Chăn nuôi lợn - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 8

cách phòng bệnh cho heo bằng cách tạo môi trường sống tốt, bằng thức ăn giàu dinh dưỡng, bằng cách chích ngừa các bệnh truyền nhiễm mà heo thường gặp thì có thể dễ dàng ngăn ngừa được một số bệnh.

Để phòng bệnh cho heo không gì tốt hơn là chủng ngừa các thứ bệnh truyền nhiễm do vi trùng và vi khuẩn gây ra như bệnh dịch tả, bệnh toi, bệnh lở mồm long móng … mà nếu vướng phải heo sẽ chết hàng loạt, vì bệnh lây lan rất nhanh theo diện rộng. Ngoài ra cần phải tạo môi trường sống cho heo thật tốt như chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh, đồng thời cung cấp cho heo khẩu phần ăn nhiều dinh dưỡng để giúp chúng tăng sức đề kháng.

Bên cạnh đó cần ngăn ngừa và tiêu diệt mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào (người lạ, thú hoang...). Nếu cần thiết vào thì người đó phải giẫm ngập giày dép của họ lên máng đựng đầy vôi sống để tiêu diệt hết những vi sinh trùng gây bệnh mà người đó vô tình mang theo. Ngăn chặn các loại gia cầm gia súc và các loại thú hoang bên ngoài lai vãng trong khu vực nuôi heo, vì đó là những tác nhân gây bệnh nguy hiểm cần phải ngăn ngừa.

Không nên mua heo giống về nuôi từ những vùng nghi ngờ đang có dịch bệnh hoành hành...

4. Tiêm phòng vaccine

4.1. Lịch tiêm cho heo con

Heo 1 ngày tuổi: tiêm Amoxylin LA, phòng Liên cầu khuẩn, nhiễm khuẩn kế

phát


sản


Heo 3 và 10 ngày tuổi: tiêm sắt, Phòng thiếu máu do thiếu sắt

Heo 14 ngày tuổi: tiêm Vacxin PRRS, Phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh


Heo 21 ngày tuổi: tiêm Vacxin Circo và Vacxin Suyễn, phòng Hội chứng còi cọc

sau cai sữa và Viêm phổi địa phương (Suyễn)

Heo 35 ngày tuổi: tiêm Vacxin Dịch tả, phòng dịch tả 1

Heo 48 ngày tuổi: tiêm Vacxin LMLM, phòng Lở mồm long móng Heo 65 ngày tuổi: tiêm Vacxin Dịch tả, phòng dịch tả 2

Heo 80 – 90 ngày tuổi: tiêm Ivermectin, để xổ giun sán

4.2. Lịch tiêm cho heo nái

Heo mang thai tuần 9: tiêm Vacxin Circo, phòng Hội chứng còi cọc sau cai sữa (PCV2)

Heo mang thai tuần 10: tiêm Vacxin Dịch tả, phòng dịch tả Heo mang thai tuần 11: tiêm Vacxin giả dại, phòng giả dại

Heo mang thai tuần 12: tiêm Vacxin LMLM, phòng Lở mồm long móng Heo mang thai tuần 14: tiêm Vacxin E.coli, phòng Tiêu chảy do E.coli

Heo mang thai 4 tháng 1 lần: tiêm Vacxin PRRS, Phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp

Sau khi heo đẻ 2 tuần: tiêm Vacxin Parvo, Phòng xảy thai truyền nhiễm

Những chú ý khi sử dụng vacxin

Liều sử dụng vacxin: Cần sử dụng vacxin đúng theo chỉ định của nhà sản xuất.

Nếu sử dụng không đủ liều sẽ làm giảm hiệu quả của vacxin.

Kiểm tra lọ vacxin: Trước khi sử dụng cần kiểm tra những đặc điểm sau: Thông tin trên nhãn (chi tiết này cần ghi vào sổ để theo dõi nếu gặp sự cố khi sử dụng); Tên vacxin, số lô, số liều sử dụng, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, quy cách bảo quản; Mặt khác, cần kiểm tra nút của lọ chặt hay lỏng, nguyên vẹn hay bị rách, tình trạng lớp thiếc bọc bên ngoài, lọ thủy tinh có bị rạn nứt không, tình trạng thuốc trong lọ …

5. Tăng sức đề kháng của cơ thể đối với mầm bệnh

Chúng ta đều biết để một tác nhân gây bệnh (mầm bệnh) có thể gây bệnh cho heo cần đảm bảo 2 yếu tố: số lượng và độc lực của tác nhân gây bệnh đủ lớn để chiến thắng hệ thống miễn dịch của cơ thể heo.

Như vậy để đảm bảo heo luôn khỏe mạnh và hạn chế dịch bệnh chúng ta cần làm đồng thời hai công việc sau:

- Kiểm soát an toàn sinh học tại trại để giảm mầm bệnh và độc lực của mầm bệnh

- Nâng cao và tăng cường hệ miễn dịch của heo

5.1. Kiểm soát và tiêu diệt mầm bệnh vào trại

Các tác nhân chủ yếu mà chúng ta cần quan tâm để kiểm soát mầm bệnh xâm nhập vào trại đó là: Phương tiện, vật tư, thức ăn, nước uống, con người, heo và động vật khác, chuột, chim và côn trùng ...

Hàng rào vật lý và quy trình sát trùng và tiêu diệt mầm bệnh (tùy đối tượng mà có quy trình khác nhau).

Luôn luôn giám sát và đánh giá quy trình để có những điều chỉnh phù hợp Tiêu diệt mầm bệnh trong trại chúng ta cần chú ý

Sát trùng định kỳ.

Kiểm soát mầm bệnh giữa các dãy chuồng (người, vật tư, động vật khác (vật nuôi, chuột, chim, côn trùng … trong trại).

Xử lý phân và chất thải

Định kỳ đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp theo từng thời điểm.

5.2. Nâng cao khả năng miễn dịch của heo.

Ngoài việc ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập cơ thể bằng các giải pháp ATSH kể trên chúng ta cần giúp heo nâng cao khả năng miễn dịch bằng chương trình dinh dưỡng phù hợp và quy trình chủng ngừa toàn đàn.

Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngành dinh dưỡng cũng đạt được nhiều thành tựu. Chúng ta đã có những chế phẩm, sản phẩm nguyên liệu bổ sung vào thức ăn (bổ sung trong công thức thức ăn hoặc bổ sung thêm và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh) để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và kích thích sản sinh các tế bào miễn dịch góp phần nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể heo.

Câu hỏi và bài tập

1. Trình bày quy trình vệ sinh chuồng trai nuôi heo đảm bảo công tác phòng bệnh?

2. Cách thức lựa chọn và sử dụng các chất khử để phòng ngừa dịch bệnh?

3. Trình bày lịch tiêm phòng vacxin cho heo con và cho heo nái?

4. Để tăng sức đề kháng của cơ thể lợn đối với mầm bệnh ta phải chú ý đến điều

gì ?


Phần thực hành

Bài 9. Vệ sinh tiêu độc chuồng trại chăn nuôi heo. Bài 10. Tiêm vacxin cho heo nái.

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức kiểm tra từng học

sinh về lịch tiêm phòng vacxin cho heo, phương pháp giúp tăng sức đề kháng của heo đối với mầm bệnh.

Ghi nhớ

Công tác vệ sinh chuồng trai nuôi heo, lịch tiêm phòng vacxin cho heo, phương pháp giúp tăng sức đề kháng của heo đối với mầm bệnh.

Bài 6: QUẢN LÝ SẢN XUẤT TRONG TRẠI HEO

Mã bài: B06


Giới thiệu:

Việc quản lý đàn trong chăn nuôi lợn là vấn đề cần chú ý cho tất cả các trang trại chăn nuôi. Quản lý như thế nào để chăn nuôi lợn có năng suất tốt, sử dụng tài nguyên địa phương tốt, có hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo tính bền vững. Không những thế việc quản lý đàn lợn còn có quan hệ tới việc xác định qui mô, cơ cấu đàn, tỷ lệ đực/cái thích hợp, tỷ lệ chọn lọc và loại thải, phương pháp chu chuyển (kế hoạch sản xuất) một cách thích hợp và thuận lợi cho các điều kiện chăn nuôi của họ, các hoạt động quản lý sức khỏe và dịch bệnh.

Mục tiêu:

Trình bày được các chỉ tiêu kinh tế của từng loại lợn, lập kế hoạch sản xuất lợn theo từng điều kiện cụ thể.

Lựa chọn được kế hoạch nuôi phù hợp với từng mục đich.

Tích cực, chủ động và hợp tác trong quá trình học tập, đảm bảo an toàn và tiết kiệm vật tư trong quá trình thực hiện.

Nội dung

1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

1.1. Heo đực giống

1.2. Heo nái

1.3. Heo thịt

2. Xác định cơ cấu đàn heo

3. Kế hoạch lao động

4. Kế hoạch thức ăn

5. Sổ sách và ghi chép

6. Tính toán giá thành sản phẩm


1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

1.1. Heo đực giống

1.1.1. Khả năng tăng trọng

Tuỳ theo giống

Lợn Móng cái: Khả năng tăng trọng 350 g/ngày, tiêu tốn thức ăn: 4 kg/1 kg tăng trọng.

Lợn Ngoại: Khả năng tăng trọng: 700 g/ngày, tiêu tốn thức ăn: < 3 kg/kg tăng trọng

– Lợn ngoại: 8 tháng tuổi phải đạt 90 – 100 kg

– Lợn lai: 6 tháng tuổi phải đạt 70 kg

– Lợn nội 5 tháng tuổi : phải đạt 30 kg.

1.1.2. Chất lượng tinh dịch

Thể tích tinh dịch (V):

+ Lợn nội: 80 – 150 ml/lần

+ Lợn ngoại: 250 – 300 ml/lần

Hoạt lực của tinh trùng (A): được đánh giá bằng tỷ lệ phân trăm tinh trùng tiến thẳng so với tổng số tinh trùng quan sát được: A ≥ 0,7 (≥70%). Nếu hoạt lực của tinh trùng dưới 70% thì tỷ lệ thụ thai sẽ thấp, không nên sử dụng.

Nồng độ (C): lợn nội: 80 – 100 triệu/1ml; lợn ngoại: 170 – 250 triệu tinh trùng/ml

Tỷ lệ kỳ hình: Là những tinh trùng có hình dạng khác thường so với những tinh trùng bình thường 5- 10%.

1.1.3. Số lượng nái/đực phụ trách

Phối trực tiếp: 50 nái/1 lợn đực giống

Thụ tinh nhân tạo: 300 – 500 nái/1 đực giống trở lên

1.1.4. Thời hạn sử dụng: 3 năm

1.1.5. Khả năng phối giống cho lợn nái cơ bản phải đạt

Tỷ lệ phối giống: 80%

Số con đẻ ra: 8 – 10 con/lứa.

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt 90%.

Ngoài ra cần chú ý đến tốc độ tăng trọng, tỷ lệ nạc và độ dày mỡ lưng 3 cm.

1.2. Heo nái

1.2.1. Đối với heo nái hậu bị

Bảng 6.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với heo nái hậu bị

Loại lợn

Khối lượng cai sữa (Kg)

Khối lượng lúc phối giống

(kg)

Tuổi phối giống (tháng

tuổi)

Tiêu tốn thức ăn (kg thức

ăn/ kg P)

Lợn nội

7

35- 40

6

6- 7

Lợn lai

8- 9

60

8

5

Lợn ngoại

10- 12

90

10

4,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Chăn nuôi lợn - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 8

1.2.2. Đối với heo sinh sản

Bảng 6.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với heo sinh sản

Chỉ tiêu

Loại lợn

Lợn nội

Lợn lai

Lợn ngoại

Số con đẻ ra/ lứa

Nái cơ bản

Nái kiểm định

12

8

11

7

10

10

Số lứa đẻ/ năm

Nái cơ bản

Nái kiểm định

2

1,7

1,8

1,6

1,7

1,5

Khối lượng sơ sinh

(kg)

Nái cơ bản

Nái kiểm định

0,5

0,35

0,8

0,7

1,2

1

Khối lượng cai sữa

(kg)

Nái cơ bản

Nái kiểm định

6

5

8

7

10

8

1kg tăng trọng

Nái cơ bản

Nái kiểm định

10

12

8

10

10

8

Mức tiêu tốn thức ăn/

1.3. Heo thịt

1.3.1. Tốc độ sinh trưởng

Để xác định tốc độ sinh trưởng của lợn thịt nhanh hay chậm, thì chúng ta xác định khả năng tăng trọng trong 1 ngày hay 1 tháng (g/ngày hay kg/tháng).

Chỉ tiêu này là 1 chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật quan trọng. Nếu lợn tăng trọng nhanh thì thời gian nuôi thịt ngắn, sớm giải phóng chuồng để nuôi đợt khác. Những lợn có tốc độ sinh trưởng nhanh thường tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng cũng ít.

1.3.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn

Xác định mức tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng Cách tính:

HQSDTĂ = Tổng kg thức ăn Hay Tổng đơn vị thức ăn Tổng khối lượng tăng Tổng kg khối lượng tăng


Đây là một chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật rất quan trọng, càng giảm chi phí thức ăn cho 1 kg khối lượng tăng thì càng hạ giá thành trong chăn nuôi.

1.3.3. Năng suất và chất lượng thân thịt

Chỉ tiêu này được xác định khi kết thúc nuôi thịt và qua mổ khảo sát. Năng suất và chất lượng thân thịt được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:


Tỷ lệ móc hàm = Khối lượng móc hàm *100

Khối lượng sống

Khối lượng móc hàm = K. L sống - ( tiết + lông+ nội tạng )


Tỷ lệ thịt xẻ = KL móc hàm - (đầu+ 4 chân) *100

Khối lượng sống


Tỷ lệ thịt tinh = KL thịt xẻ - ( KL xương + da ) *100

KL thịt xẻ


Tỷ lệ nạc = KL nạc *100 KL thịt xẻ

Tỷ lệ mỡ, xương, da: Tính tương tự như tỷ lệ nạc

Các chỉ tiêu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, kĩ thuật nuôi dưỡng, kĩ thuật khảo sát Năng suất và chất lượng thân thịt còn được đánh giá qua các chiều đo.

+ Độ dài thân thịt: thường đo từ đốt xương sườn đầu tiên đến mấu xương khung bằng thước dây

+ Độ rộng thân thịt: đo qua điểm giữa của xương sườn 6-7 bằng thước compa

+ Độ dày mỡ lưng: đo ở vị trí xương sườn 6-7 chiếu lên phần lưng bằng thước kẹp

+ Diện tích “mắt thịt” (diện tích cơ dài lưng): có nhiều phương pháp đo nhưng phương pháp dùng giấy bóng kính mờ có kẻ ô ly là có độ chính xác cao nhất.

2. Xác định cơ cấu đàn heo

2.1. Khái niệm:

Là xác định số lượng của từng loại lợn cần có để đảm bảo tỷ lệ lợn các loại có mặt thường xuyên trong một quy mô sản xuất mà khi luân chuyển đàn thì quy mô đó không thay đổi.

2.2. Phương pháp xác định:

2.2.1. Nguyên tắc chung:

Quy mô đàn phải ổn định

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phải được rút ra từ thực tiễn sản xuất và có cơ sở khoa học.

Phải loại thải lợn một cách nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn của phẩm giống khi luân chuyển đàn

2.2.2.Phương pháp và công thức tính lợn thịt:

Gọi Xt là số lợn thịt xuất chuồng trong năm

Xt *100

L2

L2: Là tỷ lệ chọn lọc lợn thịt lớn:

Như vậy ta có số lợn thịt lớn cần để nuôi trong năm là:


Nếu T2 là thời gian nuôi lợn thịt lớn, vậy số lợn thịt lớn có mặt thường xuyên là:

Xt 100 T2

*

L2 12

Nếu tỷ lệ chọn lọc của lợn thịt nhỏ là L1, vậy số lợn con chuyển vào nuôi thịt trong năm là:

Xt x 100 x100

10 000 x Xt

=

L1L2 L1L2

Nếu thời gian nuôi lợn thịt nhỏ là T1 vậy số lợn thịt nhỏ có mặt thường xuyên là

10 000 Xt x T1

=

L1L2*12

2500 Xt x T1

3 L1 x L2


Tổng số lợn thịt có mặt cả hai giai đoạn có mặt thường xuyên là:

25Xt T2


3L2

2500Xt T1

+ 3 L1 x L2


25 Xt (L1 T2 + 100 T1)

3 L1 L2


2.2.3. Tính toán cơ cấu đàn lợn nái ta xác định:

Ta gọi Xc là số lợn nái cơ bản thường xuyên cần để nuôi trong năm. Xc x Lc

100

Lc là tỷ lệ loại thải lợn nái cơ bản trong năm Thì số lợn nái cơ bản loại thải ra trong năm là:


XcxLc

100

Nếu tỷ lệ chọn lọc của nái kiểm định là Lk, vậy số nái kiểm định được chuyển lên nuôi lợn nái cơ bản chính bằng số lợn nái cơ bản bị loại thải


Xc x Lc x 2 Lk x Nk

Nếu gọi số lứa đẻ của nái kiểm định là Nk thì số nái kiểm định có mặt thường xuyên trong năm là:


Nên tỷ lệ chọn lọc của nái hậu bị là Lh vậy số lợn con cai sữa chuyển vào nuôi hậu bị là:

Xc x Lc x 100 Lk x Lh


Nếu một thời gian nuôi lợn hậu bị là Th vậy số lợn nái hậu bị có mặt thường xuyên là:

100 x Xc x Lc xTh Lk x Lh x 12


Nếu số lợn con cai sữa do 1 nái cơ bản sản xuất ra trong năm là Cc thì số con cái của lợn nái cơ bản sản xuất ra trong năm là: Xc x Cc.

Nếu số con của 1 nái kiểm định sản xuất ra trong năm là Ck thì số lợn con do nái kiểm định sản xuất ra là

Xem tất cả 77 trang.

Ngày đăng: 16/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí