một chiều mà biết đi sâu vào bản chất vấn đề. Biết nhận ra nét đẹp riêng của mỗi cô thôn nữ sau những mảnh đời, cảnh ngộ riêng. Chùm thơ Kính thưa liền chị viết về những cô gái quê thuở trước thêm một lần nữa làm rõ cho điều đó. Với Thị Kính, nhà thơ thông cảm cho những bất hạnh, oan khiên mà người phụ nữ nết na này phải đa mang.
Kính thưa Thị Kính láng giềng Ái ân thì ít, oan khiên thì nhiều
(Kính thưa thị Kính)
Xưa mà đâu có xa. Nguyễn Duy thật sâu sắc và tình cảm khi gọi Thị Kính là “láng giềng”. Mối quan hệ hàng xóm láng giềng vẫn là cầu nối tình cảm sâu sắc giữa những người dân lao động trên các làng quê. Họ sống “Tối lửa tắt đèn có nhau”, sẵn sàng “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Đã là hàng xóm láng giềng, người ta không ngại chia sẻ cùng nhau những buồn vui, thiếu thốn. Người hàng xóm Nguyễn Duy đầy ân tình khi cảm thông với “láng giềng” Thị Kính bằng những vần thơ lục bát thuần chất.
Cô Thị Mầu nhiều tai tiếng ở xóm quê lại khiến cho Nguyễn Duy kính phục về khát vọng sống rất con người ẩn đằng sau những hành động táo bạo và có phần lẳng lơ, mạnh bạo. Những khát vọng ngang tàng ấy đâu chỉ của riêng cô. Nó còn là khát vọng chung của bao con người lao động bị rào cản phong kiến kìm kẹp. Họ muốn vượt lên, phá bỏ những lớp rào bao quanh và ăn sâu trong quan niệm con người làng xã bấy lâu. Có thấu hiểu khát vọng sống đó, nhà thơ mới dám gọi Thị Màu là “thục nữ”.
Kính thưa thục nữ Thị Mầu Yêu siêu cỡ đó trước sau mấy người
Mấy ai dám chịu dám chơi Dám ai vỗ cái mặt đời như em
(Kính thưa Thị Màu) Gieo mầm thơ trên những luống cày đồng ruộng, Đồng Đức Bốn cũng gửi gắm nhiều cảm quan, suy ngẫm sâu sắc qua hình ảnh, số phận những người phụ nữ quê xưa. Nhà thơ cũng thương Thuý Kiều, nhớ và thuộc Truyện Kiều
bởi ông thấy ở đó có số phận, cuộc sống của những con người làng quê: Mang phẩm chất cao đẹp nhưng luôn lận đận, vất vả, chịu nhiều bất công trong cuộc đời.
Tôi không bỏ xóm bỏ làng
Có thể bạn quan tâm!
- Người Quê, Tình Quê Trong Thơ Lục Bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn
- Người Quê, Tình Quê Trong Thơ Lục Bát Nguyễn Duy Và Đồng Đức Bốn
- Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 12
- Mối Quan Hệ Giữa Thành Thị Và Đồng Quê Trong Thơ Việt Nam Hiện Đại Qua Thơ Lục Bát Nguyễn Duy Và Đồng Đức Bốn
- Ngôn Ngữ Và Chất Đồng Quê Trong Thơ Lục Bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn.
- Cách Nói Quê, Lề Lối Quê Trong Thơ Lục Bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn- Một Sản Phẩm Kết Tinh Từ Chất Đồng Quê.
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
Bởi Kiều thuộc nhất những trang rất buồn
Đâu chỉ buồn và thương, nhà thơ còn cắt nghĩa cho những khổ đau mà nhiều phụ nữ xưa phải gánh chịu. Đó là bởi sự bất công trong xã hội, bởi sự hoành hành của những loại người xấu xa, gian xảo như Tú Bà.
Từ khi ta có Tú Bà
Thế gian lắm sự sinh ra tội tình
(Đi qua bến lở sông bồi) Kinh nghiệm sống, những nghĩ suy trăn trở của một đời người chìm nổi cũng được Đồng Đức Bốn gửi gắm qua hình ảnh những cô gái thuở xưa.
Nàng Mị Châu mang theo vào thơ những tâm sự buồn của nhà thơ. Nỗi buồn xuất phát từ những trải nghiệm lận đận trong cuộc đời, là nỗi đau cất lời:
Đường đời còn lắm bể dâu Trắng đen còn một Mị Châu để buồn
(Cuốc kêu)
Đồng Đức Bốn còn mang trong lòng mình những nỗi lòng, khát vọng của những người phụ nữ quê xưa. Bởi thế, khi cất tiếng thơ cảm thông, chia sẻ cùng họ những vui buồn là khi ông cất tiếng nói bộc bạch nỗi lòng mình. Ông không mong mình giàu sang quyền quí, không mong mình là con người siêu phàm, phi thường. Ông muốn mình là chính mình. Được trải rộng tấm lòng ra sống hết mình. Nhà thơ đã khẳng định, những cô gái làng quê một thuở đã qua tạo nên vẻ đẹp của người con gái Việt Nam hôm nay:
Từ khi ta có Thị Mầu
áo con gái cứ qu cầu gió bay
(Đi qua bến lở sông bồi) Sống trong thực tại, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn rất biết trân trọng, mến yêu những giá trị cuộc sống tiềm ẩn quanh mình. Bởi thế, họ rất sắc sảo,
tinh tế khi nhận ra và có cảm tình đặc biệt với những cô gái quê của cuộc sống hôm nay.
Ở bất cứ miền đất nào, Nguyễn Duy đều nhìn thấy bóng dáng thân thương của những cô thôn nữ: Từ những cô gái xứ đồng miền Bắc tới những cô gái miền Trung hay vùng đồng bằng Sông Cửu Long; Từ cô gái xứ Thanh tới cô nữ sinh trường Đồng Khánh… Hơn hẳn thế, ở họ, nhà thơ còn nhận ra những vẻ đẹp chung của những cô gái Việt Nam duyên dáng, e ấp. Đôi lúc, cảm xúc nhà thơ trào dâng chỉ trong khoảnh khắc bất ngờ của cuộc sống. Chỉ một bóng hồng thoáng qua mà để lại cho nhà thơ niềm xốn xang khó tả. Nhà thơ nhận ra ngay cái thần, sự cuốn hút từ trong dáng đi, tà áo. Đặc biệt là nụ cười bỏ rơi lại tới hút hồn người. Được ngắm nhìn những vẻ đẹp như thế, Nguyễn Duy cho rằng mình đã gặp được may mắn. Người xưa khi ra ngõ buổi sớm thường kị gặp phụ nữ. Bởi họ cho rằng đó là một điềm không may cho cả ngày. Nguyễn Duy mới lạ và đổi mới ngay từ trong suy nghĩ khi mong ước được ngắm nhìn vẻ đẹp của người con gái kia vào mỗi buổi sớm mai. Nét cảm xúc ấy đã làm mới cho tâm hồn đồng quê của thi sĩ. Ông đã yêu quê bằng cả tấm lòng không biên giới.
Sớm nay ra ngõ gặp may Ước chi mai lại người này đi qua
(Bất chợt)
Hình ảnh gái quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy còn có nhiều đổi mới, khác lạ hơn nhiều so với trong thơ lục bát của nhiều thi sĩ đồng quê trước kia. Cũng là hình ảnh những cô gái quê mùa, nhưng ở thơ Nguyễn Bính thiên hơn về tính dân gian, truyền thống. Còn ở thơ Nguyễn Duy, những cô gái ấy lại mới mẻ, tân thời hơn. Cũng là hình ảnh cô em đi lễ chùa, nhưng “cô em” ở Chùa Hương mà Nguyễn Duy gặp mang một dáng vẻ khác hẳn “cô em” trong thơ Nguyễn Nhược Pháp. Đi chùa không để dạo chơi cùng “thầy me” mà để “cầu cạnh” mong cho công việc làm ăn, mua bán được thuận lợi.
Dưới trần bến Đục bến Trong
Trên trời Hương Tích, Hinh Bồng trắng mây
Cô em cầu cạnh gì đây
- Cầu cho giá gạo hàng ngày đừng lên.
(Nguyện cầu)
Những cô thôn nữ trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn hiện lên khá đa dạng, thể hiện rất rõ thế giới tâm hồn của thi sĩ đồng quê. Đó đều là những hình ảnh đẹp và thực tới bộc trực. Những cô thôn nữ ấy hiện lên với cả vẻ đẹp về hình thức và vẻ đẹp về tâm hồn. Những cô gái yếm thắm quai thao vùng quê Kinh Bắc của cuộc sống hôm nay mà vẫn mang dáng vẻ truyền thống duyên dáng, người con gái đồng trinh gắn liền với hình ảnh cây trúc mảnh mai. Rồi người con gái chớm độ xuân thì, vẻ đẹp đang khoe sắc cùng thiên nhiên đồng làng... Cái cách khắc hoạ vẻ đẹp bằng những vần lục bát của nhà thơ cũng thật đặc biệt. Nhẹ nhàng, kín đáo nhưng vẫn táo bạo, hiện đại.
Dịu dàng một lá sen tơ
Nửa che cho gió nửa hờ cho trăng Ngực em hai trái tròn căng
Nửa bàn tay tựa búp măng thẹn thò
(Mùa xuân)
Ở những cô thôn nữ, Đồng Đức Bốn tỏ ra rất yêu và ấn tượng với những mái tóc mượt mà, đen óng và man mác hương quê. Người ta vẫn thường quan niệm: “Cái răng cái tóc là góc con người”. Với những cô gái quê, mái tóc trở nên rất quan trọng. Nó là biểu tượng, là vẻ đẹp truyền thống của những người phụ nữ , những con người Việt Nam. Mái tóc và mùi hương thơm ngát khi người con gái đi qua có thể làm bừng lên sức sống của thiên nhiên một vùng.
Dáng em thánh thót qua làng Tóc thơm làm cỏ vội vàng lên nhanh
(Khi em ở Thái Nguyên về) Khắc hoạ vẻ đẹp của những cô thôn nữ, bút pháp của Đồng Đức Bốn nhiều khi thật thà, bộc trực và hiện thực một cách trần trụi. Yêu mái tóc của những cô gái xứ đồng, mỗi hành động việc làm của nhà thơ đều như nâng niu, chăm chút mong sao giữ lại được vẻ đẹp quí giá vốn có ấy. Bởi lẽ ấy, khi nhìn thấy
một người đàn bà bị mắc bệnh rụng tóc, ông vô cùng xót xa, thương cảm. Ông đau đớn như chính mình bị mắc căn bệnh quái ác kia, từng ngày từng giờ bị nó dày vò.
Bâng khuâng rụng xuống tay cầm Tóc đen như thể hương thầm trao tôi
(Gửi một người đàn bà mắc bệnh rụng tóc) Trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, hình ảnh những người nữ chiến sĩ anh hùng cũng là những giá trị thơ rất đáng ghi nhận. Trong lịch sử dân tộc, có lẽ chưa bao giờ không khí ra trận chiến đấu chống giặc ngoại xâm lại mạnh mẽ, sôi nổi như thời kì chống Mĩ. Cũng chưa bao giờ, hình ảnh những người nữ chiến sĩ lại xuất hiện nhiều như trong thơ ca chống Mĩ cứu nước. Hiện thực chi phối đời sống văn học. Đất nước bị xâm lược, đó là điều không may mắn cho cả dân tộc. Nhưng oái oăm thay, hay may mắn thay, nó lại đem lại cho thơ ca dân tộc thêm những luồng gió mới, những nguồn cảm hứng dạt dào bắt nguồn từ chính cuộc chiến đấu gian khó. Là những con người vốn chân yếu, tay mềm nhưng khi đất nước gặp thời lửa đạn, những cô gái quê mùa cũng sẵn sàng góp sức mình để làm nên sức mạnh chiến thắng cho quê hương xứ sở. Theo tiếng gọi của đất nước, họ đã trở thành những nữ
chiến sĩ anh hùng.
Là một nhà thơ chiến sĩ, Nguyễn Duy dễ dàng nhận ra những cái đẹp, cái hào hùng xen lẫn với sự khắc nghiệt của cuộc chiến. Đó là cái đẹp rất thực chứ không qua lí tưởng hoá. Những người con gái quê mùa mảnh mai, yếu đuối buổi đầu ra trận không tránh khỏi ngỡ ngàng, ngơ ngác và có cả phần sợ hãi, chỉ biết “lặng nhìn” trước sự âm u của rừng Trường Sơn.
Tròn lay láy những mắt huyền
Buổi đầu ngơ ngác lặng nhìn Trường Sơn
Rồi sau đó, những khó khăn gian khổ thực sự mới bắt đầu kéo đến:
Vắt nâu vắt xám ngo ngoe Đêm buông lá mục, lập loè ma chơi
Thấm thoắt, thời gian trôi nhanh. Vẻ đẹp thanh xuân của người con gái không còn nữa, thay thế vào đó là vẻ đẹp trong tinh thần, ý chí. Sự rắn rỏi, kiên cường đã tạo nên hào quang cho người nữ anh hùng trong cuộc chiến. Sức sống và sự mạnh mẽ của cô gái thôn dã xưa khi đã được thổi dậy thì cứ cháy mãi, bùng lên không ngừng. Họ đã đánh đổi nhiều thứ quí giá của bản thân mình, đôi khi còn là cả mạng sống để đổi lấy màu xanh hoà bình cho đất nước. Điều vinh quang bắt nguồn từ trong gian khó. Những vần lục bát của Nguyễn Duy vang lên mộc mạc mà hào hùng như những lời ngợi ca vọng mãi ngàn sau.
Vài ba năm bốn năm năm
Em tôi bảy tám mùa xuân rừng già Sốt nhiều mai mái nước da
Cái thời con gái đi qua cánh rừng
(Người con gái)
Tiếp nối nguồn thi hứng ấy, nhà thơ Đồng Đức Bốn đã bày tỏ cảm xúc khi tới thăm mộ của mười cô gái ngã ba Đồng Lộc. Các cô đã ra đi, nhưng vẻ đẹp và sự anh hùng của các cô vẫn còn sống mãi trong lòng những người dân Việt Nam. Tiếng thơ thi sĩ sang sảng niềm tự hào nhưng không tránh khỏi ngậm ngùi xót xa. Đó là tiếng lòng đáng quí của một người dân quê giàu tình cảm.
Mười ngôi mộ chẳng biết già Bởi xây bằng tiếng chim ca của đời
Cầm cỏ thì thấy mồ hôi
Cầm đất thì thấy dấu môi vẫn hồng
(Mười cô gái ngã ba Đồng Lộc) Chiến tranh khắc nghiệt, cái chết và sự hiểm nguy luôn rình rập con người. Nhưng những khó khăn đó đã tôi rèn thêm cho tinh thần yêu nước của dân tộc. Những cô gái làng quê đi qua chiến tranh cũng phải chịu nhiều gian lao, mất mát. Thế nhưng, cũng qua chiến tranh, người ta mới biết thêm về vẻ đẹp
tinh thần và sự quật cường của các cô.
Nói tới hình ảnh những cô gái làng quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, chúng ta không thể không nhắc tới hình bóng những giai nhân- em- người tình- Nàng Thơ trong thơ họ. Nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn thật có lí khi viết: “Nghiên cứu thơ trữ tình, người ta thấy có hiện tượng phổ biến này: Trong mỗi chàng thi sĩ đều sống một người đàn bà. Người đàn bà ấy là hiện thân cho vẻ đẹp mà thi sĩ tìm kiếm, tôn thờ, là cái đẹp bằng xương bằng thịt. Người ta gọi đó là nàng thơ, là người tình lí tưởng của thi sĩ” (43).
Dù là một người lính chiến hay là một nhà thơ ở giữa đời thường, Nguyễn Duy thường nhớ thương về một bóng hồng dịu dàng, thướt tha. Ông nhớ thương mong mỏi bằng nỗi lòng của một người đi xa. Người thương trong nỗi nhớ nhà thơ giản dị, không má phấn, môi son, không váy đầm, guốc cao gót. Mái đầu ngát hương thơm, giọng nói như gió lùa, đó chỉ có thể là bóng dáng của một người đẹp nơi làng quê. Vẻ đẹp của Nàng Thơ ấy lại được tôn lên bởi những khoảnh khắc rất đặc biệt của đất trời.
Vội vàng ta nấp vào nhau
Mái đầu che lấy mái đầu thoảng hương
- Em đừng trách nhé em thương Nào ai biết được giữa đường gặp mưa
Tiếng em như tiếng gió lùa
- Thôi đừng nói giọng ngày xưa buồn cười
(Mưa trong nắng, nắng trong mưa) Vẻ đẹp của “em” đã hoà cùng vẻ đẹp của thiên nhiên quê mùa. Nhà thơ nhớ người yêu cũng là nhớ quê, yêu quê. Tất cả hoà quyện, gợi nên nỗi nhớ
cháy bỏng, da diết trong tâm hồn thi sĩ.
Cũng từ độ ấy xa quê Hương bồ kết cứ đi về đêm đêm
Cũng từ độ ấy xa em
Môi em thắm cứ tươi nguyên một đời
(Thơ tặng người xa xứ)
Bước vào cuộc sống hiện đại, chàng thi sĩ Nguyễn Duy vẫn giữ nguyên được cách sống cũ, lối sống cũ. Ông mong được quay trở về và yêu như các cụ nhà ta thuở trước. Trong lúc người đời đang đổ xô đi tìm những cảm giác mạnh mẽ mới lạ thì trái tim nhà thơ vẫn chung tình với cách yêu một thuở:
Bao giờ cho tới ngày xưa Yêu như các cụ cho vừa lòng ta
Cái thời chưa nhiễm SIDA Yêu lăn yêu lóc la đà đã chưa.
(Được yêu như thể ca dao) Trong tình yêu, Nguyễn Duy mộc mạc, chân quê mà cũng mạnh mẽ, mãnh liệt, tinh tế không ngờ. Dễ hiểu thôi, bởi ông là một người quê thực sự ngay từ trong bản chất. Có sống, có yêu bằng tấm lòng quê, nhà thơ mới có những vần
thơ hay đến vậy.
So với Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn lại yêu tới táo tợn, ngang tàng. Nguyễn Duy có bụi, có mạnh mẽ trong tình yêu nhưng không liều lĩnh, bất chấp. Thực ra, cái ngang tàng của Đồng Đức Bốn là tính cách của một người quê từ trong bản chất. Tình yêu trong lục bát của ông vì thế vẫn phải là mối duyên quê chân thành, thắm thiết. Dù có ở đâu, “em”vẫn là người tình quê làm yên bình tâm hồn thi sĩ.
Tôi còn một chút duyên quê Yêu em nên phố bốn bề đều hoa Nói gì thì kệ người ta
Không em phố chẳng còn là phố đâu.
(Duyên quê)
Tình yêu không chỉ là sự ngọt ngào, nó còn là những đắng cay, khổ đau. Chính những buồn khổ xen lẫn những ngọt bùi mới tạo nên hương vị đặc trưng của tình yêu. Hiểu sâu sắc được điều đó, Đồng Đức Bốn luôn khao khát được yêu, được hoà mình vào nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau của tình yêu để đón nhận, cho đi và được hi vọng vào ngày mai.