và 6 tổ xếp loại yếu chiếm tỷ lệ 0,1%.

Chất lượng cho vay hộ gia đình tại các tổ TK&VV cũng là chất lượng cho vay hộ gia đình của 4 tổ chức Chính trị - Xã hội nhận ủy thác, nợ quá hạn của các tổ chức hội đoàn thể ủy thác tăng do các tổ TK&VV có chất lượng cho vay hộ gia đình yếu kém tăng lên (nợ quá hạn tăng, tổ trưởng thiếu đôn đốc, kiểm tra, giám sát các hộ vay vốn thực hiện nghĩa vụ đối với NHCSXH); hoạt động giữa các tổ không đồng đều vì trình độ dân trí các vùng khác nhau.

2.2.2.2. Hoạt động kiểm tra, giám sát Kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT

Trong những năm qua, Ban đại diện HĐQT cấp quận/huyện đã đóng góp to lớn trong quá trình hoạt động và phát triển của NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội. Đến 31/12/2019, Ban đại diện cấp TP Hà Nội chỉ đạo việc chuyền tải trên 4.632 triệu đồng thuộc 11 chương trình cho vay hộ gia đình ưu đãi của Chính phủ tới

145.351 khách hàng vay vốn.


Theo chương trình kiểm tra, giám sát đã xây dựng hàng năm, thành viên Ban đại diện HĐQT cấp TP Hà Nội và cấp quận/huyện đã tổ chức kiểm tra, giám sát với kết quả đạt được qua 3 năm 2017-2019 thể hiện ở Bảng 2.11.

Bảng 2.11. Kết quả kiểm tra trong cho vay hộ nghèo và các ĐTCS tại NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội qua 3 năm 2017-2019

ĐVT: Tổ, hộ



Chỉ tiêu


2017


2018


2019

2018/2017

2019/2018

+/-

%

+/-

%

1. Tổ TK & VV (tổ)

33

38

44

5

15,15

6

15,79

Trong đó:








Tổ thành lập và hoạt động không đúng

quy chế

0

0

0

0

0,00

0

0,00

Xâm tiêu, chiếm dụng vốn

2

0

0

-2

-100,00

0

0,00

2. Hộ vay vốn (hộ)

255

327

297

72

28,24

-30

-9,17

Trong đó:








Hộ vay không đúng đối tượng

0

0

0

0

0,00

0

0,00

Hộ vay sử dụng vốn sai mục đích

8

5

7

-3

-37,50

2

40,00

Tổng cộng

288

365

341

77

26,74

-24

-6,58

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Chất lượng cho vay hộ gia đình tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội - 8

Nguồn: NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội Kết quả phân tích cho thấy công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT qua các năm có giảm về số lượng Tổ, hộ vay vốn được kiểm tra, nhưng chất lượng được tăng lên, phát hiện Tổ TK&VV thành lập và hoạt động không đúng quy chế, 02 vụ xâm tiêu năm 2017; 20 hộ vay sử dụng sai mục đích vay vốn. Sau kiểm

tra, giám sát Ban đại diện HĐQT đều có chỉ đạo, chấn chỉnh những tồn tại và sai sót.

Kiểm tra kiểm toán nội bộ của NHCSXH:

Hàng năm, công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ thực hiện theo chương trình kiểm tra nội bộ của NHCSXH Việt Nam và chương trình kiểm tra của NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội, Phòng kiểm tra kiểm toán bội bộ NHCSXH TP Hà Nội là đơn vị đầu mối, hàng năm phối hợp với các phòng chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra toàn diện hoạt động của các phòng giao dịch trong thành phố, tổ chức phúc tra kết


quả chỉnh sửa sau kiểm tra đối với các phòng giao dịch quận/huyện; kiểm tra hoạt động của một số Ban xóa đói giảm nghèo, Hội nhận ủy thác cấp xã, Tổ TK&VV và hộ vay vốn theo đề cương đã được phê duyệt. Kết quả kiểm tra của NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội được trình bày ở bảng sau.

Bảng 2.12. Kết quả kiểm tra vốn vay tại NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội qua 3 năm 2017-2019

ĐVT: Hộ, triệu đồng



Chỉ tiêu

2017

2018

2019

Số hộ

Số tiền

Số hộ

Số tiền

Số hộ

Số tiền

1. Số hộ được kiểm tra

255

3376

327

9782

297

9056

Trong đó:







Đúng mục đích vay

247

3255

322

9660

290

8910

Sai mục đích vay

8

121

5

122

7

146

2. Tỷ trọng sai mục đích (%)

3,1

3,6

1,5

1,2

2,4

1,6

Nguồn: NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội Qua Bảng 2.12, cho thấy quá trình kiểm tra tại NHCSXH TP Hà Nội, hộ sử dụng vốn vay sai mục đích có chiều hướng tăng lên qua các năm; năm 2017 với số hộ được kiểm tra 255 hộ số tiền được kiểm tra 3.376 triệu đồng, phát hiện 8 hộ vay sử dụng vốn sai mục đích với số tiền sử dụng sai 121 triệu đồng, năm 2018 phát hiện 5 hộ sử dụng vốn sai (giảm 3 hộ), đến cuối năm 2019 phát hiện được 7 hộ sử dụng sai mục đích (tăng 2 hộ). Chứng tỏ các phương án, dự án xây dựng để vay vốn NHCSXH chưa hiệu quả, thiếu thực tế hoặc xây dựng các dự án ma, mục đích chỉ để tiêu dùng cá nhân, không tạo ra sản phẩm phát triển kinh tế; dẫn đến tình trạng hộ gia đình không chủ động, thiếu kế hoạch trả nợ khi đến hạn, không trả được nợ

vay, làm cho nợ xấu, có khả năng mất vốncủa ngân hàng gia tăng.


2.2.2.3. Sự hài lòng của khách hàng


a. Đặc điểm mẫu khảo sát


Đề tài thực hiện dựa trên cơ sở điều tra khách hàng có sử dụng dịch vụ vay vốn tại NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội. Tác giả đã tiến hành điều tra 180 khách


hàng, số phiếu thu về hợp lệ là 167 phiếu, đạt tỷ lệ 92,7%. Quy mô mẫu điều tra được trình bày ở bảng sau.

Bảng 2.13. Đặc điểm mẫu điều tra


Tiêu chí thống kê

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

1. Giới tính



Nam

52

31,1

Nữ

115

68,9

2. Độ tuổi



Dưới 30 tuổi

27

16,2

Từ 30 đến 40 tuổi

70

41,9

Từ 41 đến 50 tuổi

47

28,1

Trên 50 tuổi

23

13,8

3. Trình độ



Cấp 1, cấp 2

75

44,9

Cấp 3

48

28,7

Trung cấp/cao đẳng

25

15,0

Đại học và sau đại học

19

11,4

4. Nghề nghiệp



Tiểu thủ công nghiệp

15

9,0

Chăn nuôi

66

39,5

Làm nông

74

44,3

Dịch vụ khác

12

7,2

5. Thu nhập



Dưới 4 triệu

50

29,9

Từ 4 đến 7 triệu

64

38,3

Từ 8 đến 15 triệu

36

21,6

Trên 15 triệu

17

10,2

Tổng cộng

167

100,0

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả


Về giới tính, khách hàng nam là 52 người, chiếm 31,1%, nữ là 115 người, chiếm tỷ lệ 68,9%. Tỷ lệ giới tính trong khảo sát này là phù hợp để nghiên cứu.

Điều này dễ hiểu phụ nữ thường là những người nắm giữ tài chính cho gia đình nên việc khảo sát những đối tượng này về những khoản vay chính sách là điều dễ hiểu.

Về độ tuổi khách hàng có độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi là cao nhất, chiếm tỷ lệ chiếm 41,9%. Đây là độ tuổi trung niên lao động lâu năm, nhiều kinh nghiệm và khả năng tạo ra thu nhập tốt nên khả năng trả nợ cao do đó việc vay vốn cũng thuận tiện hơn từ 41 đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ 28,1%, số còn lại là độ tuổi dưới 30 tuổi và trên 50 tuổi, chiếm tỷ lệ lần lượt là 16,2% và 13,8%.

Về trình độ khách hàng có trình độ phổ thông (dưới cấp 3) là cao nhất, chiếm tỷ lệ chiếm 73,6%, số còn lại là khách hàng có trình độ trung cấp cao đẳng; Đại học va Sau Đại học.

Về nghề nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chiếm tỷ lệ chiếm 9,0%; Chăn nuôi, chiếm tỷ lệ chiếm 39,5%; Làm nông là chủ yếu, chiếm tỷ lệ cao chiếm 44,3%. Nghề nghiệp khác chiếm tỷ lệ 7,2%.

Về thu nhập, khách hàng có thu nhập từ 4 đến 7 triệu, chiếm tỷ lệ chiếm 38,3%; Dưới 4 triệu chiếm tỷ lệ chiếm 29,9%; Từ 8 đến 15 triệu, chiếm tỷ lệ 21,6%. Trên 15 triệu chiếm tỷ lệ 10,2%.

Kết quả khảo sát thông tin về các hương trình cho vay hộ gia đình, thời gian vay, quy mô vay và mục đích sử dụng vốn vay được thể hiện qua bảng sau.

Các chương trình cho vay hộ gia đình được triển khai đó là chương trình cho vay hộ nghèo chiếm tỷ lệ 25,1%; Hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 28,6%. Chương trình cho vay mới thoát nghèo chiếm tỷ lệ 46,3%.

Về thời gian vay, kết quả khảo sát cho thấy khách hàng sử dụng vốn vay từ nguồn cho vay hộ gia đình chính sách từ 1 năm trở lên. Trong 167 hộ vay vốn được khảo sát thì có tới 57 hộ đã sử dụng được vốn cho vay hộ gia đình chính sách từ 1 đến 2 năm trở lại đây. Tiếp đến là số người sử dụng nguồn vốn cho vay hộ gia đình chính sách trên 2 năm chiếm 81 người tương ứng với 48,5%, chiếm tỷ lệ cao nhất. Số còn lại cho biết họ đã sử dụng nguồn vốn này 1 năm trở lại đây. Điều này cho


thấy người dân đã quen với việc vay nguồn vốn từ chương trình hỗ trợ vốn cho vay hộ gia đình chính sách của người dân.

Bảng 2.14. Thông tin về các chương trình cho vay hộ gia đình, thời gian vay, quy mô vay và mục đích sử dụng vốn vay


Tiêu chí thống kê

Số lượng

Tỷ lệ

(người)

(%)

1. Chương trình cho vay hộ gia đình



- Hộ nghèo

42

25,1

- Cận nghèo

47

28,6

- Mới thoát nghèo

78

46,3

2. Thời gian sử dụng cho vay hộ gia đình chính sách


29


17,4

- Dưới 1 năm

- Từ 1 đến 2 năm

57

34,1

- Trên 2 năm

81

48,5

3. Hạn mức cho vay hộ gia đình - Dưới 10 triệu

9

5,4

- Từ 10 đến dưới 20 triệu

22

13,2

- Từ 20 đến dưới 30 triệu

93

55,7

- Từ 30 triệu trở lên

43

25,7

4. Mục đích sử dụng vốn vay - Mở rộng sản xuất kinh doanh dịch vụ

78

46,7

- Phục vụ học tập

34

20,4

- Mua sắm cá nhân

43

25,7

- Mục đích khác

12

7,2

Tổng cộng

167

100

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Về hạn mức cho vay hộ gia đình đang sử dụng: Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn hộ dân được hỏi cho biết họ đang sử dụng hạn mức cho vay hộ gia đình trung bính giao động trong khoảng 10 đến 30 triệu. Trong đó, có 93 được khảo sát cho biết họ đang được vay ở mức từ 20 đến dưới 30 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất là 55,7%, tiếp đến là nhóm từ 30 triệu trở lên chiếm tỷ lệ 25,7%; Từ 10 đến dưới 20 triệu là 22 người tương ứng với 13,2%. Số người vay ở mức dưới 10 triệu chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ 9 người. Điều này cho thấy người dân vẫn chưa mạnh dạn trong việc


vay vốn để mở rộng sản xuất và nâng cao thu nhập. Trong thời gian tới cần có chính sách khuyến khích người dân đầu tư mạnh mẽ hơn và mạnh dan hơn trong việc vay vốn, ngân hàng cũng có thể nới lỏng hơn điều kiện vay vốn để những hộ dân thực sự có nhu cầu và có khả năng vay được hạn mức cho vay hộ gia đình lớn hơn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người dân.

Về mục đích sử dụng vốn vay, kết quả khảo sát cho thấy phần lớn hộ dân trên địa bàn sử dụng vốn chủ yếu cho mục đích mở rộng sản xuất chăn nuôi chiếm tỷ lệ 46,7% và phục vụ kinh doanh dịch vụ chiếm tỷ lệ 20,4%, điều này cho thấy bộ phận khá đông người vay vốn ý thức cũng như xác đinh được mục đích sử dụng vốn đúng đắn. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân sử dụng vốn vay cho mục đích mua sắm cá nhân hoặc mục đích khác, chứng tỏ hiện tượng sử dụng vốn vốn vay sai mục đích vẫn còn xảy ra, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ về khả năng trả nợ của người đi vay. Do đó, cần tư vấn và nghiên cứu kỹ mục đích cũng như động cơ của người vay vốn cũng như khả năng trả lãi và trả nợ của người có nhu cầu vay vốn hoặc có thể định hướng sử dụng cho người vay vốn trước khi quyết định cho vay.

Bảng 2.15. Những khó khăn khi sử dụng vốn vay từ cho vay hộ gia đình chính sách

Tiêu chí thống kê

Số lượng

Tỷ lệ

(người)

(%)

1. Những khó khăn khi sử dụng vốn vay từ cho vay hộ gia đình

- Hạn mức vay thấp

101

60,5

- Thời hạn món vay ngắn

41

24,6

- Khó đầu tư

18

10,8

- Khác

7

4,2

2. Nhận thức của Ông/Bà về lợi ích của việc sử dụng vốn vay

- Góp phần nâng cao thu nhập cho người dân

98

58,7

- Dễ dàng đầu tư về công - nông nghiệp

49

29,3

- Góp phần xóa đói giảm nghèo

14

8,4

- Góp phần nâng cao dân trí

6

3,6

Tổng cộng

167

100

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả


Kết quả khảo sát những khó khăn khi sử dụng vốn vay từ cho vay hộ gia đình chính sách; Hạn mức vay thấp chiếm tỷ lệ 60,5%; Thời hạn món vay ngắn chiếm tỷ lệ 24,6%; Khó đầu tư chiếm tỷ lệ 10,8%; Khác chiếm tỷ lệ 4,2%.

Kết quả khảo sát nhận thức của Ông/Bà về lợi ích của việc sử dụng vốn vay; Góp phần nâng cao thu nhập cho người dân chiếm tỷ lệ 58,7%; Dễ dàng đầu tư về công - nông nghiệp chiếm tỷ lệ 29,3%; Góp phần xóa đói giảm nghèo chiếm tỷ lệ 8,4%; Góp phần nâng cao dân trí chiếm tỷ lệ 3,6%.

b. Đánh giá chất lượng cho vay hộ gia đình tại Ngân hàng Chính sách xã hội TP Hà Nội thông qua dữ liệu sơ cấp

* Đánh giá về kênh dẫn vốn đến khách hàng


Bảng 2.16. Đánh giá của khách hàng về kênh dẫn vốn đến khách hàng của NHCSXH TP Hà Nội


STT


Chỉ tiêu

Tỷ lệ (%)

Không đồng ý

Đồng ý

Rất đồng ý

1

Kênh dẫn vốn đến khách hàng của NHCSXH TP Hà Nội đa dạng

38,4

13,4

48,2

2

Khách hàng dễ dàng tiếp cận các kênh dẫn vốn của NHCSXH TP Hà Nội

33,9

17,9

48,2

Nguồn: tác giả khảo sát


Như vậy thông qua khảo sát khách hàng, có thể thấy đa phần khách hàng đều nhận thấy các kênh dẫn vốn đến khách hàng của NHCSXH TP Hà Nội là chưa phù hợp và khó tiếp cận (gần 40%).

* Đánh giá về hiệu quả tín dụng mang lại cho các hộ gia đình vay vốn và địa phương

Thông qua khảo sát các hộ gia đình đã sử dụng chương trình vay vốn của NHCSXH TP Hà Nội, tác giả nhận thấy, chương trình góp phần tăng khả năng tạo thu nhập ổn định cho đối tượng vay vốn, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho địa phương, giảm đói nghèo.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022