Lựa Chọn Và Sử Dụng Các Chất Khử Trùng Để Phòng Ngừa Dịch Bệnh

Cho heo con bú còn tạo sự kích thích để tiết ra Oxytocin giúp heo mẹ tăng sự co bóp tử cung sinh con nhanh hơn, đồng thời giảm áp lực gây căng cứng bầu vú ở heo mẹ. Tuy nhiên, không nên cho bú chậm vì có thể làm heo con bị mất năng lượng, cứng hàm

5.3. Ghép đàn

Trong thực tế có những con nái đẻ quá nhiều (12,14,16,25...con.), có những con đẻ quá ít (5,7...con) thì cần phải san đàn ghép ổ để tránh lãng phí. Khi san đàn ghép ổ để tránh lãng phí. Khi san đàn ghép ổ phải tuân theo những nguyên tắc sau đây

+ Cả hai đàn nái hoặc 1 trong 2 đàn không mắc bệnh truyền nhiễm

+ Tuổi của hai đàn lợn con không chênh lệch nhau quá 1 tuần

+ Trước khi ghép phải cho lợn con được bú sữa đầu của lợn mẹ

+ Nên ghép vào ban đêm và trước khi ghép nên phun dầu hôi lên cả hai đàn lợn con để lợn ẹ không phân biệt được mùi của lợn lạ (nếu lợn mẹ ngửi thấy mùi của lợn lạ nó sẽ cắn chết).

5.4. Tập cho heo con ăn sớm

26 Heo con tập ăn Tập cho lợn con ăn sớm với 2 mục đích chính Để sau 21 ngày 1

26- Heo con tập ăn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Tập cho lợn con ăn sớm với 2 mục đích chính:

+ Để sau 21 ngày khi sữa lợn mẹ bắt đầu giảm thì lợn con đã biết ăn tốt để không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ sinh trưởng của lợn con.

+ Thúc đẩy bộ máy tiêu hoá của lợn con sớm phát triển hoàn thiện vì khi có thức ăn vào dạ dày thì kích thích tế bào vách của dạ dày tiết ra HCl ở dạng tự do sớm hơn và tăng cường phản xạ tiết dịch vị

Ngoài ra tập cho lợn con ăn sớm còn làm giảm tỷ lệ hao hụt của lợn nái trong quá trình nuôi con và nâng cao khối lượng cai sữa của lợn con.

Nên bắt đầu tập cho lợn con ăn từ 6-7 ngày tuổi vì lúc này lợn con đã bú được sữa đầu hoàn chỉnh. Tốt nhất là dùng thức ăn hỗn hợp chế biến sẵn của các công ty sản xuất thức ăn dành riêng cho lợn con tập ăn, loại thức ăn này thường thơm ngon, dễ tiêu nên lợn con nhanh biết ăn. Cũng có thể rang các thức ăn hạt lên rồi nghiền nhỏ và cho vào máng để lợn con tự nhấm nháp cả ngày. Thức ăn hạt rang lên cũng có mùi thơm, lợn con sẽ thích ăn và tinh bột biến thành dextrin tạo điều kiện cho lợn con tiêu hoá tốt hơn

Nếu tập đều đặn thì đến 20 ngày tuổi lợn con đã biết ăn tốt. Nếu không được tập th đến 30 ngày tuổi lợn con mới ăn thêm được nhiều.

Lợn con được tập ăn sớm thì sẽ tăng trọng nhanh hơn, tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn

6. Nuôi heo con cai sữa

6.1. Quản lý và chăm sóc

6.1.1. Đặc điểm và kỹ thuật cai sữa lợn con

Chỉ cai sữa cho lợn con khi lợn con đã ăn quen thức ăn tập ăn. Không cai sữa khi trong đàn đang có lợn con ốm. Lợn con có thể cai sữa sớm hoặc muộn phụ thuộc vào thể trạng của lợn mẹ và lợn con. Thời gian cai sữa trong khoảng 21- 28 ngày.

Khi cai sữa lợn con chú ý phải tiến hành từ từ trong vòng 7 ngày để không ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng phát dục của lợn con và tránh viêm vú cho lợn mẹ. Bằng cách giảm dần số lần cho lợn con bú trong 3-4 ngày mới tách hẳn. Đối với lợn con cần chú ý cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng nhưng không cho ăn nhiều ngay để tránh bị ỉa chảy. Đối với lợn mẹ có sản lượng sữa cao thì 2-3 ngày trước khi cai sữa lợn con nên giảm lượng thức ăn, sau khi cai sữa 2-3 ngày mới cho ăn bình thường.

6.1.2. Điều kiện chuồng nuôi

Chuồng nuôi phải khô ráo, ấm áp, được che chắn để tránh gió lùa.

Những ngày đầu lợn con mới tách mẹ nên giữ nhiệt độ chuồng nuôi tương đương với nhiệt độ chuồng nuôi trước cai sữa. Nhiệt độ thích hợp cho lợn con sau cai sữa từ 25 – 27°C. Thay đổi đột ngột nhiệt độ chuồng nuôi sẽ rất có hại cho lợn con, đặc biệt vào mùa đông lợn dễ bị viêm phổi.

Quan sát đàn lợn để biết nhiệt độ chuồng nuôi.

Lợn đủ ấm: Con nọ nằm cạnh con kia.

Lợn bị lạnh: Nằm chồng chất lên nhau, lông dựng, mình mẩy run. Lợn bị nóng: Nằm tản mạn mỗi nơi 1 con, tăng nhịp thở.

6.1.3. Vệ sinh phòng bệnh

Lợn con sau cai sữa thường gặp 2 bệnh chính là bệnh tiêu chảy và viêm phổi.

Cần phòng tránh và phát hiện sớm, can thiệp kịp thời khi bị bệnh.

Đảm bảo thức ăn, nước uống và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý. Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống thường xuyên.

Không để lợn con bị lạnh, gió lùa, sàn chuồng ẩm ướt. Tiêm phòng đầy đủ cho lợn con.

6.2. Dinh dưỡng

Nguồn dinh dưỡng của lợn con ở 21 ngày đầu chủ yếu là sữa mẹ. Số lượng và chất lượng sữa của lợn nái ở giai đoạn này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của lợn con. Do đó cần chú ý nuôi dưỡng tốt lợn nái mới đủ sữa cho lợn con.

Sau 21 ngày sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm mà nhu cầu các chất dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng do đó nếu chưa cai sữa cũng cần bổ sung thêm dinh dưỡng mới đảm bảo cho lợn con phát triển bình thường.

+ Bổ sung protein

Lợn con có hệ cơ đang phát triển rất mạnh, khả năng tích luỹ protein rất lớn nên cần nhiều protein mới đáp ứng được nhu cầu của nó, nhất là sau 21 ngày tuổi sữa lợn mẹ bắt đầu giảm nên cung cấp thiếu protein cho nhu cầu của lợn con. Hỗn hợp thức ăn cho lợn con cần bảo đảm 20-22% protein thô. Tốt nhất là ưu tiên cho lợn con nguồn protein động vật có giá trị sinh vật học cao như bột cá, bột sữa, bột thịt. Nguồn protein thực vật tốt nhất cho lợn con là bột đỗ tương. Nhưng chú ý là khả năng tiêu hoá protein thực vật của lợn con còn kém nên cần hạn chế hàm lượng protein thực vật trong khẩu phần. Trong các axit amin không thay thế thì đối với lợn con quan trọng nhất là lyzin và methyonin.

+ Bổ sung vitamin:

Đối với lợn con quan trọng nhất là vitamin A, B1, D. Vitamin A có tác dụng kích thích sinh trưởng, chống viêm da, viêm phổi. Vitamim B1 có tác dụng kích thích tính thèm ăn, nếu thiếu thì tính thèm ăn của lợn con giảm, có khi còn gây nôn mửa, gây bại liệt cơ tim. Vitamin D có tác dụng giúp cho cơ thể con vật lợi dụng tốt Ca và P, nếu thiếu thì lợn con sẽ bị còi xương.

Nhu cầu: Vitamin A : 2200 UI/1 kg thức ăn Vitamin B1 : 1- 1,5 mg/1 kg thức ăn Vitamin D : 220 UI/1 kg thức ăn

+ Bổ sung khoáng:

Quan trọng nhất là: Ca, P, Fe, Cu.

Ca và P có vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương. Nếu thiếu 2 nguyên tố này thì lợn con mắc bệnh còi xương, chậm lớn. Trong khẩu phần ăn của lợn con cần bảo đảm 0,9% Ca, 0,7% P và Ca/P: 1,2-1,8

Lợn con rất hay thiếu Fe. Trong cơ thể lợn con sơ sinh có khoảng 50 mg Fe mà lợn con mỗi ngày cần 7-10 mg để duy trì sinh trưởng, trong khi đó sữa lợn mẹ mỗi ngày chỉ cung cấp được khoảng 1mg Fe. Nếu không bổ sung Fe kịp thời thì chỉ sau khoảng 1 tuần là lợn con có hiện tượng thiếu Fe. Khi thiếu sắt lợn con sẽ bị bệnh thiếu máu, ỉa chảy, ỉa phân trắng, lợn chậm lớn. Có nhiều phương pháp để bổ sung Fe cho lợn con:

Dùng dextran-Fe tiêm cho lợn con vào ngày thứ 3-5 sau khi đẻ và nên tiêm nhắc lại lần 2 sau 10 ngày. Liều tiêm 1-2 ml/con (tùy nồng độ Fe). Trong dextran-Fe thường có 100-125 mg Fe/1ml. Cũng có thể dùng FeSO4 hoà vào nước cho lợn con uống.

Thiếu Cu cũng như thiếu Fe sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu máu. Có thể dùng CuSO CuO để bổ sung cho lợn con.

7. Nuôi heo thịt

7 1 Dinh dưỡng 27 Heo thịt Việc đưa ra một nhu cầu dinh dưỡng đủ để cho lợn 2



7.1. Dinh dưỡng

27- Heo thịt

Việc đưa ra một nhu cầu dinh dưỡng đủ để cho lợn thịt sinh trưởng và phát triển tốt là cần thiết. Từ nhu cầu dinh dưỡng chúng ta có thể điều khiển được khả năng tăng trọng của lợn qua từng giai đoạn thông qua mức ăn của chúng.

Đối với chăn nuôi lợn ở nước ta yếu tố dinh dưỡng có tầm quan trọng đặc biệt, bởi vì chăn nuôi ở nước cần thiết phải sử dụng thức ăn tốt thức ăn sẵn có của địa phương để chủ động thức ăn và hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, người chăn nuôi cần thiết phải ứng dụng các biện pháp kỹ thuật chế biến để nâng cao chất lượng các loại thức ăn sẵn để đáp ứng đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cho lợn sinh trưởng phát triển theo từng giai đoạn. Ngoài ra, người chăn nuôi phải tính toán các nhu cầu dinh dưỡng thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của lợn để cung cấp đầy đủ và hợp lý nguồn dinh dưỡng cho chúng.

7.1.1.Nhu cầu năng lượng

Nhu cầu năng lượng là nhu cầu cơ bản của lợn thịt. Nhu cầu này được tính theo công thức sau

Nhu cầu Q (KCal) = Nhu cầu duy trì + Nhu cầu sản xuất

7.1.2. Nhu cầu Protein

Protein đóng vai trò quyết định cho sự sinh trưởng và phát triển của lợn. Từ đó, người chăn nuôi cần phải biết tính toán nhu cầu protein của lợn thịt theo từng giai đoạn nuôi khác nhau để cung cấp protein khẩu phần thích hợp với chúng.

Cần xem xét một số đặc điểm nhu cầu protein của lợn như sau:

Trọng lượng của lợn càng lớn thì có nhu cầu Protein càng cao Tốc độ tăng trọng càng nhanh thì nhu cầu Protein càng cao Các giống khác nhau thì có nhu cầu Protein khác nhau

Chất lượng Protein càng thấp thì nhu cầu càng cao.

Ngoài ra, khi phối hợp protein khẩu phần, cần chú ý phối hợp giữa protein có nguồn gốc từ động vật, có giá trị sinh học cao cho lợn thịt, trong khi protein có nguồn gốc từ thực vật có giá trị sinh học thấp hơn nhưng giá thức ăn lại thấp, từ đó ta nên

phối hợp cả protein động và thực vật vào khẩu phần ăn của lợn sẽ nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt tốt hơn. Tuy nhiên, việc cung cấp protein cho lợn thịt cần thiết phải chú ý đến cân bằng các a xít amin.

7.1.3. Nhu cầu khoáng và Vitamin

Đối với lợn thịt nhu cầu khoáng và Vitamin rất quan trọng, đặc biệt đối với giai đoạn lợn thịt nuôi ở giai đoạn đầu.

Để có đủ vitamin, khoáng vi lượng cho lợn thịt ở các giai đoạn khác nhau, khi phối hợp khẩu phần ăn chúng ta có thể phối trộn các thức ăn có chứa nhiều vitamin. Nên bổ sung cho lợn các loại dầu như: Dầu cá có chứa hàm lượng vitamin A và a xít béo eicosapentaenoic và docosapentaenoic cao, trong khi dầu lanh có chứa lượng alpha linolenic cao. Khẩu phần ăn của lợn cần thêm các loại thức ăn nảy mần như giá đậu, thóc mần... để bổ sung thêm lượng vitamin E. Ngoài ra, nên phối trộn các loại cây hay rau xanh... để tăng thêm lượng vitamin các loại và khoáng vi lượng

7.2. Giai đoạn I

Lợn thịt được nuôi từ 70 - 130 ngày tuổi. Lợn có trọng lượng trung bình từ 23 - 60 kg. Người chăn nuôi cần cho lợn ăn theo khẩu phần có 17 - 18 % protein thô, giá trị khẩu phần có từ 3100 đến 3300 Kcal DE.

7.3. Giai đoạn II

Lợn thịt được nuôi từ 131 - 187 ngày tuổi. Lợn có trọng lượng từ 61 - 105 kg khẩu phần ăn của lợn có từ 14 - 16 % protein thô và 3000 - 3100 kcal DE.

Kỹ thuật cho ăn, uống

Cho lợn ăn đúng với tiêu chuẩn và khẩu phần Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô sau

Cho lợn ăn từng đợt, tránh để vung vải thức ăn ra nền chuồng, phải đảm bảo con nào cũng được ăn khẩu phần của nó

Tập cho lợn ăn có phản xạ có điều kiện về giờ giấc cho ăn để nâng cao khả năng tiêu hóa.

Không thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột Tiêu chuẩn ăn phải thay đổi từng tuần

Không sử dụng những thức ăn mất phẩm chất Không pha loãng thức ăn quá tỷ lệ 1 : 1 Nước uống cho lợn uống thỏa mãn nhu cầu

Vừa cho lợn ăn vừa theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng ăn vào.

Vận động và tắm chải

Cũng như các loại lợn khác, lợn thịt cũng cần được vận động và tắm chải.

Phương pháp này cần được tiến hành như sau:

Lợn ở giai đoạn 2 - 4 tháng tuổi cho vận động 2 - 3 giờ/ngày 4 - 6 1 – 2

6- 8 Không cần vận động.

Chuồng nuôi và vệ sinh

Ở điều kiện nước ta chuồng nuôi của lợn thịt là kiểu chuồng hở, đảm bảo ấm về mùa đông mát về mùa hè, nền chuồng luôn khô ráo và sạch sẽ.


Câu hỏi và bài tập

1. Trình bày các dấu hiệu của heo nái động dục và phương pháp xác định thời điểm phối giống?

2. Tinh dịch của heo đực giống có đặc điểm gì? Trình bày các đặc điểm đó?

3. Khi heo nái mang thai cần chú ý gì trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày?. Cách chăm sóc, quản lý heo nái mang thai?

4. Trình bày kỹ thuật chăn nuôi và chăm sóc heo con theo mẹ?

5. Các dấu hiệu nhận biết heo nái sắp sinh?

Phần thực hành

Bài 6. Thực hiện thụ tinh nhân tọa cho lợn nái. Bài 7. Thực hiện đỡ đẻ cho lợn nái.

Bài 8. Chăm sóc heo mẹ sau sinh và heo con sơ sinh.

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh về các yêu cầu trong quá trình chăn nuôi chăm sóc heo đực giống, heo nái chửa và heo con.

Ghi nhớ

Cách lựa chọn đực giống, nái sinh sản có chất lượng, đặc điểm của tinh dịch heo, các dấu hiệu nhận biết heo nái đông dục, heo nái sắp sinh và kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc quản lý các loại lợn.

Bài 5: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH TRONG TRẠI HEO

Mã bài: B05


Giới thiệu:

Việc phát sinh dịch bệnh ở lợn do nhiều nguyên nhân. Các tác nhân vi trùng, virus và ký sinh trùng phối hợp với các yếu tố như stress, dinh dưỡng, môi trường và công tác quản lý. Nếu nâng cao được sức chống chịu và sự miễn dịch của đàn lợn tránh bớt stress cũng như khả năng tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh sẽ giảm được tổn thất do dịch bệnh ở lợn. Vì thế việc chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng dịch là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp người chăn nuôi có thể giảm bớt thiệt hại kinh tế do dịch bệnh.

Mục tiêu:

Trình bày được quy trình phòng bệnh và thiết lập chương trình bảo vệ đàn heo sao cho hiệu quả nhất.

Thực hiện được thao tác phòng bệnh cho heo theo đúng trình tự các bước, đảm bảo đúng kỹ thuật.

Tích cực, chủ động và hợp tác trong quá trình học tập, đảm bảo an toàn và tiết kiệm vật tư trong quá trình thực hiện.


Nội dung

1. Vệ sinh

2. Lựa chọn và sử dụng các chất khử trùng để phòng ngừa dịch bệnh

3. Thiết lập lịch bảo vệ đàn heo

4. Tiêm phòng vaccine

5. Tăng sức đề kháng của cơ thể đối với mầm bệnh


1.Vệ sinh

Để trống chuồng sau mỗi đợt nuôi nhằm phá vỡ chu kỳ dịch bênh. Việc để trống chuồng kết hợp với làm vệ sinh và khử trùng sẽ giúp phòng bệnh rất quả. Nhiều loài vi sinh vật gây bệnh tìm thấy trong chuồng hoặc trên nền chuồng heo không thể tồn tại dài ngày ngoài cơ thể ký chủ.

Khi chuyển hết heo đi , các mầm bệnh trong chuồng không bao lâu sẽ giảm số lượng, cần quét dọn vệ sinh chuồng sạch sẽ, sát trùng toàn bộ chuônngf rồi để trống chuồng trước khi nuôi đợt heo mới. Thời gian để trống chuồng từ 3-4 tuần hoặc lâu hơn sẽ cho kết quả tốt hơn.

Hố sát trùng có tác dụng ngăn ngừa việc truyền các mầm bệnh từ nơi này đến nơi khác, từ khu chăn nuôi này đến khu chăn nuôi khác. Hố sát trùng thươgf được đặt ở cửa đầu dãy chuồng, cổng trang trại...

Vệ sinh cho nái trước khi chuyển lên chuồng nái đẻ. Làm vế sinh bằng xà phòng hoặc chất sát trùng nhẹ.

Thường xuyên theo dõi quan sát phát hiện heo bệnh. Khi phát hiện heo bệnh phải cách li heo bệnh. Khi heo chết do bệnh hoặc không rõ nguyên nhân tuyệt đối phải mang tiêu hủy hoặc chôn sâu.

2. Lựa chọn và sử dụng các chất khử trùng để phòng ngừa dịch bệnh

2.1. Với chuồng trại

Hiệu lực tiêu độc phụ thuộc vào cấu tạo chuồng trại. Tường, nền chuồng, sân chơi bằng phẳng thì hiệu lực tiêu độc cao hơn gồ ghề. Phải tiêu độc cơ giới trước khi tiêu độc hóa học. Các hóa chất thường dùng là sữa vôi 10 – 20%, Chlorur vôi 4 – 20% dùng để quét lên tường, nền chuồng, sân chơi… ; Formol 2 – 5%, NaOH 4 – 5%, Cresol 0,5 – 3%, Cresyl 3 – 5%, Axit phenic 2 – 5%, dùng để phun lên các vùng muốn tiêu độc, khử trùng. Ngoài ra, có thể dùng nước sôi dội, hun trấu, rắc vôi bột, quét vôi… để tiêu độc đối với một số lớn bệnh truyền nhiễm thường xảy ra trên vật nuôi.

2.2. Với phương tiện vận chuyển

Bên trong và bên ngoài phương tiện vận chuyển cần phun khí dung hoặc dội dung dịch hóa chất tiêu độc. Sau 2 – 3 giờ dội bằng nước nóng. Phân và nguyên liệu của động vật bệnh hoặc nghi mắc các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn có nha bào (bệnh nhiệt thán, ung khí thán…) cần phải đốt. Dùng chất tiêu độc mạnh tưới vào các phương tiện vận chuyển.

2.3. Với chất thải của vật nuôi

Có ba phương pháp tiêu độc phân là đốt, dùng các hóa chất và phương pháp ủ nhiệt sinh học. Phân nếu bị đốt thì chất lượng phân bón giảm, mặt khác đốt cháy không hoàn toàn thường sinh khí độc. Cho nên chỉ đốt khi phân bị nhiễm các loài mầm bệnh có sức đề kháng cao (như nhiệt thán, ung khí thán, virus thiếu máu truyền nhiễm ngựa). Các hóa chất cũng ít được dùng tiêu độc phân vì bất tiện, tốn kém, thường không đạt mục đích tiêu độc, lại gây trở ngại khi dùng phân bón. Phương pháp ủ nhiệt sinh học là phương pháp tiện lợi dùng để tiêu độc phân động vật mắc bệnh truyền nhiễm do các vi khuẩn không có nha bào gây nên. Phương pháp này được dùng để tiêu độc dựa trên cơ sở là các hợp chất hữu cơ trong phân, nước tiểu… của khối phân ủ xảy ra quá trình lên men bởi các vi sinh vật, làm nhiệt độ của đống phân tăng cao nên có thể tiêu diệt được phần lớn vi khuẩn không có nha bào, virus, ấu trùng và trứng giun sán.

2.4. Với dụng cụ chăn nuôi

Có thể sử dụng nhiệt độ cao (đốt, hơ lửa, đun sôi) để tiêu độc dụng cụ. Với các trang trại chăn nuôi tập trung nên áp dụng những trang thiết bị cơ giới dùng để tiêu độc, vừa làm giảm nhẹ sức lao động của con người tiêu độc, vừa làm tăng hiệu quả tiêu độc.

3. Thiết lập lịch bảo vệ đàn heo

Ta có câu: “Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh”. Con heo nhìn bề ngoài thấy vóc dáng cao to, mập mạnh tưởng sức khoẻ có thừa nhưng nó lại là thứ loài vật vướng nhiều thứ bệnh tật nhất, và cũng dễ chết vì những thứ bệnh tật đó. Thế nhưng, nếu biết

Xem tất cả 77 trang.

Ngày đăng: 16/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí