Ảnh Hưởng Của Bã Sắn Lên Men Trong Chăn Nuôi Lợn Thịt

định được axit lactic. Sự sản sinh này càng nhanh, độ pH càng giảm nhanh thì các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella sp., Escherichia coli càng giảm nhanh. Kiểm soát sự thành công của quá trình lên men là kiểm soát sự phát triển của sinh vật gây bệnh trong sản phẩm lên men, thức ăn lên men phải chứa đủ lượng axit lactic. Việc sản sinh axit lactic có thể do quá trình lên men tự phát hoặc bằng cách cấy vi khuẩn lactic. Tuy nhiên, lên men tự phát thường không nhận được sản phẩm cuối cùng an toàn và ngon miệng do không kiểm soát được nồng độ axit axetic và các amin, do đó ảnh hưởng xấu đến tính ngon miệng của sản phẩm. Việc cấy bổ sung vi khuẩn lactic vào quá trình lên men giúp nhanh chóng tạo ra được nồng độ axit lactic cao (Missotten & cs., 2015). Nấm men cũng ảnh hưởng quan trọng đến chấtlượng của sản phẩm lên men. Nấm men có khả năng liên kết các vi khuẩn đườngruột trên bề mặt của chúng, do đó ngăn chặn sự liên kết của các vi khuẩn này vớibiểu mô ruột.

Trong bã sắn, thường có chứa nồng độ cyanogenic glucosides cao nên ko phù hợp làm thức ăn cho gia súc. Bã sắn sau lên men vi sinh, hàm lượng cyanide đã giảm đáng kể, chỉ còn 1,4 g/kg, do các vi sinh vật trong dung dịch lên men có khả năng phân hủy từng phần cyanogenic glucosides và phá vỡ liên kết. Như vậy sản phẩm lên men bởi các vi sinh vật có khả năng phân giải độc cyanide, sản phẩm được coi là an toàn trong các điều khoản về ngộ độc cyanide theo quan điểm thực tế là cyanide thấp hơn mức nguy hại 30 mg/kg (Tweyongyere & Katongole, 2002).

Nhiều phân tích khác trong phòng thí nghiệm và các thử nghiệm trên động vật đã cho thấy giá trị dinh dưỡng của bã sắn sau lên men vi sinh. Aro (2008) đã báo cáo rằng sự lên men vi sinh vật với bã thải tinh bột sắn có thể cải thiện chất lượng dinh dưỡng bằng việc tăng protein thô, khoáng tổng số và giảm cyanide, CF, NDF và ADF. Ezekiel & cs. (2020) lên men bã sắn với Trichoderma viride ATCC 36316, sau 3 ngày lên men, bã sắn lên men có hàm lượng protein tăng 8 lần (4,2 lên đến 37,6%), hàm lượng protein thực tăng 22 lần (từ 1,4% đến 31,6%), hàm lượng tinh bột giảm từ 51,93 xuống còn 24,34%. Hàm lượng protein thực trong nghiên này tương đối cao so với kết quả nghiên cứu của đề tài, có thể liên quan đến việc chủng vi sinh vật bổ sung vào lên men là khác nhau và khác nhau về thời gian lên men. Trong bã sắn lên men chứa tất cả các axit amin thiết yếu, lượng axit amin tổng số tăng gấp 4 lần so với bã sắn không lên men. Tuy nhiên trong báo cáo này cho rằng hàm lượng HCN không có sự thay đổi nhiều giữa bã sắn không lên men và bã sắn lên men, chỉ giảm 0,72 g/100mg xuống 0,7 g/100mg.

Như vậy, chất lượng protein sau khi đường hóa và lên men đồng thời bằng hỗn hợp chứa 30% bã sắn tươi, 8% chế phẩm sinh học chứa đa enzyme và vi sinh vật probiotic (S. cerevisiae, Lactobacillus sp. và Bacillus sp.) cùng 1% (NH4)2SO4 ủ 48 giờ được cải thiện rõ rệt. Protein thô tăng 7,3 lần, protein thực tăng 5,5 lần so với bã sắn tươi không lên men, đồng thời HCN giảm còn 1,4 g/kg, lượng axit hữu cơ tăng 5,9 lần, pH 3,7, bã sắn có màu vàng tương đỗ, mùi thơm, chua, không có độc tố nấm mốc aflatoxin B1. Vì vậy, bã sắn sau đường hóa và lên men có thể được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA BÃ SẮN LÊN MEN TRONG CHĂN NUÔI LỢN THỊT

Hiện nay, thức ăn lên men được khuyến khích sử dụng nhiều cho chăn nuôi vì nhiều tác dụng của nó mang lại. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó đến năng suất sinh trưởng của lợn là không đồng nhất. Đề tài tiến hành bổ sung bã sắn lên men vào khẩu phần ăn của lợn thịt F1 để đánh giá ảnh hưởng của bã sắn lên men đến các chỉ tiêu trong chăn nuôi lợn thịt.

4.3.1. Ảnh hưởng của bã sắn lên men đến khả năng sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn của lợn F1 (Landrace x Yorkshire)

Khối lượng cơ thể lợn là chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất thịt của lợn, từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn. Khối lượng của lợn càng cao thì sức sản xuất thịt càng lớn và ngược lại. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng lợn như dòng, giống, tính biệt... Đề tài tiến hành nghiên cứu hiệu quả của việc bổ sung bã sắn lên men trong khẩu phần ăn đến tăng trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn của đàn lợn thịt F1 (Landrace x Yorkshire) từ 20kg đến xuất chuồng. Kết quả cho thấy, khối lượng lợn bắt đầu thí nghiệm ở 4 lô thí nghiệm là tương đương nhau, dao động từ 19,8 - 20,41 (kg/con), khi kết thúc các giai đoạn nuôi, khối lượng tích lũy của lợn thí nghiệm đều tăng lên và có sự sai khác đáng kể giữa các lô (p<0,05).

Khối lượng tích lũy khi kết thúc giai đoạn 1 ở lô ĐC và các lô TN1, TN2, TN3 tương ứng lần lượt là: 49,72; 50,85; 52,01 và 52,15 (kg/con), có xu hướng tăng khi tăng mức BSLM trong khẩu phần ăn. Kết quả này ở lô TN2 và TN3 tương đương nhau và cao hơn đáng kể so với lô ĐC (P<0,05). Kết thúc giai đoạn nuôi thí nghiệm, khối lượng của lợn F1 (LY) đạt từ 94,76 - 112,58 (kg/con), khối lượng của lợn F1 (LY) ở 3 lô thí nghiệm cao hơn so với lô đối chứng (P < 0,05), cao nhất ở lô TN2 với mức bổ sung 20% BSLM vào khẩu phần ăn, tăng 18,81% so với lô ĐC.

Bảng 4.17. Ảnh hưởng của mức sử dụng BSLM đến sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn của lợn thí nghiệm


Chỉ tiêu

n

ĐC

(Mean)

TN1

(Mean)

TN2

(Mean)

TN3

(Mean)

SEM

p

Giai đoạn 1 (20-50 kg)








KL bắt đầu (kg)

36

20,04

20,37

20,41

19,80

0,26

0,14

KL kết thúc (kg)

36

49,72c

50,85bc

52,01ab

52,15a

0,36

<0,0001

Tăng KL (g/con/ngày)

36

593,72c

609,61bc

632,17ab

647,00a

8,46

<0,0001

Tổng thức ăn thu nhận (kg)

3

849,21

830,10

795,92

812,52

16,56

0,21

FCR

3

2,39a

2,27ab

2,10b

2,09b

0,05

0,008

Giai đoạn 2 (50kg - xuất chuồng)

KL kết thúc (kg)

36

94,76c

102.06b

112,58a

108,01ab

1,61

<0,0001

Tăng KL (g/con/ngày)

36

625,57c

711,32bc

841,13a

775,78ab

20,3

<0,0001

Dày mỡ lưng (mm)

36

15,14

15,16

15,46

15,70

0,33

0,15

Dày cơ thăn (mm)

36

57,64

58,77

58,57

58,39

0,78

0,88

Tổng thức ăn thu nhận (kg)

3

1714,23

1788.08

1773.10

1700,02

57,77

0,66

FCR

3

3,18a

2,91a

2,45b

2,54ab

0,11

0,007

20 kg - xuất chuồng








Tổng thức ăn thu nhận (kg)

3

2600,29

2509,16

2525,76

2533,89

54,33

0,902

FCR

3

2,9a

2,56b

2,29b

2,39b

0,70

0,0016

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển chủng nấm sợi và tối ưu điều kiện lên men sản xuất đa enzyme α-amylase, glucoamylase, cellulase ứng dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi - 12

Ghi chú: Trong cùng hàng, những giá trị LSM không mang cùng chữ cái thì sai số có ý nghĩa thống kê (P<0,05).


Tăng khối lượng cơ thể cũng có sự sai khác rõ rệt giữa các lô thí nghiệm ở cả 2 giai đoạn (P <0,05). Kết quả này ở giai đoạn 1 đạt thấp ở lô ĐC và lô TN1, cao và tương đương giữa lô TN2 và lô TN3, với 632,17 và 647 (g/con/ngày), tăng 6,48 và 8,97 % so với lô ĐC. Tăng khối lượng cơ thể ở giai đoạn 2 dao động từ 625,57 - 775,78 (g/con/ngày), lô TN2 và TN3 cao hơn so với lô ĐC tương ứng lần lượt là 34,46% và 24,01%.

Lượng thức ăn thu nhận phản ánh tình trạng sức khỏe của đàn lợn, chất lượng thức ăn và kỹ thuật chăm sóc của người chăn nuôi. Lượng thức ăn thu nhận phụ thuộc vào con giống, tình trạng sức khỏe, chất lượng thức ăn và các điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm… Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng lượng thức ăn thu nhận ở giai đoạn 1 là 795,92 - 849,21 (kg), giai đoạn 2 là 1700 - 1788,08 (kg), cả giai đoạn nuôi là 2509,16-2600,29 (kg). Lượng thức ăn thu nhận ở cả hai giai đoạn và cả giai đoạn nuôi thí nghiệm đều không có sự sai khác giữa các lô thí nghiệm so với lô đối chứng (P > 0,05), điều này chứng tỏ mùi vị và màu sắc của BSLM không

gây ảnh hưởng đến tính thèm ăn và ngon miệng ở lợn thí nghiệm.

Hệ số chuyển hóa thức ăn là một chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Kết quả của đề tài cho thấy, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) giảm khi tăng mức BSLM trong khẩu phẩn ăn của lợn thí nghiệm. Ở giai đoạn 1, FCR đạt thấp nhất ở lô TN 2 và TN3 với 2,1 và 2,09 thấp hơn tương ứng 12,1% và 12,5% so với lô ĐC, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Ở giai đoạn 2, FCR ở lô TN2 là 2,45 (kgTA/kgTT), thấp và sai khác rõ rệt so với lô ĐC và lô TN1 (P < 0,05), giữa lô đối chứng với lô TN1, TN3 và giữa lô TN2 và TN3 là tương tự nhau (P > 0,05). Tính cả giai đoạn nuôi (20kg - xuất chuồng), FCR ở lô ĐC cao nhất và sai khác với 3 lô thí nghiệm với 2,93, FCR giữa 3 lô thí nghiệm là tương đương nhau.

Như vậy, việc bổ sung BSLM trong khẩu phần có ảnh hưởng đến sự tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn của lợn F1 (LY) ở cả hai giai đoạn nuôi. Ở mức bổ sung 20 và 30% BSLM cho tăng khối lượng cao và tiêu tốn thức ăn ít. Điều này chứng tỏ tăng mức sử dụng bã sắn lên men từ 10 đến 30% trong khẩu phần đã làm tăng hiệu quả chuyển hóa thức ăn và tăng tốc độ sinh trưởng của vật nuôi.

Trong BSLM có chứa enzyme tiêu hóa (α-amylase, glucoamylase và cellulase) và các vi sinh vật probiotic (S.cerevisiae, Lactobacillus sp. và Bacillus sp.). Sự có mặt của các enzyme và hoạt động của các vi sinh vật này có vai trò đáng kể trong việc phân giải các chất dinh dưỡng, tổng hợp các vitamin, protein, axit amin, các axit hữu cơ thiết yếu cần thiết cho cơ thể, tăng hiệu quả chuyển hóa và hấp thu thu thức ăn, giữ ổn định pH ruột, tăng cường và kích thích hệ miễn dịch cũng như cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột của vật nuôi. Đặc biệt, vi khuẩn Bacillus có thể tiết ra hoạt tính cao của nhiều loại enzyme như protease, lipase, amylase và cellulase có thể chuyển hóa các chất như cellulose, tinh bột, protein thành các axit amin và glucose dễ hấp thụ, góp phần cải thiện dinh dưỡng, kích thích tiêu hóa thức ăn và giúp vật nuôi tăng trọng nhanh (Ziaei-Nejad & cs., 2006).

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra việc lên men và ủ chua thức ăn đã làm tăng tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng, làm cho vật nuôi lớn nhanh, giảm chi phí thức ăn. Missotten & cs. (2015) cho rằng, thức ăn lên men đã cải thiện 22,3% về tăng trọng và 10,9% về hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn giai đoạn sau cai sữa. Ở giai đoạn tăng trưởng, cải thiện 4,4% về tăng trọng và 6,9% về hiệu suất sử dụng thức ăn. Do đó, thức ăn lên men được coi là một trong những chiến lược hiệu quả trong

chăn nuôi lợn để thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng. Trần Hiệp & Nguyễn Thị Tuyết Lê (2019) đã nghiên cứu việc sử dụng thức ăn xanh lên men lỏng trong chăn nuôi lợn thịt, các lô thí nghiệm có tỷ lệ thức ăn xanh là 25% và 50%. Kết quả cho thấy, việc sử dụng thức ăn lên men đã làm tăng khả năng chuyển hóa thức ăn của lợn thịt F1(YxMC) do thức ăn lên men đã làm giảm pH của dạ dày, cho phép phân giải protein tốt hơn, làm chậm tốc độ làm sạch dạ dày, thức ăn được tiêu hóa triệt để hơn. Trong thức ăn lên men có nhiều vi sinh vật có lợi, chúng có khả năng sinh ra nhiều enzyme tiêu hóa (amylase, protease, lipase) để phân giải tinh bột, protein, lipit, tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích tính thèm ăn và tăng tích lũy mỡ, nitrogen, Mn, Ca, P, Cu (Wenk, 2000). Các tác giả Trần Quốc Việt & cs. (2010), Lê Văn An & cs. (2017), Trần Thanh Vân & cs. (2019), Datt & cs. (2011), cũng cho biết khi bổ sung chế phẩm probiotic vào khẩu phần ăn của lợn thịt đều cải thiện đáng kể khả năng tiêu hóa, tốc độ tăng trưởng của lợn so với nhóm không được bổ sung probiotic.

Một lý giải nữa cho những cải thiện về hiệu suất tăng trưởng của lợn khi cho ăn thức ăn lên men là việc kiểm soát các vi sinh vật gây bệnh và việc cải thiện khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng. Trong quá trình lên men, đã sinh ra các axit hữu cơ và hoạt hóa các enzyme nội sinh để làm tăng khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng. Thức ăn lên men đã làm tăng tỷ lệ tiêu hóa protein thô, xơ thô và xơ trung tính. Một trong những lý do gợi ý cho việc cải thiện khả năng tiêu hóa protein ở lợn khi nuôi bằng thức ăn lên men có liên quan đến sự giảm pH trong dạ dày. Độ pH trong dạ dày thấp sẽ kích hoạt hoạt động phân giải protein trong dạ dày và làm chậm tốc độ làm trống dạ dày, do đó nó giúp cho thời gian tiêu hóa trọng dạ dày lâu hơn. Thức ăn lên men cũng cải thiện đáng kể việc tiêu hóa các chất hữu cơ, nitrogen, calcium trong hồi tràng. Điều này được cho là do việc ăn thức ăn lên men làm thay đổi hình thái học của ruột (Scholten & cs., 2002). Ôngcho rằng, lợn được ăn thức ăn lên men có nhung mao dài hơn và số lượng nhiềuhơn, điều này có liên quan đến việc tăng khả năng tiêu hóa. Một ưu điểm nữa củathức ăn lên men là khả năng làm giảm hàm lượng các yếu tố kháng dinh dưỡng cótrong thức ăn. Chiang & cs., (2010) đã cho lợn ăn bột cải dầu lên men và báo cáorằng hàm lượng isothiocyanates đã giảm 17% sau 1 ngày lên men và 68% sau 3ngày lên men. Quá trình lên men đậu trong 3 ngày cũng làm giảm lương α-galactosides, phytate, trypsin inhibitor, tannins và saponins (Shimelis & cs., 2008)

Độ dày mỡ lưng và dày cơ thăn của lợn F1 (LY) giữa các lô là tương đương nhau (P>0,05), dao động từ 15,14 - 15,7 mm và 57,64-58,88 mm. Độ dày mỡ lưng trong nghiên cứu này thấp hơn so với một số nghiên cứu khác. Phạm Thị Đào & cs. (2013) cho biết, độ dày mỡ lưng của lợn PiDu25×F1(L×Y) là 26,02 mm. Vũ Đình Tôn & Nguyễn Công Oánh (2010) cho biết, độ dày mỡ lưng của tổ hợp lai D × F1(LY) và L × F1(LY) tương ứng là 19,48 và 23,95 mm. Lợn thịt VCN03 trong nghiên cứu của (Trịnh Hồng Sơn & cs., 2013) ở thế hệ 0 và 1có độ dày mỡ lưng là 10,27 và 9,38 mm, độ dày cơ thăn là 46,84 và 48,8 mm. Sự khác nhau về độ dày mỡ lưng và độ dày cơ thăn giữa các nghiên cứu có thể là do sự khác nhau về giống lợn.

4.3.2. Ảnh hưởng của tương tác giữa khẩu phần ăn và tính biệt đến khả năng sinh trưởng của lợn F1 (LandracexYorkshire)

Tính biệt là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tăng trọng của lợn trong chăn nuôi lợn thịt. 144 lợn thịt F1 (LY) gồm 72 cá thể đực và 72 cá thể cái được phân đều vào 4 lô thí nghiệm, kết thức giai đoạn nuôi, tiến hành đánh giá ảnh hưởng của tính biệt đến khả năng sinh trưởng của lợn và tương tác giữa khẩu phần với các mức thay thế BSLM và tính biệt đến khả năng sinh trưởng của lợn F1 (LxY) giai đoạn từ 20kg đến xuất bán.

Nghiên cứu ảnh hưởng tương tác giữa khẩu phần với các mức thay thế BSLM và tính biệt đến khả năng sinh trưởng của lợn F1(LY) giai đoạn từ 20 kg đến xuất bán cho thấy: Khi bắt đầu nuôi, khối lượng của lợn đực và cái trong mỗi lô thí nghiệm và giữa các lô là tương đương nhau. Kết thúc giai đoạn 1, khối lượng kết thúc của lợn đực và cái ở từng lô TN là tương đương nhau. Ở lô TN2, lợn cái có khối lượng tương đương với khối lượng của lô ĐC, còn lợn đực thì có khối lượng kết thúc cao hơn hẳn so với lô ĐC, với 52,64 (kg/con). Lô TN3, khối lượng kết thúc của lợn đực và cái đều cao hơn đáng kể so với lô ĐC. Tăng khối lượng (g/con/ngày) của lợn thí nghiệm giữa các lô và giữa lợn đực và lợn cái của mỗi lô thí nghiệm hầu như không có sự sai khác thống kê, chỉ có lợn đực ở lô TN3 là có ADG cao hơn hẳn so với cả lợn đực và cái ở lô ĐC.



Bảng 4.18. Ảnh hưởng tương tác giữa khẩu phần với các mức sử dụng BSLM và tính biệt đến khả năng sinh trưởng của lợn F1 (LxY)

giai đoạn từ 20 kg đến xuất bán



ĐC


TN1

TN2

TN3


Chỉ tiêu

Đực

(n=36)

Cái

(n=36)

Đực

(n=36)

Cái (n=36)

Đực

(n=36)

Cái (n=36)

Đực

(n=36)

Cái (n=36)

SEM

Giai đoạn 1 (20-50 kg)

KL bắt đầu (kg)

19,82

20,26

20,18

20,55

20,46

20,35

19,23

20,38

0,36

KL kết thúc (kg)

49,72c

49,72c

51,44abc

50,25bc

52,64a

51,39abc

52,19ab

52,11ab

0,50

ADG (g/con/ngày)

598,11bc

589,33c

625,22abc

594,00bc

643,56ab

620,78abc

659,33a

634,67abc

12,05

Giai đoạn 2 (50kg - xuất bán)

KL kết thúc (kg)

95,22d

94,30d

101,55cd

102,58bcd

113,02a

112,13ab

108,71abc

107,31abc

2,30

ADG (g/con/ngày)

631,96cd

619,17d

695,91bcd

726,74abcd

838,68a

843,58a

784,89ab

766,67abc

31,8

Dày mỡ lưng (mm)

15,58

14,71

14,61

15,71

14,84

16,09

15,88

15,53

0,46

Dày cơ thăn (mm)

58,89

56,39

58,58

58,96

59,12

58,03

56,95

59,84

1,09

Tỷ lệ nạc (%)

57,81

56,31

57,84

56,76

57,72

56,14

56,12

57,13

0,53

Ghi chú: Các chữ cái trong cùng một hàng ngang khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa (p<0,05)



80

Kết thúc giai đoạn 2, khối lượng kết thúc và tăng khối lượng cơ thể giữa lợn đực và cái ở mỗi lô thí nghiệm là như nhau, so sánh giữa các lô với nhau nhận thấy, lô TN2 và TN3, cả lợn đực và cái đều có khối lượng kết thúc cao hơn hẳn so với lô ĐC. Độ dày mỡ lưng, dày cơ thăn, tỷ lệ nạc không có sự khác nhau giữa các cá thể đực và cái ở các lô thí nghiệm.

4.3.3. Ảnh hưởng của mức sử dụng BSLM đến năng suất thân thịt của lợn thịt F1 (Landrace x Yorkshire)

Chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề hết sức quan trọng trong chăn nuôi bởi ngành chăn nuôi đang hướng tới việc tạo ra các sản phẩm chăn nuôi an toàn cho người tiêu dùng và thân thiện với môi trường. Nhằm mục đích xác định ảnh hưởng của việc bổ sung BSLM vào khẩu phần ăn của lợn thịt F1 (LY) đến chất lượng sản phẩm, tiến hành mổ khảo sát và đánh giá năng suất, chất lượng thịt của lợn khi kết thúc giai đoạn nuôi.

Bảng 4.19. Ảnh hưởng của mức sử dụng BSLM trong khẩu phần đến năng suất thân thịt của lợn F1 (Landrace x Yorkshire)


Chỉ tiêu

ĐC

(n=6)

TN1

(n=6)

TN2

(n=6)

TN3

(n=6)

SEM

P

KL giết mổ (kg)

95,78b

100,9ab

107,43a

104,4a

2,02

0,023

KL móc hàm (kg)

79,08b

83,33ab

87,9a

84,73ab

1,68

0,04

KL thân thịt (kg)

89,74

81,93

83,51

84,4

2,12

0,08

KL thịt xẻ (kg)

71,97b

75,72ab

80,02a

76,48ab

1,39

0,02

Dài thân thịt (cm)

96,17

96,67

99,42

95,67

1,72

0,08

TL móc hàm (%)

82,56

82,66

81,85

81,17

0,94

0,76

TL thịt xẻ (%)

75,13

75,09

74,53

73,27

0,79

0,59

Ghi chú: Trong cùng một hàng ngang, những giá trị trung bình không mang cùng chữ cái thì sai số có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).


Kết quả cho thấy, khối lượng giết mổ của 3 lô thí nghiệm (TN1, TN2, TN3) là tương đương nhau, với khối lượng giết mổ đạt 100,9 - 107,43 kg, trong đó lô TN2 và TN3 cao hơn hẳn so với lô ĐC. Khối lượng móc hàm và khối lượng thịt xẻ ở lô TN2 (bổ sung 20% BSLM) tương ứng lần lượt là 87,9 kg và 80,2 kg, tăng 11,15 và 11,19 % so với lô ĐC và tương đương với lô TN1 và TN3. Như vậy, việc sử dụng 20% BSLM trong khẩu phần ăn đã làm tăng khối lượng móc hàm và khối lượng thịt xẻ của lợn thịt F1 (LY). Khối lượng thân thịt của lợn F1 (LY) trong các lô thí nghiệm tương ứng là 83,51 - 89,74, và không có sự sai khác thống kê (p>0,05). Dài thân thịt cao nhất ở lô TN2 với 99,42 cm, thấp nhất ở lô TN3, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ giữa các lô TN là tương đương nhau, tương ứng lần lượt là 81,17 - 82,66 và 73,27

Xem tất cả 197 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí