trong thời kỳ phối giống cũng như chuẩn bị phối giống cần cung cấp 14 - 18g Ca, 8 - 10g P và 20 - 25g Nacl/100 kg/trọng lượng sống/ngày đêm.
Có thể sử dụng bột xương, bột vỏ sò, premix khoáng để bổ sung khoáng vào khẩu phần ăn cho lợn. Tuy nhiên chúng ta tính toán hiệu quả sử dụng các loại loại thức ăn có hàm lượng khoáng cao như thế nào để có hiệu quả cao. Lợn đực giống nên cho ăn khẩu phần chứa môt tỷ lệ muối ăn (NaCl) thích hợp, thông thường từ 0,5 đến 1,0 % so với VCK của khẩu phần.
2.2. Những điều cần lưu ý khi mua heo đực
Chọn lợn dựa vào ngoại hình, khả năng sinh trưởng, phát dục, năng suất, quy trình nuôi:
+ Ngoại hình và thể chất: Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lưng thẳng, ngực nở, cơ thể rắn chắc, da có độ đàn hồi tốt. Thân hình cân đối, không béo hay gầy, 4 chân thẳng, chắc chắn, không dị tật, đi bằng móng. Chọn lợn đực có vú đều và cách xa nhau, ít nhất 6 cặp vú trở lên. Bộ phận sinh dụng (2 dịch hoàn) lộ rõ, nở căng và đều nhau. Đực giống phàm ăn, tăng trọng tốt, tính dục hăng, không xuất tinh quá sớm.
+ Việc xem lý lịch đời ông bà, cha mẹ của con đực giống là rất cần thiết. Những quy định tiêu chuẩn cho dòng cha mẹ giống tốt là nhiều nạc, ít mỡ, độ dày mỡ lưng mỏng (dưới 3cm), dài đòn, đùi và mông to. Chọn lợn đực giống từ đàn có lợn mẹ đẻ sai (10-12 con/lứa), có ngoại hình và đặc điểm giống đặc trưng, nổi trội nhất trong đàn, trọng lượng cai sữa (45 ngày) đạt ít nhất 15 kg, tiêu thụ thức ăn thấp, khoảng 3,2 – 3,5 kg thức ăn/kg tăng trọng, ăn khỏe, sức đề kháng tốt. Lượng tinh dịch xuất mỗi lần đạt từ 15 – 50 cc.
2.3. Vài đặc điểm của tinh dịch heo
Tinh dịch của lợn có màu trắng đục và có mùi đặc trưng “nồng hắc hơi tanh” , mỗi khi chúng sản xuất tinh, chúng cần phải huy động các chất dinh dưỡng trong cơ thể, đặc biệt là protein để sản sinh ra tinh trùng. Thành phần tinh dịch của lợn biến động mạnh do tác động của các yếu tố như dinh dưỡng, vân động và chế độ sử dụng.
Bảng 4.2. Thành phần hóa học của tinh trùng
Trung bình (mg/100ml) | Biến động mg/ 100ml | |
pH | 7,5 | 7,3- 7,8 |
Nước | 95 | 94- 98 |
Na | 650 | 290- 850 |
K | 240 | 80- 380 |
Na | 5 | 2- 6 |
Mg | 11 | 5- 14 |
Fructoza | 330 | 260- 430 |
Protein | 3700 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lúa: Là Loại Ngũ Cốc Dùng Cho Cả Người Và Gia Súc. Lúc Dể Nguyên Hạt Chỉ Dùng Cho Gia Cầm. Lúa Xay Ra Gạo Dùng Cho Người Còn Phụ Phẩm Dùng Cho Chăn Nuôi
- Nhiệt Độ Tiêu Chuẩn Đối Với Chuồng Nuôi Lợn
- Dấu Hiệu Heo Cái Động Dục Và Thời Điểm Phối Giống 1.3.1.dấu Hiệu Heo Nái Động Dục
- Lựa Chọn Và Sử Dụng Các Chất Khử Trùng Để Phòng Ngừa Dịch Bệnh
- Chăn nuôi lợn - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 8
- Chăn nuôi lợn - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 9
Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.
0.2 | ||
Lượng tinh (ml) | 150- 300 | |
Nồng độ tinh trùng (10 6 /ml ) | 200- 300 | |
Tổng số tinh trùng/ 1 lần xuất | 30- 60 | |
Tổng số tinh trùng/ tuần (tỷ) | 100- 150 | |
Tỷ lệ tinh trùng sống (%) | 50- 90 | |
Tỷ lệ tinh trùng bình thường (%) | 70- 90 |
Lipid
2.4. Quản lý và khai thác heo đực giống
Muốn nâng cao số lượng và chất lượng tinh dịch, ngoài nuôi dưỡng tốt, cần phải có chế độ chăm sóc hợp lý. Cụ thể:
Chuồng trại phải thật khô ráo, sạch sẽ, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Mặt khác chuồng lợn đực giống phải xây dựng ở một khu riêng biệt, xa chuồng lợn nái, bố trí trước hướng gió so với chuồng lợn nái sinh sản. Chuồng có thể làm 1 dãy hoặc 2 dãy, nhưng tốt nhất nên làm chuồng 1 dãy kiểu truyền thống hay các kiểu chuồng mới có điều hòa tiểu khí hậu chuồng nuôi. Diện tích ô chuồng phải theo đúng chỉ tiêu quy định 1 lợn đực giống làm việc cần có ô chuông có diện tích là 4 - 6 m2 và 6 - 9 m2 sân chơi
Vận động rất quan trọng đối với lợn đực giống. Vận động giúp cho lợn đực giống có than thể chắc khỏe và khả năng nhảy giá tốt. Vận động nâng cao phẩm chất tinh dịch tốt, tăng tính hăng, tăng quá trình trao đổi chất, bụng gọn, chân khỏe, tránh béo phì. Cần có chế độ vận động thích hợp tùy theo điều kiện khí hậu thời tiêt, mức độ ăn uống mà có sự thay đổi, trong mùa sử dụng giao phối nên cho lợn vận động vừa phải. Trước mùa chuẩn bị giao phối nặng nên cho đực giống tăng cường vận động. Nhìn chung yêu cầu ngày vận động 2 lần vào sang sớm và chiều tối (ở mùa hè), còn mùa đông thì có thể ngược lại. Đảm bảo 1 lần vận động 1 – 2 giờ với 3 - 5 km đường dài (có thể chăn thả, dắt bộ, làm đường cho vận động...). Đực giống giờ với 3 - 5 km đường dài (có thể chăn thả, dắt bộ, làm đường cho vận động...). Đực giống
Vệ sinh tắm chải thường xuyên cho đực giống để đảm bảo cho lợn đực luôn sạch sẽ, vì nó ảnh hưởng lớn tới quá trình bài tiết, trao đổi chất, tăng cường các hoạt động về tính dục, tính thèm ăn, ngoài ra còn tránh được một số bệnh ngoài da, đồng thời qua đó ta dễ làm quen với lợn hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc huấn luyện, sử dụng chúng.
Định kỳ kiểm tra phẩm chất tinh dịch, thể trạng và tình trạng sức khỏe của lợn đực giống, từ đó ta có thể điều chỉnh chế độ nuôi dưỡng chăm sóc cho hợp lý.
Kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý hình thái của tinh dich hàng ngày để phát hiện kịp thời những thay đổi về thể tích (V ml); độ vẫn (+++); pH; màu sắc, mùi vị và hình dạng tinh trùng bình thường
Định kỳ theo từng tuần và kiểm tra các chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch, bao gồm các chỉ tiêu thể tích một lần xuất tinh, nồng độ (C, triệu/ml) hay mật độ tinh trùng (D,
triệu/ml); hoạt lực (A), sức kháng tinh trùng (R), tỷ lệ tinh trùng kỵ hình (%); tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh (VAC, tỷ).
3. Nuôi dưỡng và chăm sóc heo nái mang thai
23- Heo nái mang thai
3.1. Phát hiện heo nái mang thai
Việc sớm phát hiện heo nái mang thai sẽ giúp cho việc chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp, đảm bảo thai phát triển bình thường và lợn mẹ khoẻ, tránh tình trạng bệnh lý cho lợn mẹ và bào thai, cần phải xác định lợn nái chửa.
Trước khi nhận biết lợn nái có thai hay không cần kiểm tra rõ một số thông tin
sau:
– Thời gian phối giống cho lợn lần cuối cùng, số lần phối.
– Sau khi phối giống lợn có động dục lại không.
– Lợn có bệnh về đường sinh dục không.
– Tình hình nuôi dưỡng lợn nái.
Cách nhận biết lợn chửa
Lợn đã có chửa thường nằm sấp, thường xuất hiện trạng thái phù thũng ở tứ chi, thành bụng. Tuyến vú phát triển to lên, bè ra. Lợn yên tĩnh ăn uống tốt và ngủ ngon, bụng phát triển to lên. Lợn không có biểu hiện động dục lại sau 21 ngày kể từ lúc phối.
3.2. Chăm sóc và cho ăn
3.2.1. Vận động
Vận động có tác dụng làm cho lợn nái khoẻ mạnh, 4 chân vững chắc, tránh quá béo trong thời gian chửa, lợn mẹ dễ đẻ sau này. Vì vậy đối với lợn nái chửa kỳ 1, cho vận động 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 - 1,5 h; Chửa kỳ 2 vận động 1 lần/ ngày; 7- 10 ngày trước khi đẻ ngừng vận động. Hạn chế vận động đối với những lợn bụng quá to, vú xệ, quét đất. Khi vận động sân bãi phải bằng phẳng, không có vũng nước đọng, không quá trơn, quá dốc để tránh sẩy thai.
3.2.2. Chuồng trại
Không sử dụng chuồng 2 bậc, không nhốt quá đông trong 1 ô chuồng. Chuồng đảm bảo luôn khô, sạch, ấm áp mùa đông, thoáng mát mùa hè, thông thoáng. Trước khi đẻ 7 – 10 ngày nên chuyển tới chuồng chờ đẻ.
3.2.3. Hộ lý đỡ đẻ cho lợn nái
- Chuẩn bị chuồng trại: Trước khi lợn đẻ 5 - 7 ngày, lơn nái chửa được kiểm tra và cho chúng tắm rửa sạch sẽ và chuẩn bị ổ đẻ cho lợn. Nếu chăn nuôi lợn công nghiệp, chúng ta phải di chuyển lợn mẹ lên chuồng đẻ (lồng đẻ) đã được vệ sinh sạch sẽ. Chuồng đẻ đảm bảo khô, sạch, ấm áp, thông thoáng, yên tĩnh, kín đáo, có hệ thống sưởi ấm, có rơm khô cắt ngắn độn chuồng.
Chuẩn bị dụng cụ hộ lý đỡ đẻ cho lợn: Khi lợn sắp đẻ (có chửa ngày thứ 114) và thấy lợn biểu hiện các triệu chứng tha rác làm tổ, bồn chồn không yên, mắt đỏ, nước mắt nhiều hay đái ỉa vặt, bụng sa, mông sụt, có nhiều dịch nhầy tiết ra ở âm môn, dính rác. Tính tình trở nên giữ tợn. Đó là lợn sắp đẻ. Ta cần chuẩn bị dụng cụ hộ lý, đỡ đẻ cho chúng bao gồm: Một thúng, 1 khay có kéo, chỉ khâu, cồn Iode, kìm bấm răng, giẻ sạch, sổ sách ghi chép. Lợn thường đẻ vào ban đêm (80%) vì vậy phải trực để đỡ đẻ. Lợn đẻ con nào, bắt ngay con ấy ra, dùng giẻ sạch lau khô thân mình, bấm răng, cắt rốn, có chỉ khâu thắt rốn trước khi cắt, sát trùng, cân trọng lượng sơ sinh, rồi cho bú sữa đầu. Khi cho bú sữa đầu phải tiến hành cố định đầu vú cho chúng. Sưởi ấm ngay cho lợn con, đặc biệt về mùa đông.
4. Nuôi dưỡng và chăm sóc heo nái nuôi con
4.1. Dấu hiệu heo nái sắp sinh
24- Heo nái nuôi con
Lợn sắp sinh ѕẽ có biểu hiện như: ăn ít hаy bỏ ăn, thân nhiệt tăng, đi lại nhiềυ, tiểu mót, đi phân lắt nhắt nhiều chỗ, haу ủi phá nền chuồng, cắn song chuồng hay máng ăn và có tiếng kêu rền сủa lợn nái sắp đẻ.
Đặc biệt, khі ѕắp đến giờ đẻ, có thể qυan sát bộ vú сủa nái để biết thời gian chính xác nái sẽ đẻ. Nếu đầu vú chưa tiết sữa non thì nái chưa đẻ trоng 4 – 6 tiếng tới, nếu vú có sữa non nhưng chỉ rịn ra không nhiều thì nái đẻ trong 6 tiếng tới, nếu sữa non tiết ra
thành tia dài thì nái sẽ sinh trong vòng 2 tiếng nữa. Trong vòng 2 tiếng cần tiếр tục quan sát bộ phân sinh dục của lợn náі, nếu bộ phân sinh dục có nước nhờn màu hồng νà những hạt lợn cợn thải ra, nái sẽ đẻ trong νòng 30 phút tới. Đến khі nái thở đứt quãng, nằm nghiêng ép bụng ép đùі thì đã đến lúc nái rặn đẻ.
4.2. Chăm sóc heo nái sau sinh và heo con sơ sinh
4.2.1. Chăm sóc heo nái sau sinh
25- Heo sơ sinh
Ѕau khi lợn nái đẻ hết thai cần làm vệ sinh chuồng trạі kỹ lưỡng, cho nái nằm nơi thoáng mát, không quá nóng hay quá lạnh và tránh gió lùa mưa tạt. Trước khi cho lợn con bú mẹ lần đầu tiên trоng vòng 24h sаu khi ra đời, cần vệ sinh kỹ các vú của nái để làm sạch chất bẩn hoặc phân bịt mất lỗ tia sữa, rồi nặn thử vàі tіa sữa đầu. Dùng thuốc sát trùng lau nhẹ nhàng núm vú rồi mới cho lợn con
Cần theo dõi nhiệt độ cơ thể lợn nái bú sữa mẹ.. Τhân nhіệt nái khoảng 390C là bình thường. Nếu nái sốt trên 400C phải thận trọng vì có thể nái đã bị hội chứng MMA nhiễm trùng sau đẻ, cần được điềυ trị kịp thời. Nếu nái vừa sốt mà bầu vú đau căng nhưng không viêm đỏ, nghĩa là nái bị sốt sữa.
Một đặc điểm khác cũng cần được lưu tâm là tình trạng dịсh hậu sản bài xuất ở bộ phân sinh dục của nái sau khi đẻ. Dịch hậu sản của nái đẻ bình thường có màu trong hoặc hơi hồng, tiết ra ít. Nếu dịch hậu sản tiết ra nhiều, đặc, có mùi hôi, có màυ bất thường như trắng đục, vàng, xanh nhạt, đỏ hồng… thì nguy cơ nái bị nhiễm trùng là rất cao. Cách điều trị cơ bản là thụt rửa bằng thuốc tím hoặc thuốc sát trùng, kết hợp với việc tiêm kháng sinh và theo dõi hàng ngày.
Nếu gặp trường hợp lợn nái đẻ không bình thường thì phải can thiệp, như lợn đẻ khó, đẻ khô, lợn con đẻ ra bị ngạt hay thai bị chết trong bụng không ra được.
+ Trường hợp lợn đẻ khó. Can thiệp:
Cho lợn mẹ uống nước muối loãng để tăng sức cho lợn rặn. Xoa dầu hay các lá nóng vào bụng để kích thích lợn nái rặn. Tiêm oxytoxin hoặc lutalyse (là các hormon thúc đẻ).
Cho tay vào để kéo lợn con ra nếu thấy cần thiết.
Có thể mổ để lấy lợn con ra.
+ Trường hợp lợn đẻ khô
Biểu hiện: lợn nái rặn rất nhiều nhưng con không ra và không thấy có nước ối chảy ra hoặc ddã ra từ trước. Can thiệp:
Cho dầu thực vật có trộn kháng sinh vào cổ tử cung. Kết hợp tiêm oxytoxin
Có thể cho tay vào kéo lợn con ra
+ Trường hợp thai chết trong bụng. Can thiệp: Tiêm oxytoxin
Cho tay vào kéo lợn con ra
Có thể mổ lấy lợn con ra nếu cổ tử cung không mở.
+ Trường hợp lợn con đẻ ra bị ngạt. Can thiệp: Hà hơi thổi ngạt
Hô hấp nhân tạo
Bôi rượu hoặc cồn vào rốn và xung quanh mũi lợn con
Ngâm lợn con vào nước ấm khoảng 30-350C trong khoảng 5 phút và làm hô hấp nhân tạo tiếp.
4.2.2. Chăm sóc heo con sơ sinh
Việc chăm sóc heo con sơ sinh rất quan trọng nhằm hạn chế tỷ lệ heo sơ sinh bị tử vong và giúp nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Quá trình chăm sóc heo con sơ sinh bao gồm:
+ Lợn con sau khi sinh cần được chống lạnh sau đó chùi nhớt, dãi ở mồm và mũi, cắt răng nanh (nên bấm càng sớm càng tốt vì lúc này răng mềm, ít chảy máu)
+ Tiếp đó, vuốt ngược chất dinh dưỡng vào cuống nhau để tiến hành cắt rốn. Khicắt, buộc chặt cuống rốn ở vị trí cách mặt bụng chừng 2cm, nên cố định nút buộc bằng1 mũi khâu để tránh nút buộc bị tuột, dùng dao hoặc kéo sạch đã sát trùng để cắt rốncách nốt buộc 1cm; sau khi cắt tiến hành sát trùng cuống rốn bằng dung dịch MDDiodin hoặc cồn Iod để đảm bảo không bị nhiễm trùng.
+ Bước tiếp là cho heo con bú sữa đầu. Sữa đầu có rất nhiều chất dinh dưỡng,đặc biệt là có chứa hàm lượng lớn kháng thể giúp ngăn ngừa bệnh cho heo con (lưu ýnên cho heo con bú sữa đầu càng sớm càng tốt vì hàm lượng kháng thể chỉ có trongsữa đầu trong vòng 12 giờ sau sinh).
+ Cung cấp nhiệt độ cho heo con để tránh cho heo con không bị stress do sự thayđổi đột ngột giữa bên trong và bên ngoài cơ thể heo mẹ. Nhiệt độ thích hợp đối vớiheo con trong giờ đầu là 360C, nhiệt độ cho heo con theo mẹ nên để trên 300C.
+ Tiêm sắt cho heo con đúng kỹ thuật cũng rất quan trọng. Hàm lượng sắt (thànhphần quan trọng để tạo máu) trong sữa của heo mẹ không đáp ứng nhu cầu, heo concần được tiêm sắt để tránh hiện tượng thiếu máu. Heo con thường được tiêm sắt vàongày thứ 3 và ngày thứ 10 sau khi sinh với liều 1ml/con/lần.
4.3. Nuôi heo nái sau sinh
4.3.1. Chuồng trại
Chuồng nuôi đảm bảo yên tĩnh, khô, sạch, ấm áp mùa đông, thoáng mát mùa hè, có rác khô độn chuồng (nhất là mùa đông) và rác khô thay hàng ngày. Sưởi ấm cho lợn con trong tuần đầu mới đẻ. Nhiệt độ chuồng nuôi đảm bảo: tuần tuổi đầu là 32 - 34 0C, tuần thứ 2 là 30 - 32 0C, tuần 3 là 28 - 30 0C; Độ ẩm thích hợp là 65 - 70%.
4.3.2. Chế độ ăn uống
Sau khi đẻ, nái thường mệt, ăn ít hoặc không ăn nhưng phải cung cấp đầy đủ nước uống. Thời kỳ này heo nái cần lượng nước rất lớn để tiết sữa nuôi con. Trung bình heo nái và đàn heo con cần 35 - 50 lít nước/ngày tuỳ theo điều kiện nhiệt độ và thời tiết.
Nếu có điều kiện nên cho nái uống nước, cháo tinh bột gạo, bắp, hay cám để cung cấp năng lượng (chất bột đường) bù đắp cho cơ thể bị mất sau khi đẻ. Ðịnh lượng thức ăn hàng ngày theo khả năng tiết sữa của nái và sức bú của heo con, nên tăng lượng thức ăn dần dần để tránh tình trạng nái dư sữa. Lượng thức ăn trung bình cho nái trong thời kỳ nuôi con khoảng 4,5 kg/con/ngày.
Cần quan sát kỹ thay đổi thể vóc của nái để tăng giảm định mức ăn. Nái mập nên hạn chế thức ăn nếu nuôi ít con. Nái gầy nuôi nhiều con nên cho ăn tự do theo nhu cầu vì sự cân bằng dưỡng chất trong thức ăn hàng ngày không đủ bù lại với nhu cầu tiết sữa để nuôi con; nếu không nái sẽ bị suy kiệt sau thời gian nuôi con, chậm động dục lại sau khi cai sữa con. Trong thời kỳ nuôi con các nang noãn vẫn phát triển, dinh dưỡng tốt thì nái đẻ lứa sau mới đạt nhiều con.
4.3.3. Theo dõi sức khỏe
Sau khi đẻ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể nái, thông thường thân nhiệt nái khoảng 390C. Nếu thân nhiệt trên 400C là tình trạng báo động do nhiễm trùng sau đẻ, phải có biện pháp điều trị thích hợp và kịp thời.
Một đặc điểm khác cũng cần được lưu tâm là tình trạng dịсh hậu sản bài xuất ở bộ phân sinh dục của nái sau khi đẻ. Dịch hậu sản của nái đẻ bình thường có màu trong hoặc hơi hồng, tiết ra ít. Nếu dịch hậu sản tiết ra nhiều, đặc, có mùi hôi, có màυ bất thường như trắng đục, vàng, xanh nhạt, đỏ hồng… thì nguy cơ nái bị nhiễm trùng là rất cao. Cách điều trị cơ bản là thụt rửa bằng thuốc tím hoặc thuốc sát trùng, kết hợp với việc tiêm kháng sinh và theo dõi hàng ngày.
Vệ sinh chuồng trại máng ăn, máng uống thường xuyên, giữ chuồng luôn khô ráo sạch sẽ, che chắn để tránh mưa tạt, gió lùa. Trong 3 tuần đầu sau khi đẻ, không nên tắm cho heo mẹ và heo con.
4.3.4. Theo dõi lượng sữa
Ðể nái tiết sữa tốt, cần tạo bầu tiểu khí hậu tốt cho nái, không quá nóng, quá lạnh, ẩm thấp, không khí quá khô, tránh gió lùa mưa tạt. Thức ăn của nái phải đủ chất, không hư mốc, vón cục, phải đủ lượng xơ cần thiết tránh táo bón. Luôn cung cấp đủ nước. Khả năng tiết sữa của nái thay đổi theo từng cá thể, giống, lứa đẻ, số con nuôi, tình trạng dinh dưỡng, khí hậu thời tiết, biện pháp chăm sóc.
Trong thời gian tiết sữa nuôi con, có sự cân bằng giữa lượng canxi, phốt-pho, chất béo giữa khẩu phần ăn với lượng sữa nuôi con. Bổ sung chế phẩm chứa iốt cho nái để tăng hoạt động tuyến giáp cũng giúp cho nái tiết sữa tốt hơn, nhưng phải thận trọng không được dùng quá liều. Các chế phẩm chứa iốt không thể trị chứng viêm vú, sốt sữa, tắc sữa hoặc tuyến sữa bị teo.
Thông thường nái đẻ tốt, sự tiết sữa tăng từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 21 rồi giảm dần. Do đó ở tuần lễ thứ tư có sự khủng hoảng vì thiếu sữa mẹ khi đàn heo con đang sức tăng trưởng cao. Ðể tránh hiện tượng đàn con tăng trưởng chậm lại, tập heo con ăn sớm là một biện pháp kỹ thuật cần thiết.
5. Nuôi heo con theo mẹ
5.1. Chăm sóc heo con mới sinh
Việc chăm sóc heo con sơ sinh rất quan trọng nhằm hạn chế tỷ lệ heo sơ sinh bị tử vong và giúp nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Quá trình chăm sóc heo con sơ sinh bao gồm:
+ Lợn con sau khi sinh cần được chống lạnh sau đó chùi nhớt, dãi ở mồm và mũi, cắt răng nanh (nên bấm càng sớm càng tốt vì lúc này răng mềm, ít chảy máu)
+ Tiếp đó, vuốt ngược chất dinh dưỡng vào cuống nhau để tiến hành cắt rốn. Khicắt, buộc chặt cuống rốn ở vị trí cách mặt bụng chừng 2cm, nên cố định nút buộc bằng1 mũi khâu để tránh nút buộc bị tuột, dùng dao hoặc kéo sạch đã sát trùng để cắt rốncách nốt buộc 1cm; sau khi cắt tiến hành sát trùng cuống rốn bằng dung dịch MDDiodin hoặc cồn Iod để đảm bảo không bị nhiễm trùng.
+ Bước tiếp là cho heo con bú sữa đầu. Sữa đầu có rất nhiều chất dinh dưỡng,đặc biệt là có chứa hàm lượng lớn kháng thể giúp ngăn ngừa bệnh cho heo con (lưu ýnên cho heo con bú sữa đầu càng sớm càng tốt vì hàm lượng kháng thể chỉ có trongsữa đầu trong vòng 12 giờ sau sinh).
+ Cung cấp nhiệt độ cho heo con để tránh cho heo con không bị stress do sự thayđổi đột ngột giữa bên trong và bên ngoài cơ thể heo mẹ. Nhiệt độ thích hợp đối vớiheo con trong giờ đầu là 360C, nhiệt độ cho heo con theo mẹ nên để trên 300C.
+ Tiêm sắt cho heo con đúng kỹ thuật cũng rất quan trọng. Hàm lượng sắt (thànhphần quan trọng để tạo máu) trong sữa của heo mẹ không đáp ứng nhu cầu, heo concần được tiêm sắt để tránh hiện tượng thiếu máu. Heo con thường được tiêm sắt vàongày thứ 3 và ngày thứ 10 sau khi sinh với liều 1ml/con/lần.
5.2. Cho heo com bú sữa đầu
Heo con mới sinh cần được lau khô, cắt rốn và cho bú sữa đầu ngay vì sữa đầu có chứa hàm lượng vật chất khô cao, đặc biệt là protein, vitamin, kháng thể A-globulin và MgSO4... Nhưng sữa đầu chỉ hiện diện trong vòng 24 giờ sau khi sinh nên cần phải cho heo con bú sữa đầu càng sớm càng tốt để có thể nhận được kháng thể của mẹ truyền qua sữa. Do đó không nên cắt răng heo con sớm vì việc này có thể làm heo con bị đau ê hàm giảm sức bú mẹ.