Sự Phát Triển Của Ngành Chăn Nuôi Lợn Từ Năm 1996 Đến Năm 2008


Đàn trâu và đàn bò có xu hướng giảm do trong nông nghiệp đã được cơ giới hoá khâu làm đất và vận chuyển. Năm 2000, đàn trâu còn 2.150 con, tốc độ giảm bình quân hàng năm là 9,5%; đàn bò còn 7.800 con, tốc độ giảm bình quân hàng năm là 1,3%. Chăn nuôi bò phục vụ sản xuất thịt hàng hóa là chủ yếu nên đàn bò lai đã được chú ý phát triển ngày một tăng hơn: từ 400 con (năm 1995) đã tăng lên 2.650 con (năm 1999) và năm 2008 là 11.447 con. Do vấn đề cày kéo đã được cơ giới hóa nên bò nuôi chủ yếu là giết thịt và sinh sản. Đàn bò của huyện phát triển tốt và ổn định, thị trường đầu ra thuận lợi. Người dân đã nhận thức được việc trồng cỏ để nuôi trâu bò ở hầu hết các xã song diện tích còn nhỏ và đa phần là tận dụng. Trâu bò thịt cũng đã được sử dụng những giống cho năng suất cao (tỷ lệ bò lai Sind trong tổng số đàn bò là 95%), nhưng vẫn chủ yếu chăn nuôi theo phương thức hộ gia đình ở rải rác các xã, chưa hình thành được các vùng chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, chưa tận dụng được các phế phụ phẩm trong nông nghiệp làm thức ăn bổ sung nên hiệu quả chăn nuôi chưa cao. Đa số các hộ cũng chỉ nuôi quy mô 1–2 con, số hộ nuôi từ 5 con trở lên mới có 64 hộ (năm 2008). Hiện tại, 2 xã Đồng Tâm và Thượng Lâm có một số hộ đang nuôi bò sữa (40 con). Tuy nhiên, qua khảo sát thấy bò phát triển kém, tốc độ sinh sản chậm. Nguyên nhân của tình trạng này là do người dân chưa được trang bị kiến thức kỹ càng, kinh nghiệm chưa có, điều kiện kinh tế còn khó khăn nên việc nuôi bò sữa chưa được đầu tư đúng mức.

Ngành chăn nuôi lợn có xu hướng tăng nhanh:


100,000

90,000

80,000

70,000

60,000

50,000

40,000

30,000

20,000

10,000

0

con

Năm 1996 Năm 2000 Năm 2008

Biểu đồ 3.2: Sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn từ năm 1996 đến năm 2008

[120, 121, 122]

Chăn nuôi lợn, năm 1996 có 49.789 con đến năm 2000 có 65.000 con, tăng bình quân hàng năm là 8,5%; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 7.200 tấn, tăng 13,6%. Điều này chứng tỏ chăn nuôi lợn thịt đã thâm canh tốt và trở thành ngành sản xuất hàng hóa cho thu nhập cao đối với người nông dân. Năm 2008 là 93.917 con. Tổng số lợn xuất chuồng là 157,6 nghìn con, đạt 9.167,1 tấn thịt lợn hơi. Mặc dù trên địa bàn huyện chưa có các vùng chăn nuôi tập trung theo quy mô công nghiệp, nhưng đã có nhiều trang trại chăn nuôi lợn với quy mô trên 100 con/ trang trại (17 trại). Cũng ở các trang trại này, các hộ đã đưa lợn nái hướng nạc (3/4 máu ngoại) vào nuôi với quy mô 20 – 30 nái/ trang trại, đạt thu nhập hàng năm từ 58 – 80 triệu đồng/trang trại/năm.

Đàn gia cầm có 740 ngàn con, tốc độ tăng bình quân hàng năm 11,6%. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm chủ yếu là chăn nuôi theo hộ gia đình với sản lượng ít, chưa có hộ gia đình nào chăn nuôi theo trang trại, vì cơ chế thị trường điều tiết và không có nơi tiêu thụ ổn định. Đây là một hạn chế rất lớn đến tốc độ phát triển chăn nuôi gia cầm nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung của huyện Mỹ Đức.

Ngoài ra, huyện Mỹ Đức còn có một số loại chăn nuôi khác như: dê (số lượng 3.848 con, tập chung chủ yếu ở Hương Sơn, An Phú, An Tiến, Tuy Lai…); ong (có 2.415 đàn ong, tập trung ở Phù Lưu Tế, Lê Thanh, Đốc Tín,


Hương Sơn); chăn nuôi thỏ, ba ba… Nhưng nhìn chung, vẫn chưa hình thành được vùng chăn nuôi tập chung theo quy mô công nghiệp trên địa bàn.

+ Mô hình sản xuất nông nghiệp:

Giai đoạn này, huyện Mỹ Đức tiếp tục đổi mới mô hình quản lý kinh tế nông nghiệp. Sau 4 năm thực hiện Luật HTX, Nghị định 43/CP ngày 29/4/1997 của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn của các bộ, các ngành Trung ương, Chỉ thị số 20 – CT/TU, ngày 1/4/1997 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tây, kinh tế hợp tác và HTX nông nghiệp huyện Mỹ Đức đã có sự chuyển biến tích cực.

Kinh tế hộ:

Từ sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (tháng 4/1998), nhất là sau khi thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ về giao ruộng đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân, hộ gia đình được xác định là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng, đã từng bước tự chủ trong sản xuất, ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia hoạt động phi nông nghiệp với mức độ khác nhau. Huyện Mỹ Đức có 34.699 hộ nông dân, chiếm 94% số hộ sống ở nông thôn, có 100% số hộ nông dân ở HTX cũng tham gia HTX mới, có 4.192 hộ nông dân tham gia thành viên quỹ tín dụng nhân dân, chiếm 12% tổng số hộ nông dân. Vì vậy, giữa hộ gia đình và HTX có mối quan hệ gắn bó với nhau.

Nhằm tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển, thực hiện Chỉ thị số 14 – CT/TU (ngày 12/2/1997) của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh sản xuất trên cơ sở đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn gắn với quy hoạch sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân. Ngày 10/3/1997, UBND huyện Mỹ Đức đã ra Kế hoạch số 55 – KH/UB, Kế hoạch chuyển đổi ruộng đất, tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất chính thức cho hộ nông dân. Trong 2 năm 1997 – 1998, UBND huyện đã chỉ đạo 23/23 HTX chuyển đổi ruộng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho 34.217 hộ nông dân, tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư cho 11.639 hộ bằng 33,25%, tạo điều kiện thuận lợi


cho nông dân yên tâm, chủ động đầu tư, thâm canh tăng vụ hiệu quả, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn…Bên cạnh đó, việc giao đất đồi, rừng ở các xã Đồng Tâm, Tuy Lai, Hương Sơn, Hợp Tiến, An Phú, Hồng Sơn được tiến hành kịp thời, giúp các hộ nông dân phát triển sản xuất, khẳng định nông dân Mỹ Đức có thể làm giàu trên vùng đồi gò của mình.

Xu thế phát triển kinh tế hộ là từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa nhưng còn ở quy mô nhỏ với đa dạng sản phẩm. Năm 2007, có khoảng 30% số hộ có điều kiện vươn lên làm giàu, đời sống thay đổi tích cực, có 56% số hộ đủ ăn, 14% số hộ còn nhiều khó khăn cần có sự giúp đỡ của xã hội.

Hộ gia đình tuy đã tự chủ trong sản xuất, nhưng không thể tự chủ một cách độc lập hoàn toàn mà vẫn cần tới vai trò của HTX nông nghiệp ở các lĩnh vực, các khâu hộ không làm được hoặc làm hiệu quả thấp như: thủy nông, bảo vệ thực vật, bảo vệ đồng ruộng, làm đất, giống mới, tiến bộ kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ sản phẩm…

Kinh tế HTX:

Thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới, các HTX ở Mỹ Đức đều lúng túng trong việc chuyển đổi nội dung, phương thức hoạt động. Từ chỗ có quyền chi phối toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, các HTX nông nghiệp đã phải chuyển sang làm dịch vụ cho kinh tế hộ theo cơ chế thị trường. Thực hiện Luật HTX đã được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 20/3/1996, các HTX huyện Mỹ Đức đã có những chuyển biến tích cực, đang dần thích nghi với cơ chế quản lý mới, làm tốt hơn vai trò hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình.

Nghị quyết số 02 – NQ/HU, ngày 24/10/1996, của Huyện ủy Mỹ Đức về tổ chức thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn đến năm 2000 theo hướng CNH, HĐH đã đưa ra quan điểm chỉ đạo đối với các HTX là: “Căn cứ Luật HTX, tiếp tục đổi mới các loại hình HTX trên các lĩnh vực: thủ công nghiệp, thương mại, tín dụng, giao thông vận tải…trước hết cần đổi mới quản lý HTX nông nghiệp nhằm phát huy vai trò kinh tế HTX, thực hiện đúng nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, quản lý dân chủ. Nhiệm vụ của HTX là làm tốt công tác quy hoạch, hướng dẫn sản xuất, đưa


tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi đến các hộ xã viên, phát triển kinh doanh, đảm nhiệm các khâu dịch vụ mà từng hộ xã viên không làm được, hoặc làm không có hiệu quả. Cùng với chính quyền chăm lo sự nghiệp phúc lợi xã hội” [67,tr 4].

Thực hiện chủ trương của Đảng về chuyển đổi HTX theo luật; căn cứ vào Nghị quyết số 01 – NQ/TU (ngày 01/10/1996) và Chỉ thị số 20 – CT/TU (ngày 01/4/1997) của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tây; căn cứ vào Đề án chuyển đổi HTX nông nghiệp, số 28 – ĐA/BKT (ngày 26/3/1997) của Ban Kinh tế Tỉnh ủy Hà Tây và Hướng dẫn làm điểm đổi mới HTX nông nghiệp, số 440 – NN/HD/QKSC (ngày 15/12/1996) của Sở NN & PTNT tỉnh Hà Tây. UBND huyện Mỹ Đức đã xây dựng Đề án chuyển đổi HTX nông nghiệp của huyện Mỹ Đức theo Luật HTX (số 107 – ĐA/UB, ngày 20/4/1997) và lập Ban chỉ đạo, tiến hành làm điểm ở 2 HTX: Phùng Xá, Mỹ Thành. Trên cơ sở kết quả làm điểm chuyển đổi ở 2 HTX trên, ngày 12/9/1997, UBND huyện đã ra Kế hoạch số 223 – KH/UB về chuyển đổi HTX theo Luật HTX, đề ra một số nội dung chủ yếu chuyển đổi HTX nông nghiệp.

Sau 4 năm thực hiện chuyển đổi HTX theo Luật mới, toàn huyện có 23 HTX nông nghiệp vẫn giữ quy mô toàn xã đã chuyển đổi theo Luật HTX và được cấp đăng ký kinh doanh. Tổng số có 81.747 xã viên ở HTX cũ tham gia HTX chuyển đổi theo Luật đạt 100% (bình quân 1 HTX có 3.553 xã viên). Trong đó, cả 23 HTX đều tham gia hoạt động trên cả 3 khâu dịch vụ (dịch vụ thủy nông, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ giống). Đối với dịch vụ làm đất chủ yếu do hộ xã viên tự đảm nhiệm. Có 19 HTX dịch vụ có lãi 802,2 triệu đồng (bình quân 1 HTX lãi 42,2 triệu đồng), còn 4 HTX chưa quản lý, hạch toán kinh doanh dịch vụ là Hợp Thanh, An Tiến, Hùng Tiến, An Phú. Trong đó, 5 HTX chia lãi cho xã viên, bình quân từ 5.000 – 7.000 đồng/sào/năm là Mỹ Thành, An Mỹ, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Tế Tiêu. Sau khi thực hiện chuyển đổi và đi vào hoạt động, kết quả phân loại HTX cho thấy: có 12 HTX đạt loại khá (chiếm 52%), 6 HTX loại trung bình (chiếm 26%), còn lại là 5 HTX loại yếu (chiếm 22%).


Có thể nói, quá trình chuyển đổi HTX theo tinh thần Luật HTX đã thu được những kết quả bước đầu. Hầu hết các HTX chuyển đổi đã kế thừa, tiếp nhận, quản lý, sử dụng các công trình thủy lợi, điện, nước, đường giao thông, vốn, quỹ và kinh nghiệm tổ chức các dịch vụ được tích lũy từ những năm qua để phục vụ sản xuất và đời sống của xã viên cũng như nhân dân trên địa bàn. Ở đa số các HTX mới thành lập, xã viên tin tưởng vào HTX nên một số đã tự nguyện tham gia góp vốn để xây dựng HTX.

Về tổ chức chỉ đạo, điều hành sản xuất: HTX nông nghiệp sau khi chuyển đổi đã đổi mới và chuyển biến trong chỉ đạo, điều hành sản xuất, bỏ hình thức điều hành trực tiếp đến hộ. Ban quản trị HTX đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn cho xã viên thực hiện về chuyển đổi: cơ cấu giống cây trồng, hướng dẫn thời vụ, cung ứng tổ chức sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, tổ chức khuyến nông, phòng chống khắc phục thiên tai. Trách nhiệm của Ban quản trị được nâng lên, có sự phân công, kiểm tra, giám sát của Ban kiểm soát HTX.

Cán bộ HTX được tinh giảm, chất lượng cán bộ từng bước được nâng cao. Đồng thời cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX được tăng cường, các tiến bộ kỹ thuật mới được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều, đã tạo việc làm cho người lao động, đem lại hiệu quả kinh tế cho hộ xã viên, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Đời sống của nhân dân được ổn định và từng bước cải thiện, xã viên tin tưởng vào HTX, nên đã góp phần củng cố quan hệ sản xuất mới ở nông thôn.

Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế HTX vẫn có những vấn đề còn tồn tại như:

Ban quản trị, ban kiểm soát của HTX hoạt động còn yếu. Số vốn quỹ không tăng so với lúc chuyển đổi, công tác cán bộ thấp. HTX không quản lý điều hành sản xuất được đến thôn, đội sản xuất, mà thôn tự điều hành, thu chi kinh tế, HTX không thanh toán được đến hộ xã viên dẫn đến một số cán bộ thôn, đội sản xuất vi phạm về quản lý kinh tế.

Trình độ cán bộ HTX nhìn chung còn hạn chế trong việc tổ chức quản lý, hạch toán kinh doanh dịch vụ, đầu tư sản xuất…Tổng số cán bộ quản lý


HTX trong huyện có trình độ chuyên môn đại học, cao đẳng là 11,5%, trung cấp là 16,6%, sơ cấp là 34%, còn lại chưa qua đào tạo. Do đó chưa đáp ứng được yêu cầu của HTX kiểu mới.

Kinh tế trang trại:

Để phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện làm giàu cho nhân dân, Đảng và Nhà nước đã khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Phát triển kinh tế trang trại có nhiều loại hình đó là: trang trại trồng cây hàng năm, trang trại trồng cây lâu năm, trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại phát triển kinh tế tổng hợp. Mỗi loại hình trang trại lại có những tiêu chí riêng đã được Bộ NN & PTNT, Tổng cục Thống kê quy định trong Thông tư liên tịch số 62/TTLT/BNN-TCTK (ngày 20/5/2003).

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở NN & PTNT tỉnh Hà Tây, huyện Mỹ Đức đã triển khai xây dựng kế hoạch và chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại. Đây là hướng đi đúng để khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững. Năm 2001, Mỹ Đức có 10 trang trại, sang năm 2002 huyện còn 6 trang trại. Phong trào xây dựng trang trại của Mỹ Đức nhìn chung chậm phát triển do đại đa số các xã có bình quân đất nông nghiệp thấp và tình trạng manh mún về ruộng đất trước đây. Vốn và thị trường tiêu thụ cũng là những nhân tố hạn chế đáng kể đến việc hoàn thành và phát triển trang trại trong huyện.

Từ năm 2003, do tác động của kết quả thực hiện hai Nghị quyết quan trọng của Huyện ủy: Nghị quyết số 09-NQ/HU (ngày 27/6/2003) về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tiếp tục thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững; và Nghị quyết số 10-NQ/HU (ngày 01/10/2003) về chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn gắn với quy hoạch sử dụng đất đai và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân. Tình hình phát triển trang trại của huyện có nhiều chuyển biến đáng kể. Mỹ Đức trở thành một trong những huyện đầu tiên trong tỉnh Hà Tây đi đầu tổ chức và sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại.


Bảng 3.6. Tổng hợp trang trại trên địa bàn huyện Mỹ Đức (tính đến 30/7/2007)


TT


Tên xã


Số lượng trại

Loại hình trang trại


Ghi chú

Thủy sản - CNKH

Trồng cây hàng

năm

Trồng cây ăn quả

Chăn nuôi tập

trung

Sản xuất k.doanh tổng hợp

1

Đồng Tâm

1




1



2

Thượng Lâm

18


6



2


3

Tuy Lai

15

14


1




4

Phúc Lâm

5

1



4



5

Bột Xuyên

0







6

Mỹ Thành

0







7

An Mỹ

2


1


1



8

Hồng Sơn

0







9

Lê Thanh

7

4


1

2



10

Xuy Xá

0







11

Phùng Xá

0







12

Phù Lưu Tế

2




2



13

TT Đại Nghĩa

7

7






14

Đại Hưng

3

2



1



15

Vạn Kim

4

4






16

Đốc Tín

2

1

1





17

Hương Sơn

2

1


1




18

Hùng Tiến

2

2






19

An Tiến

3

1



2



20

Hợp Thanh

4

2



1

1


21

Hợp Tiến

2

2






22

An Phú

3

2

1





Cộng

81

43

9

3

14

3


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức Hà Tây từ năm 1991 đến năm 2008 - 14

[126]

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí