Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 12

mình dưới bom đạn, đau thương của chiến tranh. Bởi lẽ ấy, người mẹ trong thơ lục bát của ông không còn là người mẹ chiến sĩ như trong thơ Nguyễn Duy cũng là điều dễ lí giải. Cuộc sống hiện đại mới mẻ có nhiều luồng văn hoá, nhiều lối sống mới đan xen nhau đã tạo những nét riêng cho lục bát Đồng Đức Bốn. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa thơ lục bát Đồng Đức Bốn đi bên ngoài mạch nguồn chung của thơ ca dân tộc. Cắt đứt và cô lẻ với thơ ca quá khứ. Lục bát của ông vẫn tiếp nối cái dòng chảy ngồn ngộn sức sống trong thơ ca nước nhà.

Đồng Đức Bốn thương người mẹ nhọc nhằn, vất vả nơi làng quê bằng những vần lục bát đậm chất ca dao. Mẹ lận đận, long đong giữa dòng đời vì một nỗi thương con.

Tôi còn nhớ một dòng sông Mẹ đi cắt cỏ mưa không kịp về

(Nhớ một dòng sông) Sự cơ cực, vất vả của mẹ quê trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn có phần quay quắt, day dứt, vò xé tâm can hơn ở thơ lục bát Nguyễn Duy. Người mẹ đơn chiếc, một mình gánh trên đôi vai gầy những nặng nề của đời người. Thơ lục bát Đồng Đức Bốn vì thế còn là tiếng thương, tiếng lòng của đứa con đã

lớn mà vẫn không giúp cho mẹ bớt phần nặng gánh.

Bây giờ sắp về cõi không Thương mẹ ở phía cơn giông một mình

(Nhớ một dòng sông) Người mẹ trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn cơ cực, vất vả âm thầm như bao người mẹ Việt Nam khác. Mẹ lặng lẽ thực hiện thiên chức cao quí mà

ông trời ban cho.

Chẳng ai biết đến mẹ tôi Bạc phơ mái tóc bên trời hoa mơ

Còng lưng gánh chịu gió mưa Nát chân tìm cái chửa chưa có gì

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

(Trở về với mẹ ta thôi)

Giữa cảnh sống của thời đại mới, mẹ không chỉ lam lũ nơi đồng ruộng mà luôn long đong, lận đận qua lại giữa hai miền: Một bên là xóm quê với một bên là phố phường, đô thị. Vừa chăm bẵm cho ruộng lúa, vườn rau mẹ vừa mua bán, len lách giữa đời để mưu sinh.

Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 12

Mẹ mua lông vịt chè chai Trời trưa mưa nắng đôi vai lại gầy

Xóm quê còn lắm bùn lầy

Phố phường còn ít bóng cây che đường

(Trở về với mẹ ta thôi) Giống như thơ Nguyễn Duy, mẹ trong thơ Đồng Đức Bốn cũng là hiện thân của quê hương, đất nước. Nhà thơ mong trở về với mẹ là mong trở về với cái nôi sinh thành, trở về với những giá trị yên bình một thuở đã là chỗ dựa

vững bền cho cuộc sống, tâm hồn nhà thơ.

Trở về với mẹ ta thôi

Lỡ mai chết lại mồ côi dưới mồ côi dưới mồ

(Trở về với mẹ ta thôi) Cho đến trước khi sắp “về cõi không”, Đồng Đức Bốn vẫn còn ba điều day dứt, ân hận. Một trong ba điều đó là lo cho mẹ già trong buổi chiều xế bóng.

Đọc những vần thơ về mẹ của ông, chúng ta như gặp lại tâm sự xót xa, biết ơn của những người con trong ca dao:

Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lai mẹ, thầy

Chiều chiều sách giỏ hái rau Ngó lên mả mẹ, ruột đau như dần

(Ca dao)

Từ cảm xúc chân thành từ tận đáy lòng những người con hiếu nghĩa, những vần thơ về mẹ đã bật lên mượt mà, rung động. Nó góp phần làm nổi danh cho nhiều thi sĩ quê mùa. Trong đó có tên tuổi của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. Người mẹ trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn thể hiện những kế tục và cách tân của hai nhà thơ này đối với thơ ca truyền thống.

Làm cho hình tượng người mẹ trong thơ Việt được mở rộng ra nhiều chiều khác nhau. Đánh giá khách quan, những vần thơ lục bát về mẹ của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đều là những vần thơ hay. Làm say lòng biết bao tâm hồn người Việt. Có được điều đó, trước hết phải kể tới nguồn cảm xúc trong sáng, dạt dào mà họ đã dành cho những người mẹ quê.

Một hình tượng khác cũng được coi là đặc sắc trong thơ lục bát của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, đó là hình tượng người vợ cùng những tình cảm rất nhân bản mà thi sĩ dành cho họ.

Nhà thơ M. Gorki từng khẳng định: “Thơ trước hết phải mang tính chất tình cảm”. Quả không sai, nếu như thơ không mang tình cảm, cảm xúc thì khó có thể gọi là thơ. Khó có thể khiến cho người ta say mê. Tình cảm, cảm xúc trong thơ chính là những gì được chắt lọc từ trong cuộc sống của thi sĩ, được thi sĩ thẩm nhận, suy ngẫm và thể hiện vào thế giới thơ ca của mình. Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đều là những con người gắn bó sâu nặng với làng quê, thiên về lối sống duy cảm. Sống nặng tình, nặng nghĩa nên thơ họ càng trở nên giàu cảm xúc. Người vợ gắn bó san sẻ buồn vui cùng họ cũng được dành những tình cảm trìu mến, thân thương. Được khắc hoạ bằng những vần thơ mang nặng nghĩa tình.

Thời trước, thi sĩ Nguyễn Bính ấn tượng với hình ảnh những người vợ đảm đang với sự tròn vẹn về công, dung, ngôn, hạnh. Tần tảo hy sinh, hết lòng gánh vác mọi công việc nặng nhẹ để chồng yên tâm học hành, thi cử mong đỗ đạt, mãn nguyện với ước vọng công danh.

Một quan là sáu trăm đồng

Chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi Chồng tôi cưỡi ngựa vinh qui

Hai bên có lính hầu đi dẹp đường

(Thời trước)

Nguyễn Duy cũng tìm tới hình ảnh người vợ một thời trong truyền thống dân tộc. Tuy nhiên, người vợ trong thơ Nguyễn Duy chân chất, mộc mạc tới thật thà trần trụi, không tô vẽ, không lí tưởng hoá mà vẫn đẹp, vẫn đáng mến.

Bàn về hình ảnh người vợ trong thơ Việt Nam, Nguyễn Đức Thọ từng nhận định: “Có lẽ sau Tú Xương, tôi chưa thấy ai ca ngợi vợ tài như Nguyễn Duy. Thông thường thì làm thơ về tình yêu, về những người tình…nhà thơ nào cũng làm được cả. Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, có vô khối bài thơ tình tuyệt hay, còn về vợ thì từ xưa đến nay chỉ thấy văn tế và câu đối là có người làm hay, chứ rất ít người có thơ hay về vợ” (51). Xét riêng về số lượng, chúng ta thấy Nguyễn Duy đã có khoảng 10 bài thơ về vợ. Mà bài nào cũng hay, cũng đặc sắc. Thế mới biết, trong cuộc sống riêng tư và trong lòng Nguyễn Duy, người vợ có vị trí quan trọng biết chừng nào. Ông đã cảm nhận, thấu hiểu, trân trọng những vất vả, truân chuyên, đôi lúc lại là cả sự kính trọng, biết ơn với người vợ tần tảo, giàu lòng vị tha của mình.

Ngoài thể thơ lục bát, những bài thơ làm theo thể loại khác của Nguyễn Duy viết về vợ cũng là những bài thơ hay. Nó cứ ngân lên như những giọt đàn gợi nhiều tâm trạng, nhiều cảm xúc khác nhau. ấy là sự thấu hiểu những cơ cực, vất vả:

Chồng với con mấp mé một thuyền đầy Năm tháng bão giông sang sông lũ đổ Một tay em chống ngày ngày ngày

(Nợ nhuận bút)

Nhưng so ra, những câu thơ lục bát của Nguyễn Duy viết về vợ vẫn mượt mà, êm ái, gần gũi ca dao hơn cả. Một phần là bởi thể lục bát, ngay từ giọng điệu, bản chất đã chứa đựng lối sống, cảm xúc của người làng quê. Bằng thể thơ này, Nguyễn Duy đã cảm nhận sâu sắc những hy sinh, vất vả vì chồng vì con của người vợ quê mùa.

Gót chân ăn vẹt bậc thềm Quanh năm tất bật đi tìm ngày xuân

Tóc loay hoay bạc bạc dần…

(Mời vợ uống rượu) Nhà thơ đồng cảm với người vợ tất bật, tóc muối tiêu theo năm tháng, đôi tay xanh xao như tàu lá, đôi mắt lo lắng, u sầu vì phải chăm lo cho cả gia đình. Nguyễn Duy đã quay ngược trở về quá khứ để gặp gỡ, chia sẻ nỗi lòng

thương vợ của bậc tiền bối Tế Xương. Cũng như nhà thơ xưa, ông nhận ra những gánh nặng đè lên đôi vai gầy người vợ. Ông ý thức được rằng, người chồng, hơn nữa là một người chồng- thi nhân như ông làm cho nỗi nhọc nhằn của vợ nhân lên lắm lắm. Chính lúc người vợ ốm, phải thay vợ làm các công việc không tên trong nhà, nhà thơ mới thực sự thấu hiểu sâu sắc vai trò to lớn của vợ.

Một nhà là sáu mồm ăn

Một thi nhân hoá phăm phăm ngựa thồ

(Vợ ốm)

Vất vả, cơ cực đấy mà người vợ đâu có quản ngại. Thường ngày, thi sĩ là kẻ chỉ biết “dong chơi”, bỏ mặc hết việc nhà cho vợ. Ấy vậy mà người phụ nữ chân yếu tay mềm vẫn âm thầm làm nên một cõi bình yên cho cả gia đình.

Thông thường thượng giới dong chơi Trần gian choang choác sự đời tuỳ em Nghìn tay nghìn việc không tên

Mình em làm cõi bình yên nhẹ nhàng

(Vợ ốm)

Mỗi năm tết đến có một lần, đó cũng là dịp để nhà thơ bày tỏ lòng trân trọng, biết ơn của mình. Chén rượu xuân mà nhà thơ mời vợ chứa đựng cả tình yêu, sự cung kính và lòng mến thương vô hạn.

Mỗi năm tết có một lần

Mời em li rượu tay nâng ngang mày

(Mời vợ uống rượu) Phải yêu vợ lắm, hiểu vợ lắm, phải có tấm lòng đa cảm vô cùng nhà thơ mới có những cảm nhận, suy ngẫm sâu sắc tới như vậy. Những suy nghĩ, cảm xúc của thi sĩ cũng thực đáng quí, đáng trân trọng. Trong cuộc sống, có không ít những người chồng yêu vợ, hiểu vợ như Nguyễn Duy. Nhưng không phải ai

cũng dám cất lời ca ngợi. Ca ngợi bằng những vần thơ hay thì thật sự lại càng hiếm. Số lượng ấy chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

Hình ảnh người vợ quê trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn tuy không được nhắc tới nhiều và cụ thể như trong thơ Nguyễn Duy, nhưng ta vẫn thấp thoáng nhận ra một bóng hình đảm đang, dịu dàng trong đó. Nhà thơ đã nhìn ra vẻ đẹp của một người vợ, đồng thời cũng là một người mẹ. Vẻ đẹp ấy toát ra từ hình thể, nó cũng là sự kết tinh có được từ thiên chức người làm mẹ.

Đúng là gái có một con

Để tôi ngơ ngẩn trông mòn mắt ra Chẳng thể nào dám đi xa

Gái một con cứ nhởn nha trong đầu

(Gái một con trông mòn con mắt)

Người vợ quê trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn ít khi hiện lên với dáng vẻ cơ cực, vất vả mà thường mang vẻ đẹp quyến rũ lòng người. Vẻ đẹp ấy nhiều khi khiến thi sĩ không dám rời ra, không dám đi xa. Nhiều lúc, Đồng Đức Bốn tỏ ra mạnh bạo tới khó tin. Ông yêu vẻ đẹp của những người vợ đã trở thành mẹ. Vẻ đẹp nơi họ đã hút hồn ông, làm ông say đắm.

Chỉ tơ tưởng gái có chồng

Tôi giờ giường vẫn nằm không một mình

(Ở quán bán thịt chó về chiều)

Từ xa xưa, vẻ đẹp của người phụ nữ trong cái thiên chức làm vợ, làm mẹ đã được những con người bình dân nhận ra. Kinh nghiệm ấy đã được gửi gắm cả vào trong ca dao, thành ngữ. Thơ Đồng Đức Bốn nhiều khi mang cảm quan như thế nên nó vừa bắt được cái mạch truyền thống lại vừa mới mẻ, mạnh bạo trong cách nghĩ, cách cảm của một nhà thơ quê sống giữa thời hiện đại.

Nói chung, thật hiếm khi chúng ta thấy Đồng Đức Bốn đưa vợ vào thơ mình một cách trực tiếp, thẳng thắn. Đồng Đức Bốn cũng chưa lần nào dùng chữ “Vợ” trong thơ. Có một điều như thế này, Đồng Đức Bốn tỏ ra rất ngại nhắc tới vợ. Phải chăng ông sợ khi nhắc đến vợ, cái tuổi đời của ông sẽ tăng

lên vài xuân nữa. Là một kẻ quê mùa chân đất, tất bật, nhiều khi thẳng tới bộc trực, nhưng nhà thơ cũng là một con người ngang tàng, mơ mộng, lãng mạn. Đồng Đức Bốn trong thơ nhiều khi mạnh bạo, ngang tàng khó tin. Nhà thơ ngang nhiên nhớ thương, mơ mộng những bóng hồng khi đã vợ con yên ấm. Đáng ngạc nhiên hơn, đôi lúc ông còn mơ mộng những cô gái đã có chồng. Cái ngang tàng đó bắt nguồn từ chất quê kể cả, đôi lúc có phần gia trưởng trong gia đình. Cũng may, vợ Đồng Đức Bốn là người phụ nữ đảm đang, biết chịu đựng, biết yêu chồng và hiểu chồng. Nhà văn Đặng Vương Hưng khi đến thăm gia đình Đồng Đức Bốn đã nhận định: “May mắn làm sao, vợ Bốn là một phụ nữ đảm đang và cam chịu. Chị rất biết đồng cảm, chia sẻ với chồng mình và nhất là luôn cố gắng để không ghen với “Nàng Thơ” của anh” (7). Như thế, vợ Đồng Đức Bốn cũng rất tâm lí, rất hiểu mỗi nhà thơ cần phải có một người tình trong thơ, một “em” để yêu thương, bộc lộ, giãi bày cảm xúc. Quả thực mà nói, có được người vợ như vậy, cuộc đời Đồng Đức Bốn đã gặp được diễm phúc không dễ gì tìm được. Nhà thơ cũng biết rất rõ điều đó nên yêu và biết ơn vợ nhiều. Nhiều vần thơ lục bát của Đồng Đức Bốn như tiếng lòng yêu mến, tin yêu dành cho vợ.

Em từ trong bão vẫn rằm

Vẫn sương sương khói vẫn tăm tăm buồn Vẫn chớp bể vẫn mưa nguồn

Vẫn em giọt nước mắt tuôn ngọt ngào

(Cơn bão cho em) Bằng tình cảm dành cho những người vợ quê, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã khắc hoạ được những hình ảnh đẹp thông qua những vần lục bát mượt mà. Những người vợ trong thơ họ hiện lên ở những cung bậc cảm xúc khác

nhau, nhưng đó đều là sự kết tinh cảm xúc trong lòng mỗi nhà thơ.

Hình ảnh những cô gái quê, những cô thôn nữ trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn cũng là những hình ảnh đẹp. Đó là những con người chân lấm tay bùn, là những con người gắn liền với các hoạt động văn hoá dân gian. Đôi lúc, họ lại là những người tình mang tâm sự sâu lắng, tha thiết của

thi nhân. Những hình ảnh đó thể hiện được chiều sâu cảm xúc, tâm hồn và tài năng của người sáng tác.

Dành tình cảm, cảm xúc cho những cô gái quê mùa, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn ấn tượng với hình ảnh những cô gái của thời trước. Những cô thôn nữ tuy mang những phẩm chất khác nhau, ở nhiều hoàn cảnh sống khác nhau nhưng đều là những con người đẹp, là hình ảnh mộc mạc, quen thuộc với đời sống thôn dã như Mị Châu, Thuý Kiều, Thị kính, Tô Thị…

Nguyễn Duy thương Thuý Kiều, đồng cảm với Nguyễn Du. Ông tìm thăm nơi yên nghỉ của đại thi hào để tâm tình bằng tấm lòng của một người dân lao động đất Việt biết yêu truyền thống, yêu lối sống quê hương, đất nước.

Thương Kiều tìm gặp Nguyễn Du Có gì đâu một nấm mồ cỏ xanh

(Tiên Điền)

Những người phụ nữ thuở trước luôn phải gánh chịu những bất hạnh, khổ đau, thế nhưng họ vẫn giữ được những phẩm chất đáng quí. Những phẩm chất cao đẹp ấy đồng thời là nền tảng khởi nguồn cho những phẩm chất mà người phụ nữ Việt Nam hôm nay có được. Có lẽ cảm nhận được điều ấy, Nguyễn Duy nhiều lần trở đi trở lại với hình ảnh nàng Tô Thị, biểu tượng của lòng chung thuỷ. Nhà thơ gửi cả những day dứt, băn khoăn trong đó. Ông đã so sánh giữa những giá trị của xưa và nay. Vẫn biết rằng, lòng chung thuỷ là đức tính vốn có của người phụ nữ Việt Nam, nhưng hiện thực muôn màu muôn vẻ nhiều khi khiến nhà thơ phải hoang mang. Ông luôn mang nỗi lo sợ, sau nhiều thăng trầm của thời gian, đức tính kia sẽ dần phai mờ, biến dạng. Tấm lòng mong vọng xót xa của nhà thơ buồn và đẹp như giọt lệ của mối tình đầu. Nó khiến cho tiếng lòng của mỗi chúng ta cũng phải ngân rung theo từng nhịp cảm xúc của nó.

Vọng chi ở phía chân mây Người xưa hoá đá người nay hoá gì

(Vọng Tô Thị)

Là thi sĩ làng quê, Nguyễn Duy như cố gắng thấu hiểu chiều sâu tâm sự và những gì ẩn giấu đằng sau cuộc đời mỗi con người. Ông không phiến diện

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí