Tình Hình Chăn Nuôi Lợn Tại Trại Từ Năm Năm 2017 - 2018


Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN


3.1. Đối tượng

- Đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.

3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện

- Địa điểm: Trại chăn nuôi lợn Khởi Nghiệp, Khoa Chăn nuôi Thú y.

- Thời gian thực hiện: từ ngày 18/05/2018 đến ngày 18/11/2018

3.3. Nội dung thực hiện

- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chăn nuôi Khởi Nghiệp.

- Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi.

- Thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại.

- Tham gia chẩn đoán và phòng trị bệnh tại trại .

- Tham gia vào các công tác khác tại trại.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi thực hiện

- Tình hình chăn nuôi lợn tại trại từ năm 2017 - 2018.

- Kết quả chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn nái tại trại.

- Kết quả theo dõi tình hình sinh sản đàn lợn nái.

- Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh.

- Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái tại trại.

- Kết quả công tác chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái và đàn lợn con tại trại.

- Kết quả thực hiện công tác khác tại trại.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại

* Phương pháp thu thập thông tin

Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại qua sổ sách của trại kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.


Lịch sát trùng được trình bày qua bảng 3.1.

Bảng 3.1. Lịch sát trùng trại lợn nái



Thứ

Trong chuồng

Ngoài Chuồng

Ngoài khu vực chăn

nuôi

Chuồng nái

chửa

Chuồng đẻ


Thứ 2


Rắc vôi đường đi

Phun sát trùng

+ rắc vôi

Phun sát trùng toàn bộ

khu vực

Phun sát trùng toàn

bộ khu vực

Thứ 3

Phun sát trùng

Phun sát trùng +

quét vôi đường đi



Thứ 4

Phun sát trùng

Phun sát trùng

Rắc vôi

Rắc vôi

Thứ 5

Phun sát trùng

Phun sát trùng




Thứ 6


Phun sát trùng

Phun sát trùng


Phun sát trùng

Phun sát trùng


Thứ 7

Vệ sinh tổng chuồng

Vệ sinh tổng chuồng

Vệ sinh tổng khu


Chủ nhật

Phun sát trùng

Phun sát trùng



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

Thực hiện quy trình nuôi dưỡng chăm sóc và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái hương nuôi con và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn khu khởi nghiệp khoa Chăn nuôi Thú y - 7


Để góp phần nâng cao năng suất cũng như chất lượng của đàn lợn, trong quá trình học tập và thực tập tại trại em cùng các bạn và anh chị trong trại đã thực hiện nghiêm túc những quy định mà trại đề ra như sau:

- Cho lợn nái ăn theo khẩu phần

- Dọn dẹp vệ sinh chuồng trại, thu dọn phân

- Cho lợn con tập ăn


- Sát trùng dụng cụ: xi-lanh, kim tiêm

- Rắc vôi hành lang, xịt rửa máng ăn.

- Trở cám, cho lợn ăn theo khẩu phần từng con.

3.4.3. Công thức tính và các chỉ tiêu

- Tỉ lệ lợn mắc bệnh:

∑ số lợn mắc bệnh

Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100

∑ số lợn theo dõi


- Tỷ lệ lợn khỏi: Tỷ lệ khỏi (%)=


∑ số con khỏi bệnh

∑ số con điều trị


x 100


- Tỷ lệ tiêm phòng:

Tỷ lệ tiêm phòng (%)=


∑ số con được tiêm phòng


∑ số con lợn


x100


3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Các số liệu thu thập được xử lý bằng Excel


Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại từ năm năm 2017 - 2018

Để đánh giá tính hình chăn nuôi của trại thông qua số liệu thống kê và sổ sách thống kê trên thực tế tổng đàn từ năm 2017 - 2018. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại từ năm 2017 đến năm 2018


STT

Loại lợn

2017

2018

1

Lợn đực giống

1

1

2

Lợn nái sinh sản

5

5

3

Lợn nái hậu bị

4

4

4

Lợn con

0

31

5

Lợn thịt


9

Tổng

10

50

(Nguồn: Quản lý trại)

Số liệu bảng 4.1 cho thấy: Số lượng lợn nuôi năm 2017 so với năm 2018 là 40 con. Trong đó 40 con này là lợn con được sinh ra từ đàn nái sinh sản.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn tại trại

4.2.1. Số lượng nái sinh sản trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại

Trong thời gian về thực tập và làm việc tại trại em đã được phân công và được tham gia trực tiếp các quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản và lợn con. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2.


Bảng 4.2. Số lượng lợn nái sinh sản trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập

Tháng

Nái hậu bị

Nái chửa

6

4

5

7

4

5

8

3

5

9

3

1

10

3

1

11

0

3


Số liệu bảng 4.2 cho thấy trong thời gian thực tập tại trại tổng số lợn nái hậu bị và nái chửa được em chăm sóc và nuôi dưỡng là 9 con ở tháng 6 và 7, 8 con ở tháng 8, 4 con ở tháng 9 và 10, 3 con ở tháng 11.

Quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của lợn nái. Do vậy đòi hỏi người chăn nuôi cần phải chú ý đến các khâu có liên quan đến quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Sau thời gian thực tập bản thân em cũng đã rút ra được rất nhiều những kinh nghiệm cho bản thân từ cách phân chia khẩu phần ăn, quy trình chăm sóc cho đến vệ sinh chuồng trại nhằm hạn chế dịch bệnh.

4.2.2. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trại được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng

Để đánh giá tình hình sinh sản của đàn lợn nái, chúng em tiến hành theo dõi trên đàn lợn nái tại trại. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.


Bảng 4.3. Tình hình đẻ của lợn nái nuôi tại trại



Tháng


Số nái đẻ (con)

Số nái đẻ bình thường

(con)


Tỷ lệ (%)

Số nái đẻ khó phải can thiệp (con)


Tỷ lệ (%)

8

1

1

100

0

0,00

9

4

3

75

1

25

10

0

0

100

0

100

11

1

1

100

0

0

Tổng

6

5

83,33

1

16,67


Số liệu bảng 4.3 cho thấy là tình hình sinh sản của đàn lợn nái trong 6 tháng em được phân công quản lý trong thời gian thực tập tại trại như sau: có 6 nái đẻ thì trong đó có 5 nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ 83,33%, có 1 nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ 16,67%. Nhìn chung tình hình sinh sản của đàn lợn nái rất ổn định, khả năng sinh sản tốt, ít phái can thiệp. Sở dĩ tỷ lệ nái phải can thiệp thấp là do quy trình chăm sóc nuôi dưỡng của trại tốt, hợp lý, không để lợn nái quá gầy hoặc quá béo, thức ăn đủ dinh dưỡng hợp lý đảm bảo cho quá trình phát triển bào thai và sức khỏe của đàn lợn nái sinh sản.

4.2.3. Kết quả thực hiện một số biện pháp thủ thuật trên đàn lợn tại trại

Ngoài công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn, em còn được học và làm một số các thao tác trên lợn như đỡ lợn đẻ, mài nanh, bấm số tai, thiến lợn đực. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.


Bảng 4.4. Kết quả thực hiện một số thủ thuật trên đàn lợn tại trại



STT


Công việc

Thực hiện

(con)

Kết quả (an toàn)

An toàn

(con)

Tỷ lệ

(%)

1

Đỡ đẻ cho lợn nái

6

6

100

1

Mài nanh, bấm số tai lợn con

22

22

100

2

Thiến lợn đực

9

9

100


Kết quả bảng 4.4 cho thấy: trong thời gian thực tập tại trại đã tham gia đỡ đẻ cho 6 lợn nái, đạt tỷ lệ an toàn 100%. Đã trực tiếp mài nanh và bấm số tai cho 22 lợn con. Lợn con sau sinh cần mài nanh luôn để tránh làm tổn thương vú lợn mẹ khi bú và tránh lợn con cắn nhau. Việc bấm tai cũng cần tiến hành sớm để vết thương nhanh liền, ít chảy máu và giảm stress cho lợn con, trong quá trình thực hiện các thủ thuật trên đều đạt tỷ lệ an toàn 100%. Đã trực tiếp tham gia thiến cho 9 lợn đực (đạt tỷ lệ an toàn 100 %)


4.3. Kết quả thực hiện quy trình phòng trị bệnh cho lợn nái tại trại

4.3.1. Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh

Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: Vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất nước, vệ sinh chuồng trại...Trong thời gian thực tâp ̣ chúng em đã thưc

hiện tốt quy trình vê sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày chúng em tiến hành thu

gom phân thải, rửa chuồng, quét lối đi lại giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng, đường đi nhằm đảm bảo vệ sinh. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại


STT

Công việc

Số lượng

Kết

Tỷ lệ




(lần)

quả

(%)

1

Vệ sinh chuồng trại hàng ngày

180

160

88,89

2

Phun sát trùng định kỳ xung

quanh chuồng trại

20

15

75

3

Quét và rắc vôi đường đi

12

10

83,33


Kết quả bảng 4.5 cho thấy: trong thời gian thực tập tại trại em đã tiến hành một số công việc sau: vệ sinh chuồng trại định mức trong đợt thực tập là 180 lần, số lần thực hiện là 160 lần đạt 88,89%. Khử trùng tiêu độc chuồng trại định mức là 20 lần, số lần thực hiện 15 lần đạt 75%. Quét vôi và rắc vôi đường đi định mức là 12 lần, số lần thực hiện là 10 lần, chiếm tỷ lệ 83,33%.

4.3.2. Kết quả công tác tiêm phòng bằng vắc xin

Để đánh giá kết quả công tác tiêm phòng bằng vắc xin trên đàn lợn nái và lợn con tại trại, chúng em tiến hành tiêm phòng, kết quả được trình bày ở bảng 4.5.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2023