Chăn nuôi lợn - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 2


Giới thiệu:

Bài 1: GIỐNG HEO VÀ CÔNG TÁC GIỐNG

Mã bài: B01

Chương 1 giới thiệu về các giống lợn chính được nuôi ở Việt Nam và những nội dung chính về công tác giống lợn.

Mục tiêu:

+ Nhận biết được đặc điểm sinh học và nhận dạng được các giống lợn thường được nuôi hiện nay.

+ Đánh giá được ưu nhược điểm của giống lợn ngoại và lợn nội.

+ Thực hiện được thao tác lựa chọn heo giống theo đúng trình tự các bước đảm bảo đúng kỹ thuật.

+Tích cực, chủ động và hợp tác trong quá trình học tập, đảm bảo an toàn và tiết kiệm vật tư trong quá trình thực hiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Nội dung chính:

1. Các giống heo

1.1. Giống heo ngoại

1.2. Giống heo nội địa

2. Công tác giống

2.1. Mục tiêu

2.2. Chọn giống heo

2.3. Chọn heo giống


1. Các giống heo

1.1. Giống heo ngoại

a. Giống lợn Yorkshire (Anh)

1 Lợn Yorkshire Anh Toàn thân có màu trắng lông có ánh vàng đầu nhỏ dài tai to 1


1- Lợn Yorkshire (Anh)


Toàn thân có màu trắng, lông có ánh vàng, đầu nhỏ, dài, tai to dài hơi hướng về phía trước, thân dài, lưng hơi vồng lên, chân cao khỏe và vận đông tốt, chắc chắn, tầm vóc lớn.

Trọng lượng sơ sinh trung bình 1 - 1,2 kg, lợn trưởng thành đạt 350 - 380 kg, dài thân 170-185 cm, vòng ngực 165-185 cm.

Con cái có cân nặng 250-280 kg, lợn thuộc giống lợn cho nhiều nạc.

Lợn cái đẻ trung bình 10 - 12 con/lứa. Có lứa đạt 17-18 con, cai sữa 60 ngày tuổi đạt 16-20 kg/con. ngày tuổi đạt 16-20 kg/con.

Lợn hiện nay được nuôi rất phổ biến ở Việt Nam với số lượng lớn nhất so với các giống ngoại nhập do khả năng thích nghi cao cúng như có thể đáp ứng được nhu cầu xã hội. Giống này không chỉ được dùng trong các công thức lai với lợn nội cũng như lợn ngoại để nâng cao năng suất mà còn được nhân thuần để tăng đàn phục vụ cho phát triển đàn lợn.

b. Lợn Landrace (Đan Mạch)

2 Lợn Landrace Đan Mạch Toàn thân có màu trắng tuyền đầu nhỏ dài tai to dài 2

2- Lợn Landrace (Đan Mạch)

Toàn thân có màu trắng tuyền, đầu nhỏ, dài, tai to dài rủ xuống kín mặt, cổ nhỏ và dài mình dài, vai-lưng-mông-đùi rất phát triển. Toàn thân có dáng hình thoi nhọn giống như quả thủy lôi, đây là giống lợn tiêu biểu cho hướng nạc.

Lợn Landerace có khả năng sinh sản cao, mắn đẻ và đẻ nhiều: Trung bình đạt 1,8

– 2 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ 10 -12 con, trọng lượng sơ sinh (Pss) trung bình đạt 1,2 - 1,3 kg, trọng lượng cai sữa (Pcs) từ 12 – 15 kg. Sức tiết sữa từ 5 - 9 kg/ngày. Khả năng sinh trưởng của lợn rất tốt, tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ tăng trong nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt. Lợn có khả năng tăng trọng từ 750-800 g/ngày, 6 tháng tuổi lợn nạc cao và chất lượng thịt tốt.

Lợn hiện nay được nuôi rất phổ biến ở Việt Nam do khả năng thích nghi cao cúng như có thể đáp ứng được nhu cầu xã hội. Giống này không chỉ được dùng trong các công thức lai với lợn nội cũng như lợn ngoại để nâng cao năng suất mà còn được nhân thuần để tăng đàn phục vụ cho phát triển đàn lợn.

c. Giống lợn Duroc (Mỹ)

Toàn thân có màu hung đỏ thường gọi lợn bò đầu to vừa phải mõm dài tai to 3

Toàn thân có màu hung đỏ (thường gọi lợn bò), đầu to vừa phải, mõm dài, tai to và dài, cổ nhỏ và dài, mình dài, vai-lưng-mông-đùi rất phát triển.

Giống lợn Duroc là giống lợn tiêu biểu cho hướng nạc, có tầm vóc trung bình so với các giống lợn ngoại.

Lợn Duroc có khả năng sinh sản tương đối cao Trung bình đạt 1,7 - 1,8 lứa/năm.


3- Lợn Duroc (Mỹ)

Sức tiết sữa của lợn đạt 5 - 8 kg/ngày. Khả năng sinh trưởng của lợn tốt, tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt. Lợn có khả năng tăng trọng từ 750-800 g/ngày, 6 tháng tuổi lợn thịt có thể đạt 105-125 kg. Lợn Duroc trưởng thành con đực nặng tới 370 kg, con cái 250-280 kg.

Lợn Duroc được coi là giống lợn tốt trên thế giới hiện nay và được nuôi rất phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt nuôi theo hướng nạc và sử dụng thịt nướng. Giống lợn Duroc được chọn một trong những giống tốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn ở Việt Nam. Tuy nhiên, nuôi lợn Duroc cần có chế độ dinh dưỡng cao và chăm sóc tốt mới đạt được kết quả tốt.

d. Giống lợn Pietrain (Bỉ)

Toàn thân có màu trắng và có nhiều đốm màu xám trên và không ổn định đầu 4

Toàn thân có màu trắng và có nhiều đốm màu xám trên và không ổn định, đầu nhỏ, dài, tai to hơi vểnh, cổ to và chắc chắn, mình dài, vai-lưng-mông-đùi rất phát triển. Toàn than trông như hình trụ. Đây là giống lợn tiêu biểu cho hướng nạc.


4- Lợn Pietrain (Bỉ)

Lợn có tầm vóc trung bình và khả năng sản xuất thịt nạc cao, nuôi tốt có thể đạt 66,7% nạc trong thân thịt. Trọng lượng sơ sinh 1,1-1,2 kg con, cai sữa 60 ngày đạt 15-17 kg/con, 6 háng tuổi đạt 100 kg. Lợn đực có nồng độ tinh trùng cao, 250 - 290 triệu/ml. Lợn cái có khả năng sinh sản tương đối tốt, lợn đẻ trung bình 9-11 con/lứa, năm đạt 1,7-1,8 lứa/năm.

Lợn Peitrain được coi là giống lợn tốt và cao nạc trên thế giới hiện nay và được nuôi ở nhiều nước. Giống lợn này được nhập vào nước ta vào khoảng 1993, được chọn một trong những giống tốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn ở Việt Nam.

1.2. Giống heo nội địa

a. Giống lợn ỉ (Nam Định)

Lợn Ỉ có lông da đen bóng đa số có lông nhỏ thưa một số có lông rậm Đầu 5

Lợn Ỉ có lông da đen bóng, đa số có lông nhỏ thưa, một số có lông rậm. Đầu to vừa phải, trán phẳng, mặt ít nhăn, khi béo có nọng cổ và má chảy sệ, mắt lúc nhỏ và gầy thì bình thường nhưng khi béo thì híp. Mõm to và dài vừa phải, vai nở vừa phải, ngực sâu, bụng to, lưng đa số hơi võng. Chân thấp.

Khả năng tăng trưởng của lợn ỉ không cao, đạt 40-50kg/ năm. Hiện nay giống lợn này ít được nuôi vì hiệu quả kinh tế không

cao,và hiện có nguy cơ bị tuyệt chủng. 5- Lợn Ỉ

b. Giống lợn Móng Cái (Quảng Ninh)


6 Lợn Móng Cái Lợn Móng Cái có đầu đen giữa trán có điểm trắng hình tam 6

6- Lợn Móng Cái

Lợn Móng Cái có đầu đen, giữa trán có điểm trắng hình tam giác, giữa tai và cổ có khi rộng đến vây có một dải trắng cắt ngang kéo dài đến bụng và bốn chân.

Đầu to, miệng nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn, có nếp nhăn to và ngắn ở miệng.

Cổ to và ngắn, ngực nở và sâu, lưng dài và hơi võng, bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi. Bốn chân tương đối cao thẳng, móng xoè.

Lợn đực 3 tháng tuổi biết nhảy cái và trong tinh dịch đã có tinh trùng,

lượng tinh dịch 80- 100 ml. Lợn cái 3 tháng tuổi đã bắt đầu động hớn nhưng chưa có khả năng thụ thai. Thường thì lợn cái đến khoảng 7-8 tháng tuổi trở đi mới có đủ điều kiện tốt nhất cho phối giống và có chửa, thời điểm đó lợn đã đạt khối lượng khoảng 40-50 kg hoặc lớn hơn.

c. Giống lợn Mẹo (Nghệ An)

Lợn Mẹo có tầm vóc khá lớn, trường mình, phát triển cân đối. Lông da màu đen, da dày, lông dài và cứng, thường có 6 điểm trắng ở 4 chân, trán và đuôi, một số có loang trắng ở bụng.

Đầu to, rộng, mặt hơi gãy, trán dô và thường có khoáy trán, mõm hơi dài, tai vừa phải, hơi chúc về phía trước


7 Lợn Mẹo Vai rộng lưng dài rộng phẳng hoặc hơi vồng lên Phần hông rộng 7

7- Lợn Mẹo

Vai rộng, lưng dài rộng, phẳng hoặc hơi vồng lên. Phần hông rộng. Bụng lợn to, dài nhưng không sệ. Chân lợn cao, thẳng, vòng ống thô, đi đứng trên hai ngón trước .

Lợn Mẹo được nuôi chủ yếu trong điều kiện thả rông quanh năm, ít được chăm sóc của con người nên tốc độ sinh trưởng chậm, thời gian nuôi kéo dài, có khi đến 2-3 năm tuổi. Nhiều con lợn được nuôi trên 2 năm có khối lượng lớn từ 200-300 kg.

d.Lợn đực có thành thục sinh dục sớm, có thể nhảy cái lúc 4-5 tháng tuổi, nhưng lợn cái thành thục sinh dục muộn, tới 8-9 tháng tuổi mới động dục, cá biệt có con tới 1 năm tuổi mới động dục lần đầu.

Tầm vóc to, thể hình cứng cáp, bốn chân đứng thẳng đó là đặc điểm nổi bật của giống lợn này. Đặc điểm này rất hiếm thấy trong các giống lợn nước ta. Tính trạng này là quý trong việc cải tạo đàn lợn nội qua lai giống.

d. Giống lợn Thuộc Nhiêu (Tiền Giang)

8 Lợn Thuộc Nhiêu Lợn Thuộc Nhiêu là nhóm giống lợn lai giữa lợn ngoại với 8

8- Lợn Thuộc Nhiêu

Lợn Thuộc Nhiêu là nhóm giống lợn lai giữa lợn ngoại với lợn nội được hình thành từ hàng trăm năm trước đây.

Lợn Thuộc Nhiêu có màu lông da trắng tuyền, một số có bớt đen nhỏ, thường ở quanh mắt, một số nhỏ có da bông đen trắng, lông trắng hoặc da bông đen trắng, lông đen trắng. Đầu to vừa, mõm hơi cong, mũi thẳng thon, tai nhỏ, ngắn, hơi nhô về phía trước. Đa số lợn có thể chất thanh sổi, thân hình vuông, thấp, lưng hơi oằn, mông vai nở chân thấp, yếu, đi ngón.

Tầm vóc lợn Thuộc Nhiêu thuộc loại khá. Khối lượng lúc 2 tháng tuổi đạt 9,4kg, khối lượng trưởng thành là 140- 160kg.

Lợn đực có khả năng làm giao phối lúc 6 tháng tuổi, khi đó khối lượng cơ thể đạt khoảng 50 kg. Lượng tinh dịch mỗi lần xuất 90-100 ml, hoạt lực tinh trùng đạt 80% và nồng độ tinh trùng khoảng 175 triệu/ml.

Lợn cái có tuổi động dục đầu tiên lúc 210 ngày (7 tháng tuổi), tuổi phối giống lần đầu lúc 240 ngày (8 tháng tuổi) và đẻ lứa đầu lúc 355 ngày (gần 1 năm tuổi). Bình quân lợn đẻ 2 lứa/năm; số con sơ sinh trung bình mỗi lứa 9,5 con; nuôi sống đến cai sữa 9 con.

e. Giống lợn Ba Xuyên (Sóc Trăng)

Phần lớn lợn Ba Xuyên có cả bông đen và bông trắng trên cả da và lông phân 9

Phần lớn lợn Ba Xuyên có cả bông đen và bông trắng trên cả da và lông, phân bố xen kẽ nhau. Đầu to vừa phải, mặt ngắn, mõm hơi cong, trán có nếp nhăn, tai to vừa và đứng.

Bụng to nhưng gọn, mông rộng. Chân ngắn, móng xoè, chân chữ bát và đi móng,

đuôi nhỏ và ngắn 9- Lợn Ba Xuyên

Lợn đực bắt đầu có biểu hiện nhảy cái lúc 4-5 tháng tuổi, nhưng thường được sử dụng phối giống tốt khi 6-7 tháng tuổi với khối lượng cơ thể khoảng 45 kg. Lợn đực có thể giao phối trực tiếp với khoảng cách 2-3 ngày/1ần. Lợn cái có biểu hiện động dục lần đầu lúc 6-7 tháng tuổi.

Lợn Ba Xuyên có khả năng cho thịt khá, tuy nhiên chất lượng thịt còn chưa cao do mỡ lưng khá dày và diện tích cơ thăn chưa cao.

2. Công tác giống

2.1. Mục tiêu

Khi đã có các giống lợn rồi thì vấn đề đặt ra là làm sao có thể giữ được các giống này? Làm thế nào để các giống này có thể phát huy tốt được hết tiềm năng di truyền sẵn có của giống cũng như chất lượng của giống ngày càng cao đáp ứng được yêu cầu xã hội. Đó chính là những nhiệm vụ cần giải quyết của công tác giống.

2.2. Chọn giống heo

a. Dưạ vào ngoại hình:

Mỗi giống lợn có những đặc điểm về ngoại hình không giống nhau như: màu sắc lông, da, tầm vóc, hình dáng...Vì vậy khi chọn phải chọn những con có ngoại hình phù hợp với đặc điểm của giống. Nhìn chung nên chọn những con có thân hình cân đối, tầm vóc to, kết cấu giữa các phần cơ thể hài hòa, 4 chân vững chắc, mắt tinh, tai thính,

nhanh nhẹn, không chọn những con lưng quá võng, bùng quá sệ (sát đất), chân không vững....

b. Dựa vào bản thân

Muốn di truyền được những đặc điểm tốt cho con cái thì bản thân lợn giống phải có đặc điểm tốt về ngoại hình như: hình dáng, lông da, tầm vóc...Về sinh trưởng phát dục, về khả năng sinh sản và về mức độ tiêu tốn thức ăn...nếu tất cả các đặc điểm trên tốt thì về cơ bản nó có khả năng truyền lại cho con cái và đây là điều kiện để ít nhất cũng giữ được chất lượng của giống hoặc làm cho chất lượng của giống ngày càng tốt lên.

c. Dựa vào đời sau

Một con lợn tốt để làm giống phải di truyền được những tính tràng tốt cho con như: mức độ đồng đều, trọng lượng sơ sinh, khả nănng tăng trọng... trên cơ sở đó đời sau sẽ phát triển tốt cả về số lượng và chất lượng .

d . Dựa vào tổ tiên

Tất cả các đặc điểm về ngoại hình, về tính trạng sản xuất tùy theo mức độ khác nhau đều có thể di truyền từ đời này sang đời khác. Vì vậy khi chọn lọc cần căn cứ vào đời trước của nó bao gồm bố mẹ, ông bà của lợn giống.

2.3. Chọn heo giống

Ngoại hình và thể chất thể hiện sức khỏe của heo. Khi chọn heo con giống để nuôi, cần chú ý những điểm sau đây:

Chọn những con mình dài, cân đối, lưng thẳng, bụng thon gọn, mông vai nở, gốc đuôi to, chân thanh, thẳng và chắc chắn, có 12 vú trở lên (thể hiện sự di truyền đầy đủ các tính trạng tốt của bố mẹ). Heo con sau cai sữa 60 ngày tuổi phải đạt 14 - 16kg (heo lai), 18 - 20kg (heo ngoại).

Chọn những con có thể chất khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, lông thưa óng mượt, mắt tinh nhanh, đi lại hoạt bát, nhanh nhẹn. Những con heo giống da sần sùi, lông dày là heo có bệnh, nuôi sẽ chậm lớn. Không chọn những con heo giống còi cọc có khuyết tật như khèo chân, úng rốn, có tật ở miệng, mũi.

Chọn heo đã được tiêm phòng đầy đủ các loại bệnh dịch tả, tụ dấu, phó thương hàn và lở mồm long móng. Nếu là heo lai phải chọn heo lai F1 phát dục sớm hơn, khi được 60 - 70kg đã xuất hiện động dục và đòi phối giống. Nên nuôi heo F1 lấy thịt (trọng lượng đạt 90 - 100kg) và cần phải thiến. Heo đực thiến lúc 20 - 21 ngày tuổi, heo cái thiến lúc 3 tháng tuổi khi đạt khối lượng 25 - 30kg. Heo ngoại và heo lai nuôi thịt (cả đực và cái) không cần thiến vì heo sinh trưởng phát triển nhanh hơn, khi có dấu hiệu động dục, heo đã có trọng lượng từ 90 - 100kg.


Câu hỏi và bài tập

1. Trình bày đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của giống lợn Yorkshire?

2. Trình bày đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của giống lợn Durroc?

3. Trình bày đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của giống lợn Móng Cái

4. Các căn cứ để lựa chọn giống lợn có chất lượng tốt là gì? Khi chọn lợn cần chú ý những điểm gì?

Phần thực hành

Bài 1: Phân biệt một số giống lợn được nuôi chủ yếu hiện nay thông qua đặc điểm ngoại hình và tính năng sản xuất?

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm thường xuyên) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh về đặc điểm sinh học của từng giống lợn.

Ghi nhớ

Đặc điểm sinh học của từng giống và những lưu ý khi lựa chọn giống lợn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/06/2023