Chăn nuôi lợn - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 9

2Lc x Xc x C1 Lk x Nk


Trong điều kiện chăn nuôi nước ta có thể được xác định cơ cấu đàn theo bảng dưới đây:

Bảng 6.3. Cơ cấu đàn lợn trong trại chuyên nuôi lợn nái (đơn vị)

Loại lợn

So với đàn lợn thường xuyên có mặt (%)

So với đàn lợn có mặt cả năm (%)

Tổng đàn lợn

100

100

Lợn nái cơ bản

68,2 - 68,4

61,0 - 61,2

Lợn nái kiểm định

17,0 - 17,1

15,1 - 15,3

Lợn nái hậu bị

10,2 - 10,4

19,0 - 19,1

Đực giống làm việc

2,3 - 2,8

2,0 - 2,5

Đực giống hậu bị

1,0 - 1,1

1,9 - 2,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Chăn nuôi lợn - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 9

Bảng 6.4. Cơ cấu đàn lợn trong chăn nuôi lợn thịt có nuôi nái tự túc con giống

Loại lợn

So với đàn lợn thường xuyên có mặt (%)

So với đàn lợn có mặt cả năm (%)

Tổng đàn lợn

100

100

Lợn nái sinh sản

13 - 14

10 - 11

Lợn nái cơ bản

9,5 - 10

6,2 - 6,5

Lợn nái kiểm định

2,2 - 2,5

1,5 - 1,6

Lợn nái hậu bị

2,0 - 2,1

1,4 - 1,5

Đực giống làm việc

0,3 - 0,4

0,2 - 0,3

Đực giống hậu bị

0,2 - 0,3

0,1 - 0,2

Lợn thịt

86 - 87

89 - 90

Lợn thịt nhỏ

25 - 26

26 - 27

Lợn thịt lớn

61

63


3. Kế hoạch lao động

Trong việc chăn nuôi, ngoài việc sử dụng lao động sẵn có của gia đình, chủ trại còn phải thuê mướn một số lao động làm việc. Vì vậy việc quản lý lao động và thù lao cho lao động có vị trí quan trọng. Phải có nghệ thuật quản lý sử dụng con người sao cho tạo được quyền tự chủ trong công việc của mỗi người, nhất là tạo sự chủ động trong công việc cho họ, để đạt được những hiệu quả tốt nhất trong công tác và sản xuất. Chú ý đảm bảo đủ lợi ích kinh tế cho người lao động, phải tương ứng với công sức và thành quả lao động của họ.

Để quản lý tốt lao động trong các cơ sở chăn nuôi lợn, người quản lý phải tính được số công nhân cần thiết dựa trên các căn cứ sau:

1. Số đàn lợn và định mức người lao động

2. Mức lương của người công nhân và cán bộ kỹ thuật

3. Trang thiết bị vật tư kỹ thuật cho cơ sở

4. Trình độ quản lý của cán bộ quản lý

Nước ta chưa có hệ thống chuồng trại liên hoàn và trang bị công cụ lao động hiện đại để chăn nuôi, mà chủ yếu sử dụng các công cụ thô sơ, do vậy định mức cho người lao động còn thấp. Thông thường một lao động chăm sóc, nuôi dưỡng khoảng 25 lợn nái hay 50 - 100 con tùy theo điều kiện từng nơi.

4. Kế hoạch thức ăn

5. Sổ sách và ghi chép

Trong trại chăn nuôi phải sử dụng một hệ thống phiếu để ghi chép và theo dõi đàn lợn. Mỗi loài lợn có một loại phiếu khác nhau.

6. Tính toán giá thành sản phẩm

Cách tính toán, người chăn nuôi phải căn cứ vào đầu vào và đầu ra qui thành giá trị tiền hiện hành (đồng). Tùy từng loại lợn, mỗi loại có một nhóm đầu vào và đầu ra khác nhau:

a. Lợn đực giống: Đầu vào bao gồm chi phí khấu hao con giống, chi phí khấu hao chuồng trại, chi phí thức ăn, chi phí công lao động, chi phí dụng cụ và vật liệu pha chế tinh dịch, chi phí điện nước, vật liệu rẻ tiền mau hỏng và chi phí thuốc thú y. Đầu ra nếu phối trực tiếp tính qua lợn con, nếu sản xuất tinh dịch (thu nhập từ bán tinh) và phân bón.

b. Lợn nái sinh sản: Đầu vào bao gồm các chi phí: khấu hao con giống, khấu hao chuồng trại, thức ăn, công lao động, chi phí đực giống hay tinh dịch, phối giống, chi phí điện nước, vật liệu rẻ tiền mau hỏng, chi phí thuốc thú y, thức ăn nuôi lợn con. Đầu ra thu nhập từ bán lợn con giống và phân bón.

c. Lợn thịt: Đầu vào bao gồm các chi phí con giống, khấu hao chuồng trại, thức ăn, công lao động, điện nước, liệu rẻ tiền mau hỏng, chi phí thuốc thú y. Đầu ra bao gồm thu nhập bán lợn thịt và phân bón


Từ đầu vào và đầu ra, chúng ta tính được lãi từ chăn nuôi lợn

Đầu ra – Đầu vào = Lãi


Câu hỏi và bài tập

1. Trình bày các chỉ tiêu kinh tế cảu heo đực giống?

2. Trình bày các chỉ tiêu kinh tế của heo nái?

3. Trình bày phương pháp xác định cơ cấu đàn nái trong 1 trại chăn nuôi?

4. Khi tính toán giá thành sản phẩm với từng loại lợn ta cần căn cứ vào những yếu tố nào?

Phần thực hành

Bài 11. Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật của heo đực giống

Bài 12. Tính toán giá thành sản phẩm của lợn thịt sau 1 lứa nuôi.

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh về các nội dung chính của bài học (chỉ tiêu kỹ thuật của đực giống, của nái hậu bị, nái sinh sản), cách xác định cơ cấu đàn heo trong trang trại.

Ghi nhớ

Cách xác định cơ cấu đàn heo nuôi và hạch toán được giá thành của sản phẩm sau mỗi đợt nuôi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hồ Văn Giá, 1991. Nuôi heo thực hành. NXB Tổng hợp Hậu Giang.

2. Võ Văn Ninh, 2001. Kỹ thuật chăn nuôi heo. NXB Trẻ,

3. Võ Văn Ninh, 2001. Những điều cần biết khi xây dựng chuồng trại nuôi heo. NXB Trẻ,

4. Nguyễn Vĩnh Phước. 1973. Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc. NXB Nông Nghiệp

5. Nguyễn Ngọc Tuân, Trần Thị Dân, 2000. Kỹ thuật chăn nuôi heo. NXB Nông nghiệp, TP. HCM,

6. Nguyễn Thiện, Phan Địch Lân, Hoàng Văn Tiến, Võ Trọng Hốt, Phạm Sỹ Lăng, 1996. Chăn nuôi lợn ở gia đình và trang trại. NXB Nông nghiệp,

7. Nguyễn Ngọc Tư, Phùng Ngọc Thạch, 1986. Kỹ thuật nuôi heo. NXB Nông nghiệp.

Xem tất cả 77 trang.

Ngày đăng: 16/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí